Một số nhà thơ Việt Nam hiện đại (Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng )

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 56)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.3. Một số nhà thơ Việt Nam hiện đại (Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng )

Đạt, Bùi Giáng...)

Đối với Quang Dũng, Đặng Tiến cho rằng sự xuất hiện của Quang Dũng trong thi đàn dịu dàng như một nét hoài nghi, rồi lại đi nhẹ nhàng như một thoáng mơ phai. Thơ Quang Dũng: trước sau là thơ tình. Tình yêu cuộc sống, yêu người, yêu đồng bào đồng đội, yêu đàn bà đẹp, yêu nghệ thuật và

yêu đất nước. Không có tình cảm cao đẹp thiếu vắng trong thơ Quang Dũng và mọi tình cảm đều được thể hiện một cách sâu sắc, tế nhị, tài hoa. Thơ Quang Dũng là một thứ ánh sáng biên giới. Biên giới giữa thực và mộng, giữa cái chung và cái riêng, kỉ niệm và ước mơ, giữa cảm hứng và kĩ thuật. Sự giao thoa ấy tạo cho thơ Quang Dũng một thế giới riêng, lung linh, rắn rỏi, thướt tha... Cảm giác giữa mộng và thực biểu hiện rõ nét qua Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Những hình ảnh tỏa ra một ánh sáng truyền kỳ, huyền hoặc, lạ lùng. Những tráng sỹ da xanh như Đan Hùng Tín, đầu trọc như Võ Tòng, tung hoành giữa chốn rừng sâu, ma thiêng và quỷ dữ. Những câu thơ trên dựa vào một cảnh thực rất đau lòng: đoàn quân rụng tóc và da xanh vì sốt rét và thiếu ăn, thiếu thuốc men; số người chết vì bệnh tật cao hơn số thương vong trên trận địa. Thực và mộng trong thơ Quang Dũng có khi cách nhau chỉ một sợi tơ trăng, giữa chuyện cổ tích và giọt nước long lanh trên thành giếng đá:

Đường ấy dừa trăng như cổ tích

Đường vào những chuyện thuở ngày xanh (…) Giếng làng còn ướt trăng trên đá Chim ngủ xôn xao động lá cành

Quang Dũng có tài thắp lên những ước mơ diệu kỳ trong tâm hồn người đọc bởi chính Quang Dũng luôn ngập tràn mơ ước. Tuy nhiên những mộng ước hướng về tương lai không nhiều lắm trong thơ Quang Dũng; giấc mơ Quang Dũng thường là hồi quang quá khứ. Dĩ nhiên, bài thơ nào mà chẳng là hồi quang nhưng ở Quang Dũng nó là đặc tính, như một tia sáng xuyên qua màn sương kí ức. Quang Dũng là một hồn thơ mơ mộng, ngay cả khi cầm súng:

Nhớ một con đường biên giới Nằm chờ giặc qua

Mũi súng kề bên nhành cúc dại Sương rung rinh…

Giấc mơ Quang Dũng có khi nảy sinh từ thực tại. Nhìn những cô hàng xén ven sông Đáy, anh như mơ thấy cả một quê hương ngàn xưa, và đã tạo ra những hình ảnh tuyệt vời:

Cô hàng xén gánh về Tiếng cười khúc khích

Nhìn cảnh Ba Vì quê mình, anh gắn bó với hiện tại qua hơi thở mong manh của vũ trụ:

Hãy nghe êm ả tiếng mùa xuân Thở nhẹ cành non đang nảy lộc

Nhưng đồng thời Quang Dũng cùng sống lại huyền sử xa xôi của đất nước:

Ở đâu phảng phất khí Phong Châu Đám cưới Sơn Tinh về bến nào Ở đây trong sáng ngày ca dao

Quang Dũng rất yêu rừng và viết nhiều bút kí đặc sắc về rừng. Rừng là một tài nguyên của đất nước, rừng lại là nguồn suy cảm bao la, là kí ức, là tương lai cuộc sống. Rừng cũng là lịch sử: Rừng Lam Sơn, Rừng Bắc Giang, rừng rộn Tiến quân ca, rừng đi vào Hà Nội: trấn thủ còn mang vị núi đồi. Yêu rừng là yêu cây, yêu người trồng cây (Mười hai cô gái trồng cây)...

