Thời trung đại

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 65)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.3.1. thời trung đại

Đối với thơ ca Việt Nam thời trung đại, Đặng Tiến tập trung vào hai tác giả là Nguyễn Trãi và Bà Huyện Thanh Quan.

Ở Nguyễn Trãi, Đặng Tiến bàn đến hình ảnh con mèo trong thơ. Ông cho rằng con mèo xuất hiện từ rất lâu trong văn học quốc âm, con Mèo đã xuất hiện trong bản văn nôm xưa nhất, là bài phú Cư trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) nhắc lại một công án thiền: “Vương lão chém mèo”. Nhưng hình dạng và hành trạng mèo cụ thể và đầy đủ nhất phải đợi đến

Nguyễn Trãi (1374 - 1442) mới hiện lên rõ nét. Một câu thơ được truyền tụng trong Quốc âm thi tập, vì đặc sắc và hiện đại :

Phơ phơ đầu bạc ông câu cá Lẻo lẻo duềnh xanh con mắt mèo

Nhà thơ đã nắm vững một thi pháp già dặn và sáng tạo. Tác giả, trong mỗi câu, đã hai lần dùng đảo ngữ, một kỹ thuật đặc biệt của ngôn ngữ thi ca, như sau này ta sẽ thấy nơi Bà huyện Thanh Quan, Gác mái ngư ông về viễn

phố, hay tân kỳ hơn nữa nơi Tản Đà: Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái. Về từ

vựng, Nguyễn Trãi dùng toàn chữ nôm na nhất là những cảm từ phơ phơ, lẻo lẻo đặc biệt gợi cảm và gợi cảnh trong tiếng Việt, mà sau này ta sẽ gặp lại

trong thơ Hồ Xuân Hương.. Riêng câu sau có hai cách hiểu: hoặc là tác giả so sánh vũng nước trong xanh với đôi mắt mèo; con mèo như vậy là không có thật, chỉ là một hình tượng.Cách hiểu khác, dựa theo phép đối ngẫu: ông câu

cá có thật, thì con mắt mèo cũng có thật, như vậy người đi câu, hay nhà thơ,

mang con mèo theo trên thuyền? Phải chăng mèo từ ngày xưa không phải chỉ là thú vật nuôi để bắt chuột mà còn là gia súc gần gũi, bầu bạn với con người? Và cùng chia sớt với người những món ăn ngon, như lời thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập, nửa sau thế kỷ XV: mèo thèm chi dỗi miếng nem thừa?

Từ thời thượng cổ, cả vạn năm trước chúng ta, khi nông nghiệp phát triển, khi loài người bắt đầu tích trữ ngũ cốc thì phải lo trừ chuột bằng cách rủ rê mèo rừng, “o mèo” về chung sống chung quanh bếp lửa. Nguồn cơn hò hẹn, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, giữa Người và Mèo: hạt thóc và bếp lửa... Bài thơ Nguyễn Trãi chứng tỏ nghệ thuật của thơ nôm từ thế kỷ XV, óc quan sát tinh tường, hành văn hiện thực của Ức Trai, óc độc lập so với tư tưởng nho gia chính thống thời đó và sau này. Trong văn thơ cổ điển - Ta cũng như Tàu - và cả trong hội họa, không mấy khi chú mèo ló dạng. Họa hoằn lắm mới thấy nó thấp thoáng trong một bài phú của Nguyễn Công Trứ - nhà nho khoáng đạt:“Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó”.

