Những giới thiệu và đánh giá của Đặng Tiến về các nhà thi pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 40)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.2. Những giới thiệu và đánh giá của Đặng Tiến về các nhà thi pháp

Trước hết là về Roman Jakobson

Thi pháp học không chỉ nghiên cứu về bộ môn thi ca như nhiều người tưởng, mà nhắm đối lượng lớn hơn: Tính cách thẩm mỹ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có nhiều chức năng, chủ yếu là thông tin, nhưng còn một chức năng đặc biệt, ít được lưu tâm, là chức năng thẩm mỹ. Nhưng chức năng thẩm mỹ cô đúc và phong phú nhất là trong ngôn ngữ thi ca. Do đó, thơ trở thành khu điền giả, địa hạt thí nghiệm, thực tập cho khoa thi pháp, truy lùng tận gốc rễ chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ. Nói để nói cái gì với ai, là chức năng thông tin.

Nói để nói một lời nói đẹp, là chức năng thẩm mỹ. Chức năng thẩm mỹ nằm chồng lên chức năng thông tin để tăng mức hấp dẫn, sức thuyết phục cho thông tin; nhưng tự thân nó tính thẩm mỹ, tính thi pháp, là một chức năng độc lập [66].

Người đi tiên phong, có những đóng góp phong phú và quyết định cho tư trào này là nhà ngữ học Roman Jakobson (1896 - 1982, gốc Nga định cư ở Mỹ và phạm vi hoạt động vòng quanh thế giới). Từ 1915, ông đã tích cực đóng góp vào trường phái hình thức Nga, và một trong vài ba lãnh tụ Câu Lạc Bộ Ngôn Ngữ Học Praha. Nhóm này, tại hội nghị Ngôn ngữ học Quốc tế họp tại Den Haag, Hà Lan, 1928, đã đặt những viên đá đầu tiên cho nền ngữ học cấu trúc (Linguistique Structurale) từng bước tiến bộ về sau, bước sang nhiều lãnh vực khoa học và dần dà ngày một ngày hai trong nửa thế kỷ, sẽ chiếm địa vị quan trọng - nếu không phải là độc tôn, trong sinh hoạt nghiên cứu khoa học nhân văn trên toàn cầu.

Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa về thơ. Những quan niệm thay đổi tùy nền văn hóa, văn minh, thời đại, xã hội, giai cấp, trình độ, hoàn cảnh, tâm lý cá nhân. Nhưng giới nghiên cứu thế giới hiện nay dường như đồng thuận với quan niệm Roman Jakobson đã phát biểu từ năm 1919: “ Cách đặt đối tượng vào ngôn từ, vào khối từ ngữ: tôi gọi đó là thời điểm duy nhất và thiết yếu của thơ, đụng không những vào lối kết hợp chữ nghĩa mà còn đụng vào cái vỏ của ngôn từ. Sự liên hợp tự động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa (le son et le sens) nhanh chóng hơn thường lệ (1919: bài Thơ Mới tại Nga) [72].

Năm 1933, trong bài Thơ là gì, ông định nghĩa rõ hơn bằng cách so sánh chức năng thi pháp qua nhiều hình thức diễn ngôn, qua nhiều sinh hoạt và tác giả khác nhau. Roman Jakobson là nhà bác học thâm sâu, còn là một nhà sư phạm tài ba: điều khó đến đâu, cũng có cách làm người ta hiểu được.

Ông bắt đầu: muốn biết thơ là gì, thì phải đối lập nó với cái không phải là thơ - chuyện không đơn giản. Rồi nhắc lại: “... chức năng thơ, hay thi tính

là một yếu tố khu biệt, không thể máy móc ước lược vào những thành tố khác. Phải cô lập nó để thấy đặc tính. Nói chung thi tính cũng chỉ làm thành phần

cho một cấu trúc phức tạp,nhưng thành phần có khả năng biến thể các thành tố khác để tạo nên một tổng thể chung (...) khi thi tính, chức năng thi ca chiếm vị thế chủ đạo trong một tác phẩm văn chương, thì ta gọi là thơ”.

