Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 97)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ

V.hklovsky đã từng nói “nghệ thuật như là thủ pháp” (Art as Technique). Điều này cho thấy phê bình hình thức chủ nghĩa cổ vũ cho cuộc chạy đua sáng tạo ngôn ngữ, thắp sáng khẩu hiệu làm mới mà văn chương đầu thế kỉ XX đã châm ngòi, biến quang cảnh văn học diễn ra tiếp sau đó lâm vào tình thế soán vị liên tục giữa các phát kiến về thủ pháp, về kĩ thuật viết. Mỗi thể loại ôm ấp một hoặc nhiều thủ pháp khác nhau, từ đó, xuất hiện các hình thức, các thế giới nghệ thuật khác nhau. Để đi sâu vào thế giới nghệ thuật đó, nhà phê bình phải nghiên cứu đặc trưng ngôn từ của nghệ thuật, nhìn thấy tính tự trị khép kín của tác phẩm qua hệ thống những luật lệ tổ chức nên nó. Chủ nghĩa hình thức mở màn cho thi pháp học hiện đại, nghĩa là mùa bội thu đầu tiên của nghiên cứu thi pháp hiện đại đã được gắn chặt với ngôn ngữ và văn bản [46].

Tiên phong tiến vào dinh cư ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản là Đặng Tiến. Vũ trụ thơ (1972) được viết khi tinh thần xưng tụng ngôn ngữ thi ca của ông sớm già trước tuổi đời. Vũ trụ thơ, đúng với tên gọi, hàm chỉ cái tiểu vũ trụ do người nghệ sáng tạo ra, tự tại, độc lập, sánh ngang với các kì công tạo hóa. Nó câu thúc nhà phê bình vươn tới thâu nhận bằng một ý nghĩ rằng: thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Ý nghĩ ấy được ông viết ngay ở dòng đầu tiên, Nguyễn Du, nghệ thuật như là chiến thắng, kế đó, phê phán gay gắt lối phê bình xã hội học dung tục đã biến Nguyễn Du và Truyện Kiều thành giá đỡ của sự áp đặt, suy diễn hệt như thi nhân đã dụng tâm gài sẵn đâu đó vài “nội dung tư tưởng” đóng khuôn theo ý muốn nhà phê bình. Chống lại điều này, Đặng Tiến viết: “Nghệ thuật không phát sinh từ một dụng tâm, mà

chỉ là thể hiện tiềm thức sáng tạo của con người, vai trò của ý thức chỉ là sắp xếp”(Vũ trụ thơ). Từ đó, nhà phê bình quan niệm: “Thi ca sử dụng ngôn từ vào một đối tượng khác, nghĩa là sáng tạo một nghĩa mới cho ngôn ngữ”. Tin

vào sáng tạo ngôn ngữ, Đặng Tiến hào hứng với những rung động thẩm mĩ mà câu chữ Truyện Kiều mang lại. Sự hào hứng ấy, kéo dài theo đà viết của ông, từ khoảnh khắc nhìn thấy vũ trụ Truyện Kiều là một chân trời rộng để có thể theo đuổi ngũ sắc ngôn từ, cho đến tận hôm nay, khi ông nói về Thi pháp

R. Jakobson: “Thơ trở thành khu điền dã, địa hạt thí nghiệm, thực tập cho khoa thi pháp, truy lùng tận gốc rễ chức năng thẩm mĩ của ngôn từ”. Trong

suốt hơn ba thập niên cầm bút phê bình, Đặng Tiến duy trì tín ngưỡng ngôn ngữ và không ngừng phát hiện nó trong nhiều tác giả, tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, khiến có khi ông được coi là nhà phê bình duy mĩ mà lối thẩm bình của ông như thể một vũ trụ riêng, sóng sánh giữa lí thuyết và trực cảm, giữa ấn tượng và khoa học.

Khi viết về lý luận, Đặng Tiến luôn chủ động tìm cách diễn đạt cho thật dễ hiểu, tránh sử dụng xô bồ các thuật ngữ theo lối cầu kỳ kinh viện. Thành thử, với những bài viết như Thơ là gì?, Ý thơ và lời thơ... tuy là những bài có tính triết luận muôn thuở, nhưng đọc lên vẫn không khô khan, giáo điều. Ngược lại, khi viết bình luận, ông lại cố găng hết sức tìm mọi cách khai thác những giá trị ngữ nghĩa của từng con chữ hay giá trị biểu đạt nôi dung họăc tình thái của mỗi âm thanh (của nguyên âm, phụ âm, vần hay thậm chí của cả thanh điệu) để làm nổi bật tài nghệ của các thi sĩ, vơi tư cách là "các nhà nghệ thuật của ngôn từ". Do vậy, lời bình của ông không sáo rỗng, mà có sức hấp dẫn ở sự sáng tạo, phát hiện. Điều này thể hiện qua nhiều bài viết như Nữ tính trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà thi sĩ của phôi pha, Hành trình Xuân Diệu, Thi giới Đinh Hùng, Bùi Giáng nguồn xuân, Con nhện vương tơ...

