1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung)

109 714 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 567 KB

Nội dung

Trong phêbình văn học, phê bình thơ hiện nay, tư tưởng cũng như bút pháp phê bìnhcòn lộn xộn, có trường hợp đề cao, xưng tụng quá đà, phản cảm, chưa chútrọng chỉ ra cái độc đáo, cái hay

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 8

Chương 1: TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG TIẾN TRONG BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 10

1.1 Tổng quan về nghiên cứu, phê bình trong văn học Việt Nam hiện đại .10

1.1.1 Ngành nghiên cứu, phê bình trong văn học Việt Nam hiện đại .10

1.1.2 Nghiên cứu, phê bình thơ trong Văn học Việt Nam hiện đại 12

1.1.3 Những thành tựu và hạn chế của nghiên cứu, phê bình thơ trong văn học Việt Nam hiện đại 16

1.1.4 Một số nhà nghiên cứu, phê bình thơ tiêu biểu 20

1.2 Đặng Tiến với các công trình nghiên cứu, phê bình thơ 29

1.2.1 Đặng Tiến – Giáo sư đại học, nhà nghiên cứu phê bình “tài tử”, có uy tín 29

1.2.2 Hành trình nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến và các công trình tiêu biểu 30

1.2.3 “Thơ - thi pháp & chân dung” trên hành trình nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến 32

Chương 2: TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG TIẾN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG 35

2.1 Về những vấn đề của thi pháp thơ 35

Trang 2

2.1.1 Những phân tích, luận giải và xác định của Đặng Tiến về đặctrưng của thơ ( tiểu luận: “Thơ là gì?”) 352.1.2 Những giới thiệu và đánh giá của Đặng Tiến về các nhà thi pháp 37

Trang 3

2.1.4 Một số vấn đề khác về thơ ( ý thơ và lời thơ, mấy lối giảng thơ, v.v )

44

2.1.5 Về một số tác gia, tác phẩm văn học, 47

2.2 Về chân dung một số nhà thơ Việt Nam tiêu biểu 48

2.2.1 Tản Đà 48

2.2.2 Về một số nhà thơ mới ( Thế Lữ, Xuân Diệu, ) 49

2.2.3 Một số nhà thơ Việt Nam hiện đại (Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng ) 53

2.3 Một số vấn đề, hiện tượng của thơ ca Việt Nam thời trung đại, thời hiện đại 62

2.3.1 Ở thời trung đại 62

2.3.2 Ở thời hiện đại 68

2.3.3 Một số vấn đề về dân ca vùng, miền trên đất nước Việt Nam .73

Chương 3: TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG TIẾN TRÊN PHƯƠNG DIỆN THI PHÁP (CÁCH VIẾT) 75

3.1 Thi pháp của Đặng Tiến trong viết tiểu luận về thi pháp thơ 75

3.1.1 Cách nêu vấn đề và triển khai bài viết 75

3.1.2 Nghệ thuật lập luận 82

3.1.3 Giọng điệu và ngôn ngữ 84

3.2 Thi pháp của Đặng Tiến trong viết tiểu luận về các chân dung và hiện tượng thơ 88

3.2.1 Thi pháp viết tiểu luận nghiên cứu, phê bình về các chân dung thơ 88

3.2.2 Thi pháp viết tiểu luận nghiên cứu, phê bình về các hiện tượng thơ ca 90

3.3 Giọng điệu và ngôn ngữ của Đặng Tiến trong tiểu luận về các chân dung và các hiện tượng thơ, ca 92

3.3.1 Giọng điệu 92

3.3.2 Ngôn ngữ 93

Trang 4

KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu, phê bình thơ - một lĩnh vực, một ngành vừa là khoa

học vừa là nghệ thuật, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn họchiện đại Có biết bao nhiêu khó khăn và thử thách ở đây, đòi hỏi nhà nghiêncứu, phê bình phải đảm bảo nhiều yếu tố: tài năng, tâm huyết, học vấn, khảnăng Nhưng hình như nền phê bình văn học Việt Nam còn thiếu nhiều yếu

tố để tạo ra một trào lưu hay một phong cách phê bình văn học đích thực.Chính vì vậy mà mặc dù phê bình văn học Việt Nam có truyền thống từ lâuđời, tuy nhiên tính chuyên nghiệp còn hạn chế Nền phê bình văn học ViệtNam còn thiếu việc đề xuất những tiêu chí phê bình tác giả, tác phẩm có căn

cứ khoa học, có sức thuyết phục, tránh sự tùy tiện chủ quan [26] Trong phêbình văn học, phê bình thơ hiện nay, tư tưởng cũng như bút pháp phê bìnhcòn lộn xộn, có trường hợp đề cao, xưng tụng quá đà, phản cảm, chưa chútrọng chỉ ra cái độc đáo, cái hay của tác phẩm cả về nội dung (tư tưởng, hiệnthực) và thể hiện nghệ thuật, góp vào nhận diện phong cách và cá tính sángtạo vô song của một tác giả Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của Đặng Tiến

là những cố gắng đáng kể của tác giả mà chúng tôi thấy cần được khẳng định

1.2 Đặng Tiến (bút danh Nam Chi, sinh 1940, quê: Đà Nẵng, hiện sống

tại Pháp) - Giáo sư, nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín, đã có nhiềucông trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị, nhất là về văn học ViệtNam Đặng Tiến đã xa Việt Nam gần nửa thế kỉ, và hiện tại cũng không ởViệt Nam, nhưng qua những bài viết của ông có thể thấy Đặng Tiến là mộtcây bút phê bình thuần Việt, đậm chất Việt Sự khác biệt là tuy trước 1975Đặng Tiến sống ở chế độ khác và bây giờ ông sống ở hải ngoại nhưng vẫnđược mọi người chào đón và khẳng định Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy,

tư tưởng, phong cách, hay ngôn ngữ?… Chúng tôi thấy cần tìm hiểu thêm đểkhẳng định cho sự đóng góp của Đặng Tiến cho nền lí luận phê bình nướcnhà Từ việc nghiên cứu lí luận phê bình thơ của Đặng Tiến có thể tìm đến

Trang 6

những đóng góp của các tác giả khác có hoàn cảnh tương tự Theo chúng tôi,đây cũng chính là cách làm giàu thêm, phong phú thêm lí luận phê bình của ViệtNam.

1.3 Không ít tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến, đặc

biệt các tiểu luận được tập hợp trong Thơ - thi pháp & chân dung, (Nxb Phụ

nữ, Hà Nội, 2009) đã gây được sự chú ý cao của giới nghiên cứu, phê bình vàđông đảo bạn đọc gần xa Mọi ý kiến đều giành những lời khẳng định chonhững đóng góp của Đặng Tiến Chúng tôi thấy trong cách viết, ông có nhiềunét độc đáo, từ quan niệm về thơ, cách nhìn nhận con người hay phân tích tácphẩm Đấy là tài năng hay thái độ sống của Đặng Tiến với văn học, với conngười, với dân tộc Chúng tôi thấy cần thêm một lần được cắt nghĩa tườngminh hơn

1.4 Thơ - thi pháp & chân dung là một tập lí luận phê bình mà ở đó

Đặng Tiến đã chứng tỏ bản lĩnh nghề nghiệp, kiến thức sâu rộng và sự tài hoakhi viết về thơ Việt Nam qua các tác giả ở nhiều thế kỷ, hoàn cảnh, địa lýkhác nhau, trong nỗi nhớ thiết tha với quê Việt, tiếng Việt Từ bài mở đầu

“Thơ là gì?”, cùng 2 bài viết về nhà ngữ học Roman Jakobson (1896 – 1982)

và nhà bác học Claude Lévi – Strauss (SN 1908) với kiến giải kỹ càng về thiPháp, Đặng Tiến đã đi sâu phê bình nhiều tác giả với xúc cảm và phươngpháp luận kỹ càng của một nhà khoa học, nghiên cứu sâu mà vẫn có nhiều câuxuất thần, bất ngờ, khai thác nhiều vẻ đẹp, sâu và mới cho tác phẩm Đặt sòngphẳng chuyên môn với các nhà phê bình Việt Nam, bỏ yếu tố địa lý nơi sinh

sống, Thơ - thi pháp và chân dung là của hiếm của một sức viết đáng nể Như vậy nghiên cứu tiểu luận và phê bình của Đặng Tiến, đặc biệt với Thơ - thi

pháp & chân dung, (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2009) là việc làm cần thiết và có ý

nghĩa khoa học sâu sắc trên nhiều phương diện

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu về Đặng Tiến và các công trình

nghiên cứu, phê bình văn học của tác giả

Trang 7

Đặng Tiến khởi đầu là nhà giáo, đi làm ngoại giao và cuối cùng lại trở

về dạy học Ông đã nói về cuộc đời mình: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, TP

Đà Nẵng Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa – 1963 ra trường, đidạy tại trường cấp 3 A.Yersin (Đà Lạt) Tôi học trường Pháp từ nhỏ, nên cóđiều kiện tiếp xúc nhiều sách báo Pháp, thuận lợi trong giao tiếp, mở mang

Từ 1966, tôi sang Berne (Thụy Sĩ) làm ngoại giao Từ 1968, tôi về Pháp, họcthêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn 4 ngày (18 giờ)/tuầncho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km) - nơi chúng tôi sống đếnnay và lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005, với

4 giờ/1 tuần” Hiện nay Đặng Tiến đang nghỉ hưu tại Orléans (Pháp) và đãnhiều lần về thăm quê Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu phê bình

văn học đăng trên các tạp chí Văn, Bách Khoa (trước 1975), Văn Học, Đoàn

Kết (sau 1975) Đã xuất bản Vũ trụ thơ (Giao điểm, 1972), Vũ trụ thơ II (Thư

ấn quán, Hoa Kì, 2008), Thơ - Thi pháp và chân dung (Nxb Phụ Nữ, 2009)

Đặng Tiến bộc lộ ông đã chọn thơ “vì nắm quy luật, đọc và giải mãđược Thú thật là với tôi, thơ đọc nhanh, viết dễ hơn văn xuôi ("Gửi độc giảniềm tin và tình yêu Việt Nam”) Và đến với phê bình thơ của Đặng Tiếnđúng như vậy, luôn đọc, dõi theo các tác giả phía Bắc, từ xưa Nguyễn Trãi,

Bà Huyện Thanh Quan, đến Tản Đà, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu,Quang Dũng, Văn Cao, Tú Mỡ, Lê Đạt, Vũ Cao cùng các nhà thơ ở Sài Gòn.Văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung không phân chia giới hạn

Về Nghệ thuật, Đặng Tiến quan niệm: “Nghệ thuật không phát sinh từmột dụng tâm, mà chỉ là thể hiện tiềm thức sáng tạo của con người, vai tròcủa ý thức chỉ là sắp xếp” “Thi ca sử dụng ngôn từ vào một đối tượng khác,nghĩa là sáng tạo một nghĩa mới cho ngôn ngữ”

Về tập sách Thơ – Thi pháp và chân dung của Đặng Tiến, có gần bốn

trăm trang bàn về những tác gia và tác phẩm thơ Việt Đây là cách nhìn của

Đặng Tiến… Tác giả đề cập đến Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi Tập thơ

Việt Nam đầu tiên, Nữ tính trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, thi sĩ

Trang 8

của phôi pha, Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử, Những đóng góp của Thế

Lữ vào phong trào Thơ mới, Hành trình Xuân Diệu, Thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng, Một thoáng mơ phai, Văn Cao, Lá khát vọng, Lê Đạt và Bóng chữ, Hoàng Trúc Ly - Nụ cười trong và đôi mắt sáng, Thi giới Đinh Hùng, Bùi Giáng nguồn xuân, Đồng chí của Chính Hữu, Núi Đôi của