Roman Jakobson lý giải chính xác: “Thi tính phát hiện cách nào? một từ được cảm nhận như một từ, chứ không phải cái thay thế cho sự vật được gọi tên, hay một bùng vỡ cảm xúc. Rằng là: từ pháp và cú pháp, ý nghĩa, ngoại hình và nội hình của chúng không phải là những chỉ dấu dửng dưng của thực tại, mà chúng có trọng lượng riêng và giá trị nội tại”.

Tóm lại, thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Chức năng thơ, trong ngôn ngữ, là tạo giá trị thẩm mỹ cho lời nói thường, để tăng mức độ thuyết phục cho thông tin hay biểu cảm.

Còn về mặt xã hội, chức năng thơ, hay tác phẩm thi ca là gì? “Thi

phẩm, giữa toàn thể giá trị xã hội, không chủ đạo, cũng không lấn áp được những giá trị khác, nhưng vẫn là nguồn tổ chức cơ bản của ý thức hệ luôn luôn có định hướng. Thơ gìn giữ chúng ta chống lại tính máy móc, sự han rỉ hăm dọa tâm hồn. Tình yêu và thù hận, nổi loạn và hòa giải, đức tin và phủ nhận” [tr 26.64]. Chức năng thơ không phải là thủ thuật của thi nhân. Thi tính do thiên tính, trẻ con tập nói đã biết sử dụng. Lời ăn tiếng nói của dân quê nhiều màu sắc độc đáo, dân tộc nào cũng vây. Về cuối đời, năm 1970 Roman Jakobson chứng minh điều này qua văn học dân gian Nga, Ba Lan: tục ngữ, cao dao, câu đố... “ Văn học dân gian cung cấp cho ta ví dụ hùng hồn về

những cơ cấu ngôn ngữ mang nội dung phong phú và hiệu lực sắc bén, hoàn toàn độc lập với lý luận trừu tượng” [tr 27.64].

Đóng góp lớn lao nhất của Roman Jakobson trong lý luận về thi pháp là đã thuyết minh tương quan giữa ngữ âm và ngữ nghĩa, giữa từ và nghĩa, phản biện lý thuyết lừng danh của F.de Saussure trong Giáo trình ngữ học đại cương (1913), kinh điển của khoa ngữ học hiện đại: tương quan giữa ngữ âm (cái biểu hiện) và nghĩa (cái được biểu hiện) là võ đoán. Nôm na là không có liên hệ [10].

Ngựơc lại trong loạt Sáu bài giảng về âm và nghĩa (1942-1943) Roman Jakobson đã chứng minh rằng có quan hệ giữa âm và nghĩa, chứ không phải là võ đoán. Đây là tranh luận về lý thuyết về ngôn ngữ giữa giới chuyên gia, nhưng với nguời đọc trung bình cũng quan trọng.

Vì nếu Saussure nói đúng: không có tương quan giữa âm và nghĩa, thì... sẽ không có thơ. Hoặc giả ngôn ngữ thơ sẽ nghèo nàn lắm, lý luận về thi ca sẽ khốn cùng. Thơ sẽ là lối minh họa vần vè, một trò tiêu khiển phù phiếm.

Cuốn Vấn đề thi pháp của Roman Jakobson xuất bản năm 1973, là sách kinh điển cho giới lý luận. Còn Sáu Bài Giảng, là những ghi chép làm nền cho giáo trình, cho nên mãi đến năm 1976 tác giả mới công bố, nên ít người biết và tham khảo. Nhưng đây là sách cơ bản.

Roman Jakobson bắt đầu khảo sát âm vị (phonème), liên hệ với hình vị trong mỗi hệ thống ngôn ngữ để đi đến kết luận rằng không có một “nghĩa tự tại và độc lập: cái nghĩa nào đó luôn luôn gắn liền với một ký hiệu”. “Trong ngôn ngữ không có ý nào không lời, hoặc lời nào không ý”. Roman Jakobson lặp lại ý của Benveniste phản bác Saussure “giữa cái biểu hiện và cái được

biểu hiện, tương quan không võ đoán, nó thiết yếu” (Acta Linguistica, tập I,

1939). Về sau, nhà dân tộc học Claude Levi-Strauss sẽ hưởng ứng quan niệm này và đẩy lý luận xa hơn.

