6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
2.2. Về chân dung một số nhà thơ Việt Nam tiêu biểu
2.2.1. Tản Đà
Trong bài viết Tản Đà, thi sỹ của phôi pha, Đặng Tiến có những đánh giá về cuộc đời cũng như những đóng góp của Tản Đà đối với nền văn học nước nhà buổi giao thoa khá sát thực. Ông ghi nhận Tản Đà là điển hình cho một giai đoạn giao thời, trong một xã hội đang thay đổi văn hoá: từ Hán học chuyển sang Tây học, từ nông thôn chuyển về đô thị. Có thể nói Tản Đà là nhà văn đô thị đầu tiên và nhà thơ Nho học cuối cùng trong lịch sử văn chương Việt Nam.
Tản Đà, con người và tác giả nửa cũ nửa mới là một trường hợp phức tạp: đã có một cuốn sách dày mang tên là Tản Đà khối mâu thuẫn lớn của học
giả Tầm Dương. Và từ mười năm nay, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Tản Đà (1889), đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng về Tản Đà, đặc biệt của nhóm thầy trò Trần Đình Hượu - Trần Ngọc Vương.
Tản Đà đã mang lại cho văn học những âm vang mới chưa hoàn toàn mới và đã gìn giữ cho ông bức dư đồ rách những hình thái cũ, không còn hoàn toàn cũ. Tản Đà là nhà văn đầu tiên sống về ngòi bút, ông đã sống về văn nghệ cho dù ô văn chương hạ giới rẻ như bèo ằ.
Đặng Tiến đánh giá Tản Đà trên hai phương diện của thơ là hình thức và nội dung. Về thơ, Tản Đà không đứng vào hàng ngũ những tác giả thơ
mới, nhưng đã đưa luồng gió mới vào thi ca Việt Nam. Về hình thức, những câu thơ dài ngắn khác nhau, trong những thể thơ mới mà Tản Đà tự mình sáng tạo, hay những thể thơ dân tộc trước kia không ai dùng đến như hát sẩm chợ, sẩm nhà trò, chèo, cổ bản, lý đò đưa, hành vân, nam ai. Và một từ vựng nôm na hoàn toàn dân dã Tản Đà đã canh tân nền thơ Việt Nam, và Xuân Diệu đã không ngại ngần xác nhận “Tản Đà là nhà thơ thuần tuý Việt Nam”...
Đặng Tiến đánh giá cao Tản Đà ở cách luyến láy những đảo ngữ trong các câu thơ là “tân kỳ”: Hồng bay mấy lá năm hồ hết. Ở bài Dịch Trường hận
ca, Tản Đà còn có cách dùng đảo ngữ mạnh bạo: “Vàng nhẹ bước lung lay mái tóc.. Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay”
Mỗi chiếc lá mang theo một ý niệm, hay một định mệnh, một giấc mơ. Có khi là sự hồi tỉnh, vì mỗi chiếc lá có giới hạn minh bạch, vẽ ra trong không gian một trình nhất định. Huống chi với Tản Đà, sự ngấm cái phôi pha của vạn vật đã thành máu thịt. Có lẽ vậy mà những bài thơ hay của Tản Đà thường mang không khí ngậm ngùi của cách biệt, héo úa trong cuộc sống đang lìa tan.
Về nội dung, Tản Đà đã đưa cái tôi, đậm đà cá nhân vào văn học, lấy cái tôi làm chủ đề văn học, với những nỗi buồn vui có khi vớ vẩn của mình nhưng vẫn trong thân phận trầm luân và đày đoạ. Tản Đà đã đưa tình yêu cá nhân của mình vào văn học: tình yêu lãng mạn, ngoài hôn nhân. Tản Đà trong đời đã bốn lần yêu đương và mỗi cuộc tình đều để lại hương sắc trong thơ ca. Dĩ nhiên thơ tình của Tản Đà chưa có độ đắm say của Xuân Diệu hay cuồng nhiệt của Hàn Mặc Tử, nhưng ông đã có công, và có tài, mở cửa văn học cho làn sóng lãng mạn tràn vào [32].
2.2.2. Về một số nhà thơ mới ( Thế Lữ, Xuân Diệu,...)
Đối với các nhà Thơ mới, Đặng Tiến chỉ rõ những điểm mới của họ dưới góc nhìn thi pháp học khá thấu đáo và chặt chẽ
Đối với Thế Lữ, Đặng Tiến đồng thuận với những ý kiến đánh giá của các nhà phê bình. “…công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi,
Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa” (Vũ Ngọc Phan); "Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng
chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này” (Hoài Thanh).