Vũ Cao, Trường Sơn của Phạm Tiến Duật… và nhiều thi sĩ, thi phẩm khác

Để triển khai các nội dung này, Đặng Tiến đã trình bày một cách lượcquát nhất các ý kiến của các học giả nổi tiếng như: Mallarmé, Valéry, Breton,Sartre, Lévi-Strauss, Jacobson Ngoài ra, ông cũng không quên liên hệ các ýkiến của họ với cách phát biểu của một số học giả phương Đông xưa và nay,chẳng hạn như Trang Tử, Nguyễn Văn Trung, Phan Ngọc để cuối cùng đitới việc khẳng định một định đề tiêu biểu "thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làmcứu cánh" hay "thơ là ngôn ngữ trong một ngôn ngữ" [tr.26, 64]

Thơ – Thi pháp và chân dung của nhà phê bình văn học Đặng Tiến là

các vấn đề của thơ Việt trong nửa thế kỷ qua, ở cả hai miền Bắc và Nam,ngoài nước và trong nước, lần đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam, trong mộthình thức hợp tuyển độc đáo, gồm những bài phê bình đã đăng rải rác đượcviết theo cách tiếp cận riêng để thấy thơ “như một ngôn ngữ tự lấy mình làmđối tượng” (với Đặng Tiến)

2.2 Các ý kiến đã có về tiểu luận nghiên cứu, phê bình của Đặng Tiến,

đặc biệt về cuốn Thơ - thi pháp & chân dung

Lê Thí cho rằng: “Điểm đặc biệt nhất trong lối bình thơ của Đặng Tiến

là câu văn của lời bình luôn mới mẽ và đầy thi tính” [69] Khi nhận định vềthơ, Đặng Tiến viết: “Nguồn thơ nào không mang ít nhiều nhan sắc của phôipha nếu bản chất của thơ không phải chính là di tích của phôi pha” Khi bàn

về Truyện Kiều có nhiều nhận định mới: “Yêu một tác phẩm nghệ thuật như

yêu một người con gái, mỗi lần yêu là khám phá ở họ một trinh tiết mới.Chúng ta yêu Kiều và Kim Trọng yêu Kiều bằng hai mối tình khác nhau”,

hoặc “Giá trị của Truyện Kiều không phải là thành tố mà là ánh sáng của nó.

Trang 9

Ánh sáng là niềm tin của con người vào ngôn ngữ bên trong vĩ tuyến của địnhmệnh và bên ngoài kinh tuyến của lịch sử”

Văn của Đặng Tiến bài nào cũng thuần chất hồn Việt đến nỗi ngườichưa biết ông có thể sẽ nhầm tưởng ông là người chưa từng ra nước ngoài

bao giờ Nếu quan sát từ cách lập ý đến cách triển khai các lời bình trong Thơ

- Thi pháp và chân dung, không khó khăn cũng nhận ra ở Đặng Tiến sự sâu

lắng trong cốt cách tư duy Á Đông, trong kiểu thẩm thơ tinh tế và mẫn tiệp,một năng lực có lẽ là thiên bẩm mà ông được ban tặng Vì thế, trong giữamuôn vàn các bài viết về cùng nhà thơ ấy, về cũng tư tưởng ấy, Đặng Tiếnvẫn tạo cho mình được một cá tính riêng Đó là lối bình văn bóng bảy, có hàm

ý và có sự uyên thâm trong dẫn liệu và quá trình chắp nối các mạch liêntưởng

Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Đáng quý nhất trong tập sách này lànhững ý kiến riêng của Đặng Tiến về thơ và phê bình thơ” [24] “Đặng Tiến

là một “fan” của Jakobson Ông có sự ráo riết trong đầu óc phân tích, sẵn sàngđẩy tới mọi sự trừu xuất nhưng mặt nào đó ông gần với minh triết của Valérytrong tư duy về thơ Thuyết trình lý thuyết của Jakobson ông luôn có sự tỉnhtáo Khẳng định luận điểm cơ bản của Jakobson: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấymình làm đối tượng” ông có sự rào trước: ở đây có “sự nói quá đi một chút”

Về việc đưa luận điểm này vào sự phân tích thi ca ông có lời dè chừng: “…chúng ta phải dè dặt, vì bài thơ là một mô hình phức tạp Cái nhìn khoa học…

là cần nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ” Cần có sự “tổng hợp nhất quán”nhiều ngữ cảnh, nhiều quan hệ mà trực giác mách bảo, trong thao tác này tưduy suy lý xem ra bất lực”

Hữu Đạt đã có bài phân tích khá cặn kẽ về Thơ – Thi pháp & chân dung

của Đặng Tiến và cho rằng cuốn sách không sáo rỗng, mà có sức hấp dẫn ở sựsáng tạo, phát hiện: “Đặng Tiến đã trình bày một cách lược quát nhất các ý kiếncủa các học giả nổi tiếng như: Mallarmé, Valéry, Breton, Sartre, Lévi-Strauss,Jacobson Ngoài ra, anh cũng không quên liên hệ các ý kiến của họ với cách

Trang 10

phát biểu của một số học giả phương Đông xưa và nay, chẳng hạn như Trang

Tử, Nguyễn Văn Trung, Phan Ngọc để cuối cùng đi tới việc khẳng định mộtđịnh đề tiêu biểu “thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh" hay "thơ làngôn ngữ trong một ngôn ngữ" Sự cố gắng đáng ghi nhận của Đặng Tiếnchính là ở chỗ, khi viết về lý luận ông luôn chủ động tìm cách diễn đạt chothật dễ hiểu, tránh sử dụng xô bồ các thuật ngữ theo lối cầu kỳ kinh viện

Đọc bình luận của Đặng Tiến, Hữu Đạt cho rằng Đặng Tiến đã cố gănghết sức tìm mọi cách khai thác những giá trị ngữ nghĩa của từng con chữ haygiá trị biểu đạt nôi dung họăc tình thái của mỗi âm thanh (của nguyên âm, phụ

âm, vần hay thậm chí của cả thanh điệu) để làm nổi bật tài nghệ của các thi sĩ,vơi tư cách là "các nhà nghệ thuật của ngôn từ"

Mai Anh Tuấn trong Khuynh hướng phê bình thi pháp trong phê bình

văn học của người Việt Nam ở nước ngoài [67] chỉ ra điểm mạnh của Đặng

Tiến: “ông nhấn mạnh tính cách thẩm mĩ của ngôn ngữ qua hai điểm, nhạcđiệu và hình ảnh” Chính vì vậy mà có được sự thành công khi khai triển đềtài chất thơ trong văn xuôi Nguyễn Tuân, sau khi nhắc lại định nghĩa thơ làmột ngôn ngữ, một kĩ thuật, Đặng Tiến còn bổ sung thêm: “một là cái nhìn,cách nhìn khám phá vẻ đẹp trong không gian và nhân ảnh; hai là niềm rungđộng, nếp suy nghĩ đặc biệt để chắt lọc rồi biến hóa thành hình ảnh bênngoài” Đặng Tiến phát hiện chất thơ trên trang văn từ âm thanh đến hình ảnh,khi là “nhịp câu văn, những âm vận luyến láy” khi thì “âm hưởng một câuđồng dao”, “âm điệu những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc”, khi nhất quyết:

“những trang thi vị nhất của Nguyễn Tuân về sau, có lẽ là những trang tảcảnh, gợi lên vẻ đẹp muôn màu của đất nước, nhất là những phong cảnh sơngộ, trên một đất nước cố tri” Và Mai Anh Tuấn biểu dương “Viết năm 1987,

có thể nói, giữa văn đàn lúc đó, lời tiễn biệt của Đặng Tiến giành cho bậc tàitình Nguyễn Tuân đã chạm vào thi pháp, phong cách nhà văn này” Nhưngđồng thời Mai Anh Tuấn cũng chỉ ra nét hạn chế của Đặng Tiến: Phê bình thipháp thơ của Đặng Tiến chỉ tập trung vào khuynh hướng nghệ thuật mơ hồ,

Trang 11

đa nghĩa Đặng Tiến chỉ viết hay về thơ “dòng nghĩa”, hoặc nằm trên ranhgiới dòng nghĩa - dòng chữ Còn lại, dường như ông ít thành công với thơdòng chữ đích thực

Trong suốt hơn ba thập niên cầm bút phê bình, Đặng Tiến duy trì tínngưỡng ngôn ngữ và không ngừng phát hiện nó trong nhiều tác giả, tác phẩmnghệ thuật tiêu biểu, khiến có khi ông được coi là nhà phê bình duy mĩ mà lốithẩm bình của ông như thể một vũ trụ riêng, sóng sánh giữa lí thuyết và trựccảm, giữa ấn tượng và khoa học

2.3 Luận văn có thể coi là công trình tìm hiểu tiểu luận nghiên cứu,

phê bình thơ (thi pháp và chân dung) của Đặng Tiến (được tập hợp trong Thơ

- thi pháp & chân dung) với cái nhìn tập trung và hệ thống

Như vậy có thể thấy Tiểu luận phê bình của Đặng Tiến là một côngtrình nghiên cứu thuần Việt, đậm chất Á Đông, hơn thế nữa có tư tưởng riêng,

có phong cách riêng không bị ràng buộc bới ý thức hệ chính trị trong nội dung

tư tưởng của mỗi tác phẩm và tác giả

Đề tài nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của Đặng Tiến sẽ

tiếp tục đi sâu khám phá, làm rõ hơn những nét phong cách trên, ngõ hầukhẳng định những đóng góp của tác giả cho nền lí luận phê bình của ViệtNam hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tiểu luận nghiên cứu, phê bình

thơ của Đặng Tiến (Qua khảo sát tập Thơ - thi pháp & chân dung)

3.2 Giới hạn của đề tài:

- Đề tài bao quát các bài tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng

Tiến được tập hợp trong Thơ - thi pháp & chân dung

- Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào cuốn: Thơ - thi

pháp & chân dung, (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2009).

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

4.1 Mục đích nghiên cứu

Qua khảo sát, phân tích, đối sánh luận văn nhằm chỉ ra những đặc sắccủa tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ (thi pháp và chân dung) của ĐặngTiến, khẳng định những đóng góp của tác giả cho nền lí luận phê bình củaViệt Nam hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.2.1 Đưa ra một cái nhìn chung về tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ

của Đặng Tiến trong bối cảnh của nghiên cứu, phê bình thơ Việt Nam hiện đại

4.2.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá những thành công của Đặng Tiến

trong nghiên cứu, phê bình về nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng của thơ Việt Nam

4.2.3 Nghiên cứu chỉ ra những đóng góp của Đặng Tiến trong khoa

học và nghệ thuật viết tiểu luận phê bình thơ (thi pháp và chân dung)

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó

có các phương pháp chủ yếu: phương pháp phê bình, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp cấu trúc - hệthống… (Phương pháp phê bình: sử dụng để “phê bình về sự phê bình” ;Phương pháp phân tích - tổng hợp: sử dụng để phân tích các biểu hiện cụ thểcủa phong cách, tổng hợp và rút ra nhận xét, kết luận; Phương pháp so sánh -đối chiếu: sử dụng để so sánh các lối viết phê bình giữa Đặng Tiến với cácnhà nghiên cứu, phê bình khác; Phương pháp cấu trúc - hệ thống: sử dụng để

-tổ chức, kết cấu, hệ thống các vấn đề được nghiên cứu thành một cấu trúcchỉnh thể)

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.1 Đóng góp

Luận văn là công trình tìm hiểu, nghiên cứu, phê bình tiểu luận nghiêncứu, phê bình thơ (thi pháp và chân dung) của Đặng Tiến với cái nhìn tậptrung và hệ thống

Trang 13

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việctìm hiểu, nghiên cứu tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến nóiriêng, tiểu luận nghiên cứu, phê bình trong văn học Việt Nam nói chung.

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai

trong ba chương:

Chương 1: Tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến trong bối

cảnh của nghiên cứu, phê bình thơ Việt Nam hiện đại

Chương 2: Tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến trên

phương tiện nội dung, tư tưởng

Chương 3: Tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến trên

phương diện thi pháp (cách viết)

Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.

Trang 14

Chương 1 TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG TIẾN

TRONG BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1 Tổng quan về nghiên cứu, phê bình trong văn học Việt Nam hiện đại

1.1.1 Ngành nghiên cứu, phê bình trong văn học Việt Nam hiện đại

Như chúng ta đã biết, có sáng tác văn học là hầu như có hoạt động phêbình (dưới nhiều hình thức, nhiều trạng thái khác nhau) Tuy nhiên, để phêbình văn học trở thành một ngành với đúng nghĩa của khái nhiệm này, thì đòihỏi phái có nhiều yếu tố, điều kiện

Văn học không phải là hiện tượng nhất thành bất biến Trên phạm vi toàn

thế giới, trước và sau thế kỉ XVII, văn học tồn tại trong những hình thái lịch

sử hoàn toàn khác nhau Ở Việt Nam cũng vậy, cho đến tận cuối thế kỉ XIX,văn học dân tộc vẫn dừng lại ở phạm trù trung đại, mang tính cổ điển Từ đầuthế kỉ XX, văn học Việt Nam đã phá vỡ cái thế khoanh vùng, khép kín để gianhập vào tiến trình văn học nhân loại Đây chính là quá trình liên tiếp xuấthiện những cách tân nghệ thuật khiến cho diện mạo nền văn học nước nhàhoàn toàn thay đổi theo hướng hiện đại hoá [30]

Phê bình là sự tự ý thức của văn học Tương ứng với các hình thái tồn

tại của văn học, phê bình cũng có các hình thái lịch sử khác nhau Văn học cổđiển Việt Nam tồn tại như tổng số giản đơn của những tác phẩm riêng lẻ Vìthế người ta nhận ra diện mạo của nó qua tên tuổi một số tác gia tiêu biểucùng một hệ thống các loại thể tác phẩm có đường ranh giới phân chia khárạch ròi Tương ứng với hình thái tồn tại của văn học, trước thế kỉ XX, phêbình chỉ dừng lại ở lối phê bình kiểu cổ, thiên về đánh giá, phẩm bình hơn làphân tích, giải thích các hiện tượng văn học Nó chỉ cần biết tới văn bản tác

phẩm với những “thần cú”, “nhãn tự”, mà không cần biết tới những quan hệ

xã hội phức tạp đã sản sinh ra tác phẩm đó [15] Chỗ dựa để đánh giá, phẩm

Trang 15

bình của nó là các chuẩn mực quy phạm, chứ không phải là cá tính sáng tạocủa nhà văn Hai dạng cơ bản của phê bình kiểu cổ là phê bình tri âm và phê

bình kí thác Nói như thế để thấy, phê bình kiểu cổ thường đứng ngoài, đứng

trên quá trình văn học để phẩm bình, đánh giá văn học.

Chỗ dựa của các kiểu sáng tác hiện đại không phải là những phạm trù

xã hội quy phạm, mà là tính sáng tạo của nhà văn Đây là cơ sở tạo nên nhữngphong cách cá nhân đa dạng, những trào lưu, trường phái sáng tác có quanđiểm xã hội - thẩm mĩ riêng Khác với văn học trung đại, từ đầu thế kỉ XX,nhất là từ những năm 30, văn học Việt Nam vận động và phát triển trong mốiquan hệ tương tác vô cùng phức tạp của các khuynh hướng, trào lưu nghệthuật Phù hợp với hình thái tồn tại lịch sử của văn học, phê bình hiện đạibuộc phải trở thành một hiện tượng xã hội đặc thù Khác với phê bình kiểu cổ,

phê bình hiện đại là một hoạt động tác động, nó vừa tác động vào công chúng

bạn đọc để tạo ra dư luận đối với tác phẩm văn học, vừa tác động vào sáng tác

để thúc đẩy văn học tiến lên phía trước Chính vì thế, phê bình hiện đại không

thể đứng ngoài, đứng trên, mà nhập hẳn vào quá trình văn học với tư cách là

nhân tố tổ chức, định hướng cho hoạt động sáng tác Cũng bởi vậy, lịch sử

phê bình hiện đại là bộ phận hợp thành quan trọng của lịch sử tiến trình vănhọc Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của phê bình văn học

Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 cũng là nhằm góp phần nghiên cứu

lịch sử văn học nước nhà một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn [47].

Là bộ phận hợp thành của quá trình văn học, phê bình vẫn giữ được vịtrí độc lập tương đối của nó Điều này thật dễ hiểu Bên cạnh những mặttương đồng, hoạt động sáng tác và hoạt động phê bình văn học có rất nhiềuđiểm khác nhau Chẳng hạn, đối tượng nhận thức, phản ánh của sáng tác vănhọc là toàn bộ hiện thực đời sống đang vận động, biến đổi, trong khi đó đốitượng nhận thức, phân tích của phê bình lại là tác phẩm văn học, là cuộc sống

đã được nhào nặn qua hoạt động sáng tạo của nhà văn, là câu chữ cùng toàn

bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng để thể hiện tư tưởng, tình cảmcủa mình [75] Tư duy sáng tạo văn học chủ yếu là tư duy hình tượng, trong

Trang 16

đó vai trò của trực cảm hết sức quan trọng, còn tư duy lí luận, phê bình lại chủyếu là tư duy lôgíc Khi sáng tác, nhà văn cần phải say, còn khi phân tích văn

học, nhà phê bình phải tỉnh táo Chưa phải là người “độc vạn quyển thư, hành

thiên lý lộ”, khó có thể trở thành nhà văn lớn Nhưng nhà văn đến với sáng tác

lại chủ yếu bằng tài năng, bằng cái khiếu bẩm sinh, cho nên, trẻ con lên năm,lên sáu đã có thể viết văn, làm thơ Huygô lừng danh trong văn học Pháp,Puskin trở thành niềm hi vọng của văn học Nga và cả thế giới khi tuổi còn rấttrẻ, và ở Việt Nam, người ta biết đến tên tuổi của Trần Đăng Khoa khi nhà thơ

ấy mới ở độ tuổi chín, mười và đang học ở bậc tiểu học… Không có tài cũng

có hi vọng trở thành nhà phê bình lớn, nhưng rõ ràng, nhà phê bình đến vớivăn chương chủ yếu là bằng sự hiểu biết hơn là bằng năng khiếu văn chương

Ta hiểu vì sao, những ai không có học vấn, không có kiến văn rộng rãi thìkhông thể trở thành nhà phê bình được! Nói như thế để thấy, hoạt động lí luậnphê bình văn học có những tiền đề xã hội, những vấn đề lịch sử, văn hoá riêngcủa mình Trong quá trình hình thành và phát triển, phê bình văn học cónhững quy luật vận động của sáng tác văn học [29]

Một nền văn học lớn không thể thiếu những nhà văn, nhà thơ lớn Cũngnhư thế, sẽ không có nền phê bình lớn nếu thiếu vắng những nhà phê bình

lớn Cho đến tận cuối thế kỉ XIX, các nhà văn, nhà thơ của chúng ta vẫn “tự

túc” công việc phê bình Ở thời ấy, các nhà phê bình đồng thời cũng là những

người sáng tác Từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ những năm 30, nền phê bình vănhọc mang tính chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện và trưởng thành rất nhanhchóng [38] Trên văn đàn thấy xuất hiện nhiều tên tuổi, nhiều cây bút có ảnhhưởng to lớn tới sự vận động và phát triển của tiến trình văn học như: ThiếuSơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều…

1.1.2 Nghiên cứu, phê bình thơ trong Văn học Việt Nam hiện đại

Nghiên cứu, phê bình thơ được xem như là một hoạt động chuyênnghành Nó là con đẻ của sự hiện đại hóa văn học thế kỷ XX Trong tiến trìnhhiện đại hóa, phê bình văn học Việt Nam đã trưởng thành bằng việc tiếp thu,

Trang 17

tự giác hoặc không tự giác, các tư tưởng phê bình của văn học phương Tâyđược kết tinh trong lí thuyết và được cụ thể hóa trong phương pháp.

Có thể xem Phê bình và Cảo luận của Thiếu Sơn là cuốn sách đầu tiên

của phê bình văn học Việt Nam, đặt nền móng cho lối tiếp cận khoa họckhách quan hoàn toàn mới mẻ được thể hiện ở nhiều phương pháp khácnhau Sau 1945, phê bình xã hội học mác-xít toàn thắng Và, trong một thờigian dài, nó trở thành phương pháp độc tôn Các phương pháp được hìnhthành (và đã có những thành công lớn) trước 1945 như phê bình ấn tượng, phêbình tiểu sử, phê bình văn hóa - lịch sử không còn tiếp tục phát triển nữa mà

vỡ ra thành những yếu tố gia nhập vào phê bình xã hội học mác-xít Phươngpháp này, một mặt đã mang lại nhiều thành công cho phê bình văn học ViệtNam, mặt khác, do tự làm nghèo mình đi bởi sự độc tôn, nên vấp phải một sốvấn đề nghệ thuật nan giải, như phản ánh luận, nội dung và hình thức [34].Những phương thuốc bốc cho nó như: nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của sựphản ánh, đảo lại trật tự các chức năng, đưa ra lí thuyết “phản nghiền” đềukhông mang lại nhiều kết quả, bởi lẽ đấy chỉ là những sửa chữa bộ phận trongmột ngôi nhà tổng thể Phê bình văn học Việt Nam, để thoát khỏi những vấnnạn đó, cần phải được bổ sung thêm những phương pháp khác cập nhật và cậpthế giới hơn

Từ 1986, thời kỳ Đổi mới và Mở cửa, trước hết, đã “tháo khoán” vàkhuyến khích những lối tiếp cận từ ngôn ngữ học cấu trúc của F.de Saussure:

phê bình phong cách học của Phan Ngọc với Tìm hiểu phong cách Nguyễn

Du trong Truyện Kiều (1985), phê bình thi pháp học của Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu Đồng thời, những cấm kỵ về Freud và phê bình phân

tâm học cũng được dỡ bỏ Bởi thế, bước đầu đã xuất hiện những công trình

đi theo hướng này của Đỗ Lai Thúy như Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm (1997) và Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1999) [39].

Như vậy, phê bình văn học Việt Nam đã tiếp thu được nhiều phươngpháp của thế giới Nhưng, điều quan trọng hơn là trong một thế kỷ qua nó đã

Trang 18

đi lại, dù không tự giác, đúng cái diễn trình của tư tưởng phê bình văn học thếgiới: đó là hành trình tác giả - tác phẩm - người đọc Chính ở điều này cho tathấy một cái gì đó như là quy luật (dù là hậu nghiệm): Các văn học dân tộc dù

xa cách nhau đến đâu về không gian và thời gian (điều có thể tạo thành bảnsắc) thì sớm muộn gì cũng phải đi trên một con đường như nhau Khác chỉ làkhác ở cách đi

Nếu như ở phương Tây, phê bình văn học vận hành theo kiểu con lắcthì phê bình văn học Việt Nam, ngược lại, do phải dùng đến cây gậy rútđường, nên phương pháp này xuất hiện, chưa trải hết mình thì đã có mộtphương pháp khác xuất hiện, chồng lên nó, và cả hai díu nhau đi như nhữngcon sóng gối đầu để đến bờ [11] Bởi thế, có những khoảng thời gian phê bìnhvăn học Việt Nam cùng xuất hiện và cùng tồn tại (hoặc trước sau chút xíukhông đáng kể) nhiều phương pháp phê bình Ví như, chỉ từ 1932 đến 1945

đã lần lượt xuất hiện các phương pháp (chỉ xin kể những cái rõ nét hơn cả),

như phê bình phân tâm học với Hồ Xuân Hương tác phẩm, thân thế và văn tài (1936) của Nguyễn Văn Hanh, phê bình ấn tượng với Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, phê bình tiểu sử với Hàn Mặc Tử (1941) của Trần Thanh Mại, phê bình văn hóa - lịch sử với Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942) của Trương Tửu, phê bình mác-xít với Hải Triều, với Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, với Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu Hoặc từ 1985 đến 2000: phê bình phong cách học với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong

Truyện Kiều (1985) của Phan Ngọc, phê bình thi pháp học với Thi pháp thơ Tố Hữu (1987) của Trần Đình Sử, với Thi pháp hiện đại (2000) của Đỗ Đức Hiểu,

phê bình phân tâm học với Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm (1997) và Hồ Xuân

Hương hoài niệm phồn thực(1999) của Đỗ Lai Thúy

Do tình trạng nước rút như vậy, nên các phương pháp phê bình vănhọc Việt Nam không thể không có sự đơn giản hóa Như đã biết, mỗi mộtphương pháp phê bình ra đời bao giờ cũng có những cơ sở lí thuyết của nó

Có hiểu được cái cơ sở này thì mới hiểu sâu được phương pháp để sử dụng nó

Trang 19

một cách linh hoạt và sáng tạo Các nhà phê bình Việt Nam, khi vận dụng mộtphương pháp nào đó, ít có những trình bày lí thuyết Họ chỉ đưa ra một vàithuyết minh, nhận xét nặng cảm tính về công việc mình làm Đặc biệt là các phêbình gia trước 1945 Có thể, trong hoàn cảnh thông thương ngoại ngữ bấy giờ, độcgiả không xa lạ với các phương pháp của Sainte-Beuve, Brunetière, Lanson thậm chí họ còn được học trong nhà trường, nên phần giới thiệu lí thuyết là thừa,cốt yếu là vận dụng thế nào[21] Bởi thế, không ít người thấy những Thiếu Sơn,

Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh không nói gì, nên cứ tưởng rằng họ

là những hiện tượng thuần túy Việt Nam, không có dây mơ rễ má gì với ngoạinhân Chỉ có Trương Tửu là ngoại lệ Và sau 1945, một số ít khác như Phan Ngọc,Trần Đình Sử cũng là ngoại lệ Có lẽ, những phương pháp họ áp dụng đã vượt rangoài những tri thức thông thường đương thời của số đông

Cuối cùng, sự đơn giản hóa còn thể hiện ở chỗ khi vận dụng mộtphương pháp, nhà phê bình dễ lược quy vào một vài công thức nào đó Vínhư, khi vận dụng phân tâm học Freud vào nghiên cứu Hồ Xuân Hương,Nguyễn Văn Hanh chỉ sử dụng công thức dồn nén là ẩn ức và thăng hoa.Công thức này về sau đã trở thành chiếc chìa khóa vạn năng dường như mởđược vào mọi tác phẩm có vấn đề tính dục Tệ hơn, khi đã trở thành khuônmẫu rồi thì người ta lại lấy tác phẩm để chứng minh công thức Rồi các côngthức khác thi nhau ra đời như phong cách là sự chọn lựa, rồi thi pháp học làquan niệm về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật Thế là

sự vận dụng phương pháp từ những thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi đã thành cằncỗi và sai lạc Phương pháp mới mà dẫn đến kết quả cũ khiến người ta dễ hoàinghi cái mới, thật là lợi bất cập hại [20]

Từ sự đồng tồn hoặc gối tiếp nhau của các phương pháp nói trên dẫnđến hiện tượng xâm nhập lẫn nhau của các phương pháp Từ đó, phê bình vănhọc Việt Nam ít có những phương pháp thuần túy, chuyên nhất, mà bao giờcũng có sự pha tạp Ví như, phương pháp ấn tượng của Hoài Thanh thì cũng

không hẳn là ấn tượng chủ nghĩa như của nước ngoài Nhà văn hiện đại của

Trang 20

Vũ Ngọc Phan là sự tranh chấp giữa phê bình khoa học và phê bình ấn tượng,giảng giải, nhận xét vụn vặt Đến người cực đoan như Trương Tửu, PhanNgọc mà trong hai tác phẩm viết về Truyện Kiều của các ông cũng còn thấy

sự không thuần nhất về phương pháp Trương Tửu thì vừa văn hóa lịch sử vừaphân tâm học, còn Phan Ngọc thì những yếu tố xã hội học cứ đâm chen vàophong cách học [49].Có thể, hấp lực của phê bình xã hội học thời kỳ thanhxuân và áp lực của nó thời kỳ độc tôn đã gây ra hiện tượng này Nhưng cũng

có thể do con người trồng trọt trong mỗi người Việt Nam có bản chất đa canhchứ không phải chuyên canh Bởi thế, phê bình văn học Việt Nam không cónhững người chuyên trị một phương pháp Thường thì dễ chuyển từ phươngpháp này sang phương pháp khác sau một lần thu hoạch hoa lợi [44]

Cuối cùng, đấy cũng là lí do để nhà phê bình có thể tiếp cận tác phẩmtheo toàn bộ hệ thống văn học: tác giả - tác phẩm - người đọc Dĩ nhiên là một

hệ thống mở Đây là cách tiếp cận tổng thể Đặc biệt ngoài việc phê bìnhnhững tác phẩm, tác giả cụ thể, phê bình trong văn hoá hậu hiện đại ngày naycòn đặc biệt chú trọng đến các vấn đề của bản thân văn học và các vấn đề dovăn học đặt ra, như vấn đề văn chương hậu thuộc địa, giới và bình đẳng giới,vấn đề quyền lực, sự thật và diễn giải… Tất cả những vấn đề trên đều có thểđược xem xét dưới mọi góc độ, nội quan hoặc ngoại quan, như một hiệntượng văn học, một hình thức diễn ngôn hoặc một hiện tượng chính trị, xãhội Đến đây phê bình văn học có vẻ như rơi vào giai đoạn hậu - lí thuyếtnhưng đó không phải là không có lí thuyết như thời kỳ tiền - lí thuyết mà làmột lí thuyết khác, lí thuyết về sự không lí thuyết [33] Đó là điều khó chophê bình văn học Việt Nam, một phê bình chưa đi hết chặng đường lí thuyếtcủa mình, những ngộ nhận tai hại

1.1.3 Những thành tựu và hạn chế của nghiên cứu, phê bình thơ trong văn học Việt Nam hiện đại

Phê bình văn học giai đoạn 1954 -1975 đã góp công lớn trong việcnâng đỡ, bảo vệ, khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, vô sản,

Trang 21

những sáng tác của công nông binh Thơ ca của bộ đội, chiến sĩ được ngợi ca

trong các tập phê bình Tiếng thơ của Xuân Diệu, Nói chuyện thơ kháng chiến

của Hoài Thanh Những năm 60, hoạt động phê bình trở nên sôi nổi, nhộnnhịp với việc đề cao thơ Tố Hữu, biểu dương thơ ca, truyện ký của Hồ ChíMinh, thơ Lê Anh Xuân Từ sau 1975, các nhà phê bình cũng đã thể hiện thái

độ trân trọng, ủng hộ những tìm tòi, khám phá mới của người nghệ sĩ [1,8]

Nhìn chung, những khám phá mới mẻ của các nhà văn trong các tácphẩm xuất hiện từ sau năm 1975 tạo được nhiều thiện cảm với các nhà phêbình, được họ ghi nhận để rồi nhiệt thành giới thiệu với đông đảo bạn đọc.Tuy nhiên, nếu những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, về công cuộc xâydựng đất nước dễ dàng được tung hô thì trước những tác phẩm viết về cuộcsống thời bình, cuộc sống đời thường, các nhà phê bình vẫn ít nhiều bănkhoăn, rụt rè, phần vì còn ngỡ ngàng trước cách tiếp cận đời sống ở nhữngkhía cạnh mới, phần vì đã quen với việc thẩm định giá trị văn chương tronggiới hạn của những quan niệm thẩm mĩ quen thuộc [28] Thế nên dù hoạtđộng sáng tác trong giai đoạn từ sau 1975 có nhiều chuyển biến mới mẻnhưng các nhà phê bình dường như mới chỉ chấp nhận phần nào sản phẩmsáng tạo của họ Chính bởi thế, chặng đường 1975-1986 được xem là giaiđoạn quá độ, thời kỳ vận động tạo đà cho những đột phá ở giai đoạn tiếp theo

Cùng với việc khẳng định, ngợi ca, phê bình văn học giai đoạn

1945-1986 còn thực hiện chức năng đấu tranh chống những biểu hiện thiếu tínhĐảng hay lệch lạc trong tư tưởng của hàng loạt tác phẩm Trong những ngày

đầu của thời kỳ xây dựng nền văn học mới, với các tập phê bình Tiếng thơ (1951) của Xuân Diệu và Nói chuyện thơ kháng chiến (1951) của Hoài Thanh,

những “buồn rớt”, “mộng rớt”, “nhắm rớt” của thơ ca tiểu tư sản đã được cáctác giả đưa ra “kiểm điểm” và phê phán Đến đầu năm 1958, trong quá trìnhthực hiện xử lý vụ “Nhân văn - Giai phẩm”, Đảng mở lớp học tập cho anh chị

em văn nghệ sĩ, nêu yêu cầu người nghệ sĩ đấu tranh trên mặt trận tư tưởngphải kiên quyết loại bỏ con người tiểu tư sản bấp bênh trong mỗi cá nhân;

Trang 22

triệt để theo lập trường của giai cấp công nhân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa;phải phê bình và tự phê bình thường xuyên Sau đợt học tập này, Đảng tổchức cho văn nghệ sĩ đi thâm nhập thực tế đời sống ở các miền của đất nước

để tìm kiếm chất liệu, cảm hứng sáng tác [16]

Bước sang những năm 60, hàng loạt tác phẩm bị xem là thiếu tínhĐảng, có khuynh hướng “xét lại”, có những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng

được đem ra mổ xẻ, phê bình một cách mạnh mẽ Những người thợ mỏ của

Võ Huy Tâm bị phê vì lối viết trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa, cách biểu hiệnsuy nghĩ, tâm trạng và hành động của người thợ mỏ không đi đúng với quỹ

đạo “tuyên truyền” Phá vây của Phù Thăng thì bị xem là có những thiếu sót,

lệch lạc về lập trường tư tưởng, đại diện cho quan niệm về chủ nghĩa nhânđạo chung chung Một số tác phẩm khác cũng bị kiểm điểm về mặt tư tưởng,

thế giới quan như Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Vào đời của Hà Minh Tuân, Sương tan của Hoàng Tiến, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Con nai

đen của Nguyễn Đình Thi…[45] Trong số này có những vụ việc kéo dài hàng

năm trời, thu hút hàng trăm cây bút với đủ mọi thành phần tham gia trên

không biết bao nhiêu mặt báo mà điển hình là vụ phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân Vào đời viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc nhưng không mô tả theo phương châm “thể hiện hùng hồn cuộc

sống mới, con người mới” Hiện thực cuộc sống trong Vào đời hiện lên với

đầy đủ sự ngổn ngang, bừa bộn, với các mối quan hệ xã hội đa chiều, phứctạp, với sự đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu Đây là cuộc sống

“thực” mà ở đó những thanh niên mới bước vào đời như cô Sen (nhân vậtchính của truyện) phải đấu tranh quyết liệt, dữ dội với hoàn cảnh, với cái ác,

cái xấu để vươn lên Với nội dung như thế, Vào đời đã chia sẻ cùng người đọc

một cái nhìn mới về hiện thực, phản ánh cuộc sống còn nhiều khó khăn, giankhổ, nhiều mối hiểm nguy và cái ác luôn rình rập con người, nhưng nếu có ýchí, có tình yêu thương, có sự động viên giúp đỡ của cộng đồng thì con người

sẽ vượt qua tất cả để khẳng định bản thân, sống có ích cho xã hội, cảm nhận

Trang 23

được ý nghĩa của sự tồn tại Thế nhưng, với những con mắt định kiến, Vào

đời đã bị phê phán một cách gay gắt, thậm chí bị quy kết hết sức nặng nề.

Cuốn truyện bị xem là đã vấp phải những vấn đề nghiêm trọng về tư tưởng,

có nhiều hình ảnh “xuyên tạc sự thật của chế độ ta”, không phản ánh đúng

“những mặt hiện thực tốt đẹp của xã hội ta trong những năm từ 1956 đến

1960” Dưới con mắt của các nhà phê bình lúc bấy giờ thì xã hội trong Vào

đời là một xã hội “hỗn độn, phức tạp, đầy những ung nhọt”, tư tưởng, thế giới

quan của tác giả Vào đời là “tư tưởng, thế giới quan tiểu tư sản” gắn với “triết

lý hưởng lạc, sa đoạ, lối sống gấp kiểu Mĩ”…[13, 44]

Sang những năm 70, hai bài thơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật và

Sẹo đất của Ngô Văn Phú bị “ném đá” vì “can tội” gieo vào lòng người tư

tưởng bi quan, chán nản giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác

liệt Cũng thời gian này, truyện ngắn viết cho thiếu nhi Cây táo ông Lành của

Hoàng Cát, với lối diễn đạt đa nghĩa, bị quy chụp khá nặng nề

Từ sau đổi mới, nhiều tác giả và tác phẩm trước đây bị phê phán như đãnêu ở trên được đánh giá lại Không ít người trong số họ đã được tặng Giảithưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Đó là sựghi nhận công bằng, đúng đắn, kịp thời và cần thiết Đó cũng là một cách nhìnnhận thẳng thắn, tự ý thức sâu sắc về tính chất ấu trĩ của phê bình văn học giaiđoạn đã qua [40]

Có thể nói, với hai chức năng đặc thù thích ứng với hoàn cảnh lịch sử

và tâm lí xã hội của thời kì chiến tranh cũng như yêu cầu của cách mạng, phêbình văn học giai đoạn 1945-1986 đã hoàn thành sứ mệnh chính trị, lịch sử làgóp phần khẳng định nền văn học mới với những giá trị lịch sử và nghệ thuậtmới mẻ của nó Tuy nhiên, hoạt động phê bình giai đoạn này cũng khôngtránh khỏi những sơ lược, một chiều để lại không ít những sai lầm và hạn chế

“Cục diện đấu tranh tư tưởng căng thẳng cũng dẫn đến kiểu phê bình suydiễn, quy chụp chính trị, bỏ qua sự phân tích biện luận nhiều mặt, nhiềuchiều” [43]

Trang 24

1.1.4 Một số nhà nghiên cứu, phê bình thơ tiêu biểu

Trước hết, xin nói đến một số phong cách phê bình tiêu biểu ở thời kỳ trước 1945 Đội ngũ các nhà nghiên cứu, phê bình trước 1945 cũng khá đông

đảo, nhưng ở đây chỉ tập trung chú ý đến một số trường hợp tiêu biểu nhất và

có liên quan nhiều hơn đến vấn đề mà luận văn này quan tâm tìm hiểu

Thiếu Sơn với công trình Phê bình và cảo luận (1933) đã từng “vang

bóng một thời” Thiếu Sơn - tên thật là Lê Sĩ Quý, sinh năm 1907, tại Hà Nội

Trước khi viết sách, ông đã từng viết khá nhiều bài Phê bình nhân vật và Phê

bình tác phẩm trên một số tờ báo đương thời như: Thần Chung, Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy… Sau năm 1933, ông trở thành nổi tiếng trên văn

đàn với các tập sách: Phê bình và cảo luận, Đời sống tinh thần, Câu chuyện

văn học, cùng cuốn tiểu thuyết Người bạn gái [57].

Đóng góp đáng kể nhất của ông đối với đời sống văn học thời kì ấy là với

tư cách của một nhà phê bình văn học Còn tất cả những cái gọi là “nhà” kia

đều có một vai trò không nhỏ trong việc hình thành ở ông một nhà phê bìnhthực sự, có tư tưởng cấp tiến, có cái nhìn khoa học trên nền tảng tinh thần dântộc dân chủ sâu sắc Nhân đây cũng muốn nói thêm rằng, Thiếu Sơn khôngphải là một nhà phê bình, nhà lí luận có quan điểm nghệ thuật máy móc, bảothủ Trong cuộc tranh luận dai dẳng (từ năm 1935 đến 1939) giữa hai phái

“Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”, Thiếu Sơn đã từng

bảo vệ quan điểm nghệ thuật của mình khá kiên quyết, nhưng trong quá trìnhtranh luận, ông cũng nhận ra nhiều điều mà trước đây ông chưa nhận thấy

Ông từng phát biểu: “Văn chương phải lấy nghệ thuật, tức là cái Đẹp làm

mục đích chính”, và “văn chương chỉ có một chủ nghĩa là phô bày cái Đẹp”.

Nhưng đồng thời, ông cũng đã có những lời khẳng định và “khuynh hướng

bình dân” trong sáng tác văn học của các văn sĩ thời ấy [31] Ông cho rằng,

việc lấy “khuynh hướng bình dân” làm đề cho sáng tác chính là việc tìm được

“một cửa ngõ mới cho văn học đi vào cuộc đời” Điều mà ông bất bình với

các nhà lí luận phê bình của phái đối lập là bởi tính chất cực đoan của họ, khi

Trang 25

họ cứ khăng khăng cho rằng, chỉ có văn chương ca ngợi bình dân mới là thứvăn chương đích thực, có giá trị Nhân đấy ông đã lên tiếng phản đối thứ văn

chương “tả chân” thô thiển, theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, dung tục của một số nhà văn thời đó Theo ông xu hướng “quá tả” của một số nhà văn “tả thực” là hết sức đáng phê phán, bởi khi họ chỉ nhăm nhăm “phô trương những cái

xấu, những mặt trái của xã hội” lên trang giấy Và chỉ riêng điều đó thôi cũng

đã “làm mất đi” ý nghĩa của việc tả thực rồi! Bởi nhân loại không phải “chỉ

rặt những kẻ sát nhân, gian hùng, xảo trá, mà còn có cả những lương thiện,

có bậc anh hào, có trang nghĩa hiệp…” Ông chủ trương: “văn tả thực phải

tả được tất cả những mặt xấu, mặt cao thượng, lẫn mặt tầm thường, cái tốt đẹp với cái xấu xa, cái trong trắng với cái đen tối, u ám…”, bởi bản chất của

con người xưa nay “vốn là phức tạp và li kì” Vì thế, một văn sĩ có tài phải là người “diễn tả được cái bản sắc đó để mà biết mình, biết người, biết cái phần

cao thượng của nhân loại mà cảm phục, biết cái yếu hèn mà xót thương, biết nhân các cảm giác đó mà phát sinh tư tưởng thâm trầm về nhân sinh và triết học” Hơn thế, trong một loạt bài phê bình văn học cụ thể của mình, Thiếu

Sơn đã tỏ ra là một người có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, hiện đại, luôn xuấtphát từ những đóng góp mới mẻ (trên cả hai phương diện: nội dung và nghệthuật) của các tác phẩm mà khẳng định giá trị thực của văn chương Điều đó

càng chứng tỏ rằng, Thiếu Sơn không phải là một người có quan điểm “nghệ

thuật vị nghệ thuật” thuần túy, cực đoan, như ý kiến của một số nhà lí luận,

phê bình, nghiên cứu trước và sau năm 1945 [73,76]

Trở lại cuốn sách Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, lần đầu

tiên phê bình văn học với tư cách là một bộ môn văn học mang tính xã hộiđặc thù, đã khẳng định được một cách chắc chắn sự có mặt của mình trongđời sống văn học nước nhà

Thái độ ủng hộ và cổ vũ, ca ngợi cái mới, cái hiện đại trong vănchương luôn là một đặc điểm lớn trong cuốn sách phê bình này của ThiếuSơn Ông luôn hướng ngòi bút của mình vào việc tìm kiếm những đóng góp

Trang 26

mới mẻ (trín cả hai phương diện: nội dung vă nghệ thuật) của câc tâc phẩm

vă tâc giả văn học mă ông phí bình Theo ông, đó mới chính lă những đónggóp quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phât triển của nền văn học nước nhă theo xuhướng hiện đại Như phần trín đê nói, Thiếu Sơn không những lă một nhă phí

bình, mă ông còn lă một nhă “cảo luận”, một nhă văn hóa Ông không chỉ quan

tđm đến câc hiện tượng văn học đương thời như những đối tượng để phí bình, mẵng còn quan tđm khâ sđu sắc đến câc cơ sở xê hội, cơ sở văn hoâ, văn học củathời kì ấy [7] Vă bước đầu, ông đê phât hiện ra một số quy luật vận động nội tại

của đời sống văn hoâ văn học nước nhă Trong phần “cảo luận” của cuốn sâch

năy, Thiếu Sơn đê tỏ rõ lă một nhă lí luận có trí thức văn hoâ khâ sđu sắc, có câinhìn lịch sử, vă đặc biệt lă có tinh thần dđn tộc, dđn chủ thực sự

Chính vì vậy, cứ sau một băi diễn thuyết, sau một băi “cảo luận” năo

đó, vă nhất lă sau khi công trình Phí bình vă cảo luận của ông ra đời, dư luận

đê không ngớt lời ca ngợi vă khđm phục Bâo “Công luận”, bâo “Đuốc nhă

Nam”… (năm 1933) đê có những lời đề cao, khẳng định công lao của nhă học

giả trẻ tuổi năy như sau: “Bâo giới vă văn quốc ngữ lă một vấn đề rất quan hệ

tới sự tiến hoâ về tinh thần của dđn tộc Việt Nam, mă đê được ông bạn Thiếu Sơn, một thanh niín Tđy học dầy công kế cứu để phô diễn bằng một lời văn vừa hoa mĩ, vừa tình tứ thì lại căng được người ta chú ý đến lắm” Vă họ (tâc

giả của câc tờ bâo đó) đê nhất trí nđng Thiếu Sơn “từ địa vị một nhă phí bình

văn học lín địa vị một nhă văn học sử” Điều đó thật có lí, bởi bằng một loạt

băi phí bình khâ sắc sảo, tinh vi, bằng những băi “cảo luận” mang ý nghĩa lí

luận khâ chắc chắn trong công trình phí bình lí luận đầu tiín năy, Thiếu Sơn

đê góp phần văo việc định hình tiến trình phât triển của lịch sử văn học ViệtNam những năm 20 – 30 của thế kỉ XX vă đặt viín gạch đầu tiín cho nghănhnghiín cứu, phí bình nước nhă [35]

Hoăi Thanh (vă Hoăi Chđn) với Thi nhđn Việt Nam (1942), có thể

nói đê tạo nín một công trình có tính chất bước ngoặt cho phí bình thơ Việt

Nam Trước khi viết Thi nhđn Việt Nam (cùng Hoăi Chđn) Hoăi Thanh đê

Trang 27

từng là người phát ngôn tư tưởng tích cực cho trường phái văn học lãng mạn

nước ta những năm 30 - 40 Trong cuộc tranh luận văn học nổi tiếng: “Nghệ

thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” (1935 - 1939), Hoài Thanh

đã trình bày khá rõ các quan điểm nghệ thuật của mình Ông cho rằng, văn

chương muốn nói gì thì nói, “nhưng trước hết phải là văn chương đã”, còn mọi yếu tố khác, chỉ là yếu tố phụ “ngoài văn chương” Ông không ưa, không

đồng tình với quan điểm cho rằng, chỉ có một khuynh hướng văn học duy

nhất đúng, duy nhất có ý nghĩa đó là “khuynh hướng xã hội”, như quan niệm của phái “nghệ thuật vị nhân sinh” Ông càng không đồng ý với xu hướng

“gò ép”, làm mất tự do đối với văn nghệ sĩ trong công việc sáng tạo của mình bởi tính khuynh hướng mà phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đề ra trong khi

tranh luận [12] Ông chủ trương, văn học phải phong phú về mặt nội dung, đadạng về mặt hình thức, phải đa thanh về mặt ý nghĩa, để mang lại một sự

“trăm hoa đua nở” với trăm ngàn hương sắc khác nhau trong vườn hoa văn học nước nhà Ông than phiền rằng, ngày xưa văn học đã phải “khoác áo rách

tươm của con nhà lao động” Do đó, đã có lần ông phản đối quyết liệt thái độ

cực đoan của phái đối lập bằng một lời lẽ gay gắt: “Tôi không khuyên Nguyễn

Công Hoan viết theo lối văn đầy mộng ảo của Lưu Trọng Lư, thì sao các ông lại buộc Lưu Trọng Lư phải viết theo lối văn của Nguyễn Công Hoan?” Và

theo ông một tác phẩm văn chương có giá trị đích thực phải là “một tác phẩm

của mọi thời”, chứ không phải là một tác phẩm nghệ thuật “của một thời” mà

thôi Song một điều cũng cần phải khẳng định lại rằng trong suốt cuộc tranhluận này, ông (cũng như Thiếu Sơn) chưa hề bao giờ tự nhận mình là đồ đệ, là

người theo thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh” của Têôphin Gôchie (người đề xuất ra thuyết “nghệ thuật vị nghệ thuật”) trong lịch sử văn học Pháp Ông quan niệm: “Nói cho cùng thì nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh Không

vị cái sinh hoạt vật chất, thì cũng vị cái sinh hoạt tinh thần” Điều đó, xét cho

cùng thì cũng là có lí [54]

Trang 28

Có thể nói, Hoài Thanh là một trong những người có công lớn trongviệc ủng hộ, cổ vũ và động viên cho phong trào Thơ mới Và, sau mười nămphát triển rực rỡ của thơ ca lãng mạn Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân(chủ yếu là Hoài Thanh) đã viết thành công cuốn sách tuyển thơ và phê bìnhThơ mới, với một niềm say mê cao độ, một sự hân hoan rạng ngời [36] Chỉ

riêng Thi nhân Việt Nam, ông đã trở thành nhà phê bình ưu tú nhất thời kì văn

học này, người đại diện tư tưởng tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới ViệtNam giai đoạn trước 1945

Qua bài tổng kết sắc sảo, tinh tế và mang tính tư tưởng cao, Hoài Thanh

đã tỏ ra là một người am hiểu sâu sắc sự ra đời tất yếu của Thơ mới, cũng như

sự cách tân lớn lao của nó trong công việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam mộtcách toàn diện trong những năm 1930 - 1940 này Bằng cuốn sách phê bình

và tuyển tập vừa nghiêm túc vừa tài hoa ấy, Hoài Thanh đã đóng góp mộtcách tích cực vào việc định hình tiến trình lịch sử văn học (trên lĩnh vực thơca) trong một thời kì lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc Việt Nam [19]

Trong Thi nhân Việt Nam, tư tưởng (được hiểu theo cả hai nghĩa: tư

tưởng xã hội và tư tưởng nghệ thuật) của trường phái văn học lãng mạn - đãđược Hoài Thanh phát biểu một cách hết sức rõ ràng, có tính thuyết phục và

có cơ sở khoa học [18]

Còn nếu đứng trên phương diện tư tưởng nghệ thuật thì Hoài Thanh làngười đã đứng hẳn về phía Thơ mới để nhìn nhận, ca ngợi và khẳng địnhnhững sự cách tân về nghệ thuật của Thơ mới Chỉ xin nêu một ví dụ nhỏ vềviệc Hoài Thanh đã ủng hộ, ca ngợi thi tứ tình yêu trong Thơ mới như thế nào

để nói lên thái độ của ông Tác giả đã đem đối lập việc thể hiện thi tứ nàytrong Thơ cũ và Thơ mới, qua đó nêu lên sự khác biệt cơ bản giữa Thơ cũ vàThơ mới trong lĩnh vực này Nếu như thi tứ tình yêu đã được thể hiện với tất

cả dạng vẻ, các cung bậc, các khát vọng thầm kín, thành thực và mãnh liệttrong Thơ mới, thì trong Thơ cũ - nó lại không được coi là thi tứ chính thống

Ngày trước, các cụ chỉ chấp nhận và coi trọng cái thi tứ là chữ “chí” lớn lao,

Trang 29

thiêng liêng trong thơ, chứ đâu phải chữ “tình” dung tục, tầm thường Vậy

mà, đã bao lần, tác giả của cuốn sách này - thán phục, ca ngợi cổ vũ cho các

thi tứ tầm thường đó trong phong trào Thơ mới Đã bao lần ông tuyển chọn

những bài thơ hay, những câu thơ đẹp viết về đề tài này? Ông đã giành biếtbao tình cảm say đắm, nồng nàn; bao trí tuệ sắc sảo vào việc bình phẩm, giới

thiệu những bài thơ, câu thơ tình yêu ấy? Này đây, thứ tình yêu “đầy ảo

mộng… xa vời, man mác khắp cỏ cây mây nước” của Thế Lữ; thứ tình yêu

“tha thiết, chân thực, dễ cảm lòng ta” của Lam Sơn; thứ tình yêu đầy “sự

khao khát” mà rất đỗi “lễ phép với đàn bà” của Huy Thông; thứ tình yêu “tha thiết nồng nàn, rạo rực” của Xuân Diệu; thứ tình yêu “đơn phương, cô quạnh” của Huy Cận; thứ tình yêu “đau đớn hơn những lời oán hận” của Thái

Can; thứ tình yêu mang màu sắc “truỵ lạc… đầy vị chua chát, hằn học và bi

đát riêng” của Vũ Hoàng Chương… Và tác giả đã chỉ ra những sự cách tân

đầy ý nghĩa của thơ ca Việt Nam hiện đại Thơ mới đã mở tung các niêm luậtchặt chẽ, khắc nghiệt của các thể Thơ cũ, nó phá đi những tính ước lệ đầy tínhchất khuôn sáo của Thơ cũ [70] Chính vì thế Thơ mới đã cho phép các nhàthơ tiếp xúc một cách trực tiếp với thiên nhiên, với cảnh vật, với con người -

mà không cần phải thông qua một hệ thống ước lệ có tính khuôn phép nàohết, để miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tinh vi các vẻ đẹp thiên nhiên, cảnhvật, con người và cả vẻ đẹp của tình yêu nữa… vào trong các trang thơ củamình Nhà phê bình Hoài Thanh đã đặc biệt chú ý đến việc phát hiện ra nhữngcâu thơ, những hình ảnh thơ, những cấu trúc thơ… mới mẻ sáng tạo, cùng vớinhững cách tân nghệ thuật táo bạo theo hướng hiện đại của các nhà Thơ mới[71] Ông coi đó là những đóng góp quan trọng bậc nhất của họ đối với sựnghiệp đổi mới thi ca Qua 46 bài phê bình, giới thiệu thơ của 46 nhà thơ,cùng hai bài phê bình dài có tính chất tổng kết, đánh giá (phần đầu và phầncuối của tập sách), người ta luôn nhận thấy thái độ ủng hộ, đồng tình tuyệt đốicủa tác giả Hoài Thanh đối với phong trào Thơ mới trong lĩnh vực nghệ thuậtnày Ông đánh giá cao nhà thơ Thế Lữ, bởi lẽ Thế Lữ là người có công đầu

Trang 30

trong việc “dựng lên một nền Thơ mới ở xứ ta”, bằng hàng loạt bài Thơ mới đích thực, đầy thành công của thi sĩ này Ông viết: Thế Lữ đã “làm rạn vỡ

những khuôn khổ ngàn năm không di dịch” của nền thơ ca nước nhà Và, với

cách dùng từ “rất táo bạo”, Thế Lữ đã “như một viên tướng điều khiển đội

quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được” Còn khi

viết về nhà thơ Xuân Diệu, có lẽ ông là một số ít người đương thời “có cặp

mắt xanh nhìn thấu được những niềm rung động tinh vi” của “một tâm hồn thơ phức tạp”, của một nhà thơ “hiện đại nhất trong các nhà Thơ mới Việt Nam” [62] Bằng một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm khác thường, ông đã nắm bắt

được những “cái náo nức”, “cái vội vàng”, “cái cuống quýt”, “cái nồng nàn”,

sự “hi vọng” và nỗi niềm “tuyệt vọng”, cái “cô đơn” tới “giá lạnh”…của tâm

hồn thơ Xuân Diệu Và ông đã lí giải nó một cách sâu sắc bằng những triết lí

xã hội, bằng sự cảm nhận tận đáy tâm linh, thật mơ hồ mà cũng thật rõ rệt

Còn khi nhận xét và đánh giá trường hợp nhà thơ trẻ tuổi “kì dị” Chế Lan Viên, ông lại có một giọng điệu say sưa, mê mẩn và kinh dị trước tài năng “bí

hiểm” này… Còn có thể đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh điều đã nói

trên về Hoài Thanh trong tập sách này Nhưng Hoài Thanh cũng luôn là mộtnhà phê bình tỉnh táo, không vì quá say sưa ủng hộ những cách tân của Thơmới mà phủ nhận những tinh hoa của nền thơ ca truyền thống [37]

Tóm lại, với một tư tưởng mới tiến bộ, với sự tài hoa nhất mực và ócthẩm mĩ tinh tế, với một tâm hồn cực nhạy cảm với cái hay, cái đẹp, cái mớitrong văn chương, Hoài Thanh đã rất thành công khi viết cuốn sách phê bình

và tuyển thơ mới hiện đại này Chỉ riêng với Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh

đã xứng đáng là nhà phê bình xuất sắc nhất của thời đại mình, là người phátngôn tư tưởng tiêu biểu cho khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Namnhững năm 30 - 40 của thế kỉ Cho tới nay, qua bao thăng trầm của nền văn

học nước nhà, cuốn Thi nhân Việt Nam lại được tiếp nhận, được đánh giá như

là một cuốn sách tuyển tập và phê bình hay nhất, có giá trị và có sự hấp dẫnđặc biệt của thế kỉ XX [61]

Trang 31

Sau 1945, đội ngũ các nhà nghiên cứu phê bình ngày càng đông đảo, và cũng có không ít những phong cách tài hoa

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, riêng về lí luận, phê bình, ông

có đóng góp quan trọng vào sự hình thành ý thức văn học cách mạng thời đại

mới Tác phẩm Nhận đường (1947) của ông trở thành cái mốc đánh dấu sự

chuyển mình về tư tưởng của giới văn nghệ Trong các tác phẩm khác như

Tiếng nói văn nghệ, Mấy ý nghĩ về thơ, Công việc của người viết tiểu thuyết,

người ta thấy tác phẩm phê bình của Nguyễn Đình Thi là sự kết hợp lí luậnvới những trải nghiệm thực tế sâu sắc Nó cũng cho thấy, ông tỏ ra rất amhiểu và quan tâm đến quy luật, đặc trưng của văn nghệ [41]

Xuân Diệu là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Văn hoácứu quốc (1946) Bên cạnh sáng tác thơ, ông có những đóng góp nổi bật về líluận, phê bình văn học, với các tập sách đã được đông đảo độc giả biết đến

như: Tiếng thơ (1951), Dao có mài mới sắc (1958), Và cây đời mãi mãi xanh

tươi (1963), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, II - 1981, 1982) Xuân Diệu

nhiệt tình khẳng định thơ ca cách mạng, nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra nhữngnon yếu của chúng [59] Đặc biệt, bằng nhạy cảm của người nghệ sĩ, phê bìnhcủa ông kiên trì nhấn mạnh tiêu chí chất lượng thẩm mĩ của thơ ca Phươngpháp phê bình của Xuân Diệu thiên về chủ quan, trực cảm; văn phong lôicuốn, hấp dẫn

Chế Lan Viên cũng có những đóng góp quan trọng đối với phê bìnhvăn học Lối phê bình của ông sắc sảo, giàu chất trí tuệ và óc tưởng tượng

phong phú Các tập phê bình tiêu biểu của Chế Lan Viên là: Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác

Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981), Ngoại vi thơ (1987) [42].

Hà Minh Đức là nhà nghiên cứu và phê bình có tầm bao quát rộng Ông

có ý kiến đối với hầu hết các hiện tượng văn học lớn của thời kì văn học hiện

đại Tác phẩm chính của ông gồm: Nhà văn và tác phẩm (1971), Thơ và mấy

vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo

Trang 32

thi ca (1977), Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985) Hà Minh Đức

là người làm phê bình sắc bén, chặt chẽ, chú trọng công tác tư liệu Ông vậndụng nhuần nhuyễn các phạm trù tính hiện thực, tính lý tưởng, tính khái quát

và các khái niệm đề tài, chủ đề, đặc trưng, thể loại để phân tích cụ thể cáchiện tượng văn học, chỉ ra những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của chúng.Văn phong phê bình của ông nhẹ nhàng, điềm đạm, ít góc cạnh Nhiều bàiviết của ông có tính chất gợi mở, dẫn dắt cho các nghiên cứu về sau [9]

Phong Lê là nhà nghiên cứu, phê bình có uy tín, có tầm bao quát sâurộng nhiều vấn đề, nhiều thể tài của văn học Việt Nam hiện đại Không kểnhững công trình viết chung, Phong Lê đã viết riêng và chủ biên khoảng 30công trình lý luận và nghiên cứu về văn học Việt Nam thế kỷ 20, trong đó

đáng chú ý là những công trình (in riêng): Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam

1945 - 1970 (1972), Văn và người (1976), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986), Văn học và công cuộc đổi mới (1994), Nam Cao - Phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX

(1997), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (2001), Văn học Việt

Nam hiện đại - lịch sử và lý luận (2003) [58].

Trần Đình Sử đến với phê bình, nghiên cứu khá muộn, nhưng đã nhanhchóng xác lập được vị trí và có dấu ấn riêng của mình trong đời sống phê bình

từ những năm 80 lại đây Được tiếp nhận tri thức từ những nền học thuật củaTrung Quốc, Liên Xô trước đây, ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực, từ lý luậnvăn học, đến văn học trung đại và hiện đại Việt nam Trần Đình Sử đã đưa thipháp học thành một hướng nghiên cứu được biết đến rộng rãi và có ảnhhưởng đáng kể đến phê bình văn học ở ta, nhất là trong nhà trường và với cácthế hệ phê bình lớp sau ông Chịu ảnh hưởng trường phái thi pháp học lịch sử

ở Nga, Trần Đình Sử đã vận dụng thành công trong các công trình của mình

về thi pháp thơ Tố Hữu, thi pháp Truyện Kiều, thi pháp văn học Trung Đại,

Trang 33

đồng thời có nhiều bài phê bình với những phát hiện đáng chú ý về những tácphẩm đương đại [60].

Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy, Vũ QuầnPhương cũng là những nhà nghiên cứu phê bình có uy tín Nhiều công trìnhcủa họ có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng độc giả cũng như giới nghiêncứu phê bình, nhất là đối với sinh viên, học viên Cao học và nghiên cứusinh [17]

1.2 Đặng Tiến với các công trình nghiên cứu, phê bình thơ

1.2.1 Đặng Tiến – Giáo sư đại học, nhà nghiên cứu phê bình “tài tử”, có uy tín

Đặng Tiến là nhà phê bình văn học, đặc biệt là phê bình thơ được nhiềungười kính trọng và yêu mến Kính trọng vì tài năng, trí tuệ và yêu mến vì sự

vô tư trong sáng không bị chi phối bởi bất cứ một định kiến nào về tư tưởng,quan điểm và học thuật Có được sự “may mắn” này, có lẽ do ông được đứng

ở một “tọa độ” đặc biệt Đỗ Lai Thúy trong bài Đặng Tiến và những vũ trụ

thơ đăng trên Sông Hương viết: “Anh là một nhà phê bình tài tử theo nghĩa

phê bình vị phê bình, phê bình vì yêu văn chương nghệ thuật chứ không vìmột cái gì khác ngoài văn chương ”[66]

Quan điểm phê bình thơ của ông rất rõ ràng: “Điều quan trọng với tôitrong các bài viết, không phải là khen chê, mà hiểu bài thơ, may ra hiểu được

người làm thơ Hiểu được nhau, gặp được nhau là quý” Và ông bày tỏ: “Yêu

văn là yêu người Yêu thơ là yêu mình, cảm thơ, hội ý với thi nhân ta trởthành tri âm với nàng thơ, ta bình đẳng với tác phẩm”

Do hiểu rằng “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”; và do khả năng nắm bắt được cái “thần” của thi ca (Câu thơ hay là một thoáng trần

gian), Đặng Tiến luôn cảnh báo: “…mỗi bài thơ là một mô hình phức tạp, cái

nhìn khoa học là cần nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ ” “Cần có sự tổnghợp nhất quán nhiều ngữ cảnh, nhiều quan hệ do trực giác mách bảo, trongthao tác này tư duy duy lí xem ra bất lực” Ông cũng đã từng khẳng định:

Trang 34

“Những câu chữ bao giờ cũng đặt trên một nền chung: niềm tin vào văn học,

lẽ phải, tình người, dân tộc và đất nước”

Qua các trang viết của Đặng Tiến, người đọc có thể thấy sự trong sángtrong tâm hồn và sự nhất quán trong tư tưởng của ông: thơ là tiếng lòng củathi sĩ, là tiếng nói của tâm hồn dân tộc Nó cũng là cái mạch kết nối giữanhững người Việt xa quê và người Việt đang sống trong xứ sở cùng hướngchung về nàng thơ và yêu thương đất nước

1.2.2 Hành trình nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến và các công trình tiêu biểu

Bên cạnh khá nhiều bài viết đăng trên các báo trong và ngoài nước, thìcông trình tiêu biểu của Đặng Tiến chia về hai giai đoạn chính

Giai đoạn trước năm 1975, ông xuất bản phê bình văn học ở Nam Việt

Nam, trong đó có một cuốn sách Vũ trụ thơ, một nghiên cứu của Nguyễn Du,

Bà huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử và Đinh Hùng (Sài Gòn: Giao

Điểm, 1972)

Sau đó khoảng 30 năm, ông có khá nhiều bài nghiên cứu nhưng rất ítđăng Phải đến đến những năm đầu thế kỉ XXI, ông mới tập hợp lại những bàiviết cũ (có chỉnh sửa cho phù hợp với khoa học hiện đại) và in thành hai tập

sách Đó là: Vũ Trụ Thơ II (Nxb Thư Ấn Quán, 2008), Thơ - Thi Pháp và

Chân Dung (Nxb Phụ nữ, 2009).

Vũ trụ thơ, đúng với tên gọi, hàm chỉ cái tiểu vũ trụ do người nghệ sĩ

sáng tạo ra, tự tại, độc lập, sánh ngang với các kì công tạo hóa Nó câu thúcnhà phê bình vươn tới thâu nhận bằng một ý nghĩ rằng: thơ là một ngôn ngữ

tự lấy mình làm đối tượng Ý nghĩ ấy được ông viết ngay ở dòng đầu tiên,

Nguyễn Du, nghệ thuật như là chiến thắng, kế đó, phê phán gay gắt lối phê

bình xã hội học dung tục đã biến Nguyễn Du và Truyện Kiều thành giá đỡ của

sự áp đặt, suy diễn hệt như thi nhân đã dụng tâm gài sẵn đâu đó vài “nội dung

tư tưởng” đóng khuôn theo ý muốn nhà phê bình Chống lại điều này, ĐặngTiến viết: “Nghệ thuật không phát sinh từ một dụng tâm, mà chỉ là thể hiện

Trang 35

tiềm thức sáng tạo của con người, vai trò của ý thức chỉ là sắp xếp” Từ đó,nhà phê bình quan niệm: “Thi ca sử dụng ngôn từ vào một đối tượng khác,nghĩa là sáng tạo một nghĩa mới cho ngôn ngữ” Thực ra, quan niệm này thểhiện quá trình tiếp nhận thi pháp R Jakobson mà chính Đặng Tiến từng diễngiải nhấn mạnh vào hai điểm: Một, thi pháp học không chỉ nghiên cứu về bộmôn thi ca như nhiều người tưởng, mà hướng tới một đối tượng rộng lớn hơn:tính cách thẩm mĩ của ngôn ngữ Thứ hai, riêng về thơ, chức năng thẩm mĩchồng lên chức năng thông tin để tăng sức thuyết phục và hấp dẫn cho thôngtin nhưng tính thẩm mĩ, tự thân nó, là một chức năng độc lập Phê bình thipháp thơ cần dựa vào đặc trưng đó.

Trong cuốn Vẫy tay vào vô tận, Đỗ Lai Thúy viết: "Không phải nhà thơ

nào cũng có vũ trụ thơ riêng của mình và cũng không phải nhà phê bình nào cũng có khả năng phát hiện ra vũ trụ ấy Sự gặp gỡ của một nhà thơ đạt tới thi giới và một nhà phê bình trình hiện được thi giới đó tôi gọi là hạnh ngộ"

[65, tr.346]

Thơ- thi pháp và chân dung, bên cạnh những bài nghiên cứu lý luận và

phê bình thơ còn có những bức chân dung được phác họa dưới góc nhìn thipháp Những chân dung của các thi nhân xưa và nay được Đặng Tiến cố gănghết sức tìm mọi cách khai thác những giá trị ngữ nghĩa của từng con chữ haygiá trị biểu đạt nôi dung họăc tình thái của mỗi âm thanh (của nguyên âm, phụ

âm, vần hay thậm chí của cả thanh điệu) để làm nổi bật tài nghệ của các thi sĩ,vơi tư cách là "các nhà nghệ thuật của ngôn từ" Do vậy, lời bình của ôngkhông sáo rỗng, mà có sức hấp dẫn ở sự sáng tạo, phát hiện Điều này thể

hiện qua nhiều bài viết như Nữ tính trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tản

Đà thi sĩ của phôi pha, Hành trình Xuân Diệu, Thi giới Đinh Hùng, Bùi Giáng nguồn xuân, Con nhện vương tơ Đây là những bài viết không chỉ bộc

lộ tâm huyết máu thịt của Đặng Tiến với nàng thơ mà còn lộ rõ tình yêu sâusắc của anh với tiếng Việt nói riêng, và với đất Việt yêu thương nói chung

Trang 36

Không yêu quê hương, không yêu tiếng nói mẹ đẻ của mình chắc chắn khôngthể viết được những lời bình lay động tâm hồn người đọc đến thế

Chúng ta thấy rằng từ ngàn trùng xa cách với đời sống văn nghệ đangbiến đổi từng ngày của đất nước, Đặng Tiến tạo dựng cho mình một thế giớivăn chương Việt Nam thu nhỏ đủ để ông có thể sống, suy tư và cảm xúc như

từ trong nguồn của nó

1.2.3 “Thơ - thi pháp & chân dung” trên hành trình nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến

Đặng Tiến đã giành khá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thơ Từnhững ngày còn là sinh viên Đại học Văn Khoa ở Sài Gòn, ông đã có nhiềubài viết nghiên cứu đăng trên các báo ở Miền Nam Với ông, văn chương nóiriêng và nghệ thuật nói chung không phân chia giới hạn

Điều đặc biệt ở Đặng Tiến là ông rời xa đất nước khá lâu, ít nhiều bịchi phối bởi ý thức hệ của thời đại khi nước nhà chưa thống nhất Ông là mộttrong số ít các nhà phê bình đã có sự quan tâm nhiều đến thơ của các thi nhânhiện đại phía bên kia bờ Bắc Chính vì thế, bạn đọc còn biết đến ông quanhiều bài viết về các nhà thơ như Quang Dũng, Chính Hữu, Vũ Cao, PhạmTiến Duật… Đọc các bài viết của ông, người đọc không hề thấy ông có nhữngđịnh kiến hẹp hòi, hoặc có những cách nhìn dè dặt khi bàn về thơ của các nhàthơ “chiến binh Bắc Việt” như cách nói của một số nhà phê bình thuộc chế độngụy quyền Sài Gòn trước 1975 Vượt lên tất cả đồi với Đặng Tiến là niềmsay mê thơ ca và ý thức dân tộc khi định giá những giá trị tinh thần của ngườiViệt về lĩnh vực này, bất kể người đó là xưa hay nay, là người đứng từ chiếntuyến này hay chiến tuyến khác Chính sự cố gắng tự vượt lên chính mình đã

thúc đẩy làm cho ông ra mắt cuốn Thơ- thi pháp và chân dung Tập sách tập

hợp những bài viết của Đặng Tiến trải ra khoảng 40 năm, từ những năm 70của thế kỉ XX đến cuối thập niên thứ nhất của thế kỉ XXI Khi ông quyết địnhcho ra mắt bạn đọc tập sách này, ông cũng đã có nhiều sự chỉnh sửa các bàiviết cũ cho phù hợp với nhận thức khoa học hiện đại Sự cẩn trọng đó phần

Trang 37

nào nói lên tính cách và tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê củaông Nói cách khác với Đặng Tiến văn chương nói riêng và nghệ thuật nóichung không phân chia giới hạn [3].

Tất cả những cái đó đã làm nên một phong cách bình thơ rất “ĐặngTiến” Viết về ông, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Cách phê

bình thơ của Đặng Tiến chung quy lại vẫn là “diễn nghĩa”, “bàn góp”, “tán

rộng” Số phận của những người viết phê bình ở nước ta vẫn là: “diễn…”,

“bàn…”, “tán…” Hơn nhau là ở chỗ biết “diễn…”, biết “bàn…”, biết

“tán…” Không biết “diễn” thì thành “diễn thuyết” dạy tác giả, độc giả, khôngbiết “bàn” thì thành “bàn suông” hoặc “nói leo”, không biết “tán” thì thành

“tán phét” Đặng Tiến có một nền văn hóa, kiến văn rất tốt, thuận cho sự

“hoạt ứng” của tác giả trong sự “diễn…, bàn…, tán ” [24, 25]

Nhưng có lẽ, lối phê bình của Đặng Tiến không chỉ dừng lại ở đấy mà

còn có cái gì khác hơn, cao hơn, chẳng hạn cái “chất thơ và ý đạo” mà

Nguyễn Đông Nhật đã phát hiện khi viết về ông

Trên hành trình nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến, chúng tôi

thấy tập Thơ, thi pháp và chân dung có một vị trí đặc biệt quan trọng.

Tập sách đã lý giải một cách khoa học, biện chứng và thuyết phục về

các lý luận thơ như: thơ là gì? Ý thơ và lời thơ… Có lẽ ngay từ rất sớm, Đặng

Tiến đã hiểu khá thấu đáo các nguyên lý của thi pháp do Jacobson và các đạibiểu của chủ nghĩa hình thức Nga đưa ra Như ta đã biết, Chủ nghĩa hình thứcNga là một trường phái nghiên cứu thơ ca được coi là cuộc cách mạng bậcnhất của thế kỷ XX hình thành tại nước Nga vào giai đoạn trước và sau Cáchmạng Tháng Mười Khởi nguyên của trường phái này là việc hình thành ra

"Hội nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca" do một nhóm các nhà nghiên cứu lý luận

về thơ ca Puskin, đứng đầu là giáo sư Vengerov và các nhà ngữ học trẻ làmviệc tại Matxcơva, trong đó có Iakobinski, Polivanov, Brik, về sau có Jcovson

và một số người khác Nếu không có sự vượt qua rào chắn của ý thức hệ theothói quen thông thường, chắc hẳn, việc tiếp thu những phương pháp nghiên

Trang 38

cứu của Chủ nghĩa hình thức đối với Đặng Tiến sẽ có những bước trở ngạikhông nhỏ Nhưng, như đã nói, từ rất sơm, Đặng Tiến đã thức nhận đượccon đường khoa học đi vào thi pháp thơ Đó là cái lẽ làm cho nội dung cácbài viết về thơ của ông có một nét riêng: vừa có tính mẫn cảm cao trongtiếp nhận hình tượng thơ, vừa có khả năng phân tích thơ trên các nguyên lý

tổ chức văn bản [4]

Trang 39

Chương 2 TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG TIẾN

TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG

(Qua tập Thơ – thi pháp & chân dung)

2.1 Về những vấn đề của thi pháp thơ

2.1.1 Những phân tích, luận giải và xác định của Đặng Tiến về đặc trưng của thơ ( tiểu luận: “Thơ là gì?”)

Câu hỏi Thơ là gì? đã được đặt ra từ thời cổ đại Từ thời Khổng Tử san

định Kinh Thi, từ thời Aristote luận về Thi pháp đến nay, hơn hai mươi thế kỷ

đã có biết bao nhiêu kẻ nghiêng mình xuống ngôn ngữ thi ca để bàn về nó Đã

có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước rất dụng công

trong việc đi tìm câu trả lời cho Thơ là gì?

Tại Việt Nam, năm 1973, Đặng Tiến đã có một loạt bài về thi pháp,

khởi đầu là bài Thơ là gì?, đăng trên tạp chí Văn (Sài Gòn) với mục đích để

giành làm tư liệu tham khảo về sau, chủ yếu cho sinh viên và độc giả trẻ.Nhưng việc làm dở dang, báo Văn khởi đăng được ba bài, vào cuối năm 1973,thì đổi người tổng biên tập, loạt bài ngưng trệ và Đặng Tiến cũng không có cơhội viết tiếp Ở miền Bắc, năm 1995, nhà xuất bản Trẻ phát hành cuốn Cách

giải thích văn học bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc trong đó có bài Thơ là

gì, đã đăng trên tạp chí Văn học, Hà Nội (số 1- 1991) Đặng Tiến đã có bài

phê bình về bài viết của Phan Ngọc Theo Đặng Tiến, “sự thức nhận về ngôn

ngữ (thơ) cho đến nay chưa tiến hành triệt để” [63, tr 24]

Theo Đặng Tiến, thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một

ý Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ

âm thanh của từ ngữ được sử dụng Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, màcòn là thể chất Nó vừa là nội dung vừa là hình thức: nội dung đôi khi chính làhình thức của nó Cho nên khi so sánh thơ với ngôn ngữ thường, có thể nói

quá đi một chút như lời Jakobson: thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh,

Trang 40

trong khi văn xuôi, hay lời nói thường, chỉ là những ký hiệu bày tỏ sự vật bênngoài Sau khi dẫn khá nhiều luận chứng từ các nhà nghiên cứu như: Lévi-Strauss, Valéry… và đặc biệt là Jakobson, Đặng Tiến đã đưa ra hàng loạt ví

dụ từ các sự vật thân quen trong cuộc sống (con dao, con chó, con mèo…) đểnhằm so sánh giữa “từ ngữ” (cái biểu hiện) và “đối tượng” (cái được biểuhiện) Ông nói: tương quan lời/ý, cái biểu hiện/cái được biểu hiện, (signifiant/signififié) bị đảo lộn: trong lời nói thường và văn xuôi, lời là phương tiện củaý Điều chính yếu trong thơ không phải là nói cái gì, mà là nói ra sao [27]

Từ sự lý giải đó, Đặng Tiến đã có gửi gắm mong muốn cần người bìnhthơ, dạy thơ phải hiểu thấu đáo: Trong thơ, ý là phương tiện của lời, nênngười bình giảng thơ cần đặt lại chính xác quan hệ nội dung và hình thức.Nhất là khi bình giảng thơ trong nhà trường Các thầy giáo, cô giáo từ bậc tiểuhọc phải biết dạy thơ Con em lớn lên mới biết yêu thơ, xã hội mới có thơhay Và đời sống con người tinh tế hơn

Đặng Tiến khẳng định thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xãhội và phục vụ xã hội Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh

cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay Bêncạnh đó, thơ còn bắt nguồn từ thực tế vì phải sử dụng ngôn ngữ hàng ngày dù

để chế biến, xáo trộn, vì ngôn ngữ vốn là phản ánh của đời sống Thơ lại sửdụng những tình ý của con người, thì dù muốn dù không cũng phản ánh xã

hội Những thi phẩm lớn của ta, như Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, đều

mang ít nhiều đặc tính của xã hội

Thơ không những chỉ phản chiếu tiêu cực mà còn ảnh hưởng tích cực

đến tâm hồn con người Bỏ qua quan niệm “thi dĩ ngôn chí” và “văn dĩ tải

đạo” của nhà Nho, bỏ qua luôn quan niệm thơ phải phục vụ trực tiếp quần

chúng, chúng ta vẫn gặp những nhà thơ lớn ca ngợi giá trị đạo lý của nhânloại từ Khuất Nguyên qua Đỗ Phủ, cho đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến

Những tác phẩm được truyền tụng là những bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm,

thơ lánh đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm Còn thơ xu phụ quyền thế của 28 vì

Ngày đăng: 20/07/2015, 13:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
[2]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
[3]. Huỳnh Phan Anh (1968), “Nghĩ về phê bình”, Tạp chí Tin Văn Sài Gòn, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về phê bình”, Tạp chí Tin "Văn
Tác giả: Huỳnh Phan Anh
Năm: 1968
[4]. Nguyễn Ngọc Ảnh (1969), “Nghệ thuật phê bình của Biêlinxki”, Tạp chí Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật phê bình của Biêlinxki”, Tạp chí"Văn học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ảnh
Năm: 1969
[5]. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôttôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôttôiepxki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[6]. Nguyễn Đình Chú (1987), “Văn học Việt Nam những năm 20 của thế kỉ”, Hợp tuyển văn học Việt Nam, tập V, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam những năm 20 của thế kỉ”,"Hợp tuyển văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
[7]. Trương Chính (1968), “Phê bình lí trí, phê bình tình cảm”, Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình lí trí, phê bình tình cảm”, Tạp chí "Vănhọc
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1968
[8]. Hồng Chương (1949), “Hải Triều, một nhà lí luận, phê bình văn học xuất sắc”, Báo Thép Mới, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Triều, một nhà lí luận, phê bình văn học xuấtsắc”, Báo "Thép Mới
Tác giả: Hồng Chương
Năm: 1949
[9]. Nguyễn Văn Dân (1991), “Khoa học phê bình với tình hình đổi mới văn học”, Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học phê bình với tình hình đổi mới vănhọc”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1991
[10]. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[11]. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tâyhiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[12]. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới (1932 - 1945), Nxb Khoa học Xã hội (tái bản), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Thơ mới
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Khoa họcXã hội (tái bản)
Năm: 1982
[13]. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1987) Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975) 2 tập, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
[14]. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn - con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn - con người và văn chương
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1990
[16]. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2004
[17]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
[18]. Nguyễn Đăng Điệp, “Những đặc điểm và nhận định về thơ Việt Nam những năm sau 1975”, http:// Vnxpress Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm và nhận định về thơ Việt Nam những năm sau 1975”, http://
[15]. Phan Cự Đệ (1987), “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w