Tóm lại tương quan giữa âm và nghĩa không phải là phát hiện của Roman Jakobson nhưng ông là người giải minh rành rọt lại là tác giả của hàng ngàn trang lý thuyết về thơ, cho nên quan điểm của ông có giá trị cơ bản.

Thứ hai, về Claude Lesvi Strauuss

Claude Lévi Strauss là một trong vài người khai sáng trào lưu cấu trúc luận đã gây ảnh hưởng sâu và rộng trong những khoa học nhân văn, xã hội thế giới năm mươi năm gần đây. Tại Việt Nam, đã có nhiều người giới thiệu như Nguyễn Văn Trung ở miền Nam (Tìm hiểu cơ cấu luận như một phương

pháp, một triết thuyết và đặt vấn đề tiếp thu, Tạp chí Bách Khoa thời đại, Sài

(Bước đầu phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong phê bình văn học, Tạp chí Văn học, số 3- 1935) thời kỳ đất nước còn bị phân chia. Hoàn cảnh đất nước thời điểm ấy (trước sau 1970) chưa cho phép giới nghiên cứu Việt Nam tiếp thu đầy đủ, công bình những thành tựu của khoa học nhân văn Phương Tây tháng 5 và 6 - 1972). Ngày nay, trào lưu cấu trúc đã đi qua, có lẽ chúng ta cũng nên kiểm điểm lại một cách khách quan những thành tựu xem còn gì có thể tiếp thu hay thừa kế nhân đọc lại tác phẩm mới của Lévi Strauss [5].

Nhìn Nghe Đọc dưới hai trăm trang thân chữ lớn là tác phẩm ngắn, dễ

đọc nhất của tác giả, một tiểu phẩm so với sự nghiệp của ông. Một loại mạn đàm nghệ thuật hoặc tùy bút hiểu theo nghĩa Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, vì tác giả viết tùy hứng nhưng vẫn theo dụng ý truyền đạt phương pháp luận, kinh nghiệm tri thức. Tựa đề gồm ba động từ Nhìn Nghe Đọc báo hiệu

nội dung tác phẩm, những suy tư của tác giả khi nhìn hội họa, nghe âm nhạc và đọc sách cổ kim, song song với thao tác nghiên cứu, lập thuyết trong địa hạt dân tộc học chuyên môn của mình. Tác phẩm phản ánh một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm và uyên bác đằng sau bộ óc bác học bao la và nghiêm túc.

Trào lưu cấu trúc đã đi qua. Cùng với trận gió đã thổi qua đường phố Paris mùa xuân 1968. Từ ấy đến nay, thời gian đã mang đi bao nhiêu khuôn mặt lớn lao của nền văn học Pháp: Sartre và Aron, Barthes và Foucault, Lacan và Althusser… Claude Lévi Strauss là người còn lại của thế hệ trí thức ấy, được dư luận văn chương và báo chí ngưỡng mộ, một cách đằm thắm và dường như nhất trí. Không chỉ vì những đóng góp chuyên môn của ông mà còn vì ông tận tụy một đời và không những mang lại cho đời một cách nhìn đời, ưu ái, tin cậy với một thoáng hoài nghi. Ngoài ra, ông còn được cảm tình nhờ phong cách hàng ngày: dung dị, từ tốn, uyển chuyển, khúc triết, nhân ái và thân ái. Với ai được dịp gần ông, về mặt học thuật hay trong thực tế, Lévi Strauss là tấm gương sáng, về lao động trí thức và về cách ứng phó với cuộc đời, trong một giai đoạn lịch sử nhiễu nhương, một trần gian đa đoan, và một nhân gian nhiễu sự.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w