Phân biệt giữa thực và mơ trong thơ Quang Dũng thực chất là một thủ thuật tùy tiện. Bởi vì trong thơ ranh giới giữa thực tế và mộng ảo, không dễ gì phân định cho minh bạch. Và như Bachelard đã nhấn mạnh về năng lực tạo hình của trí tửng, và từ đó đi vào bản chất của thơ. Nghịch lý của Quang Dũng có thể làm khởi điểm cho một suy nghĩ như vậy. Mơ mộng không phải là chán đời, dù chán chê hay chán ghét. Tản Đà là người làm nhiều thơ chán đời nhất và là người ham sống, sống say sưa nhất. Thơ Quang Dũng thường buồn có chất gì bâng khuâng ảm đảm, nhưng anh là người vui tính, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ. Xuyên suốt xứ thơ Quang Dũng là những con

đường. Con đường là vết chân của loài người còn lưu lại trong kí ức của thiên nhiên - và của nhà thơ. Đi vì ham vui và tham sống. Trên những đường, những lối, những nẻo, những đèo, những đèo, những dốc nghìn thước lên cao

đến đỉnh ước mơ, hay nghìn thước xuống đáy tâm tư.

Về Văn Cao, Đặng Tiến đề cập đến đặc trưng thơ Văn Cao chủ yếu qua tập Lá. Lá (Văn Cao) xuất bản năm 1988, gồm có hai mươi tám bài thơ ra đời rải rác vào nhiều thời kỳ khác nhau, từ 1941 đến 1987, chủ yếu là những bài làm từ 1956 về sau, quan trọng nhất có trường ca Những người trên cửa biển.

Nói là chủ yếu, vì năm bài thơ làm trước đó còn âm hưởng nhiều trường phái thi ca khác nhau trong thơ cũ. Từ 1956 những tác phẩm làm trong phong trào

Nhân văn - Giai phẩm đã khẳng định cá tính thơ Văn Cao, mới lạ trong cấu

trúc, sâu sắc tư duy. Hai mươi tám bài thơ: con số có lẽ là một trùng hợp tình cờ; không có gì chứng tỏ Văn Cao đặt rung cảm mình vào khuôn sáo nhị thập bát tú. Theo Đặng Tiến, Thơ Văn Cao giàu thị giác, thiên về tư tưởng, đòi hỏi cái mới, cái hiện đại, nhưng không chấp nhận kinh nghiệm người đi trước.

Văn Cao đi tìm những lối mới, cho hình thể hội hoạ, cho ngôn ngữ thơ ca. Ông ý thức rằng dân tộc cần những con đường mòn, cần truyền thống, để tự khẳng định, để giữ gìn bản sắc, nhưng lại cần những nhảy vọt để tiến bộ, để phát huy bản sắc ấy trong một thế giới đang thay đổi. Những thể nghiệm về hội hoạ trừu tượng năm 1945, về quan điểm thơ không vần 1949, là những cố gắng làm mới nghệ thuật. Nhưng Văn Cao cũng nhận ra rằng không thể có nghệ thuật mới, nếu không có tư tưởng mới và hoàn cảnh mới. Cuộc chiến tranh chống Pháp có tác dụng đổi mới tư duy, cũng như mọi cuộc chiến tranh, nhưng nó là vệ quốc, nên, trong một chừng mực nào đó, đẩy lùi tư duy dân tộc về lại quá khứ, với "nam đế cư". Nam đế ở đây không còn là vua Lý, vua Trần, nhưng là nhiều thứ vua khác, mà về sau Văn Cao sẽ ví von với "những con rồng đất khi đỏ khi xanh". Không những "lẫn trong hàng ngũ" mà còn len

lỏi vào tư tưởng và tình cảm của mỗi người. Cái giá rất đắt của gian khổ và chiến thắng mà dân tộc ta phải trả là tinh thần bảo thủ. Thơ không vần là tự

hào của một tâm lý thất bại, Thanh Tâm Tuyền là một ví dụ. Thơ vần hay không vần, tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng là một khâu có tác động trên cả guồng máy. Phải đợi sau khi hoà bình lập lại, 1956, Văn Cao mới làm thơ trở lại, không vần, thơ mới: Tôi muốn tìm hiểu cuộc đời / Như lấy bàn tay dò

mạch giếng chảy. Thơ Văn Cao là cuộc tra vấn thường xuyên cuộc sống và

con người, về thân phận, về ước vọng. Đề tài thơ Văn Cao không nhiều: vài ba kỷ niệm, với đám người bạn, vài thành phố nhưng lúc nào cũng là những câu hỏi dằn vặt. Đó là những tâm sự với các bạn: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng...

Các cụ ngày xưa đã tiết kiệm tâm tình, mà cũng có lúc oà vỡ thành tiếng khóc, như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê. Ở Văn Cao không có những nức nở đó, mà chỉ có những nhức nhối thu lại trong nội tâm, trong im lặng "Có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được". Thơ Văn Cao, chủ yếu, là những phút im lặng giữa những khoảng tối và sáng trong ngôn ngữ. Có khi thơ Văn Cao không có những màu mơ sắc mộng, mà nhắc nhở những hy sinh, có khi u hoài và quặn thắt. Đặng Tiến nhận xét đọc Văn Cao quả là mệt.

Nhấn mạnh vào biểu tượng thành phố Hải Phòng, nguồn cấu tạo thơ Văn Cao, Đặng Tiến muốn nói rằng: đề tài một bài thơ, những ý tưởng, tình cảm ẩn hiện, và chữ nghĩa thân xác bài thơ đó là một duy nhất. Văn Cao làm thơ về Hải Phòng, Nguyên Hồng viết truyện về Hải Phòng cũng như Xuân Diệu làm thơ về tình yêu, Hàn Mạc Tử làm thơ về đức tin, Huy Cận làm thơ về vũ trụ. Đề tài không phải là đối tượng, nó không nằm ngoài tác giả, mà nó là chủ thể, nó là tác giả, thậm chí làm chủ tác giả khi là nguồn cảm hứng có tiềm lực cấu tứ. Lúc đó, đề tài lái dẫn bàn tay, ngòi bút chỉ làm việc sắp xếp, sửa đổi. Nói về hội hoạ, Văn Cao có lần chia sẻ với Đặng Tiến: vẽ gì thì cũng vẽ chính mình mà thôi. Hải Phòng là bản thân Văn Cao. Một Văn Cao truân chuyên, cay đắng, nhưng tin tưởng và độ lượng - tin tưởng vì độ lượng. Văn Cao tin ở cuộc đời, ở vũ trụ, tin vào một thiên nhiên nuôi dưỡng con người:

Từ xa về hạt giống rải qua sông Mảnh đất nơi đây vùi nông cũng sống

Niềm tin của Văn Cao đi từ những giấc mơ thét gào thực tại, là những rạn vỡ đòi lại toàn bích, là chiếc lá gào gọi trời xanh. Thơ Văn Cao, đời Văn Cao là " một tiếng vang vang cả lòng cả đáy ", của não trong sọ, của tuỷ trong xương, của máu trong mạch, của khát vọng khôn nguôi.

