Những phân tích, luận giải và xác định của Đặng Tiến về đặc trưng của thơ

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 38)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.1. Những phân tích, luận giải và xác định của Đặng Tiến về đặc trưng của thơ

trưng của thơ ( tiểu luận: “Thơ là gì?”)

Câu hỏi Thơ là gì? đã được đặt ra từ thời cổ đại. Từ thời Khổng Tử san định Kinh Thi, từ thời Aristote luận về Thi pháp đến nay, hơn hai mươi thế kỷ đã có biết bao nhiêu kẻ nghiêng mình xuống ngôn ngữ thi ca để bàn về nó. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước rất dụng công trong việc đi tìm câu trả lời cho Thơ là gì?.

Tại Việt Nam, năm 1973, Đặng Tiến đã có một loạt bài về thi pháp, khởi đầu là bài Thơ là gì?, đăng trên tạp chí Văn (Sài Gòn) với mục đích để giành làm tư liệu tham khảo về sau, chủ yếu cho sinh viên và độc giả trẻ. Nhưng việc làm dở dang, báo Văn khởi đăng được ba bài, vào cuối năm 1973, thì đổi người tổng biên tập, loạt bài ngưng trệ và Đặng Tiến cũng không có cơ hội viết tiếp... Ở miền Bắc, năm 1995, nhà xuất bản Trẻ phát hành cuốn Cách

giải thích văn học bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc trong đó có bài Thơ là gì, đã đăng trên tạp chí Văn học, Hà Nội (số 1- 1991). Đặng Tiến đã có bài

phê bình về bài viết của Phan Ngọc. Theo Đặng Tiến, “sự thức nhận về ngôn ngữ (thơ) cho đến nay chưa tiến hành triệt để” [63, tr. 24]...

Theo Đặng Tiến, thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một ý. Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ âm thanh của từ ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, mà còn là thể chất. Nó vừa là nội dung vừa là hình thức: nội dung đôi khi chính là hình thức của nó. Cho nên khi so sánh thơ với ngôn ngữ thường, có thể nói quá đi một chút như lời Jakobson: thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh,

trong khi văn xuôi, hay lời nói thường, chỉ là những ký hiệu bày tỏ sự vật bên ngoài. Sau khi dẫn khá nhiều luận chứng từ các nhà nghiên cứu như: Lévi- Strauss, Valéry… và đặc biệt là Jakobson, Đặng Tiến đã đưa ra hàng loạt ví dụ từ các sự vật thân quen trong cuộc sống (con dao, con chó, con mèo…) để nhằm so sánh giữa “từ ngữ” (cái biểu hiện) và “đối tượng” (cái được biểu hiện). Ông nói: tương quan lời/ý, cái biểu hiện/cái được biểu hiện, (signifiant/signififié) bị đảo lộn: trong lời nói thường và văn xuôi, lời là phương tiện của ý... Điều chính yếu trong thơ không phải là nói cái gì, mà là nói ra sao [27].

Từ sự lý giải đó, Đặng Tiến đã có gửi gắm mong muốn cần người bình thơ, dạy thơ phải hiểu thấu đáo: Trong thơ, ý là phương tiện của lời, nên người bình giảng thơ cần đặt lại chính xác quan hệ nội dung và hình thức. Nhất là khi bình giảng thơ trong nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo từ bậc tiểu học phải biết dạy thơ. Con em lớn lên mới biết yêu thơ, xã hội mới có thơ hay. Và đời sống con người tinh tế hơn...

Đặng Tiến khẳng định thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã hội. Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay. Bên cạnh đó, thơ còn bắt nguồn từ thực tế vì phải sử dụng ngôn ngữ hàng ngày dù để chế biến, xáo trộn, vì ngôn ngữ vốn là phản ánh của đời sống. Thơ lại sử dụng những tình ý của con người, thì dù muốn dù không cũng phản ánh xã hội. Những thi phẩm lớn của ta, như Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, đều mang ít nhiều đặc tính của xã hội.

Thơ không những chỉ phản chiếu tiêu cực mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người. Bỏ qua quan niệm “thi dĩ ngôn chí” và “văn dĩ tải

đạo” của nhà Nho, bỏ qua luôn quan niệm thơ phải phục vụ trực tiếp quần

chúng, chúng ta vẫn gặp những nhà thơ lớn ca ngợi giá trị đạo lý của nhân loại từ Khuất Nguyên qua Đỗ Phủ, cho đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến. Những tác phẩm được truyền tụng là những bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm,

thơ lánh đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn thơ xu phụ quyền thế của 28 vì sao trong Tao Đàn thì không mấy ai biết tới. Trong khuôn khổ của xã hội phong kiến và tư tưởng nho giáo khe khắt, thơ vẫn không chịu gò bó trong tam cương ngũ thường, mà vươn tới cái đạo lớn của nhân loại, ca ngợi cái hùng, cái vĩ, bênh vực kẻ yếu, tố cáo bất công. Khi nói đến tình yêu trai gái, thơ gạn lọc tình cảm, cho nên những đoạn Kinh Thi ướt át nhất vẫn ngay thẳng như lời Khổng Tử. Bản chất thơ phải “tư vô tà”, đó cũng là một đặc tính chung cho các bộ môn văn nghệ khi vươn lên làm văn hóa, văn minh [2]. Theo Đặng Tiến, thơ vẫn là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục, nhất là cấp tiểu học. Trẻ em học thơ để yêu tiếng nói, rồi từ đó yêu quê hương, loài người và cuộc sống. Dân tộc Việt Nam vốn yêu thơ, thưởng thức thơ từ lúc nằm nôi, nếu thi ca đóng đúng vai trò của nó dĩ nhiên là sẽ có tác dụng rộng lớn.

Có thể thấy rõ quan niệm của Đặng Tiến về đặc trưng của thơ rất gần gũi với Jakobson nên ông đã xin mượn lời Jakobson để kết luận: “Thi ca, so

với những giá trị xã hội khác, tuy không vượt bực, không lấn lướt, vẫn là thành tố cơ bản của ý thức hệ, luôn luôn quy về một đối tượng. Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w