Ông phát hiện khá tinh tường các dấu hiệu ngôn ngữ để từ đó dựng lên phong cách của các tác giả. Ví dụ trong bài Tính uy mua trong thơ Cao Tần ông chỉ rõ một trong những yếu tố làm nên tính uy mua trong thơ Cao Tần chính là sử dụng cách nói dân gian. Một số dẫn chứng cách dùng từ của Cao Tần:

1. Trong ví ta này chứng chỉ tại ngũ 2. Mất nước rồi còn hiệu lực hơi lâu,

3. Chiều lưu lạc chợt thương tờ giấy cũ 4. Tái tê cười: giờ gia hạn nơi đâu? [Thơ Cao Tần, tr. 52, tr. 39]

Cao Tần dùng lời ăn tiếng nói dân gian "còn hơi lâu", cũng như "còn

lâu", là từ ngữ phủ định dứt khoát: còn lâu tôi mới yêu anh, nghĩa là không

bao giờ. Nhưng trớ trêu hiểu ngược lại, theo cú pháp bình thường cũng không sao, có thể còn lý thú: nước mất rồi thì giấy tờ sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Câu 2, bản chất nó là uy mua. Nhưng vì tính đa nghĩa, chất uy mua loãng đi. Uy mua ở đây là câu nói tự nhiên, không chơi chữ, không tu từ (nhưng ở nơi khác, như câu đối, thì uy mua dùng phép tu từ, kỹ thuật ngôn ngữ, cái này không loại trừ cái kia).

Đặng Tiến phân tích cụ thể: uy mua của Cao Tần bắt nguồn từ tính dí dỏm trong truyền thống dân tộc. Chúng ta ai có dịp lân la trò chuyện với các bà cụ nhà quê, ít học hay thất học, sẽ ngạc nhiên về câu chuyện, ngôn ngữ cực kỳ sắc sảo, với những nét hóm hỉnh, tinh anh kỳ diệu của họ. Cao Tần sống thời đại mình, trong một bầu không khí văn hóa, văn học, một khung cảnh xã hội và trải qua một cuộc chấn động đổi đời, thì tự nhiên tâm tư mang âm vang "phi lý" sẵn có trong tư trào hiện đại. Và tình cờ thôi, nét dí dỏm dân gian trong Cao Tần vấp phải cái phi lý của lịch sử - tạo chất uy mua nhuộm màu phi lý có giá trị không riêng gì cho người Việt di tản, lưu vong, mà cho cả làng văn học Việt Nam trong nền văn chương thế giới.

Ông nắm chắc chắn ngôn ngữ Việt nên khi khai thác văn bản ông phân tích thấu đáo những từ loại (đặc biệt động từ) để làm toát lên hồn cốt bài thơ. Đó là khi ông viết về thơ Hoàng Cầm:

Cỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây!

Trầu cay má đỏ

Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm Em đừng lớn nữa Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì Đứa được

chinh truyền xủng xoẻng Đứa thua

Đáo gỡ ngoài thềm

Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em Năm sau giặc giã

Quan Đốc đồng áo đen, nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị

võng mây trôi

Em đứng nhìn theo, Em gọi đôi.

(Cây tam cúc)

Ông cho rằng Hoàng Cầm dùng động từ rất tài tình. Đặc sắc nhất là ở bài thơ Cây tam cúc bởi cách dùng những động từ rất chính xác trong trò chơi tam cúc nhưng lại ẩn dụ tình ý khác: chị gọi đôi cây... Nghé con bài… Em đi

đêm… chui sấp ngửa… đổi xe hồng… Em gọi đôi… Dĩ nhiên, người biết chơi

tam cúc sẽ thích thú với những động từ gọi, kết, chiu, đi đêm (đổi bài) đổi. Thậm chí ta có thể lắp ghép hai câu thơ, để tóm tắt toàn bài :

Chị gọi đôi cây – Em gọi đôi.