Đối với Lê Đạt, Đặng Tiến nghiên cứu chủ yếu tập thơ Bóng chữ. Đặng Tiến đánh giá: Bóng chữ là ám ảnh của một đời người gian lao, lận đận. Tập thơ gồm 108 bài, phần nhiều thơ ngắn, hai câu, năm mười câu; dăm bài dài nhất chỉ độ trăm câu. Lê Đạt đã xác định quan điểm sáng tác của mình: “thơ phải cô đúc, đa nghĩa. Đa nghĩa vì câu thơ mang nặng lịch sử chữ, hoạt động ở nhiều tầng văn hóa, cả trong ý thức lẫn vô thức người viết (…). Nói như Valéry chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về giá trị (…). Nhà thơ làm chữ không phải ở nghĩa “tiêu dùng” nghĩa tự vị của nó mà còn ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ và bài thơ” [tr.50, 64]. Đặng Tiến

đánh giá quan điểm này của Lê Đạt không có gì là mới vì các nhà thơ phương Tây đã nói cách đây hàng trăm năm và ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả bàn đến. Đặng Tiến đi sâu nghiên cứu thơ Lê Đạt và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu trong thơ Lê Đạt. Bóng chữ ghi lại lịch sử của một đời người, qua buồn vui của một cá nhân, giữa thăng trầm của dân tộc, và trăn trở của một nghệ sỹ thường xuyên tra vấn ngôn ngữ. Ba yếu tố ấy hòa quyện vào nhau làm nền cho tập thơ, nhưng thành phần thứ ba, những thí nghiệm ngôn ngữ có phần khúc mắc, che lấp tình ý của tác giả, dễ làm người đọc lạc hướng và lạc lõng. Sự thật Lê Đạt chỉ tạo rung cảm mới bằng một vài thủ pháp: đảo ngữ, ẩn ngữ, nhấn mạnh vào ngữ âm, khai thác tính đa nghĩa trong từ vựng, sử dụng điển cố trong văn học một cách rộng rãi, từ tục ngữ ca dao đến thi phảp nước ngoài. Khai thác kinh nghiệm những người đi trước, từ Baudelaire, Maiakovski đến thơ thơ siêu thực và hiện đại Pháp, tiếp cận những lý thuyết

văn học, ngữ học và nhân học mới, Lê Đạt thực tâm muốn làm mới thơ mình. Nói theo ngôn ngữ phê bình hiện đại, thì Lê Đạt khai thác triệt để khả năng văn học của ngôn ngữ về hai mặt từ hệ (paradigme) và từ tổ (syntagme), lịch đại (diachronie) và đồng đại (synchronie). Thơ Lê Đạt, dù cầu kỳ cũng không thoát khỏi bốn cạnh của ô vuông đó. Thơ Lê Đạt thường đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ về từ ngữ, ngay cả trong những đề tài thời sự:

Thơ Lê Đạt tân kỳ, vẫn giàu màu sắc dân tộc. Phát biểu tại Đại hội Nhà văn (3 - 1995), Lê Đạt nói: “Truyền thống và hiện đại không phải là hai khái

niệm riêng lẻ … Một nền văn hóa đích thực, sống động bao giờ cũng bao gồm cả hai mặt truyền thống và hiện đại” (Báo Văn nghệ, 1- 4 - 1995). Thơ Lê Đạt

phức tạp vì “chính con người anh sống thường xuyên trong sự giằng co giữa cũ và mới, nửa tỉnh nửa quê, một tâm hồn luôn luôn phập phồng một vị riềng

quê (Ông cụ nguồn, tr.67) hay thoáng cà cuống chưa đóng lọ (Qúa trình công tác, tr.5), hay mùi hương mộc mạc, lời tình tứ tha thiết: Gió bồ kết/ nắng lung liêng mày cúc.

