Nội dung Trang Bảng 1: Nội dung dạy học rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận 41 Bảng 2: Thực trạng về lập luận khi viết của học sinh 51 Bảng 3:
Trang 1NGUYỄN THỊ THU TRANG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2014
Trang 2NGUYỄN THỊ THU TRANG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60.14.01.01
Người hướng dẫn: PGS.TS Chu Thị Thủy An
NGHỆ AN, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS TS Chu Thị Thủy
An là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, côgiáo ở khoa Giáo dục & phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh, đặcbiệt là thầy giáo giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học 20 - Giáo dụchọc (cấp Tiểu học)
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáo và các
em học sinh trường Tiểu học Trang Tấn Khương, trường Tiểu học Lê Lợi,trường Tiểu học Nguyễn Bình, trường Tiểu học Dương Văn Lịch đã nhiệt tìnhcộng tác và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thântrong gia đình đã hết sức động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu và thực hiện luận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn vẫn cònnhững thiếu sót nhất định Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Lý thuyết lập luận và việc ứng dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn kể chuyện ở Tiểu học 8
1.3 Văn kể chuyện và dạy văn kể chuyện ở Tiểu học 20
1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 với việc rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn kể chuyện 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 40
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 40
2.3 Nguyên nhân của thực trạng 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP
LUẬN KHI LÀM VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 72
3.2 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 73
3.3 Thử nghiệm sư phạm 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Nội dung Trang Bảng 1: Nội dung dạy học rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện
cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận
41
Bảng 2: Thực trạng về lập luận khi viết của học sinh 51
Bảng 3: Thực trạng nhận thức của giáo viên về lập luận 65
Bảng 4: Các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng 107
Bảng 5: Kết quả học tập của học sinh đối với kĩ năng
làm văn kể chuyện của học sinh
109
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghịTW6- khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ chất lượng giáodục chưa đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội, chưa giải quyết mối quan hệ giữatăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạynghề; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạytheo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm của côngdân Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tínhchủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước tatrong giai đoạn hiện nay Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắnliền với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các môn họcđặc biệt là môn Tiếng việt Chính vì thế, cần có những đề tài nghiên cứu vềđổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở cấp Tiểu học
Trong cuộc sống, khi giao tiếp với mọi người xung quanh, không aitrong chúng ta không một lần sử dụng phép lập luận Việc sử dụng lập luậntrong giao tiếp nhằm dẫn dắt cho người đọc, người nghe chấp nhận một kếtluận nào đó của người viết, người nói Chương trình Tập làm văn lớp 4 bướcđầu cũng đã giúp học sinh vận dụng kĩ năng lập luận thông qua các tiết học
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân Việc vận dụng kĩ năng lập luận đã
giúp cho các em mạnh dạn, tự tin, biết suy nghĩ, tìm ra các lí lẽ, dẫn chứng đểthuyết phục người nghe chấp nhận ý kiến của mình
Trang 8Trong các thể loại tập làm văn, văn kể chuyện là loại văn nghệ thuậtgắn liền với đời sống xã hội mang lại những bài học bổ ích, có tác dụng giáodục kỹ năng sống đối với học sinh tiểu học Thể loại tập làm văn này cần đếnnhững kiến thức và kĩ năng tổng hợp khá cao của người viết Đối với học sinhlớp 4, năng lực viết văn kể chuyện lâu nay còn rất hạn chế Vì vậy, giáo viêndạy thể loại văn này nhiều khi rất lúng túng Kết quả thu nhận được từ bài làmcủa học sinh chưa cao Các em viết hoặc kể lại câu chuyện được nhờ vào sựthuộc lòng câu chuyện hoặc chỉ kể lại được cốt truyện một cách khô khan Bàivăn của các em chưa có sự lập luận chặt chẽ, chưa thể hiện được ngoại hình,tính cách, hành động, suy nghĩ, của nhân vật nên chưa thu hút được ngườiđọc hoặc người nghe.
Để khắc phục tình trạng này, khi dạy thể loại văn kể chuyện, giáo viên
đã chú ý cho học sinh nắm đươc cốt truyện và chọn hình thức thảo luận nhóm,quan sát tranh xem nhân vật làm gì, nói gì, để giúp học sinh có được nềntảng Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao Vấn đề đặt ra là phải tìmnhững cách thức và phương pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn từgốc Ứng dụng lí thuyết lập luận vào việc xây dựng những cách thức rèn kĩnăng viết đoạn, bài văn kể chuyện có thể là một sự lựa chọn đúng và mang lạihiệu quả nhất
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận
văn của mình là: “Rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4
theo lí thuyết lập luận ”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn kểchuyện cho học sinh lớp 4 trên cơ sở ứng dụng lí thuyết lập luận của ngữdụng học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn kể chuyện ở tiểuhọc
Trang 93 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn kể chuyện chohọc sinh lớp 4 trên cơ sở ứng dụng lí thuyết lập luận của ngữ dụng học
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng và thử nghiệm các biện pháp đề xuất ởmột số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khilàm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận của ngữ dụnghọc thì có thể nâng cao chất lượng dạy học văn kể chuyện
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu thực trạng kĩ năng lập luận của HS qua các bài văn kểchuyện và thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khilàm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 của GV Tiểu học
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn kểchuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận của ngữ dụng học
- Tổ chức thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quảcủa các biện pháp đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 10Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và nghiên cứu, phân tích
-tổng hợp; phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lí thuyết có liên quan đến đềtài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng phương pháp điều tra;
quan sát và lấy ý kiến chuyên gia; nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phươngpháp thực nghiệm sư phạm…nhằm đánh giá thực trạng, kiểm nghiệm các biệnpháp đề xuất của đề tài
- Phương pháp thống kê toán học: để xử lí số liệu thu được khi khảo sát
thực trạng và thử nghiệm
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văngồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận của đề tài
CHƯƠNG 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
CHƯƠNG 3: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn kểchuyện cho học sinh lớp 4
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về lí thuyết lập luận
Trên thế giới, khái niệm lập luận hoặc liên quan đến lập luận đã đượcnghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại Buổi đầu lập luận được coi là một hiệntượng liên quan đến thuật hùng biện Sau đó, lập luận được tìm hiểu dưới góc
độ logic học Ngày nay, lập luận mới được thực sự nghiên cứu dưới góc độngôn ngữ, hình thành bộ môn ngữ dụng học Năm 1985, trung tâm châu Âunghiên cứu về lập luận được thành lập và đã tổ chức được nhiều hội thảo bàn
về lập luận
Ở Việt Nam, lí thuyết lập luận được đưa vào khá muộn Đỗ Hữu Châuđược xem là người đầu tiên giới thiệu và khởi xướng về lí thuyết lập luận tạotiền đề cho rất nhiều tác giả khác tìm hiểu và vận dụng lí thuyết trong tiếngViệt
Trong “Đại cương ngôn ngữ học”[4], GS Đỗ Hữu Châu đã giới thiệunội dung của ngữ dụng học, trong đó lập luận là một nội dung quan trọng GS
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra cấu trúc của lập luận, phân biệt lập luận với logicmiêu tả và thuyết phục; đưa ra hệ thống chỉ dẫn lập luận gồm hai loại: tác tửlập luận và kết tử lập luận cùng với các dấu hiệu giá trị học; bước đầu nghiêncứu lẽ thường của lập luận
Có thể thấy rằng, những khái niệm và những vấn đề cơ sở của lập luận
mà GS.Đỗ Hữu Châu giới thiệu đã mở thêm một hướng đi mới trong lĩnh vựcngữ dụng học Dưới ánh sáng của lí thuyết lập luận, chúng ta có thể phát hiện
ra đặc trưng mới của Tiếng Việt trong cấu trúc nội tại cũng như trong hoạtđộng chức năng của nó
Trang 12Tác giả Nguyễn Đức Dân trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học[11] đã phác thảo những nét căn bản về lí thuyết lập luận nói chung, sự lậpluận trong ngôn ngữ tự nhiên nói riêng và tác giả đã đặc biệt chú ý đến tínhiệu ngôn ngữ trong sự lập luận.
