Thi pháp của Đặng Tiến trong viết tiểu luận về thi pháp thơ

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 78)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1. Thi pháp của Đặng Tiến trong viết tiểu luận về thi pháp thơ

3.1.1. Cách nêu vấn đề và triển khai bài viết

Trước hết, cần nói đến cách đặt vấn đề, nêu vấn đề của Đặng Tiến. Có trường hợp Đặng Tiến nếu vấn đề bằng cách giới thiệu cụ thể về thân thế và sự nghiệp của tác giả. Sau đó, ông phác họa nét đặc trưng nhất trong thi pháp của tác giả. Điển hình như: Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Chính Hữu,…

Với tác giả nào, ông cũng lựa chọn những thông tin cơ bản nhất, chắt lọc nhất và có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác cũng như phong cách thơ của tác giả đó. Và chỉ một nét phác họa thôi, chân dung thi nhân đã hiện lên trước mắt người đọc. Ví dụ với Hàn Mặc Tử, một thi nhân tài hoa bạc mệnh, có một cuộc đời đầy những biến cố đau thương. Nhưng khi nói về Hàn, Đặng Tiến viết khá ngắn gọn: Bắt đầu làm thơ Đường từ năm mười lăm tuổi (ký nhiều bút hiệu: Minh Huệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh). Đã đăng thơ trên các báo Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, Trong Khuê phòng, Đông Dương tuần báo, Tân

thời, Người mới. Chứng bệnh phong cùi hiểm nghèo đã đem đến cho Hàn

Mặc Tử nhiều thi tứ đẹp, thanh thoát, như một vùng trú ẩn cần thiết cho cõi linh hồn đau khổ triền miên.

Hay như với Đinh Hùng, ông giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp giang dở và nhấn mạnh: Đinh Hùng tạo cho ông một thi giới rất lạ, tựa như một con suối chảy từ trữ tình đến tượng trưng sang siêu thực, mang theo dòng những hình ảnh giàu có, ngôn ngữ cá biệt và tâm hồn lạ lùng của miền núi rừng bí ẩn, hoang sơ (tr.378, 64).

Có chân dung thơ, hoặc hiện tượng thơ, Đặng Tiến đặt vấn đề bằng cách viện dẫn các ý kiến, các nhận xét, đánh giá… của các nhà nghiên cứu, phê bình như: Thế Lữ, Tô Thùy Yên….

Khi viết về Thế Lữ, ông bắt đầu từ ý kiến của các nhà nghiên cứu đánh giá sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ. Đầu tiên là Vũ Ngọc Phan: "... công đầu

trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa". [52]. Sau đó là ý kiến của Hoài Thanh: "Độ

ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này". Tiếp đến là Xuân Diệu: "người đương thời ưa thích nhất giữa các nhà thơ mới khoảng 1932 - 1937".[tr. 184, 64]. Sau khi trình bày những nhận xét đó, Đặng Tiến đã đi đến sự khẳng định về sự nghiệp của Thế Lữ nên xét đến các yếu tố ngữ pháp, thi pháp và nghệ thuật. Và sự cách tân của Thế Lữ là ở chỗ: làm nổi bật tính chất duy lý- gọi là tư duy logíc [tr.185, 64].

Có chân dung, ông lại bắt đầu từ những cảm nhận, những ấn tượng của cá nhân hoặc dư luận trước các tác phẩm, tác giả.

Đó là Tô Thùy Yên. Ông viết: Tô Thùy Yên đến với văn học trên

“Cánh đồng Con ngựa Chuyến tàu”, bài thơ làm năm 1956, đăng trên báo

Sáng Tạo thời đó và được độc giả hoan nghênh ngay, nhất là trong giới thanh niên, học sinh. Thời ấy sinh viên chưa nhiều, quần chúng văn chương còn thưa thớt, một thế hệ độc giả mới đang chớm thành hình. Với thời gian nhìn lại, bài thơ có thể xem là một sự kiện văn học, vì lời thơ tân kỳ, ý thơ mới lạ, không giống một bài thơ nào khác trước kia – mà đã được người đọc không chuyên môn văn học yêu thích ngay. Chuyện hiếm, vì công chúng Việt Nam, nói chung là thủ cựu. (Ngựa phi đường xa)

Đó là chân dung Trần Tế Xương trong bài viết Trần Tế Xương, người

xa lạ. Đặng Tiến nhận định về Trần Tế Xương là người không xa, bởi vì

người không lạ, mà người trở thành xa lạ. Xa lạ là cảm giác lạc loài trong một thế giới vốn dĩ phải quen thuộc. Vì đã gần, vì đã quen, mà ý thức chợt bàng hoàng trong niềm bơ vơ vô định.

