Về một số nhà thơ mới (Thế Lữ, Xuân Diệu, )

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 52)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.2. Về một số nhà thơ mới (Thế Lữ, Xuân Diệu, )

Đối với các nhà Thơ mới, Đặng Tiến chỉ rõ những điểm mới của họ dưới góc nhìn thi pháp học khá thấu đáo và chặt chẽ

Đối với Thế Lữ, Đặng Tiến đồng thuận với những ý kiến đánh giá của các nhà phê bình. “…công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi,

Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa” (Vũ Ngọc Phan); "Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng

chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này” (Hoài Thanh).

Về những đóng góp của Thế Lữ đã có nhiều người đã viết nhưng Đặng Tiến đã thu vén vào một ý tổng hợp: Thế Lữ đã làm nổi bật tính cách duy lý - ta gọi là tư duy lô gíc - mới được du nhập ồ ạt vào văn thơ Việt Nam thời đó. Chúng ta không dám nói rằng văn thơ xưa kia không duy lý; nhưng tư duy lô gíc không phải là giá trị chính trong văn thơ xưa: ta thưởng thức ca dao,

Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm không phải bằng lý luận; ta thích một số nhân

vật lịch sử, hay tiểu thuyết, dù họ không lô gíc. Ở Thế Lữ, thì khác. Muốn thưởng thức một truyện trinh thám, trong Vàng và máu, ta phải khoái lô gíc. Cái lô gíc đó, có lúc dài dòng, lẩm cẩm như trong truyện.

Trong thơ, Thế Lữ cũng ưu tiên cho tư duy lô gíc đó, và Hoài Thanh đã có nhận xét đúng: "Thế Lữ ít khi ghép những lời suông, khi nào viết là cũng

có chuyện gì để nói". Thường là chuyện tưởng tượng: chuyện nàng chinh phụ,

chàng chinh phu, nàng mỹ thuật, chàng nghệ sĩ; chuyện lẩn thẩn, nhưng vẫn có chuyện, nghĩa là có sườn luận lý để bài thơ ngăn nắp và trong sáng. Kết quả là những câu thơ rất dễ nhớ của Thế Lữ thường lý sự: "Cái thuở ban

đầu... nghìn năm chưa dễ...; Anh đi đường anh... tôi... tình nghĩa đôi ta... đã quyết,,, bận lòng chi nữa...; Vì chưng... mà... trong lúc... phải chăng...". Thậm

chí, Thế Lữ còn ưa chữ "song le" mà ít nhà thơ mới nào dùng đến. Một khi đã coi trọng tư tưởng duy lý rồi, thì khó chấp nhận được một ý tưởng phải dừng lại ở chữ cuối một câu thơ; do đó, đơn vị trong thơ Thế Lữ không phải là câu thơ, mà là một mảng thơ trong Cây đàn muôn điệu.

Ở Thế Lữ, thường thấy những đoạn thơ dài chín câu, tám câu. Đầu câu là những tân từ đảo ngược, đặt trước câu động từ nằm ở cuối đoạn. Lối đặt

câu như thế, ta không thể thấy ở thơ văn nước ta trước kia; có thể đây là một câu thơ nặng nề, nhưng có tác dụng tốt là giải phóng tư duy lô gíc ra khỏi khuôn khổ gò bó của câu thơ cũ. Cũng vì nhu cầu diễn ý khúc chiết, mà Thế Lữ thường dùng lối "bắc cầu" (enjambement) thông dụng trong thơ Pháp: cho câu thơ trên tràn xuống, quàng xuống câu dưới, ngày nay ta gọi là "câu vắt", Xuân Diệu gọi là "cái duyên dáng của thơ Thế Lữ"...

Những cách tân của Thế Lữ có lẽ là nhu cầu của thế hệ tân học đang dấn thân vào nền văn hóa mới, dựa vào khoa học, khoa học cơ bản hay ứng dụng. Thơ, truyện, các bài báo ngắn của Thế Lữ ít nhiều biểu lộ nguyện vọng khoa học, trong khuynh hướng chung của Tự lực văn đoàn; và báo Phong

Hóa của nhóm đã có những cống hiến nhất định...

Đối với Xuân Diệu, Đặng Tiến đánh giá là một cuộc hành trình của một mùa xuân qua khúc quanh Cách mạng tháng Tám. Trong những người làm thơ, trước và sau Cách mạng, Xuân Diệu là một trong những người sáng suốt nhất. Sáng suốt trước cuộc đời, trong văn chương, và trước lòng mình, trước nghệ thuật của mình, ông luôn luôn minh mẫn. Thơ Xuân Diệu, trước Cách mạng, đã thành công mỹ mãn vì một lý do, ông đã bắt đúng mạch thời đại, đã tận dụng tâm hồn phong phú và ngôn ngữ thần tình của mình, để tạo cho một thế hệ thanh niên "cái ảo giác tự do và cái ảo ảnh hạnh phúc". Vấn đề đặt ra có vẻ mông lung, nhưng thực tế thì đơn giản. Tự do, ở phạm vi này, chỉ là tự do yêu đương, đưa đến hạnh phúc trong nghĩa hẹp: hạnh phúc lứa đôi. Câu chuyện của tôi sẽ được thu vào một kích thước nhỏ: thơ Xuân Diệu đã đáp ứng lại nhu cầu sâu xa của các thế hệ, một giấc mơ bình thường: tình yêu và hạnh phúc.