Sau này, Phan Văn Trị và Á Nam Trần Tuấn Khải có thơ vịnh mèo, nhưng không sắc sảo. Có lẽ xã hội phong kiến, mà nhà nho vừa là phó phẩm vừa là kẻ vun đắp, nghi kị loài mèo bản chất tự do, độc lập, phóng túng. Mèo chỉ chấp nhận hành trạng thuần hóa đến mức nào đó, mà không chấp nhận toàn bộ chính sách “gia huấn”. Và sẵn sàng bỏ cuộc sống gia thuộc êm ấm để

đi hoang. Từ chỗ này có thể suy rộng ra: người Việt Nam tâm hồn phóng khoáng và tình nghĩa, đã thừa nhận người bạn thân cận, và sắc phong Mèo làm biểu tượng cho cung Mão (Mẹo) trong âm lịch thay cho con Thỏ của người phương Bắc và toàn bộ các nước lân bang. Từ điển Alexandre de Rhodes, 1651, dựa trên ngôn ngữ và phong tục dân gian, đã ghi giờ Mẹo (Mão) là giờ Mèo, trong khi sách kinh điển của nho gia, như Vân đài loại ngữ

của Lê Quý Đôn, hơn 100 năm sau, còn theo lịch phương Bắc, gọi cung Mão là cung Thỏ. Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên cũng vậy.

Những dữ kiện văn hóa, tâm lý khác nhau như vậy giúp chúng ta nhận chân giá trị bài thơ Mèo mà Nguyễn Trãi giành toàn văn cho một loài gia súc không cao giá, không mấy khi được miêu tả đầy đủ trong truyền thống văn thơ Á Đông. Và qua thơ Nguyễn Trãi chúng ta càng trân quý tài năng, phong cách, của một tâm hồn mang đậm dấu ấn Việt.

Đối với Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Tiến đi sâu khai thác chất nữ tính trong thơ bà. Bà Huyện làm thơ không nhiều. Chỉ có khoảng mười bài thơ chữ nôm và một số bài thơ Đường luật còn được truyền tụng đến bây giờ như

Thăng long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà. Thơ bà có đặc tính nổi bật là đậm đà lòng nhớ nhung quá khứ. Nội dung

đó đã khiến giới phê bình văn học xếp vào khuynh hướng trữ tình và hoài cổ. Đặng Tiến đánh giá thơ bà Huyện mang hơi thở đàn bà ấm áp. Thơ bà có khi là một hơi thở đàn bà; hay một giọng nói êm ái, hay chỉ là cái nhìn im lặng. Có thể của người mẹ, người chị, người vợ, người yêu hay chỉ là một người em gái. Nhưng là một người đàn bà ấm áp. Chất nữ tính trong thơ bà Huyện dồi dào đến nỗi từ tình cảm đến cảm giác, đến ngôn ngữ, nhạc điệu trong thơ bà, đều là một thứ da thịt quyến rũ. Tình cảm Thanh Quan hướng về hai đối tượng: dĩ vãng và gia đình, hai tình cảm chiếm ưu thế trong văn thơ nữ lưu thời trước. Ngày nay, dĩ nhiên là khác. Người phụ nữ hay ngoái lại dĩ vãng, dù chỉ là một thứ dĩ vãng không có gì đặc biệt. Văn chương nữ lưu, thường là văn chương kỷ niệm.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Bà tiếc một dĩ vãng không rõ rệt. Nói rằng bà tiếc xe ngựa, lâu đài, e hạ thấp nguồn thi hứng. Luyến tiếc nhà Lê ư? Không lấy gì làm bằng cớ. ở đây chỉ là một thứ sầu muộn mông lung, thứ tiếc nuối không cùng. Hoài cổ trong thơ bà chỉ là một lối mơ mộng, giải thoát. Đàn ông ưa lý sự, đàn bà giàu tình cảm, nhưng nghệ sĩ dù đàn ông hay đàn bà đều không hài lòng với thực tại. Nhớ thương quá khứ, nhất là cái quá khứ của người khác, hoặc là quá khứ tưởng tượng là đặc tính của một tình cảm ủy mị, thường thấy ở nữ giới, nhưng không nhất thiết. Hoài cổ là biện pháp thoát tục của Bà huyện Thanh Quan; bà còn tìm một hạnh phúc khác trong tục luỵ của hiện tại, là hạnh phúc gia đình. Nói rằng chỉ có phụ nữ mới nhớ nhà, nhớ quê e không đúng. Nhưng lòng nhớ nhung ấy là một ám ảnh thường xuyên trong thơ Thanh Quan. Gia đình đối với bà, là một nhu cầu tâm lý; không những nhớ mà thôi, mà còn đòi hỏi , thiết tha và cấp bách:

Kẻ chốn Chương Đài ngưỡi lữ thứ

Cùng với nỗi nhớ là niềm cô đơn xuất hiện khá nhiều trong thơ bà Huyện. Niềm cô đơn như một trạng thái thường xuyên của tâm hồn, ta ít khi thấy trong văn chương nam giới. Có khi, người đàn ông thương người tri kỷ quá cố, chớ ít khi than phận cô đơn. Người đàn bà yêu không gian mênh mông, nhưng lại cảm thấy lẻ loi, cô độc, và Bà Huyện Thanh Quan thích để tâm hồn đong đưa nhè nhẹ trong sự than thân tủi phận, lời nói “ta với ta” là một tiếng thở dài êm ái. Trong thơ nhớ nhà, niềm cô đơn da diết hơn: Lòng

quê một bước nhường ngao ngán. Cấu trúc thơ Thanh Quan, thường là đối

thoại, dù là “ta với ta”. Âm thanh trong cảnh vật ảm đạm, là một thứ âm thanh buồn bã như tiếng mưa nhỏ đều trên những tờ lá chuối, hay thê thiết hơn nữa là tiếng trống rời rạc, tiếng tù và bi thiết. Những âm thanh xa xăm, lạc loài ấy càng gợi thêm ấn tượng vắng vẻ và quạnh hiu.

Cảnh vật trong thơ Bà huyện Thanh Quan là thứ cảnh vật nhìn dưới nhãn quan ướt át của phụ nữ. Những xao xuyến nhẹ nhàng thầm kín trong tâm tư phải đi tìm những nét buồn vời vợi, mông lung. Phong cảnh ở đây không thể là một vật rõ rệt, mà phải là miền khoáng dã, bãi bình sa, phải là cảnh vừa mênh mông vừa mơ hồ mới có thể biến chuyển theo nhịp thở của tâm tư, và phản chiếu màu sắc nội giới. Như thế, vũ trụ ảm đạm kia là nhu cầu của nữ tính: một vũ trụ êm ả, mềm dịu, thầm lặng vì được nhận thức qua những giác quan cũng êm ả, mềm dịu, thầm lặng như thế, nghĩa là những giác quan của nữ giới. Phong cảnh trong thơ Thanh Quan là những đường nét mênh mông, mơ hồ, mầu sắc rộng rãi những mờ nhạt, âm thanh u hoài và xa vắng; ngoài ra còn có cảm giác ẩm ướt, lạnh lẽo bao trùm cả bài thơ: người đọc cảm thấy rõ cảm xúc của một phụ nữ đa cảm. Bức tranh của Bà Huyện Thanh Quan không bao giờ là một bức tranh thiên nhiên được tả thực; cũng không đúng là những nét thuỷ mạc chấm phá. Nhưng là một bức tranh ấn tượng, phảng phất một ít u sầu lãng mạn. Vì người phụ nữ không quan sát tinh vi, cũng không suy nghĩ một cách trừu tượng; họ chỉ nhạy cảm thấy, và ghi lại những cảm giác của họ: Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ của giác quan, và của một lượng giác quan nào đó, nhạy bén ở người phụ nữ. Bà rất ít lý luận, trong một bài thơ thất ngôn, hai câu “luận” là để lý luận, nhưng rất ít khi bà sử dụng đến, đúng hơn chỉ có một lần :

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.