Nỗi riêng, riêng cả tấm tình chung

Niềm hoài mong u tịch lắng đọng trong thơ Trần Tế Xương, là một nguồn rung cảm mới trong thi ca Việt Nam, trong những năm bản lề giữa hai thế kỷ XIX và XX, giữa sự phôi pha của một nền văn minh đang lịm tắt; nguồn thơ đó, trong niềm hoài cổ mông mênh, đã mang cái trực giác của một trào lưu mới. Trong giao thời của lịch sử đang vào một khúc quanh quyết định, thì Trần Tế Xương con người bị quá khứ ruồng bỏ, chưa nhận diện được một tương lai đã manh nha trong trực giác. Thơ Trần Tế Xương khơi dòng cho một thi hứng mới trong văn học, ở chỗ đã rời bỏ những khuôn sáo khoa cử hay ngâm vịnh, để trực tiếp nói lên thân phận cá nhân. Khía cạnh này trong thơ họ Trần dường như chưa được giới phê bình văn học lưu tâm; tôi không dám đề nghị một giải thích dứt khoát và toàn bộ về thơ Trần Tế Xương, mà chỉ cố gắng đưa ra vài cảm giác riêng lẻ, như một gợi ý, để hiểu thêm một nguồn thơ trong khí hậu giao mùa cách đây một thế kỷ.

Thứ hai, về cách triển khai bài viết, “thi pháp” của Đặng Tiến cũng rất độc đáo. Khi triển khai bài viết, Đặng Tiến sử dụng khá nhiều thủ pháp so sánh. So sánh giữa phong cách thơ cùng thời đại, cùng bối cảnh xã hội. Đó là khi ông viết về chất nữ tính của Bà Huyện Thanh Quan (Nữ tính trong thơ Bà

Huyện Thanh Quan), ông đã so sánh với nữ sỹ Hồ Xuân Hương. Nếu như thơ

bà Huyện mang giọng điệu thanh thoát, thùy mị và đoan trang, không hề có âm thanh thô kệch. Thì thơ Hồ Xuân Hương nghịch ngợm nên có âm thanh kỳ dị một cách cố ý. Hay cũng giọng điệu thì giữa Bà Huyện và Nguyễn Khuyến cũng có sự khác biệt. Nếu Nguyễn Khuyễn có những chữ chói tai như: rằng

rặc, long bong, ngõng ngay, ngan ngỗng, co bóp... Thì thơ Bà Huyện không có những âm khổ độc như thế; mỗi âm thanh là một sự trang nhã, thùy mị.

Thủ pháp so sánh được sử dụng khi phân tích những cách tân của Thế Lữ. Cũng dùng từ “đâu”, một đại từ nghi vấn dùng theo nghĩa phủ định. Trong bài Nhớ rừng khi Thế Lữ đặt chữ “đâu” phủ định lên đầu câu là một cách tân. “Đâu”, nguyên ủy là do hai từ “đằng nào” thu gọn - cũng như

“đây, đấy” là do “đằng này, đằng ấy” thu gọn Và trước đây, Nguyễn Du đã

từng dùng đến 104 lần:

Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi

Nhưng chúng ta không tìm thấy chữ đâu dùng theo kiểu Thế Lữ. Ngược lại, các nhà thơ mới sẽ sử dụng kinh nghiệm ấy, như Huy Cận trong

Tràng giang:

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nhiều người hiểu chữ đâu theo nghĩa phiếm chỉ (indéfini): đây, đâu đó, có tiếng làng xa... Nhưng ý Huy Cận không phải vậy. Đâu có nghĩa phủ định

(négatif), như trong câu thơ Thế Lữ: đâu có, không có tiếng làng xa; cũng như "không một chuyến đò ngang, không cầu gợi chút niềm thân mật". Chữ đâu

phủ định tất cả phương tiện giao lưu, làm tăng không khí đìu hiu của cảnh

sông dài, trời rộng.

Ngày nay, chữ đâu đưa bao nhiêu nhớ nhung, luyến tiếc vào đầu câu thơ (hay câu hát) đã trở thành quen thuộc. Nhưng thời Thế Lữ, nó là một cách tân [tr.192.193, 64].

So sánh được khai thác ở cách Thế Lữ đã dùng cú pháp và hình ảnh táo bạo trong câu thơ:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Trước hết, ông chỉ rõ Thế Lữ đã đảo ngược chủ từ: "chết mảnh mặt trời". Trong thơ xưa, vẫn có đảo ngữ, những thường là do ảnh hưởng cấu

trúc chữ Hán, theo dạng "gác mái ngư ông về viễn phố" của Bà huyện Thanh Quan, mà ta đã thấy rải rác trong thơ Nguyễn Trãi và Hồng Đức.

Nhưng không ai lật ngược chủ từ một cách táo bạo như Thế Lữ: "Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng".

Ông vẫn chuộng lối đảo ngữ như thế, và sử dụng nhiều lần:

Đỗ bờ sông trắng, con thuyền bé... Để dài thêm hạn cuộc tình duyên...

Bỗng thong thả rơi một tiếng chuông chùa... Cơn gió thổi, lá bàng rơi lác đác,

Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành Những cây khô đã chết cả màu xanh Trong giây phút lạnh lùng tê tái ấy...

Sau Thế Lữ vài năm, Huy Cận đã có thể viết:

Đã chảy về đâu những suối xưa Đâu cơn yêu mến đến không chờ Tháng ngày vùn vụt phai màu áo Của những nàng tiên thơ mộng trẻ thơ Rụng những chùm tên mấy độ bông Phai hàng nhật ký chép song song

Bài Buồn này, trích từ tập Lửa thiêng. Trong sáu câu, tác giả năm lần đảo ngược chủ từ, nhưng vẫn dựa theo cú pháp Việt Nam. Ta nói: chảy nước

mắt, cỏ pha màu áo, "trận gió thu phong rụng lá vàng". Chỉ có mộng trẻ thơ

để nói "trẻ thơ mộng những nàng tiên" là cầu kỳ. Sau này nữa, Tố Hữu viết (1954):

Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng tám.

Tuy nhiên những chủ từ đảo vẫn không bạo dạn như trong thơ Thế Lữ thời 1932 - 1935. Chỉ trong Nguyễn Đình Thi mới có những câu (1950):

Dường như Thế Lữ, thuở ấy, có chủ tâm làm cho câu thơ Việt Nam mới mẻ, mà vẫn sáng sủa, ông muốn tạo cho câu thơ mới nhiều khả năng nhất, về mặt diễn đạt cũng như truyền cảm [tr.194, 195].

Một cách triển khai bài viết khác của Đặng Tiến là ông nêu rõ thân thế, sự nghiệp của tác giả; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách thơ của tác giả; sự thay đổi trong tư tưởng nghệ thuật, sau đó chỉ ra những điểm tiêu biểu, những đặc trưng của tác giả.

Trong bài Hành trình Xuân Diệu, Đặng Tiến giới thiệu rõ về thân thế, sự tác động của Tây học đối với nhận thức của Xuân Diệu; ảnh hưởng của phong trào Thơ mới và những đóng góp của Xuân Diệu trong sự cách tân thơ ca... Ông đã phân tích những đóng góp của Xuân Diệu ở ba giai đoạn: giai đoạn trước 1945, giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 và sau 1954. Ba giai đoạn này đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong tư tưởng nghệ thuật của Xuân Diệu.

Ở giai đoạn trước 1945, tập Thơ thơ (1938) được Đặng Tiến đánh giá là thịnh thời của Thơ mới; Gửi hương cho gió (1945) là cao điểm đồng thời là dứt điểm của phong trào Thơ mới. Và xét về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người đã tạo sinh lực cho Thơ mới - hiểu theo nghĩa một trào lưu lịch sử trong văn học. Những đóng góp của Xuân Diệu trước 1945 có tính cách tự nhiên như một quy luật của bản năng sáng tạo, của con chim “ngửa cổ hát chơi”.

Giai đoạn thứ hai dưới sự tác động của cách mạng, Xuân Diệu đã có một cố gắng vượt bậc về ý thức, tình cảm, một hy sinh của con người cho một lý tưởng, giải phóng đất nước và phục vụ nhân dân.

Ở giai đoạn thứ ba chúng ta thấy rõ sự thay đổi trong tư tưởng nghệ thuật của Xuân Diệu. Không còn là một chàng thanh niên với những cung bậc tình yêu đa chiều, với trái tim yêu trào sôi, tha thiết, mãnh liệt; những câu thơ mang đậm dấu ấn phương Tây, những hình ảnh thơ tân kỳ... Xuân Diệu sau 1954 là một trí thức đã có nhiều lăn lộn với quần chúng, với nhân dân cần lao và chính ông đã phát biểu “Khi cách mạng kêu gọi thì không phải kẻ thực tế

hưởng ứng mà những người mơ mộng, nhiều tình cảm, yêu người yêu đời, đáp lại trước nhất (trong bài Đọc thơ Thế Lữ).

Sự biến chuyển trong nhận thức của Xuân Diệu đã dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của ông. Điều này được Đặng Tiến nhấn mạnh: chỗ mạnh của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng là những hình ảnh tinh tế, những âm điệu gợi cảm, tiêu tao:

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt

Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài

Những đặc điểm ấy, có giá trị của nó, nhưng không thể đưa vào thơ chiến đấu. Đối với một nghệ sĩ, không có gì đau khổ hơn là phải nhượng cái thế mạnh, giữ lấy thế yếu. Và Xuân Diệu đã chấp nhận đau khổ đó, một cách rất ý thức. Càng đi sâu vào cách mạng, sự sáng tác càng gian nan. Từ trước tôi

viết cho những người "có học", tức là trên những nét lớn, những người tiểu tư sản trở lên trong xã hội cũ. Bây giờ, những con người "vô học" cũ, nhờ cách mạng, họ đã có học, họ đã đọc sách và họ biết cả phê bình nữa […]. Những người "có học" lớp trước kia, bây giờ cũng đã thay đổi yêu thích cũ, chính họ cũng đòi hỏi nói về những người lao động. Mà đó cũng lại càng là cái nhược điểm rất sâu sắc của tôi. Gian khổ, khó khăn không phải chỉ ở đằng xa, nơi quần chúng vẫn chịu và gánh mà đã đụng chạm ngay bản thân tôi. Tôi không thể "kháng chiến vui vẻ, cách mạng vui vẻ" nữa... Sáng tác mới thường bị thất bại, tôi quay về dựa lưng các thứ “của chìm” tác phẩm ngày trước của mình. Kỳ tình tôi vẫn biết đứng vào chỗ cũ không thể được nữa, tuy nhiên lại ngại sang đứng chỗ mới, tâm trạng tôi như người bị chẹt, tâm thần bất ổn, vẫn gần với quá khứ, vẫn xa vợi với tương lai. Cứ chạy sang bên này rồi chạy sang bên kia, thật là đau đớn”[tr.214, 215].

Một điểm nhận thấy rõ trong cách triển khai bài viết của Đặng Tiến là mỗi bài nghiên cứu ông xem như một cuộc trò chuyện, đối thoại với bạn đọc nên sự dẫn dắt vấn đề tự nhiên và liên tưởng tự do.

Ví dụ khi viết về Tản Đà (trong bài “Tản Đà, thi sỹ của phôi pha”) ở nghệ thuật tân kỳ luyến láy đảo ngữ:

Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái... Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay

Đặng Tiến cảm nhận mỗi chiếc lá như là một định mệnh, một giấc mơ. Có khi là sự hồi tỉnh, vì mỗi chiếc lá có giới hạn minh bạch, vẽ ra trong không gian một chu trình nhất định. Và ông liên tưởng tới câu thơ của Vũ Hân:

Một lá ngô vèo qua cửa trúc

Giật mình phấn mộng trắng canh thâu

Như vậy, sự liên tưởng cho ông nhận thấy mối tương giao trong hình ảnh lá thu rơi giữa Tản Đà và Vũ Hân. Ngoài ra liên tưởng còn gợi đến những cảm thức trái chiều về hình ảnh chiếc lá thu rơi. Đó là câu thơ của Nguyễn Khuyễn: Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

Lá có khi đưa con người về thực tại minh mẫn khác với “vàng bay mấy lá” đưa vào cõi mộng, hay đưa đến biên giới một thực tại đang phôi pha, nhưng vẫn còn lưu luyến, hò hẹn...

3.1.2. Nghệ thuật lập luận

Xem xét tất cả các bài nghiên cứu của Đặng Tiến trong cuốn Thơ - thi pháp và chân dung và những bài viết được đăng tải trên một số tờ báo chuyên

ngành, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật lập luận của ông khá vững chắc về lý thuyết thơ. Đặc biệt ông luôn căn cứ vào những nghiên cứu đầy thuyết phục của các nhà thi pháp học hàng đầu như: Roman Jakobson, Claude Lévi Strauss, Nguyễn Tài Cẩn...

Coi trọng chức năng thi ca của ngôn ngữ, nhưng Đặng Tiến thực ra không phải là nhà phê bình hình thức luận. Cứ xem những gì ông viết về thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng, thì thấy ông còn tiếp cận những chân dung sáng tạo đó từ góc độ biểu cảm cá nhân và góc độ quy chiếu về chân dung xã hội. Một thái độ cân bằng như vậy về khoa học cũng đi liền với một thái độ công bằng đối với những giá trị, đồng thời là

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w