“Giáo trình ngữ dụng học” của tác giả Đỗ Kim Liên [15] đã đi sâunghiên cứu lập luận trong hội thoại, xem xét mối quan hệ giữa lẽ thường vàlập luận một cách đầy đủ, có hệ thống
Vấn đề lập luận còn được trình bày trong một số bài báo của các tạp chíngôn ngữ như: Cấu trúc ngữ pháp – ngữ nghĩa của nhóm tục ngữ Việt Nam códạng A là B (Nguyễn Quý Thành), Chuyện về sự đa nghĩa trong thành ngữ,tục ngữ (Nguyễn Thị Hồng Thu), Lôgic và sự phủ định trong Tiếng Việt(Nguyễn Đức Dân)
Trong những khóa luận, luận văn Thạc sĩ, luận văn Tiến sĩ, vấn đề lậpluận cũng được xem xét, phân tích trong một số công trình nghiên cứu cụ thểnhư: Thực trạng rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4-
5 hiện nay [1], Một số biện pháp rèn kĩ năng miêu tả cho học sinh theo líthuyết lập luận [2], Phát triển kĩ năng nói cho học sinh theo lí thuyết lập luận[7], Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho học sinh lớp 2 – 3 theo
lý thuyết lập luận [16], Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi nghệ thuật[17], Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 2-3 theo lí thuyết lập luận [29], Vậndụng lý thuyết lập luận vào việc rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh quaphân môn Tập làm văn lớp 4 [30],
Có thể thấy rằng, lí thuyết lập luận đang ngày càng được các nhànghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trong hoạt động ngôn ngữ của Tiếng Việt Tuynhiên, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng lí thuyếtlập luận vào dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là
Trang 13chương trình văn kể chuyện ở trường Tiểu học Tiến hành nghiên cứu đề tàinày, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các công trình nghiên cứu trên để làm địnhhướng cho quá trình nghiên cứu của mình.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về dạy học Tập làm văn ở tiểu học
Một trong những người có nhiều nghiên cứu về dạy học Tập làm văn ởTiểu học là tác giả Nguyễn Trí Các công trình nghiên cứu có liên quan dạyhọc Tập làm văn của ông đã được công bố, như: “Dạy và học tiếng Việt ởtrường Tiểu học theo chương trình mới”, “Luyện tập văn kể chuyện ở Tiểuhọc”, “Dạy Tập làm văn ở Tiểu học” Tác giả Nguyễn Trí đã tập trung đi sâuvào phân tích nội dung và phương pháp dạy tập làm văn ở trường Tiểu họctheo quan điểm giao tiếp
Trong “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” tác giả cũng đã đề cập đếnnhững kiến thức cơ sở cần vận dụng vào Tập làm văn và dạy Tập làm văn.Trong đó có đề cập đến việc vận dụng các vấn đề của ngữ dụng học nhưngcũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu Đó là một trong các xu hướng nghiêncứu ngôn ngữ trong hoạt động thực hành chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu về tầmảnh hưởng của ngữ dụng học cũng như lí thuyết lập luận đối với việc dạy họcTập làm văn ở tiểu học
Cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” [20] của LêPhương Nga, Nguyễn Trí không phải là chuyên luận đi sâu vào một đề tàinhất định mà đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể đang đặt ra trong thực tiễn và lýluận dạy học Tiếng Việt Mỗi bài viết thể hiện ý kiến của các tác giả về mộtvấn đề Tuy nhiên, sự thống nhất trong cả tập sách chính là quan điểm giaotiếp trong dạy học Tiếng Việt, một phương hướng dạy học nhằm phát triển ởhọc sinh công cụ giao tiếp và công cụ tư duy
Trang 14Bên cạnh các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đầu ngành còn
có một số lượng lớn bài viết của nhiều người quan tâm đến dạy học Tập làmvăn ở tiểu học đăng tải trên các tạp chí Giáo dục, Giáo dục tiểu học, Thế giớitrong ta, Dạy và học ngày nay Đó là những ý kiến đề cập đến một số điểmcần lưu ý khi dạy Tập làm văn nhìn từ các góc độ và các quan điểm xây dựngchương trình SGK Tiếng Việt mới ở Tiểu học
Như vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhậnthấy việc vận dụng ngữ dụng học nói chung và lý thuyết lập luận nói riêngtrong việc giảng dạy Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là dạyTập làm văn ở Tiểu học chưa được quan tâm nghiên cứu Việc vận dụng líthuyết lập luận vào dạy và học Tiếng Việt một cách khoa học, hiệu quả là yêucầu cấp thiết đối với việc hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp cho học
sinh, song đề tài này vẫn đang bị bỏ ngỏ
1.2 LÝ THUYẾT LẬP LUẬN VÀ VIỆC ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN VÀO DẠY VĂN KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC
1.2.1 Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết lập luận
1.2.1.1 Khái niệm lập luận
Đã có nhiều định nghĩa về lập luận, chẳng hạn như:
- “Lập luận là đưa ra lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luậnnào đấy mà người nói muốn đạt tới” [4.155]
- “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn ngữ, ngườinói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào
đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó”[11.165]
Trang 15- Lập luận là người nói hay người viết đưa ra một hay một số lí lẽ màngười ta gọi là luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc hay người nghe đến một kếtluận nào đó mà người nói, người viết muốn hướng tới.[15.141].
- Lập luận là chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe đến một kếtluận mà người nói đưa ra hoặc có ý định dẫn người nghe đến kết luận ấy”[3.137]
Như vậy, dù diễn đạt bằng cách nào thì các nhà nghiên cứu đều có điểm
thống nhất rằng: Lập luận là đưa ra lí lẽ để người cùng giao tiếp đi đến một
kết luận hoặc chấp nhận một kết luận mà người nói (người viết) muốn hướng tới.
Vì thế, trong hoạt động giao tiếp (dù trực tiếp hay gián tiếp), để đi đếnmục đích nào đó, người nói phải có một chiến lược giao tiếp phù hợp mà lậpluận là một trong những chiến lược đó
Ví dụ: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ chưa phải là thứ quý nhất Ai làm ra
lúa gạo, vàng bạc, ai biết thì quý giờ? Đó chính là người lao động Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ trôi qua một cách vô vị mà thôi.
