6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.1.3. Giọng điệu và ngôn ngữ
Về giọng điệu, Đặng Tiến là người đã tạo được cho mình một giọng điệu riêng có sức thu hút, quyến rũ thực sự trong nghiên cứu, phê bình.
Ở Đặng Tiến, quan sát quá trình phê bình thi pháp thơ của ông, có thể thấy một quan điểm nhất quán: ông nhấn mạnh tính cách thẩm mĩ của ngôn ngữ qua hai điểm, nhạc điệu và hình ảnh. Chẳng hạn, viết về tập Mưa nguồn của Bùi Giáng, niềm tương ngộ trong Đặng Tiến qui về các điểm cơ bản và mạnh nhất mà thơ Bùi Giáng có được, là cái hạnh phúc ngôn từ mà cả người viết lẫn người bình đều hướng tới : nhạc điệu và hình ảnh. Theo Đặng Tiến, tập “Mưa nguồn”: đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu thơ ánh ỏi, do
đó, ở nhiều bài thơ không Bùi Giáng vẫn thấy “nhịp thơ nhanh, âm điệu
khỏe, hình ảnh rộn ràng, một điệu thơ hiếm có ở Bùi Giáng”. Cũng là giọng, nhạc điệu, hình ảnh, viết về Thơ Cao Tần, nhân bàn đến tính uy mua ở sáng tác của nhà thơ di tản này, Đặng Tiến nhận xét: “thơ Cao Tần có âm vang lâu
và sâu, vừa tếu vừa mếu. Chua mà ngọt, bùi bùi, đăng đắng”. Kế đó, phân
tích cụ thể bài Hát ngao trên tuyết, ông cao hứng: “lịch sử, địa dư, phong tục,
tự sự, tâm tình chen lấn vào bản hào ca chất ngất chữ nghĩa, dạt dào nhạc điệu, trùng trùng hình ảnh”. Kết luận này phản ánh đúng bút pháp Cao Tần
như một thành tựu đầu tiên của dòng văn học Việt ngữ từ sau 1975 ở nước ngoài. Viết về Huy Cận, Đặng Tiến đặc biệt nhấn mạnh “giọng lừng khừng
triết lí rạo ra cảm giác ưu tư” trong một thi pháp Huy Cận “có uyển chuyển theo từng giai đoạn, nhưng trước sau vẫn nhất khí”. Nhập tâm vào hình ảnh,
nhạc điệu của từng thi phẩm, nhà phê bình bắt gặp được thi tính. Thi tính là đức tính của thơ vậy. Không chỉ tìm kiếm nhạc điệu, hình ảnh trong thơ, theo tác truy tìm tính văn chương của Đặng Tiến còn thể hiện rõ đối với văn xuôi. Đặng Tiến phát hiện chất thơ trên trang văn Nguyễn Tuân là âm thanh và hình ảnh, khi thì “nhịp câu văn, những âm vận luyến láy” khi thì “âm hưởng một
câu đồng dao”, “âm điệu những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc”, khi nhất
quyết: “những trang thi vị nhất của Nguyễn Tuân về sau, có lẽ là những
trang tả cảnh, gợi lên vẻ đẹp muôn màu của đất nước, nhất là những phong cảnh sơ ngộ, trên một đất nước cố tri”.
Đặc biệt, Đặng Tiến là người sành và sính chơi chữ. Ông chơi chữ để thỏa mãn xúc cảm và đắc dụng ý. Chẳng hạn, ông khẳng định tập Mưa nguồn là “thi phẩm đầu tay và đều tay nhất của Bùi Giáng”; ở mức độ tài hoa hơn, viết về Nguyễn Tuân, ông tạo nhạc điệu cho câu văn phê bình như chính giọng điệu nhà văn: “Âm thanh xa xa lắng, tia nắng mờ mờ phai, buổi chiều
xuân vời vợi chơi vơi trong lòng chén, ôi những buổi chiều, chiều của ca dao, chiều trong Thanh Quan đã xế trong lòng ai tự thuở nào…”; về Tô Hoài của
hận biến mỗi kì ngộ thành một cố nhân”. Cuối cùng, với lối viết nhấn nhá,
mỗi câu kết trong văn bản được Đặng Tiến chăm chút để buông đúng lúc, xoáy, mà vẫn thanh thoát, trầm âm lắng.