Chị chỉ đánh bài tam cúc thôi, còn Em thì mơ tình yêu, đôi lứa. Em sẵn sàng hy sinh những tài sản quý giá nhất, những con bài tốt nhất, tướng điều sĩ

đỏ, để hưởng được một thoáng hạnh phúc phù du : Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em

Các bài viết không chỉ bộc lộ tâm huyết máu thịt của Đặng Tiến với nàng thơ mà còn lộ rõ tình yêu sâu sắc của ông với tiếng Việt nói riêng, và với đất Việt yêu thương nói chung. Không yêu quê hương, không yêu tiếng nói mẹ đẻ của mình chắc chắn không thể viết được những lời bình lay động tâm hồn người đọc đến thế. Đọc những câu ông bình về chất thơ của Hồng hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm hay Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du... người đọc như cảm thấy có sự âm vang của hồn núi sông trong tâm tưởng. Đọc những trang ông viết về Xuân Diệu hay Bùi Giáng... người đọc như cuốn vào cõi đắm say, day dứt cái nỗi khát khao của thi sĩ. Dường như, lẩn quất sau mỗi trang viết của ông, viết về thơ đấy, viết về cái chất lãng mạn bay bổng của nàng thơ đấy mà mang mang tâm sự của một cõi buồn văng vẳng, xa xăm u hoài, trong tâm trạng ở một người xa quê, xa nước.

Nếu quan sát từ cách lập ý đến cách triển khai các lời bình trong Thơ-

Thi pháp và chân dung, không khó khăn cũng nhận ra ở Đặng Tiến sự sâu

lắng trong cốt cách tư duy Á Đông, trong kiểu thẩm thơ tinh tế và mẫn tiệp, một năng lực có lẽ là thiên bẩm mà anh được ban tặng. Vì thế, trong giữa muôn vàn các bài viết về cùng nhà thơ ấy, về cũng tư tưởng ấy, Đặng Tiến vẫn tạo cho mình được một cá tính riêng. Đó là lối bình văn bóng bảy, có hàm ý và có sự uyên thâm trong dẫn liệu và quá trình chắp nối các mạch liên tưởng.

KẾT LUẬN

1. Khoa học - và cũng là nghệ thuật - nghiên cứu phê bình thơ là một

lĩnh vực, một hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học hiện đại. Đến với lĩnh vực này, hoạt động này, không dễ, vì ngoài tài năng, tâm huyết, vốn sống, vốn văn hóa, vốn tri thức chuyên ngành, đòi hỏi nhà nghiên cứu, phê bình cũng phải rất trải nghiệm, phải hiểu con người, hiểu quê hương, đất nước, dân tộc mình, và dĩ nhiên, phải hiểu nhân loại,... Nghiên cứu phê bình thơ cũng là một con đường đi tìm tri âm tri kỷ, là con đường của những tấc lòng đến với những tấc lòng... Ngành nghiên cứu phê bình thơ ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn màng, nhưng điều đáng mừng, số người đến với nó ngày càng đông đảo, nó cũng đã tìm được những tri âm, tri kỷ, những tấc lòng thơm thảo, quý giá, đáng trân trọng... Và đáng mừng hơn nữa, trong số những người làm công tác nghiên cứu phê bình, có những phong cách lớn, tài hoa, dám sống chết với nghề, thủy chung không mỏi với nghề. Đặng Tiến là một trong những số đó.

2. Thơ là gì? Và phê bình thơ là gì? Đấy là những câu hỏi từng ám ảnh

Đặng Tiến khiến ông không ngừng nỗ lực, quyết liệt đi tìm câu trả lời. Đặng Tiến từng tâm sự: “Vả chăng Thơ được sử dụng như một phòng thí nghiệm của nhiều khoa học khác: ngôn ngữ học, ký hiệu học, dân tộc học… Thơ là con chuột bạch cho nhiều ngành khoa học nhân văn đương đại”... Có đúng như vậy không? Thì đây, Thơ- thi pháp và chân dung là “một phòng thí nghiệm của nhiều khoa học”, là một khu vườn, một thế giới văn chương thu nhỏ củả người Việt với bao nhiêu điều thú vị. Ở đó, những người con đất Việt xa quê có thể đắm chìm vào đời sống văn nghệ đang biến đổi từng ngày của đất nước. Ở đó, bạn đọc có thể đắm chìm vào những cảm thức thẩm mỹ dạt dào, đa dạng.