(Theo Trịnh Mạnh)
Trong ví dụ trên thì lúa gạo, vàng bạc, thì giờ chưa phải là thứ quý
nhất Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết quý thì giờ và không có người laođộng thì không có lúa gạo, không có vàng bạc thì giờ trôi qua một cách vô
vị là luận cứ (lí lẽ); còn đó chính là người lao động là kết luận
1.2.1.2 Cấu trúc của lập luận
Một lập luận thường gồm hai phần: luận cứ và kết luận
Trang 16Luận cứ là một nội dung được diễn đạt bằng các phát ngôn Luận cứ cóthể thông tin miêu tả hay một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy Có thể
đồ hóa quan hệ lập luận giữa các nội dung phát ngôn như sau:
p– 3rTrong đó: p là lí lẽ hay luận cứ r là kết luận 3 là quan hệ định hướnglập luận
Các thành phần của lập luận có quan hệ với nhau gọi là quan hệ lậpluận Trong quan hệ lập luận lí lẽ được gọi là luận cứ Có thể nói mối quan hệlập luận giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận, giữa hay nhiềulập luận trong một đoạn văn Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay là mộtđịnh luật, một nguyên lí xử thế nào đấy
Ví dụ:
- Trời mưa (p) nên (3) đường lầy lội (r).
- Con mèo này màu đen (p) (nên) rất dễ sợ (r).
P là một thông tin miêu tả
- Mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi (p) mà cậu thì đã làm việc liền 8 tiếng rồi (q)→ȝ cậu phải nghe nhạc một lát (r)
Ở ví dụ này chúng ta có hai luận cứ, p là một nguyên lí sinh hoạt và q
là nhận xét về một trạng thái tâm sinh lí
1.2.1.3 Các yếu tố định hướng lập luận
a Tác tử lập luận
Trong phát ngôn, ngoài các từ miêu tả còn có các từ phi miêu tả (cácphụ từ, các tình thái từ) Những từ này được người nói, người viết dùng đểchuẩn bị cho một kết luận được hướng tới Các từ đó được gọi là tác tử lập
Trang 17luận Hay nói cách khác, “Tác tử lập luận là một yếu tố khi đưa vào một nội
dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với
thông tin miêu tả vốn có của nó.” [2,180] Ví dụ: Giả định ta có nội dung:
- Bây giờ mới tám giờ thôi.
Nếu đưa vào tác tử đã hoặc mới thôi thành
Bây giờ đã tám giờ rồi.
thì mới, đã là tác tử lập luận Nếu đã hướng tới kết luận đánh giá muộn thì
mới hướng đến kết luận đánh giá sớm.
Một số tác tử thường được sử dụng như: chỉ, những, là ít, nhiều, là
những tác tử đánh dấu những luận cứ đối nghịch về lập luận
chỉ hướng đến kết luận đánh giá ít, những hướng đến kết luận đánh giá nhiều;
là ít, là nhiều lại đánh dấu những luận cứ đối nghịch về hướng lập luận, cụ thể
là nhiều hướng tới kết luận: ít, nhẹ; còn là ít hướng tới kết luận: nhiều, nặng.
b Các dấu hiệu giá trị học
Trang 18Trong Tiếng Việt, ngoài các phụ từ, các tiểu từ tình thái, việc khai tháccác thực từ đúng cách cũng có giá trị định hướng lập luận Do vậy, chúngđược xem là những dấu hiệu giá trị học Theo hướng này, có ba cách khaithác thực từ để định hướng lập luận:
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề: Việc lựa chọn các chi tiếtmiêu tả cùng chủ đề nhằm giúp cho người nói định hướng được những chitiết, hình ảnh, vấn đề có liên quan, diễn đạt nội dung được nói tới, nhằm đưađến những kết luận có mục đích nhất định
Ví dụ:
“Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sóng máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở Ngói mới đỏ tươi Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm.
Cây gạo đầu xóm Hoa nở chói ngời
Trang 19A, nắng lên rồi Mặt trời đỏ chót
Lá cờ Tổ quốc Bay giữa trời xanh”
(Định Hải)
Trong đoạn thơ trên tất cả các chi tiết về thiên nhiên như tre xanh, lúa
xanh, sóng máng lượn quanh, dòng xanh mát, trời mây bát ngát…; về làng
xóm, nhà ở, về trường học như ngói mới đỏ tươi, hoa nở chói ngời, trường
học, đỏ thắm …đều nhằm hướng đến kết luận bức tranh quê đẹp quá Đó là
kết luận duy nhất, hợp lí mà người nói phải đi tới và không thể đi ngược lại
Do vậy, chúng là những dấu hiệu giá trị học định hướng lập luận
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả theo trình tự trước sau có chủ hướng.Bên cạnh việc lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề, việc sắp xếpcác thành tố lập luận theo trình tự trước sau khác nhau cũng là một cách địnhhướng lập luận quan trọng Xét hai phát ngôn sau:
+ Bạn Hùng học bài rồi mới đi chơi.
+ Bạn Hùng đi chơi rồi mới học bài.
Hai phát ngôn này khác nhau về trật tự các tình tiết Nếu phát ngôn thứ
nhất Bạn Hùng học bài rồi mới đi chơi hướng đến kết luận sự chăm chỉ học tập của bạn Hùng thì phát ngôn thứ hai Bạn Hùng đi chơi rồi mới học bài dẫn
đến kết luận đánh giá trái ngược đối với sự ham chơi hơn ham học của bạnHùng
Sự khác nhau về các trật tự tuyến của các yếu tố ngôn ngữ trong câu cótác dụng nêu tên sự khác nhau về thời gian trước sau của hành động, sự kiện
Trang 20được miêu tả, về ý nghĩa nguyên nhân: kết quả, về ý nghĩa chủ động – bị động
….từ đó dẫn đến hệ quả khác nhau về hướng lập luận
- Chọn các từ miêu tả cùng trường nghĩa:
Từ cùng trường nghĩa là những từ có quan hệ với nhau về nghĩa, có thể
là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa Trong cùng một đoạn văn, hiệntượng xuất hiện liên tục và nối tiếp các từ cùng trường nghĩa sẽ giúp cho đốitượng hiện lên một cách toàn diện, rõ ràng Do vậy, hướng đến kết luận đượcrút ra là duy nhất, tất yếu mà không làm khác hơn được
Ví dụ:
“Tôi nhìn em Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người
ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.”
(Theo Vũ Cao)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã miêu tả những đặc điểm ngoại hình của
chú bé liên lạc: những từ gầy, tóc húi ngắn, chiếc áo cánh nâu, trễ xuống đến
tận đùi, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch lên,
làm hiện lên một cách sinh động về một cậu bé sống trong một gia đình nông
dân nghèo (gầy, chiếc áo cánh nâu) nhưng thông minh (đôi mắt sáng và xếch
lên), hiếu động, gan dạ (đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, trễ xuống đến tận đùi) chiếc áo cánh nâu trễ xuống tận đùi có thể là do em đựng nhiều đồ
chơi hoặc những quả mìn, lựu đạn còn sót lại trong các cuộc chiến đấu Tất cả
những từ ngữ trên đã miêu tả khá rõ nét về đặc điểm, tính cách của cậu bé màngười đọc cũng không thể phủ nhận điều đó
Trang 21So sánh hai phát ngôn sau đây cùng về cái chết:
Ông ta mất đêm hôm qua!
Ông ta toi đêm hôm qua!
Chắc chắn kết luận thật đáng đời chỉ có thể dùng cho phát ngôn thứ hai.
