Đặng Tiến – Giáo sư đại học, nhà nghiên cứu phê bình “tài tử”, có uy tín

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 32)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.2.1. Đặng Tiến – Giáo sư đại học, nhà nghiên cứu phê bình “tài tử”, có uy tín

tử”, có uy tín...

Đặng Tiến là nhà phê bình văn học, đặc biệt là phê bình thơ được nhiều người kính trọng và yêu mến. Kính trọng vì tài năng, trí tuệ và yêu mến vì sự vô tư trong sáng không bị chi phối bởi bất cứ một định kiến nào về tư tưởng, quan điểm và học thuật. Có được sự “may mắn” này, có lẽ do ông được đứng ở một “tọa độ” đặc biệt. Đỗ Lai Thúy trong bài Đặng Tiến và những vũ trụ

thơ đăng trên Sông Hương viết: “Anh là một nhà phê bình tài tử theo nghĩa

phê bình vị phê bình, phê bình vì yêu văn chương nghệ thuật chứ không vì một cái gì khác ngoài văn chương...”[66].

Quan điểm phê bình thơ của ông rất rõ ràng: “Điều quan trọng với tôi trong các bài viết, không phải là khen chê, mà hiểu bài thơ, may ra hiểu được người làm thơ. Hiểu được nhau, gặp được nhau là quý”. Và ông bày tỏ: “Yêu văn là yêu người. Yêu thơ là yêu mình, cảm thơ, hội ý với thi nhân ta trở thành tri âm với nàng thơ, ta bình đẳng với tác phẩm”.

Do hiểu rằng “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”; và do khả năng nắm bắt được cái “thần” của thi ca (Câu thơ hay là một thoáng trần

gian), Đặng Tiến luôn cảnh báo: “…mỗi bài thơ là một mô hình phức tạp, cái

nhìn khoa học... là cần nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ...” “Cần có sự tổng hợp nhất quán nhiều ngữ cảnh, nhiều quan hệ do trực giác mách bảo, trong thao tác này tư duy duy lí xem ra bất lực”. Ông cũng đã từng khẳng định:

“Những câu chữ bao giờ cũng đặt trên một nền chung: niềm tin vào văn học, lẽ phải, tình người, dân tộc và đất nước”.

Qua các trang viết của Đặng Tiến, người đọc có thể thấy sự trong sáng trong tâm hồn và sự nhất quán trong tư tưởng của ông: thơ là tiếng lòng của thi sĩ, là tiếng nói của tâm hồn dân tộc. Nó cũng là cái mạch kết nối giữa những người Việt xa quê và người Việt đang sống trong xứ sở cùng hướng chung về nàng thơ và yêu thương đất nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w