3. Thơ- thi pháp và chân dung đã góp phần làm cho bộ môn nghiên

màu sắc, có cá tính. Đó là lối phê bình tiếp cận đối tượng từ đó từ góc độ biểu cảm cá nhân và góc độ quy chiếu về chân dung xã hội. Một thái độ cân bằng như vậy về khoa học cũng đi liền với một thái độ công bằng đối với những giá trị, đồng thời là công bằng với chính thị hiếu và sự cảm thụ đa dạng của bạn đọc. Bởi thế, là tập sách phê bình nhưng được xem như một vũ trụ thơ.

4. Thơ - thi pháp và chân dung tuy đã cho bạn đọc thấy sự giàu đẹp,

độc đáo của tiếng Việt. Chính sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ (đặc biệt là duy trì ngôn ngữ đó trong suốt thời gian dài sống ở nước ngoài) đã minh chứng cho phần hồn Tiếng Việt có sức sống bền vững. Đặng Tiến gửi đến người Việt nói chung và người Việt ở ngoại quốc thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước từ những trang viết thấm đẫm hồn Việt.

5. Vấn đề tìm hiểu Tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của Đặng Tiến

(qua tập Thơ- thi pháp và chân dung) và chỉ ra những nét đặc sắc trong phê bình của Đặng Tiến như đã trình bày trong luận văn này mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, còn rất nhiều vấn đề về cả lí luận và thực tiễn còn bỏ ngỏ... Chúng tôi hi vọng trở lại vấn đề này ở một công trình khác với cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [2]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

[3]. Huỳnh Phan Anh (1968), “Nghĩ về phê bình”, Tạp chí Tin Văn Sài Gòn, số 4. [4]. Nguyễn Ngọc Ảnh (1969), “Nghệ thuật phê bình của Biêlinxki”, Tạp chí

Văn học, số 3.

[5]. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôttôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đình Chú (1987), “Văn học Việt Nam những năm 20 của thế kỉ”,

Hợp tuyển văn học Việt Nam, tập V, Nxb Văn học, Hà Nội.

[7]. Trương Chính (1968), “Phê bình lí trí, phê bình tình cảm”, Tạp chí Văn

học, số 1.

[8]. Hồng Chương (1949), “Hải Triều, một nhà lí luận, phê bình văn học xuất sắc”, Báo Thép Mới, số 1.

[9]. Nguyễn Văn Dân (1991), “Khoa học phê bình với tình hình đổi mới văn học”, Tạp chí Văn học, số 2.

[10]. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây

hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới (1932 - 1945), Nxb Khoa học Xã hội (tái bản), Hà Nội.

[13]. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1987) Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975) 2 tập, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[14]. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn - con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.

Văn học”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12.

[16]. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội. [18]. Nguyễn Đăng Điệp, “Những đặc điểm và nhận định về thơ Việt Nam những năm sau 1975”, http:// Vnxpress

[19]. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long (1996), Lý luận văn

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Nguyễn Văn Hạnh (1987), “Đổi mới tư duy - khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, số 2.

[21]. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - vấn

đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[22]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[23]. Hoàng Ngọc Hiến (ngày 7/9/1991), “Viết phê bình để làm gì?”, Báo

Văn nghệ, số 36.

[24]. Hoàng Ngọc Hiến (2009), “Phê bình thơ trong tập sách “thơ” Đặng Tiến”, Tạp chí Nhà văn Việt Nam.

[25]. Hoàng Ngọc Hiến (2012), Hoàng Ngọc Hiến… viết (tuyển những bài tiểu luận, phê bình của Hoàng Ngọc Hiến do Đa Huyên biên soạn), Nxb

Lao động, Hà Nội.

[26]. Đỗ Đức Hiểu (2002), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[27]. Đào Duy Hiệp (2007), “Ngôn Ngữ và nhà thơ”, http://ngôn ngữ.net [28]. La Khắc Hòa (2006), “Nhìn lại các bước đi, lắng nghe những tiếng

nói”, sách Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[29]. Mai Hương (1999), Văn học- một cái nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [30]. Vũ Ngọc Khánh (1969), “Truyền thống phê bình văn học ta”, Tạp chí

Văn học, số 4.

[31]. Phan Khôi (1933), Lời giới thiệu cuốn “Phê bình và cảo luận” của Thiếu Sơn. [32]. Phan Khôi, “Với thi sĩ Tản Đà”, Tao Đàn, số 9 + 10 ra ngày 16/7/1939,

16/8/1939.

(tập2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[34]. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w