Như thế các thực từ tự thân cũng có giá trị lập luận
Ngoài ra các từ xưng hô, các biện pháp tu từ như nói giảm, nói quá…cũng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng lập luận
Ví dụ: Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
Tác giả đã dùng biện pháp nói quá bằng cụm từ không lớn nổi thành
người nhằm dẫn đến kết luận về tình yêu quê hương tha thiết của mình.
c Phương tiện ngôn ngữ nối kết các thành tố lập luận
Như trên đã nói, một lập luận có thể có một hoặc nhiều luận cứ và kếtluận Để nối kết các thành tố lập luận với nhau, ngưới nói (người viết) cần sử
dụng những yếu tố ngôn ngữ công cụ, đó là kết tử Kết tử lập luận là những
yếu tố như: các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ, trạng ngữ… nối kết hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất Nhờ kết tử
mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận
Để phân loại các kết tử, người ta có thể dựa trên nhiều tiêu chí khácnhau Dựa vào các chức năng có thể chia kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tửdẫn nhập kết luận
- Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử dùng để đưa nội dung (hay một hành
động tại lời) vào làm luận cứ cho lập luận Cụ thể như: vì, tại vì, lại, vả lại,
hơn nữa, chẳng những…mà còn, đã…lại…
Trang 22Ví dụ:
Vì Khăn Đỏ không nghe lời mẹ nên hai bài cháu đã bị sói ăn thịt.
Chẳng những Lan học giỏi mà còn hát hay nữa.
- Kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử dùng để đưa ra một nội dung (hoặc
một hành động ngôn ngữ) đóng vai trò kết luận vào lập luận Cụ thể như: thì,
nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng,…
Ví dụ: Nếu trời mưa thì tôi không đi chơi đá bóng.
Dựa vào quan hệ lập luận, có thể chia các kết tử thành kết tử đồnghướng và kết tử nghịch hướng
- Những kết tử đồng hướng như: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại
còn, đã….lại, chẳng những….mà còn, thật vậy, nữa là….
Ví dụ:
Chị Ngàn chẳng những đẹp người mà còn đẹp nết
Trời đẹp, vả lại chúng ta đã đọc sách quá lâu, đi chơi thôi.
- Những kết tử nghịch hướng như: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên,
tuy vậy, tuy… nhưng…
Ví dụ:
Tuy gia đình bạn Bình nghèo nhưng bạn luôn quan tâm giúp đỡ bạn
bè.
Lan tuy đẹp nhưng lười biếng và xấu bụng, đừng yêu cô ấy nữa.
d Lẽ thường - cơ sở của lập luận
Để kết nối các lí lẽ và các kết luận với nhau, người ta phải dựa vào các
lẽ thường Nếu các tác tử và kết tử là những phương tiện ngôn ngữ có tác
Trang 23dụng định hướng và nối kết các thành tố lập luận thì lẽ thường chính là cơ sởcủa lập luận Trong lập luận đời thường, lẽ thường chính là cơ sở của lập luận.Trong lập luận đời thường, lẽ thường chính là các nguyên lí, các chân lí thôngthường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền
đề logic, được con người sử dụng để xây dựng những lập luận riêng
Dù có những lẽ thường phổ quát chung cho toàn nhân loại (Ví dụ:
Càng ít thời gian thì càng khẩn trương hơn; càng học hành nhiều càng có nhiều cơ hội thi đỗ), có những lẽ thường chung cho một số dân tộc có cùng
nền văn hóa nào đó (Ví dụ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà), hay có những lẽ
thường riêng cho từng quốc gia, dân tộc, thậm chí cho một địa phương, một
tập thể nào đó (Ví dụ: số 9 là số tốt), nhưng vẫn có thể nói đặc điểm chung
của lẽ thường là tính khái quát Nhờ có tính khái quát mà lẽ thường trở thành
cơ sở để xây dựng những lập luận cụ thể và những lập luận ấy có thể đượcmọi người trong cộng đồng đó chấp nhận
Nói chung, “tất cả các phát ngôn của chúng ta đều bị chi phối bởi mộthoặc những lẽ thường nào đó” Lẽ thường là những câu thúc xã hội vô hình,
có khi vô thức nhưng quy định chặt chẽ lời nói và cách xử sự của con ngườitrong cuộc sống xã hội” [4,198] Tuy nhiên có bao nhiêu lẽ thường là điềukhông thể tính toán, thống kê được Có thể nói, có vô số lẽ thường với muônhình muôn vẻ về nội dung phản ánh Tục ngữ là kho tàng những lẽ thường
của các dân tộc trên thế giới đã được cố định hóa bằng hình thức ngôn từ, ví
dụ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em
xa mua láng giềng gần,…” Ngoài ra còn có những lẽ thường chưa được định
hình bằng ngôn từ nhưng vẫn có tác dụng chi phối lập luận của chúng ta,
chẳng hạn như: hàng ngoại là hàng tốt, đi học nước ngoài là giỏi,…
Trang 24Nghiên cứu lẽ thường giúp ta có thể phát hiện ra chiều sâu văn hóa củadân tộc, quan niệm đạo đức của xã hội trong từng thời đại khác nhau – nhữngcái có tác dụng chi phối rất lớn đối với việc xây dựng lập luận và lĩnh hội lậpluận của con người.
1.2.2 Sự cần thiết phải ứng dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn kể chuyện ở tiểu học
Ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt độnggiao tiếp Khi xây dựng chương trình Tiếng Việt ở tiểu học theo quan điểmgiao tiếp, các nhà biên soạn cũng đã chịu sự chi phối của ngữ dụng học, trong
đó, có lí thuyết lập luận Đặc biệt, trong phân môn Tập làm văn - phân môn cótính chất thực hành tổng hợp Điều này cho thấy việc rèn kĩ năng làm văn kểchuyện sẽ chịu sự tác động sâu sắc của lí thuyết lập luận
Trong văn kể chuyện, để lời kể hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe thìngười kể phải kết hợp miêu tả ngoại hình của nhân vật để làm bộc lộ tính
cách, thân phận của nhân vật Trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, nhà văn
Tô Hoài qua cách miêu tả ngoại hình của nhân vật đã đưa ra những lí lẽ để đi
đến kết luận về tính cách và thân phận của nhân vật Hình ảnh :“Chị Nhà Trò
đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa.” Cho ta thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Hình thức lập luận đời thường rất đa dạng không chỉ có ở diễn ngônđơn thoại mà còn có thể nằm trong lời đối đáp của các nhân vật hội thoại với
nhau trong các câu chuyện Vì vậy khi các em được học các bài “Kể lại lời
nói, ý nghĩ của nhân vật” (SGK Tiếng Việt 4, tr 32)”, “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (SGK Tiếng Việt 4, tr 64)”sẽ giúp cho học sinh thực hiện
Trang 25đúng các nguyên tắc hội thoại cũng như thể hiện đúng các yếu tố lập luận (kết
tử, tác tử lập luận; lẽ thường trong lập luận)
Với đề bài “Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba
nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.” trong tiết
“Luyện tập xây dựng cốt truyện” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr 45), để giúphọc sinh xác định được nội dung câu chuyện, SGK đã đưa ra hai gợi ý:
a) Câu chuyện với ba nhân vật trên có thể là một câu chuyện về sự hiếu thảo Muốn kể về người con hiếu thảo, em cần tưởng tượng:
- Bà mẹ ốm như thế nào?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
M: Phải tìm một loại thuốc rất hiếm.
- Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
+ Cách 1: Cảm động về tình mẹ con, bà tiên bỗng hiện ra giúp.
+ Cách 2: Người con vượt qua rất nhiều khó khăn đi tìm bà tiên.
b) Câu chuyện với ba nhân vật trên cũng có thể là một câu chuyện về tính trung thực Những điều em cần tưởng tượng là:
- Bà mẹ ốm như thế nào?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
M: Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc.