Về ngôn ngữ phê bình, càng dễ nhận thấy “tiếng nói riêng” của ông. Đặng Tiến là một trong số không nhiều các nhà phê bình văn học đương đại rất quan tâm và vận dụng khá nhuần nhuyễn vai trò của các yếu tố ngôn ngữ trong việc lý giải các hiện tượng thi ca. Có được tinh thần này là ở chỗ, ngay từ rất sớm, Đặng Tiến đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề thi pháp và bắt đầu có những bài đầu tiên bàn về vấn đề lý luận: Thơ là gì? Đặng Tiến là một trong những người tìm đến nhà thi pháp học nổi tiếng thế giới Roman Jacobson khá sớm. Cho dù bất kì ai nếu không được đào tạo bài bản về nghành ngữ học thì việc đọc, học và lĩnh hội các tư tưởng cơ bản của Roman Jacovson thật không đơn giản. Đặng Tiến đánh giá con người Jacobson là nhà bác học thâm sâu, còn là một nhà sư phạm tài ba: điều khó đến đâu, cũng có cách làm người ta hiểu được. Như vậy, Đặng Tiến về cơ bản đã thấm thấu lý luận của Jacovson, hiểu khá thấu đáo các nguyên lú của thi pháp do Jacovson và các đại biểu của chủ nghĩa hình thức Nga đưa ra. Do đó ông rất đồng thuận với quan niệm của Jacobson và cũng là những cơ sở lý luận để ông triển khai các bài nghiên cứu của mình: “Cách đặt đối tượng vào ngôn từ, vào khối từ ngữ: tôi gọi đó là thời điểm duy nhất và thiết yếu của thơ, đụng không những vào lối kết hợp chữ nghĩa mà còn đụng vào cái vỏ của ngôn từ. Sự liên hợp tự động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa (le son et le sens) nhanh chóng hơn thường lệ (1919: bài Thơ Mới tại Nga).
Đọc cả tập sách, bạn đọc sẽ thực sự ngạc nhiên khi thấy cách sử dụng Tiếng Việt trong khi viết lý luận phê bình của Đặng Tiến. Ông không giống một số đại biểu Việt kiều khác ở chỗ là khi viết hay khi nói thường phải đệm tiếng nước ngoài để giải thích cho một số khái niệm khó nào đó. Trong hoàn cảnh sống xa đất nước gần nửa thế kỉ, trong điều kiện hàng ngày phải làm việc và thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Pháp, nhưng khi viết Tiếng Việt,
ông tỏ ra không thua kém bất kì nhà lý luận, phê bình nào đang sống và làm việc ngay ở quê hương Việt Nam. Điều này chứng tỏ, ông là một người con đất Việt thấm nhuần văn hóa Việt và yêu ngôn ngữ mẹ đẻ biết chừng nào. Tình yêu Tiếng Việt ấy sâu sắc, thường trực đã hóa thành những mạch nguồn tuôn chảy trên từng trang viết của ông [50]. Đọc Thơ - thi pháp và chân dung
của Đặng Tiến, bạn đọc cảm nhận rất rõ nét sự am hiểu một cách tinh tường Tiếng Việt hiện đại. Sự am hiểu đó thể hiện ở việc tổ chức câu cú, ở các nét nghĩa tinh tế của từng từ ngữ… Điều này giúp cho Đặng Tiến có một phong cách viết thoải mái, giản dị, tự nhiên mà vẫn sâu sắc, có độ uyên bác mà không thách đố. Ở những bài viết trình bày các vấn đề lý luận như: định nghĩa thơ, đặc điểm thơ… ông đều lựa chọn ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu. Đồng thời phê bình thơ bằng những cảm nhận tinh tế nhưng luôn theo hướng khách quan khoa học qua sự phân tích lý lẽ của thi pháp từ bình diện ngôn ngữ trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm độc đáo của Tiếng Việt.
Điểm đặc biệt nhất trong lối bình thơ của Đặng Tiến là câu văn của lời bình luôn mới mẽ và đầy thi tính. Khi nhận định về thơ ông viết: “Nguồn thơ nào không mang ít nhiều nhan sắc của phôi pha nếu bản chất của thơ không phải chính là di tích của phôi pha.” Khi bàn về Truyện Kiều ông viết: “Yêu một tác phẩm nghệ thuật như yêu một người con gái, mỗi lần yêu là khám phá ở họ một trinh tiết mới. Chúng ta yêu Kiều và Kim Trọng yêu Kiều bằng hai mối tình khác nhau”, hoặc “Giá trị của Truyện Kiều không phải là thành tố mà là ánh sáng của nó. Ánh sáng là niềm tin của con người vào ngôn ngữ bên trong vĩ tuyến của định mệnh và bên ngoài kinh tuyến của lịch sử”. Viết về Nguyễn Trãi: “Vũ trụ thơ của Ức Trai là một áng mây bên suối, một ánh trăng
trong khoang thuyền, tiếng chim kêu trong rặng hoa, là giọt sương bên chồi cúc”. Với Quang Dũng: “Quang Dũng đã đến giữa cuộc đời dịu dàng như một nét hoài nghi, rồi anh ra đi nhẹ nhàng như một chút mơ phai”. Hay như “Bùi Giáng, rất sớm, đã linh cảm rằng mình suốt đời đứng nguyên ở một tọa độ, xác định bởi một không gian Cố Quận và một thời điểm Nguyên Xuân”.
Có thể nói, trong suốt hơn ba thập niên cầm bút phê bình, Đặng Tiến duy trì tín ngưỡng ngôn ngữ và không ngừng phát hiện nó trong nhiều tác giả, tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, khiến có khi ông được coi là nhà phê bình duy mĩ mà lối thẩm bình của ông như thể một vũ trụ riêng, sóng sánh giữa lí thuyết và trực cảm, giữa ấn tượng và khoa học.