Đặng Tiến đánh giá thẳng thắn về sự đổi mới thể loại thơ, ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu rằng: Thật thà mà nói, thì Xuân Diệu không phải là người sáng tạo ra ngôn ngữ đó. Anh đã thừa hưởng công trình xây dựng đầu tiên của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp. Hay, xa hơn nữa, của Tản Đà, Đoàn Như Khuê, Đông Hồ, Tương Phố. Thơ mới hình thành trong quy luật tất yếu của xã hội văn học, chính thức từ 1932 với sự trùng hợp: bài Tình già của Phan Khôi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn và năm khai sinh

báo Phong hóa, in ở Hà Nội, của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngay số đầu (22 - 9 -1932) đã khẳng định "thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng" [14].

Về tư tưởng, khi thơ Xuân Diệu ra đời (khoảng 1935 - 1936) thì nhóm Tự Lực đã cạn đề tài. Những tư tưởng cải cách gia đình thì Nhất Linh đã nói hết trong Đoạn tuyệt (1934) hay Lạnh lùng (1936), Khái Hưng đã nói hết trong Nửa chừng xuân (1934). Họ tìm về với nghệ thuật thuần túy: cũng với hai nhân vật Dũng và Loan, Nhất Linh sẽ viết Đôi bạn mô tả tình bạn, tình yêu, hạnh phúc (hiểu theo nghĩa rộng và sâu hơn trong thơ Xuân Diệu). Khái Hưng sẽ viết Tiêu sơn tráng sĩ, Thế Lữ viết truyện trinh thám, hoặc Trại Bồ

Tùng Linh. Cái may mắn của Xuân Diệu cũng là cơ hội của cả phong trào thơ

mới. Sở dĩ Thế Lữ nhiều lần nói "tôi rất mừng đã có một Xuân Diệu trong thơ

ta lúc bấy giờ" là vì Xuân Diệu xuất hiện khi thơ Thế Lữ, và thơ mới nói

chung, đang yếu sức (1935). Nhưng khi xuất bản và tái bản Thơ thơ (1938-

1939) thì chính thơ Xuân Diệu cũng bắt đầu mòn mỏi.

Nói tóm lại, trong mùa hoa nở rộ khoảng 1932 - 1945, Xuân Diệu là một trong năm ba đóa hoa rực rỡ nhất - và có lẽ là đóa hoa sặc sỡ nhất. Những đóng góp của Xuân Diệu cho phong trào Thơ mới được Đặng Tiến đánh giá công bằng, khoa học. Tập Thơ thơ xuất bản một ngày Nô-en 1938 là thịnh thời của Thơ mới, xuất hiện trước đó không lâu và Gửi hương cho gió xuất bản năm 1945 là cao điểm, đồng thời là dứt điểm. Về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người tạo sinh lực cho thơ mới - hiểu theo nghĩa một trào lưu trong lịch sử văn học. Những đóng góp của Xuân Diệu, trước 1945, có tính cách tự nhiên như một quy luật của bản năng sáng tạo, của con chim ngửa cổ hát chơi.

Giai đoạn hai: với Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng đi tiên phong vào thơ cách mạng, thơ kháng chiến, với

Ngọn quốc kỳ (1945) và Hội nghị non sông (1946), cùng nhiều tập thơ khác

tiếp theo. Những cống hiến ở giai đoạn giữa này là một cố gắng vượt bực về ý thức, tình cảm, một hy sinh của con người cho một lý tưởng, giải phóng đất nước và phục vụ nhân dân.

Giai đoạn ba: sau 1954, về Hà Nội, Xuân Diệu vẫn tiếp tục làm thơ như trước, nhưng lại dành nhiều thì giờ nghiên cứu, theo hai hướng chính: thơ văn

Việt Nam cổ điển và văn học dân gian, bên cạnh một số bài về thơ hiện đại và thơ nước ngoài. Ở giai đoạn thứ ba này là Xuân Diệu vẫn lao động không ngừng nghỉ, nghiên cứu trước hết là để bồi dưỡng trí tuệ và tình cảm... Đã là người Việt Nam thì ai cũng có tính chất Việt Nam, nhưng tính chất ấy đậm hay nhạt là tùy người, tùy lúc, tùy sinh hoạt và chúng ta có thể giới hạn hay phát huy tính chất đó, tùy nhu cầu.

Trong các nhà văn, nhà thơ đi kháng chiến sau 1945, Xuân Diệu là một trong vài người hy sinh nhiều nhất. Hoàng Trung Thông, Vũ Quần Phương đều cho rằng sự tham gia cách mạng của Xuân Diệu có tính cách tất yếu. Chữ tất yếu trong hai bài phê bình đề cao Xuân Diệu, qua bản chất cách mạng của

Xuân Diệu, đưa Xuân Diệu đến con đường cách mạng. Đặng Tiến không đồng ý với cách đánh giá này. Ông cho rằng: Chỗ mạnh của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng là những hình ảnh tinh tế, những âm điệu gợi cảm, tiêu tao:

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt

Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài

Những đặc điểm ấy, có giá trị của nó, nhưng không thể đưa vào thơ chiến đấu... Đặng Tiến tưởng tượng Xuân Diệu như một người thợ sơn vác một cái thang dài trong một căn phòng hẹp, không va bên này thì cũng chạm bên kia, mỗi va chạm là một lần nhói trong tim. Chúng ta cảm ơn những tâm sự chân thật của ông: theo cách mạng không phải dễ dàng, lúc nào cũng Đi

trên đường lớn. Nguyễn Đăng Mạnh, trong một bài rất phong phú về Xuân

Diệu đã có lý cho rằng Xuân Diệu là cả một kho kinh nghiệm lớn, có ích lâu

dài cho những ai muốn đi vào cái nghề rất đỗi khó khăn này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w