Bà ưa chuộng cảnh tiêu điều, hoang phế; cảnh buồn thảm ở đây hợp với nỗi hoài cổ bản nhiên trong người phụ nữ như đã thấy ở đoạn trên:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Thơ Bà huyện Thanh Quan là tiếng tỳ bà u hoài, nhưng nhẹ nhàng chứ không não nuột; tình cảm ấy dĩ nhiên phải loang ra chiều rộng chứ không lắng xuống chiều sâu: phong cảnh trong thơ bà cũng thế. Đó là đặc tính của sự

nhận thức nữ giới nỗi buồn phụ nữ. Một lần nữa vẻ đẹp người đàn bà muôn thuở muôn nơi lại trở về trong tâm cảnh người đọc.

Lời lẽ trong thơ Thanh Quan trang nhã đến khách sáo. Bà dùng chữ Hán Việt nhiều khiến giọng nói vừa sang trọng vừa xa cách. Người phụ nữ có hai cách nói đặc biệt: hoặc chanh chua, đanh đá, hoặc dịu dàng, tế nhị. Hồ Xuân Hương là trường hợp thứ nhất, Bà Huyện Thanh Quan là trường hợp thứ hai. Lời thơ của bà buộc người đọc phải e dè thận trọng khi tiếp xúc với nữ giới. Có người trách thơ bà kiểu cách đến độ khách sáo. Đúng. Vì bà luôn luôn là khách kia mà! Trong thơ, bà là kẻ lữ thứ, là “người qua đó” là “kẻ

dừng chân đứng lại”; bà là khách của cuộc đời và dĩ nhiên là của độc giả;

giữa thơ và độc giả có khoảng cách cần thiết để gìn vàng giữ ngọc. Chỉ có nam nhi mới mở những vòng tay thân mật “Bác đến chơi đây ta với ta” như trong Nguyễn Khuyến. Người phụ nữ thời xưa luôn luôn dè dặt để gìn giữ

Một mảnh tình riêng ta với ta. Hơn nữa, từ ngữ trong Bà huyện Thanh Quan

là những viên ngọc đẹp, những chữ tự nó đã có âm thanh trang nhã: mục tử,

cô thôn, ngư ông, viễn phố, khoáng dã, bình sa, chương đài, lữ thứ, thu thảo, tịch dương... Nhưng chữ đó, tự nó, đã mang ít nhiều vẻ lịch sự nữ giới. Nữ

tính còn phát ra trong cách chọn vật liệu của thi ca. Về cây cối, ngoài một cây cổ thụ không tên, vì bị mưa che lấp, chúng ta bắt gặp trong thơ bà ba thứ cây lớn: tàu chuối, ngàn mai và dặm liễu, ba thứ cây tượng trương cho nữ tính. Thơ Bà huyện Thanh Quan chỉ có ba thứ cây, tượng trưng cho nữ tính; ngoài ra có rất nhiều cỏ... Loài thực vật khiêm nhượng, yếu ớt và nhỏ bé như loài cỏ đặt vào lời nói nữ lưu thật hòa hợp. Thảo mộc trong thơ Thanh Quan được chọn lựa theo sở thích, theo linh tính phụ nữ, có một sắc thái riêng.

Tóm lại, theo Đặng Tiến, thơ Thanh Quan vừa đoan trang vừa thắm thiết; một lời nói xa cách nhưng gần gũi, e dè mà gợi cảm, muốn dung hợp những tương quan và mâu thuẫn đó, phải là ngôn ngữ nữ lưu thật sự, của một nhà thơ bậc thầy... Nhạc điệu trong thơ bà dồi dào, thanh thoát, thuỳ mị và đoan trang. Thơ Thanh Quan là ánh nắng ngủ muộn trên cành liễu, là tiếng thì

thầm của cơn gió vướng phải ngọn phi lao. Có khi nồng nàn hơn, hiển hiện một chiếc gáy nõn nà với những sợi lông tơ vàng mượt. Nhưng tựu trung lại vẫn mang đến cho người đọc thi cảm trong sáng, ngọt ngào và dịu nhẹ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu phê bình thơ của đặng tiến (qua khảo sát tập thơ thi pháp chân dung) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w