- Bà tiên làm cách nào để biết người con là người trung thực?
- Bà con giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
Trang 26Có thể thấy rằng từ một đề bài học sinh sẽ có nhiều cách thể hiện khácnhau Điều quan trọng là học sinh phải biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh phùhợp để làm toát lên được nội dung, chủ đề mà mình đã chọn và phù hợp vớikết luận mà mình dự định hướng tới Việc làm này cũng chính là việc chọnlọc các tác tử, các kết tử, các dấu hiệu giá trị học giúp cho câu chuyện đảmbảo được tính liên kết giữa các luận cứ và kết luận để từ đó có thể đưa rađược nội dung câu chuyện có tính giáo dục phù hợp
Tóm lại việc ứng dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn kể chuyện ở tiểuhọc là hết sức cần thiết và đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất nhữngbiện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lýthuyết lập luận ở chương sau
1.3 VĂN KỂ CHUYỆN VÀ DẠY HỌC VĂN KỂ CHUYỆN Ở TIỂUHỌC
1.3.1 Văn kể chuyện và đặc điểm của văn kể chuyện
1.3.1.1 Khái niệm văn kể chuyện
Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường được nghe kể những câuchuyện Từ thuở còn nằm trong nôi, ta được nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ, của bà
Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Trang 27Lời ru đã thể hiện nội dung câu chuyện kể về một con cò đi ăn đêm, taliên tưởng đến con người và nó rất gần gũi với trẻ thơ.
Văn kể chuyện là một loại văn dùng lời để kể lại một câu chuyện, một
sự kiện, một con người trong đời sống xã hội thông qua việc sắp xếp, tưởngtượng nhào nặn, hư cấu của người viết Người viết văn kể chuyện thuật lạicho người đọc, người nghe biết diễn biến của sự việc đặc biệt nào đó làm cho
họ rung cảm với câu chuyện và từ câu chuyện đó rút ra được những bài học
bổ ích, hiểu thêm về xã hội, con người, sự vật
Đặc điểm của văn kể chuyện cũng chính là đặc điểm của truyện Đặctrưng cơ bản của truyện là tình tiết nghĩa là có sự việc đã diễn ra, đang diễn
ra, có nhân vật với ngôn ngữ tâm trạng, tính cách riêng Còn khi nói văn kểchuyện thì ta hiểu thể loại này được dùng để kể lại câu chuyện về sự việc, conngười trong đời sống hiện thực thông qua diễn biến của cốt truyện, miêu tảcác nhân vật có phần hư cấu của tác giả
Tóm lại, văn kể chuyện là một thể loại văn nghệ thuật thuộc phân mônTập làm văn Học sinh tiến hành kể chuyện tức là các em đã sản sinh ra vănbản nói hoặc viết mà nội dung của nó là những câu chuyện có cốt truyện, cónhân vật, có hư cấu Nó tác dụng đến người đọc cả về nhận thức lẫn tình cảm
và qua bài làm của học sinh, người tiếp nhận văn bản đánh giá đúng nhậnthức và đời sống tình cảm của các em
1.3.1.2 Đặc điểm của văn kể chuyện
Văn kể chuyện được chia thành hai dạng chính: kể chuyện từ đời sốngngười thật, việc thật và kể chuyện tưởng tượng, hư cấu Từ hai dạng chínhnày, người ta có thể phân chia thành các loại nhỏ hơn, kể lại chuyện đã đượcnghe, được đọc; kể lại chuyện chứng kiến hoặc tham gia, chuyện danh nhân,chuyện cổ tích, kế tiếp theo những chuyện đã có, Việc phân chia chỉ mang
Trang 28tính chất ước lệ Tuy nhiên, dù ở dạng nào đi nữa thì văn kể chuyện cũng cónhững đặc điểm sau:
a Cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống các biến cố tạo thành khung quan trọng nhấttrong nội dung văn bản truyện kể Dù đơn giản hay phức tạp đã nói tới truyệnthường là phải có cốt truyện Cốt truyện cần phải được xây dựng sao cho gâyđược hứng thú, tạo được sức lôi cuốn người đọc và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.Điều đó phụ thuộc vào nội dung cốt truyện và tài năng kể chuyện Ý nghĩagiáo dục của câu chuyện phải được toát lên từ cốt truyện, từ suy nghĩ và hànhđộng của các nhân vật trong diễn biến của các tình huống, để người đọc cảmnhận được, chứ không phải thay vào đó vài câu giáo huấn Trong phạm vi nhàtrường, các đề ra kể chuyện bao giờ cũng muốn các em hướng tới những tìnhcảm tốt đẹp, kể chuyện về con mèo để các em thêm yêu con vật nuôi, kể vềmột gia đình thương bệnh binh, liệt sỹ là muốn các em yêu quý, kính trọngcác gia đình đó hơn Do đó, ý nghĩa giáo dục của chuyện phải được đặt lênhàng đầu, làm sao cho mọi người đọc thì bỗng thấy tâm hồn mình được lớnlên thêm một chút, thấy yêu cuộc đời hơn, biết cách xử sự với bạn bè với mọingười hơn Sự việc có diễn biến chính là phương tiện, còn ý nghĩa điều muốnnói mới là mục đích của chuyện Như vậy, cốt truyện chính là sự việc có diễnbiến, qua đó chuyển tải chân lí cuộc đời Một cốt truyện hay chủ yếu vẫn là ýnghĩa của nó Khi kể, người ta có thể kể về con người hay sự việc có thật đãxảy ra trên đời, cũng có thể bịa ra câu chuyện, bịa ra nhân vật dựa trên kinhnghiệm sống của mình nhưng vẫn đảm bảo giá trị nhân văn của nó Chuyện
và nhân vật là hư cấu hay có thật không phải là điều quan trọng mà quantrọng là mỗi câu chuyện nói được điều gì đó bổ ích cho con người và cuộcđời Bàn về mối quan hệ giữa “cái sự việc có diễn biến” và “ý nghĩa điều
Trang 29muốn nói”, nhà văn Phạm Hổ đã đề cập đến trong cuốn Văn miêu tả và văn kể
chuyện như sau:
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có viết truyện Thanh! Dạ! Trong đó có
thể nói không có cốt truyện gì cả Thanh – một đứa ở, hết bị người này gọi, sai bảo làm việc gì đó, lại bao nhiêu người khác gọi, sai làm việc khác Không có chuyện nhưng vẫn có ý nghĩa; số phận đứa ở đáng thương, một mình phải phục dịch cho bao nhiêu ông chủ, bà chủ, cô chủ, cậu chủ, Vì vậy, dù có chuyện hay không có chuyện, cái gì ta kể điều phải có ý nghĩa Có khi đó là một triết lí của cuộc sống, một người đi xin việc làm, mặc dù việc ấy không cần thiết nhưng vẫn được làm việc Chuyện ấy muốn nói nhiều khi những chuyện nhỏ lại thể hiện được bản chất con người có khi đó là vấn đề
xã hội mà tác giả muốn nêu lên trong truyện” Trong Chị bếp đi lấy chồng của A.Sê-khốp, tác giả muốn nêu lên một câu hỏi: “Tại sao đi lấy chồng khổ như vậy mà người ta vẫn đi lấy chồng và sao số phận người phụ nữ lại khổ như vậy?”