Về những đóng góp của Thế Lữ đã có nhiều người đã viết nhưng Đặng Tiến đã thu vén vào một ý tổng hợp: Thế Lữ đã làm nổi bật tính cách duy lý - ta gọi là tư duy lô gíc - mới được du nhập ồ ạt vào văn thơ Việt Nam thời đó. Chúng ta không dám nói rằng văn thơ xưa kia không duy lý; nhưng tư duy lô gíc không phải là giá trị chính trong văn thơ xưa: ta thưởng thức ca dao,
Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm không phải bằng lý luận; ta thích một số nhân
vật lịch sử, hay tiểu thuyết, dù họ không lô gíc. Ở Thế Lữ, thì khác. Muốn thưởng thức một truyện trinh thám, trong Vàng và máu, ta phải khoái lô gíc. Cái lô gíc đó, có lúc dài dòng, lẩm cẩm như trong truyện.
Trong thơ, Thế Lữ cũng ưu tiên cho tư duy lô gíc đó, và Hoài Thanh đã có nhận xét đúng: "Thế Lữ ít khi ghép những lời suông, khi nào viết là cũng
có chuyện gì để nói". Thường là chuyện tưởng tượng: chuyện nàng chinh phụ,
chàng chinh phu, nàng mỹ thuật, chàng nghệ sĩ; chuyện lẩn thẩn, nhưng vẫn có chuyện, nghĩa là có sườn luận lý để bài thơ ngăn nắp và trong sáng. Kết quả là những câu thơ rất dễ nhớ của Thế Lữ thường lý sự: "Cái thuở ban
đầu... nghìn năm chưa dễ...; Anh đi đường anh... tôi... tình nghĩa đôi ta... đã quyết,,, bận lòng chi nữa...; Vì chưng... mà... trong lúc... phải chăng...". Thậm
chí, Thế Lữ còn ưa chữ "song le" mà ít nhà thơ mới nào dùng đến. Một khi đã coi trọng tư tưởng duy lý rồi, thì khó chấp nhận được một ý tưởng phải dừng lại ở chữ cuối một câu thơ; do đó, đơn vị trong thơ Thế Lữ không phải là câu thơ, mà là một mảng thơ trong Cây đàn muôn điệu.
Ở Thế Lữ, thường thấy những đoạn thơ dài chín câu, tám câu. Đầu câu là những tân từ đảo ngược, đặt trước câu động từ nằm ở cuối đoạn. Lối đặt
câu như thế, ta không thể thấy ở thơ văn nước ta trước kia; có thể đây là một câu thơ nặng nề, nhưng có tác dụng tốt là giải phóng tư duy lô gíc ra khỏi khuôn khổ gò bó của câu thơ cũ. Cũng vì nhu cầu diễn ý khúc chiết, mà Thế Lữ thường dùng lối "bắc cầu" (enjambement) thông dụng trong thơ Pháp: cho câu thơ trên tràn xuống, quàng xuống câu dưới, ngày nay ta gọi là "câu vắt", Xuân Diệu gọi là "cái duyên dáng của thơ Thế Lữ"...
Những cách tân của Thế Lữ có lẽ là nhu cầu của thế hệ tân học đang dấn thân vào nền văn hóa mới, dựa vào khoa học, khoa học cơ bản hay ứng dụng. Thơ, truyện, các bài báo ngắn của Thế Lữ ít nhiều biểu lộ nguyện vọng khoa học, trong khuynh hướng chung của Tự lực văn đoàn; và báo Phong
Hóa của nhóm đã có những cống hiến nhất định...
Đối với Xuân Diệu, Đặng Tiến đánh giá là một cuộc hành trình của một mùa xuân qua khúc quanh Cách mạng tháng Tám. Trong những người làm thơ, trước và sau Cách mạng, Xuân Diệu là một trong những người sáng suốt nhất. Sáng suốt trước cuộc đời, trong văn chương, và trước lòng mình, trước nghệ thuật của mình, ông luôn luôn minh mẫn. Thơ Xuân Diệu, trước Cách mạng, đã thành công mỹ mãn vì một lý do, ông đã bắt đúng mạch thời đại, đã tận dụng tâm hồn phong phú và ngôn ngữ thần tình của mình, để tạo cho một thế hệ thanh niên "cái ảo giác tự do và cái ảo ảnh hạnh phúc". Vấn đề đặt ra có vẻ mông lung, nhưng thực tế thì đơn giản. Tự do, ở phạm vi này, chỉ là tự do yêu đương, đưa đến hạnh phúc trong nghĩa hẹp: hạnh phúc lứa đôi. Câu chuyện của tôi sẽ được thu vào một kích thước nhỏ: thơ Xuân Diệu đã đáp ứng lại nhu cầu sâu xa của các thế hệ, một giấc mơ bình thường: tình yêu và hạnh phúc.
Đặng Tiến đánh giá thẳng thắn về sự đổi mới thể loại thơ, ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu rằng: Thật thà mà nói, thì Xuân Diệu không phải là người sáng tạo ra ngôn ngữ đó. Anh đã thừa hưởng công trình xây dựng đầu tiên của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp. Hay, xa hơn nữa, của Tản Đà, Đoàn Như Khuê, Đông Hồ, Tương Phố. Thơ mới hình thành trong quy luật tất yếu của xã hội văn học, chính thức từ 1932 với sự trùng hợp: bài Tình già của Phan Khôi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn và năm khai sinh
báo Phong hóa, in ở Hà Nội, của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngay số đầu (22 - 9 -1932) đã khẳng định "thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng" [14].
Về tư tưởng, khi thơ Xuân Diệu ra đời (khoảng 1935 - 1936) thì nhóm Tự Lực đã cạn đề tài. Những tư tưởng cải cách gia đình thì Nhất Linh đã nói hết trong Đoạn tuyệt (1934) hay Lạnh lùng (1936), Khái Hưng đã nói hết trong Nửa chừng xuân (1934). Họ tìm về với nghệ thuật thuần túy: cũng với hai nhân vật Dũng và Loan, Nhất Linh sẽ viết Đôi bạn mô tả tình bạn, tình yêu, hạnh phúc (hiểu theo nghĩa rộng và sâu hơn trong thơ Xuân Diệu). Khái Hưng sẽ viết Tiêu sơn tráng sĩ, Thế Lữ viết truyện trinh thám, hoặc Trại Bồ
Tùng Linh. Cái may mắn của Xuân Diệu cũng là cơ hội của cả phong trào thơ
mới. Sở dĩ Thế Lữ nhiều lần nói "tôi rất mừng đã có một Xuân Diệu trong thơ
ta lúc bấy giờ" là vì Xuân Diệu xuất hiện khi thơ Thế Lữ, và thơ mới nói
chung, đang yếu sức (1935). Nhưng khi xuất bản và tái bản Thơ thơ (1938-
1939) thì chính thơ Xuân Diệu cũng bắt đầu mòn mỏi.
Nói tóm lại, trong mùa hoa nở rộ khoảng 1932 - 1945, Xuân Diệu là một trong năm ba đóa hoa rực rỡ nhất - và có lẽ là đóa hoa sặc sỡ nhất. Những đóng góp của Xuân Diệu cho phong trào Thơ mới được Đặng Tiến đánh giá công bằng, khoa học. Tập Thơ thơ xuất bản một ngày Nô-en 1938 là thịnh thời của Thơ mới, xuất hiện trước đó không lâu và Gửi hương cho gió xuất bản năm 1945 là cao điểm, đồng thời là dứt điểm. Về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người tạo sinh lực cho thơ mới - hiểu theo nghĩa một trào lưu trong lịch sử văn học. Những đóng góp của Xuân Diệu, trước 1945, có tính cách tự nhiên như một quy luật của bản năng sáng tạo, của con chim ngửa cổ hát chơi.
Giai đoạn hai: với Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng đi tiên phong vào thơ cách mạng, thơ kháng chiến, với
Ngọn quốc kỳ (1945) và Hội nghị non sông (1946), cùng nhiều tập thơ khác
tiếp theo. Những cống hiến ở giai đoạn giữa này là một cố gắng vượt bực về ý thức, tình cảm, một hy sinh của con người cho một lý tưởng, giải phóng đất nước và phục vụ nhân dân.
Giai đoạn ba: sau 1954, về Hà Nội, Xuân Diệu vẫn tiếp tục làm thơ như trước, nhưng lại dành nhiều thì giờ nghiên cứu, theo hai hướng chính: thơ văn
Việt Nam cổ điển và văn học dân gian, bên cạnh một số bài về thơ hiện đại và thơ nước ngoài. Ở giai đoạn thứ ba này là Xuân Diệu vẫn lao động không ngừng nghỉ, nghiên cứu trước hết là để bồi dưỡng trí tuệ và tình cảm... Đã là người Việt Nam thì ai cũng có tính chất Việt Nam, nhưng tính chất ấy đậm hay nhạt là tùy người, tùy lúc, tùy sinh hoạt và chúng ta có thể giới hạn hay phát huy tính chất đó, tùy nhu cầu.
Trong các nhà văn, nhà thơ đi kháng chiến sau 1945, Xuân Diệu là một trong vài người hy sinh nhiều nhất. Hoàng Trung Thông, Vũ Quần Phương đều cho rằng sự tham gia cách mạng của Xuân Diệu có tính cách tất yếu. Chữ tất yếu trong hai bài phê bình đề cao Xuân Diệu, qua bản chất cách mạng của
Xuân Diệu, đưa Xuân Diệu đến con đường cách mạng. Đặng Tiến không đồng ý với cách đánh giá này. Ông cho rằng: Chỗ mạnh của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng là những hình ảnh tinh tế, những âm điệu gợi cảm, tiêu tao:
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài
Những đặc điểm ấy, có giá trị của nó, nhưng không thể đưa vào thơ chiến đấu... Đặng Tiến tưởng tượng Xuân Diệu như một người thợ sơn vác một cái thang dài trong một căn phòng hẹp, không va bên này thì cũng chạm bên kia, mỗi va chạm là một lần nhói trong tim. Chúng ta cảm ơn những tâm sự chân thật của ông: theo cách mạng không phải dễ dàng, lúc nào cũng Đi
trên đường lớn. Nguyễn Đăng Mạnh, trong một bài rất phong phú về Xuân
Diệu đã có lý cho rằng Xuân Diệu là cả một kho kinh nghiệm lớn, có ích lâu
dài cho những ai muốn đi vào cái nghề rất đỗi khó khăn này.
2.2.3. Một số nhà thơ Việt Nam hiện đại (Quang Dũng, Văn Cao, Lê
Đạt, Bùi Giáng...)
Đối với Quang Dũng, Đặng Tiến cho rằng sự xuất hiện của Quang Dũng trong thi đàn dịu dàng như một nét hoài nghi, rồi lại đi nhẹ nhàng như một thoáng mơ phai. Thơ Quang Dũng: trước sau là thơ tình. Tình yêu cuộc sống, yêu người, yêu đồng bào đồng đội, yêu đàn bà đẹp, yêu nghệ thuật và
yêu đất nước. Không có tình cảm cao đẹp thiếu vắng trong thơ Quang Dũng và mọi tình cảm đều được thể hiện một cách sâu sắc, tế nhị, tài hoa. Thơ Quang Dũng là một thứ ánh sáng biên giới. Biên giới giữa thực và mộng, giữa cái chung và cái riêng, kỉ niệm và ước mơ, giữa cảm hứng và kĩ thuật. Sự giao thoa ấy tạo cho thơ Quang Dũng một thế giới riêng, lung linh, rắn rỏi, thướt tha... Cảm giác giữa mộng và thực biểu hiện rõ nét qua Tây Tiến:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Những hình ảnh tỏa ra một ánh sáng truyền kỳ, huyền hoặc, lạ lùng. Những tráng sỹ da xanh như Đan Hùng Tín, đầu trọc như Võ Tòng, tung hoành giữa chốn rừng sâu, ma thiêng và quỷ dữ. Những câu thơ trên dựa vào một cảnh thực rất đau lòng: đoàn quân rụng tóc và da xanh vì sốt rét và thiếu ăn, thiếu thuốc men; số người chết vì bệnh tật cao hơn số thương vong trên trận địa. Thực và mộng trong thơ Quang Dũng có khi cách nhau chỉ một sợi tơ trăng, giữa chuyện cổ tích và giọt nước long lanh trên thành giếng đá:
Đường ấy dừa trăng như cổ tích
Đường vào những chuyện thuở ngày xanh (…) Giếng làng còn ướt trăng trên đá Chim ngủ xôn xao động lá cành
Quang Dũng có tài thắp lên những ước mơ diệu kỳ trong tâm hồn người đọc bởi chính Quang Dũng luôn ngập tràn mơ ước. Tuy nhiên những mộng ước hướng về tương lai không nhiều lắm trong thơ Quang Dũng; giấc mơ Quang Dũng thường là hồi quang quá khứ. Dĩ nhiên, bài thơ nào mà chẳng là hồi quang nhưng ở Quang Dũng nó là đặc tính, như một tia sáng xuyên qua màn sương kí ức. Quang Dũng là một hồn thơ mơ mộng, ngay cả khi cầm súng:
Nhớ một con đường biên giới Nằm chờ giặc qua
Mũi súng kề bên nhành cúc dại Sương rung rinh…
Giấc mơ Quang Dũng có khi nảy sinh từ thực tại. Nhìn những cô hàng xén ven sông Đáy, anh như mơ thấy cả một quê hương ngàn xưa, và đã tạo ra những hình ảnh tuyệt vời:
Cô hàng xén gánh về Tiếng cười khúc khích
Nhìn cảnh Ba Vì quê mình, anh gắn bó với hiện tại qua hơi thở mong manh của vũ trụ:
Hãy nghe êm ả tiếng mùa xuân Thở nhẹ cành non đang nảy lộc
Nhưng đồng thời Quang Dũng cùng sống lại huyền sử xa xôi của đất nước:
Ở đâu phảng phất khí Phong Châu