Thơ Lê Đạt dạt dào hình ảnh quê hương trong tiếng tù và, tu hú giữa những bờ xoan, gốc khế, mép lúa, nương dâu. Nhưng cũng có khi rất tinh nghịch, tinh quái, có khi còn quỷ quái. Nét u mặc là đặc sắc từ vựng Lê Đạt, phản ánh nếp suy nghĩ và phong cách sống của tác giả. Nhiều người thích thơ Lê Đạt vì nét phúng thế, nhưng cũng vì đặc điểm này mà nhiều người không thích, thậm chí căm ghét, nhất là về phía trường phái chậm hiểu. Tình yêu là chủ đề quan trọng trong thơ Lê Đạt, không lấy gì làm mới. Nhưng thơ tình Lê Đạt cảm động nhờ tươi mát, ngây thơ: điều lý thú ở một nhà thơ đã ngoài tuổi sáu mươi, và đã sống tầm tã qua bao nhiêu điêu linh, chìm nổi và tội vạ. Thơ tình Lê Đạt róc rách những suối nguồn vô cùng trong sáng. Có những bài thơ từ giai điệu đến ngôn từ thực đê mê, run rẩy trên đầu ngọn gió chớm tình, đã sang mùa tư lự trước cơn giấy trắng mưa khuya. Tình yêu thật sự không bao giờ đơn giản mà âm vang không biết bao nhiêu khát vọng một đời người. Với người nghệ sỹ, làm thơ hay viết văn, tình yêu, nghệ thuật, tâm hồn, thể xác

với cuộc đời là một, là một định mệnh không bao giờ trọn vẹn. Tình yêu trong thơ Lê Đạt không thể thoát ra khỏi bối cảnh xã hội lúc bấy giờ là đang có chiến tranh nên binh lửa chiến tranh luôn chập chờn trong thơ tình.

Tác dụng quan trọng của kĩ thuật, của thi pháp tạo ra cảm xúc, làm nên giá trị bài thơ. Lê Đạt sáng tác qua ba giai đoạn: quan sát - học tập - sáng tạo. Thơ Lê Đạt sau phần tinh quái, còn có phần ma quái và yêu quái. Tuy nhiên dù có là đọi máu thay lời thơ vẫn còn phảng phất hương hoa mộng mị.Thơ Lê Đạt đã gửi những cánh hoa mau trễ tràng, vẫn y hẹn đến với một mùa xuân ngang trái. Bóng chữ cho thấy một Lê Đạt vừa từ tốn vừa kiêu hãnh. Đặng Tiến đã phân tích khả năng vận dụng ngữ âm để tạo âm thanh nhằm đem lại hiệu quả cao cho lời thơ của Lê Đạt.

Lê Đạt không có tham vọng và cũng không có khả năng làm mới thi ca. Tập thơ Bóng chữ là một cách nói, có phần lạ tai để buộc người đọc suy nghĩ lại về bản chất, về chức năng của ngôn ngữ thi ca. Thơ Lê Đạt chỉ lạ mà không mới. Chỗ mạnh trong thơ Lê Đạt ở trong kiến thức, trong “điển cổ” vẫn thường sử dụng. Đặc biệt Lê Đạt đã vận dụng cả vốn sống, vốn kiến thức để đặt lại vấn đề ngôn ngữ thi ca trên hai mặt lý thuyết trừu tượng và trước tác cụ thể. Vì thế, Lê Đạt gây cho lớp trẻ suy nghĩ về việc làm thơ. Nói đúng hơn là Lê Đạt kỳ vọng vào lớp trẻ làm thơ sẽ mới, sẽ khác, sẽ hay hơn mình. Đây là điểm người đọc trân quý Lê Đạt, một con người có tâm hồn cao đẹp qua những bóng chữ trang nhã.

Với Bùi Giáng, Đặng Tiến đi sâu khai thác niềm hạnh phúc mà thơ đem lại, khai thác sức xuân ngập tràn trong thơ ông. Xuân trong thơ Bùi Giáng là xuân không mùa, xuân duy nhất và tuyệt đối, mà ông gọi là Nguyên Xuân (Lá

Hoa Cồn, tr. 26), là khởi thủy của nguồn sống, nguồn thơ, đồng thời là đối

tượng, là cứu cánh của sáng tạo, của Lời Cố Quận, Tiếng Gọi Về.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 56)