Ở trên chúng ta đã nhấn mạnh mặt có ý nghĩa của chuyện thông qua sựsắp xếp hệ thống các chi tiết biến cố để tạo nên một tác phẩm có giá trị Tuynhiên, cũng có những câu chuyện không có xung đột, mâu thuẫn như truyện
Thanh! Dạ! của Nguyễn Công Hoan hay chuyện kể lại chuyến đi thăm quê
Bác ở làng Sen, kể vườn Bác, kể nhà Bác và các đồ vật trong nhà Đó lànhững sự việc liên tiếp diễn ra, chẳng có cốt truyện nhưng kể hay, biết lồngcảm xúc của người kể thì vẫn trở thành bài văn kể chuyện hay
Truyện Người ăn xin ( SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr 30) mang một thông
điệp về lòng trắc ẩn – con người phải biết yêu thương nhau, phải biết thôngcảm, giúp đỡ người nghèo Câu chuyện còn ca ngợi tình cảm chân thành và sự
Trang 30thông cảm mới là món quà đáng quý Khi bạn cho đi chính là lúc bạn đangđược nhận.
Muốn tìm được truyện hay, cốt truyện hay, ta phải quan sát tìm hiểu vềcuộc sống xung quanh Ta thường vẫn hay nói văn học vị nghệ thuật thì tuổithọ của nó không được bao nhiêu còn văn học vị nhân sinh thì sẽ tồn tại mãimãi Nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm để làm giàu thêm cho cuộc sốngtinh thần cho cộng đồng Vì vậy, cuộc sống hiện thực là nguồn tư liệu hết sứcphong phú cho những sáng tạo văn học Không có một bài văn kể chuyện nào
mà không sử dụng miêu tả: miêu tả không gian, thời gian, miêu tả ngoại hình,nội tâm nhân vật, miêu tả hoạt động, Quan sát để miêu tả giúp cho việc bộc
lộ tính cách nhân vật được sâu sắc hơn Nhất là ở gian đoạn đối thoại, kèmtheo lời nói là điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói Gần gũi với các
em là cuộc sống nhà trường, ở đó có rất nhiều quan hệ như quan hệ thầy vàtrò, trò và trò, thầy và đồng nghiệp Nếu chịu khó đi sâu tìm hiểu thì cuộcsống nhà trường cũng phong phú, đa dạng như cuộc sống bên ngoài
Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 65), thông
qua nỗi dằn vặt của cậu bé mà người đọc nhận thấy tình cảm của cậu dànhcho ông mình Ngoài ra, người đọc còn thấy ở An-đrây-ca một sự trung thựcnghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân Rõ ràng, sau khi đọc câu chuyện,người đọc sẽ suy nghĩ và rút ra những bài học riêng cho mình
Mỗi câu chuyện trong đó có nhiều tình huống, chi tiết, nhân vật cungcấp cho người đọc những thông tin, ý nghĩa, nhằm thể hiện một mục đích nhấtđịnh Diễn biến của sự việc và ý nghĩa của sự việc đó tạo nên cốt truyện hấpdẫn, lôi cuốn người đọc Điểm đáng lưu ý nữa ở cốt truyện là sự hợp lý hay
tính logic trong câu chuyện Trong truyện dân gian Nga, tác phẩm Nồi xúp
rìu xây dựng một cốt truyện hết sức độc đáo Một bà keo kiệt không muốn
Trang 31cho ai một tý gì Một anh lính đi trận về đói quá, nhưng biết tính bà này, anhchỉ mượn bà cái rìu để nấu xúp Mượn rìu về nấu xúp thì có mất gì đâu và bàkia đồng ý Anh lính rửa sạch cái rìu, bỏ vào nồi rồi đổ nước đun sôi thật lâu.Anh nếm thử, khen là ngon nhưng lại bảo: “Bà cho một ít bột bỏ vào thì ngonhơn, tôi sẽ mời bà ăn món xúp đặc biệt này”, bà kia cho một ít bột Anh línhlại nếm lại nói: “Giá như có ít mỡ và muối bỏ vào thì thật là tuyệt” Bà lại cho
ít muối và mỡ Cuối cùng, anh lính mời bà cùng ăn món xúp rìu Món xúpngon thật Anh lính còn xin được cả bánh mì nữa Bà kia vừa ăn, vừa lạ lùng,không biết anh này nấu xúp như thế nào mà ngon quá Còn anh lính vừa ănvừa cười thầm trong bụng
Qua câu chuyện này ta thấy rõ sự hợp lý trong việc phát triển cốttruyện Nhà văn Phạm Hổ đã phân tích sự hợp lý về cách triển khai các tìnhtiết của câu chuyện trên như sau: nếu anh lính kia không dùng mưu mượn cáirìu trước đã, rồi nấu, rồi nếm thử và khen ngon thì chưa chắc có thể xin tiếp
bà keo kiệt nào là bột, nào là muối, nào là mỡ và bánh mì được Nếu khôngxin từng tí một mà xin tất cả cùng một lúc thì chắc gì bà già keo kiệt chịu bỏ
ra chừng ấy thứ cho anh lính Lại phải có động tác nếm thử và khen ngon mới
để xin tiếp những thứ này, thứ khác Rốt cuộc là bà già keo kiệt đã cho tất cảnhững thứ gì cần thiết để nấu xúp mà vẫn vui vẻ và anh lính thông minh đã ănmột bữa xúp ngon lành
Kể chuyện là phải thuyết phục được người nghe, làm sao cho ngườinghe cảm thấy đúng, là phải, tin là có thật như vậy Diễn biến nội dung sựviệc phải hợp lý trong cả câu chuyện cũng như trong từng chi tiết
Như vậy cốt truyện là hệ thống các biến cố, các sự việc có diễn biếntạo thành khung của truyện kể, là hệ thống sự kiện làm nồng cốt cho diễn biến
Trang 32các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm vănhọc
b Nhân vật
Trong truyện kể thường phải có nhân vật Nhân vật trong truyện có thể
là những con người cụ thể hoặc cũng có thể là những con vật, đồ vật, nhữngloài cây cỏ được tác giả thổi hồn vào, nhân hóa nó lên, gán cho nó nhữngnét tính cách phù hợp để làm nổi bật nội dung câu chuyện
Đứng ở gốc độ khác nhau, người ta có thể chia nhân vật trong truyệnthành nhân vật chính – nhân vật phụ, nhân vật chính diện – nhân vật phảndiện, nhân vật điển hình – nhân vật không điển hình Trong văn kể chuyệntrung tâm của các sự kiện, biến cố bao giờ cũng là nhân vật Các nhân vậttrong văn kể chuyện thường không phải là những con người cụ thể ở ngoàiđời mà thường là do sự hư cấu, nhào nặn từ nhiều hình mẫu khác nhau của tácgiả Muốn câu chuyện sinh động hấp dẫn cần phải xây dựng nhân vật có đờisống nội tâm phong phú, kết hợp với việc miêu tả đặc điểm ngoại hình nổi bật
và khắc họa những hành động tiêu biểu, điển hình, nhằm làm bộc lộ tính cáchcủa nhân vật Những nhân vật xuất hiện từ trang đầu đến trang cuối tác phẩmgọi là nhân vật chính Những nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong tácphẩm gọi là nhân vật phụ Những nhân vật này có tác dụng khắc họa rõ nétthêm tính cách của nhân vật chính thông qua mối quan hệ của chúng với nhân
vật chính Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, nhân vật chính ở
đây là chú Dế Mèn với sự khắc họa rõ nét tính cách và các nhân vật như DếChoắt, Dế Trũi, chị Cốc, làm nổi thêm tính cách của Dế Mèn
Tô Hoài khắc họa nhân vật Dế Mèn là một anh chàng bảnh trai, cườngtráng, tự cao, tự đại, hung hăng, hống hách, thường bắt nạt các chị Cào Càongụ ngoài đầu bờ, dám cà khịa với tất cả các bà con trong xóm Trái ngược
Trang 33với Dế Mèn, Dế Choắt là một anh chàng ốm yếu, nhút nhát và trước sự nhútnhát của Choắt thì Mèn lại càng hung hăng hơn:
Tính tôi hay nghịch ranh Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc Tôi cất tiếng gọi dế Choắt Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tới vui đùa không?
- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây, hừ hừ
- Đùa chơi một tí
- Hừ hừ cái gì thế?
- Con mụ Cốc kia
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
- Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
Qua cuộc đối thoại với Dế Choắt, ta thấy rõ hơn tính kiêu ngạo, tínhngông cuồng của Dế Mèn
Trang 34Trong mỗi truyện kể có thể có vài ba nhân vật, hoặc cũng có thể lên tớihàng chục, thậm chí hàng trăm nhân vật Trong cuộc đời đã không ai giống ai,thì trong văn chương cũng vậy Mỗi nhân vật có một tính cách, một suy nghĩ,một hành động riêng, cho nên cách nói, giọng nói, lời nói của họ cũng khônggiống nhau Trong một câu chuyện, ngoài nhân vật mà ta kể còn có một nhânvật quan trọng nữa mà có khi ta lãng quên đi, đó là nhân vật người kể chuyện.
Có khi là ta, có khi ta cho người khác đóng vai ta để kể Các hoạt động củacác nhân vật phải được xác định trong không gian, thời gian cụ thể Khôngthể đang ở chỗ này lại nói chỗ khác, đang ở nhà thì không thể có mặt ngoàiđường được .Còn nhân vật người kể thì được phép tung hoành, anh ta như
có phép xuất quỷ nhập thần, ở đâu và lúc nào cũng được, thậm chí có khảnăng ở trong bụng, trong óc của nhân vật để biết họ đang nghĩ gì, đang địnhlàm gì
Nhân vật trong truyện có thể là một con người cụ thể như chị Út Tịch
trong Người mẹ cầm súng; chị Sứ, thằng Săm trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức, Chí Phèo và Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao, Mỵ và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ , Cũng có trường hợp nhân vật trong truyện là những
con vật, những loài cây cỏ hoặc mặt trời, mặt trăng được tác giả thổi hồn vào,nhân hóa nó lên, gắn cho nó những tính cách phù hợp để làm nổi bật nội dung
câu chuyện Trong truyện ngắn Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài xây dựng nhân
vật điển hình là Dế Mèn và những nhân vật phụ như Dế Trũi , Dế Choắt, BọNgựa, Xén Tóc, chị Cốc, Tất cả đều là những con vật Nhưng tính cách củachúng chính là tính cách của con người Chúng đi tuyên truyền tư tưởng “thếgiới đại đồng” cũng chính là ước mong hòa bình của con người Hay trong
truyện Trí khôn của ta đây có nhân vật phản diện là con Hổ cũng đối đáp với
con người như con người thực sự Con Hổ đã làm nổi bật óc thông minh của
con người Hay trong truyện Cái tết của mèo con có các nhân vật (loài vật),
Trang 35cây rau (cây cối), bác nồi đồng, chị chổi (đồ vật) Đó là thế giới xung quanhcủa con người.
Như vậy nhân vật là yếu tố không thể thiếu được trong truyện kể Nhânvật là trung tâm làm nảy sinh mọi mâu thuẫn giải quyết mâu thuẫn; tạo ra sựkiện, biến cố cho truyện kể
c Hư cấu
Hư cấu là cái do nhà văn tưởng tượng ra, sáng tạo ra trên cơ sở hiệnthực, nhằm mục đích nghệ thuật nhất định Hư cấu rất cần thiết cho sáng tạonghệ thuật và văn kể chuyện rất cần có hư cấu Thông thường tác giả thườngdựa vào một hư cấu chính rồi từ đó tưởng tượng, sáng tạo, thêm bớt, bồi đắpvào trong truyện Tác giả có thể lấy đặc điểm của người này ghép vào ngườikhác để tạo nên những nhân vật có đặc trưng riêng, nổi bật hơn để đạt mụcđích nghệ thuật của tác giả Hư cấu hay còn gọi là sự bịa đặt một cách hợp lý,
có nghệ thuật để làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, ly kì Tuy nhiên, trongtruyện, người ta vẫn tôn trọng yếu tố chân thực của câu chuyện, đặc biệt là
đối với học sinh Tiểu học Chẳng hạn trong truyện Người con gái Nam
Xương để tạo ra mâu thuẫn tột độ dẫn đến cái chết đáng thương của người vợ
và cũng đã thức tỉnh người chồng nhận ra nỗi oan của vợ, tác giả đã hư cấumột nhân vật không có thật nhưng rất quan trọng là cái bóng trên vách Tácgiả tạo cái bóng trên vách để tạo sự nghi ngờ và ghen tuông của người chồng.Nhất là những câu nói của đứa con nhỏ: “Ở nhà con cũng có cha Mẹ ngồicha cũng ngồi, mẹ đi đâu cha cũng cũng đi theo đó ” Thực ra, cái bóng thìkhông có mà phải có một ngọn đèn, một con người thì cái bóng kia mới cóđược Vậy mà nó - cái vốn không có đó - lại có thể gây nên tai họa, tang tóccho cả một gia đình, nếu người trong cuộc không đủ bình tĩnh sáng suốt vàkhông có lòng tin ở người thân yêu của mình
Trang 36Do yêu cầu của sáng tác văn học nghệ thuật, trong tác phẩm có một vàitình huống mâu thuẫn đến tột độ và không còn cách nào giải quyết tốt hơn,tác giả phải sử dụng tình tiết hư cấu, như việc tạo ra bằng tưởng tượng cáibóng trên vách trong câu chuyện trên Hư cấu thường được sử dụng trong cácthể loại truyện cổ tích, truyện đồng thoại, truyện trinh thám, truyện khoa họcviễn tưởng, truyện kinh dị Nó ít được sử dụng trong các loại truyện kể vềngười thật việc thật, truyện danh nhân, truyện lịch sử.
