Giọng điệu

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 95)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giọng điệu

Khi triển khai các bài viết của mình, Đặng Tiến có sự thay đổi linh hoạt giọng điệu của mình đối với từng chân dung, hiện tượng.

Đối với những chân dung ông giành nhiều sự yêu mến như: Đinh Hùng, Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Trúc Ly... chúng tôi thấy ông có những tranh luận gay gắt đối với các nhà phê bình trước đó. Ví dụ với Đinh Hùng trong bài viết Thi giới Đinh Hùng, ông không đồng tình với nhà phê bình Hoài Thanh khi không xếp Đinh Hùng vào những tượng đài Thơ mới trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Ông cho rằng Hoài Thanh và Hoài Chân không thích thơ Đinh Hùng âu đó cũng là một vinh hạnh cho Đinh Hùng, chứ không phải là một điều bất hạnh như nhiều người (thậm chí đến Đinh Hùng cũng có

lúc nghĩ vậy, Trần Phong Giao chia sẻ với Đặng Tiến). Sau đó ông quyết liệt khi nói: Tôi không dám nghĩ Hoài Thanh và Hoài Chân dốt thơ, nhưng các ông ấy có ít chìa khoá quá - nếu không phải chỉ có một chìa khoá passe- partout - vì cuốn Thi nhân Việt Nam viết trong một giai đoạn mà ý thức thi ca của văn giới Việt Nam còn phôi thai. Và dĩ nhiên ông đã cho bạn đọc “chìa khóa” để khám phá, để đi vào thi giới nghệ thuật Đinh Hùng.

Đối với Bà Huyện Thanh Quan, ông phản đối cách luận giải của các nhà phê bình khi bàn đến tính lý luận trong thơ Thanh Quan. Ông khẳng định thơ Thanh Quan rất ít lý luận, trong một bài thơ thất ngôn, hai câu “luận” là để lý luận, nhưng rất ít khi bà sử dụng đến, và chỉ có một lần :

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.

Câu trên, các nhà làm sách giáo khoa giải thích không được hợp lý. Ví dụ một tác giả giải thích “dốc cả bầu rượu mà uống cũng không say” như thế vừa vô lý, vừa ngô nghê, vừa cướp mất nữ tính của câu thơ. Ông đề nghị nên hiểu là “ngắm cảnh núi sông không cần rượu lòng cũng say”. Như thế, câu luận có cung cách kín đáo, đằm thắm của người phụ nữ đài các, bạo dạn mà vẫn tế nhị.

Nhưng cũng có lúc ông ngợi ca hết lời (điều này rất hi hữu với các nhà phê bình) khi khám phá sự độc đáo của hiện tượng thơ. Đó là khi ông bàn về tính uy mua trong thơ Cao Tần. Đặng Tiến nhận xét: “thơ Cao Tần có âm vang lâu và sâu, vừa tếu vừa mếu. Chua mà ngọt, bùi bùi, đăng đắng”. Kế đó, phân tích cụ thể bài Hát ngao trên tuyết, ông cao hứng: “lịch sử, địa dư, phong tục, tự sự, tâm tình chen lấn vào bản hào ca chất ngất chữ nghĩa, dạt dào nhạc điệu, trùng trùng hình ảnh”. Kết luận này phản ánh đúng bút pháp Cao Tần như một thành tựu đầu tiên của dòng văn học Việt ngữ từ sau 1975 ở nước ngoài.

Có thể thấy giọng điệu phê bình của Đặng Tiến rõ ràng với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi yêu, khi không đồng thuận hay khi bênh vực…

đều được diễn đạt khúc triết, bộc trực với quan điểm về cảm thức thơ hết sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w