Tóm lại, hư cấu là điều cần thiết, được sử dụng phổ biến trong sáng tạonghệ thuật Hư cấu được nhà văn sử dụng có mục đích, làm cho câu chuyệntrở nên hấp dẫn
d Lời kể
Lời kể là việc sử dụng ngôn từ có nghệ thuật để dựng lại câu chuyện(sự việc, nhân vật, ) và để gửi gắm tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của mìnhđối với những sự kiện, nhân vật trong truyện Người viết phải biết lựa chọnlời kể sao cho phù hợp nội dung chuyện, phù hợp với tâm lý, tính cách củanhân vật, vừa thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người đọc, người nghemột cách cao nhất Nói đến lời kể thì ta phải bàn đến câu văn văn và giọng kể.Thực ra câu văn và giọng kể là hai yếu tố không thể tách rời nhau Nó quan hệchặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau Câu văn được dùng trong khi kể chuyệnphải là câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu hình tượng, màu sắc âmthanh, Tránh viết những câu văn bằng từ ngữ trừu tượng hoặc bằng những từngữ khô khan Vì vậy, ta dễ dàng bắt gặp trong văn kể chuyện các biện pháp
tu từ như nhân hóa, so sánh, Từ ngữ dùng trong câu văn cũng phải đượcchọn lọc, bởi mỗi một từ nó mang một sắc thái riêng Hơn nữa, đặt nó ở đâuthì câu văn mới hay, đó là cái tài của người viết mà Nguyễn Tuân đã từng ví
“dùng chữ chẳng khác gì đi con cờ trong bàn cờ tướng vậy”
Trang 37Trong văn kể chuyện muốn kể hay ngoài việc diễn đạt bằng câu văn,chúng ta còn phải lựa chọn giọng kể Thường chuyện vui người ta hay kểgiọng vui, còn chuyện buồn thì người ta kể giọng buồn Nhiều chuyện có lúcvui, lúc buồn thì cũng tùy vào đó mà thay đổi giọng kể Nhưng cũng cótrường hợp, người kể lại dùng giọng không vui mà cũng không buồn Nghĩa
là học kể chuyện một cách bàng quan, có khi còn lạnh lùng hơn nữa Nóichung kể bằng giọng nào là tùy thuộc vào nội dung câu chuyện, mục đích làtạo được sự hấp dẫn, cuốn hút người nghe Giọng kể quy định việc lựa chọnlời văn và nhiều khi lời kể mang bản sắc riêng của từng dân tộc Điều đó đòihỏi đến tài năng của người kể chuyện Lời kể hay sẽ gợi cho độc giả nhiều thú
vị, sự lôi cuốn; gợi lên trong lòng người đọc những điều cần suy nghĩ qua câuchuyện
1.3.2 Dạy học văn kể chuyện ở Tiểu học
1.3.2.1 Mục tiêu dạy học văn kể chuyện ở Tiểu học
Văn kể chuyện là một phần của phân môn Tập làm văn nên nó cũngthực hiện mục tiêu của phân môn Tập làm văn là rèn cho học sinh năng lựcsản sinh ngôn bản Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻbởi vì: thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợpcác kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác – Họcvần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành Thứ hai,phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đótiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn
mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp Như vậy, phân môn Tập làmvăn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ
là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập
Trang 38Nhiệm vụ cơ bản của dạy học văn kể chuyện là giúp cho học sinh tạo rađược các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trìnhquy định, nói cách khác, nhiệm vụ của dạy học văn kể chuyện là hình thành,phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh Năng lực tạo lập ngôn bảnđược phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý,triển khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài Nhiệm vụ củavăn kể chuyện là cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, pháttriển ở các em những kĩ năng này Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn cónhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bảnthông thường, viết một số văn bản nghệ thuật kể chuyện.
Văn kể chuyện góp phần rèn luyện tư duy hình tượng: từ óc quan sátđến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khảnăng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhân vật, cốttruyện Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quátrình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn Quá trình sản sinh văn bản cũng giúpcho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn
Văn kể chuyện đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêumến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một em
bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồvật đã từng gắn bó Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hìnhthành và phát triển
1.3.2.2 Nội dung dạy học văn kể chuyện ở Tiểu học
Văn kể chuyện, một thể loại quan trọng trong chương trình Tập làm văn
ở Tiểu học
Đã từ lâu văn kể chuyện được đưa vào chương trình tiểu học và trunghọc cơ sở Ở tiểu học, văn kể chuyện bắt đầu dạy được dạy từ lớp 1 trong
Trang 39phân môn Kể chuyện và từ lớp 2 đến cuối cấp tiểu học các em đã được học kểchuyện trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện Đây là phương thức tự sự
đã ổn định, được sử dụng nhiều trong đời sống, trong nhà trường và trong vănhọc vì thế học sinh Tiểu học cần sớm học văn kể chuyện Từ thuở còn thơ, trẻ
em đã sớm học và tập dùng văn kể chuyện Ở trường học, có nắm được văn
kể chuyện, học sinh mới dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài tập đọc đượctrích từ các truyện ngắn, truyện dài, viết dựa trên các phương thức tự sự
+ Sự phân chia các kiểu bài kể chuyện
Trong sáng tác, các nhà văn chia kể chuyện thành nhiều loại văn Phạm
Hổ đã nói tới:
- Truyện ta tự nghĩ ra (sáng tác, hư cấu)
- Truyện kể lại (đọc sách, nghe kể rồi ta kể lại) như kể lại các truyện:
Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, Đảo hoang của Tô Hoài, An Dương Vương xây thành ốc của Nguyễn Huy Tưởng,
- Truyện viết tiếp theo những truyện đã có Ví dụ: Phạm Hổ viết Lửa
vàng, lửa trắng kể tiếp theo truyện Trí khôn của người để đâu? Lửa vàng lửa trắng kể lại câu chuyện của người nông dân xưa đã trị tội con của con hổ già
ngày trước bằng một thứ lửa mới: vôi sống bỏ vào hố nước
- Truyện viết ngược chuyện đã nghe quen
- Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua, danh nhân
- Truyện người tốt việc tốt
Trong nhà trường, văn kể chuyện cũng chia thành nhiều kiểu bài Ởtiểu học có các kiểu:
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc: Kiểu bài này xưa gọi là văn trầnthuật Bài trần thuật của HS khác với loại truyện kể lại của các nhà văn ở chỗ:
Trang 40HS chỉ cần kể lại trung thành với cốt truyện đã có, sự sáng tạo lớn hơn rấtnhiều Trong chương trình, khi kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc, HS còn tậpchuyển đổi ngôi kể.
- Kể lại sự việc được chứng kiến hoặc tham gia: Kiểu bài yêu cầu kể lạimột việc có thật học sinh là người trong cuộc hoặc được chứng kiến
- Kể lại câu chuyện có sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng
Trong ba kiểu bài đó, kiểu bài thứ nhất và thứ ba có điểm giống nhau làngười kể chuyện hoặc không được chứng kiến hoặc tham gia, học sinh chỉ kểlại dựa theo lời người khác hoặc theo trí tưởng tượng của mình Kiểu bài thứhai có đặc điểm người kể là người trong cuộc hoặc người chứng kiến, tức đãnhìn tận mắt, nghe tận tai về con người và sự việc họ kể Về phương tiện lýluận, kiểu bài này là kiểu bài tường thuật Hiểu như trên văn kể chuyện trongchương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học là cách gọi trong nhà trường của văn
tự sự (sản phẩm của phương thức tự sự) Tóm lại, thuật ngữ văn kể chuyệntrong nhà trường có có hai nét nghĩa: nghĩa rộng (bao gồm cả văn tườngthuật), nghĩa hẹp chỉ bao gồm loại văn kể lại câu chuyện ít nhiều có yếu tốtưởng tượng
Để có thể hiểu về văn kể chuyện trong nhà trường chúng ta cần biết cácyêu cầu về văn kể chuyện (theo nghĩa rộng) bao gồm cả văn tường thuật
1.4 ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 4 VỚI VIỆCRÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN KHI LÀM VĂN KỂ CHUYỆN
1.4.1 Đặc điểm về tư duy của học sinh với việc rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện theo lí thuyết lập luận
Tư duy là một quá trình tâm lí thuộc cấp độ nhận thức lí tính, phản ánhnhững đặc điểm bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy