Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 với việc rèn luyện kĩ năng lập

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận (Trang 40)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN KHI LÀM VĂN KỂ CHUYỆN

1.4.1. Đặc điểm về tư duy của học sinh với việc rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện theo lí thuyết lập luận

Tư duy là một quá trình tâm lí thuộc cấp độ nhận thức lí tính, phản ánh những đặc điểm bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy

luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Tư duy của HS lứa tuổi tiểu học là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa trên những đặc điểm trực quan của sự vật và hiện tượng cụ thể. Nhà tâm lí học nổi tiếng J.Piagie (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ tử 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó, có thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan. Ví dụ, trong giờ Học vần, ở lớp 1 để các em dễ hình dung ra vần đang học thì bên cạnh kênh chữ thì kênh hình là một phần không thể thiếu để hỗ trợ các em học tập.

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh tiểu học dần dần chuyển nhận thức các mặt bên ngoài của các hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào bên trong của sự vật hiện tượng. Điều đó tạo khả năng tạo ra những khái quát đầu tiên, so sánh đầu tiên, xây dựng suy luận sơ đẳng. Trên cơ sở đó, học sinh dần dần học tập các khái niệm khoa học. Để hình thành cho học sinh nhớ một khái niệm khoa học, cần phải dạy cho các em cách xem xét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng. Những dấu hiệu này không phải bao giờ cũng dễ nhận ra và dễ phân biệt với các dấu hiệu không bản chất.

Kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất không dễ gì thực hiện ngay được. Vì đối với học sinh tiểu học, tri giác trước hết là những dấu hiệu bên ngoài và những dấu hiệu này chưa chắc đã là bản chất. Đó là nguyên nhân của những sai lầm thường xuyên của học sinh tiểu học trong quá trình lĩnh hội khái niệm. Những sai lầm này thường là sự thay thế các dấu hiệu, thuộc tính không bản chất ngang hàng với dấu hiệu bản chất.

Khi khái quát hóa, học sinh đầu Tiểu học thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan, bên ngoài có liên quan đến chức năng của đối tượng, tức là công dụng và chức năng. Nhờ hoạt động học tập, trình độ nhận thức phát triển, học sinh cuối cấp Tiểu học đã biết, phân biệt các khái niệm rộng hơn, hẹp hơn nhìn ra các mối liên hệ giữa các khái niệm về giống loài. Trên cơ sở này, học sinh biết phân loại và phân hạng trong nhận thức. Sự phân loại là căn cứ vào dấu hiệu chung chia ra các cá thể dựa vào các lớp vốn được coi là khái niệm. Sự phân hàng là sự sắp xếp các cá thể dựa vào các dấu hiệu có thể biến thiên.

Hoạt động phân tích tổng hợp của học sinh các lớp đầu Tiểu học còn sơ đẳng, các em chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích trực quan hành động khi trực tiếp tri giác đối tượng. Học sinh lớp 4 có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với đối tượng đó. Lúc này học sinh có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ.

Nhiều công trình nghiên cứu tâm lí học sinh tiểu học cho thấy học sinh ở bậc học này gặp một số khó khăn nhất định khi phải xác định và hiểu mối quan hệ nhân quả, mối liên hệ trực tiếp được xác lập, còn suy luận từ sự kiện đến nguyên nhân gây ra nó thì mối liên hệ này không được phát hiện trực tiếp vì sự kiện đó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Mặc dù, tư duy trẻ em ở lứa tuổi lớp 1,2,3 mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Nhưng khả năng khái quát hóa lại phát triển dần theo lứa tuổi, học sinh lớp 4 bắt đầu biết khái quát hóa lí luận.

Ở đầu Tiểu học thì ảnh hưởng tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Riêng giai đoạn lớp 4, tưởng tượng sáng tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ các em đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,...Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

Tóm lại, đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học không có ý nghĩa tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối. Đặc điểm tư duy của học sinh lớp 4 có ý nghĩa rất lớn đến khả năng vận dụng lí thuyết lập luận trong làm văn kể chuyện. Trong quá trình học tập, tư duy của học sinh lớp 4 thay đổi rất nhiều. Sự phát triển của tư duy dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản của quá trình nhận thức, biến chứng được tiến hành một cách có chủ định. Điều này giúp học sinh thích nghi tốt với rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn đặc biệt là văn kể chuyện

1.4.2 Đặc điểm về ngôn ngữ của học sinh lớp 4 với việc rèn kĩ năng nói, viết theo lí thuyết lập luận

“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). Không có ngôn ngữ, xã hội không thể phát triển được và ngược lại nhờ xã hội phát triển mà ngôn ngữ cũng có sự phát triển để có thể thích ứng với xã hội mới.

Trước khi đến trường, trẻ đã có thể có một vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi người trong gia đình, làng xóm. Lúc này, ngôn ngữ nói là hình thức giao tiếp chủ yếu của trẻ còn ngôn ngữ viết được hình thành khi trẻ đến trường Tiểu học.

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trong quá trình học tập, bên cạnh việc tận dụng những vốn từ đã có, học sinh sẽ được học các kĩ năng sử dụng từ ngữ cũng như các quy tắc giao tiếp đơn giản giúp học sinh chuyển từ cách sử dụng ngôn ngữ cảm tính sang lí tính, có mục đích và định hướng rõ ràng. Ở giai đoạn đầu Tiểu học, học sinh được làm quen với âm, vần, chữ viết, một số quy tắc chính tả, quy tắc giao tiếp đơn giản gần gũi với các em và được cung cấp khoảng 900 – 950 từ ngữ. Hầu hết học sinh ở lứa tuổi Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Lên lớp 4, giai đoạn cuối tiểu học, học sinh đã có nền tảng ngôn ngữ khá vững chắc và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm làm tiền đề để tiếp tục rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cao hơn. Ở lứa tuổi này các mẫu về cấu trúc câu, các từ ngữ lập luận đối với học sinh không còn cần thiết như học sinh ớ các lớp 1,2,3. Bên cạnh đó, khi lên lớp 4, khả năng cuộc sống của học sinh cũng cao hơn, có hiệu quả hơn. Vì thế, cùng với sự phát triển của tư duy, ngôn ngữ của học sinh lớp 4 cũng có sự phát triển đáng kể so với học sinh ở giai đoạn trước đó. Ở lứa tuổi này, khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ từ nhà trường vào cuộc sống của học sinh cũng cao hơn, có hiệu quả hơn. Đây chính là tiền đề để giáo viên có thể vận dụng lí thuyết lập luận vào rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 thuận tiện hơn, chúng ta có thể rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh trên cơ sở rèn luyện tư duy, rèn luyện khả năng lập luận sắp xếp ý.

Tiểu kết chương 1

Mục tiêu giao tiếp là mục tiêu quan trọng của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về dạy học Tiếng việt theo quan điểm giao tiếp trong nhà trường Tiểu học nhưng có tài liệu nào đề cập đến vấn đề vận dụng lý thuyết lập luận vào làm văn kể chuyện cho học sinh. Trong khi đó, kỹ năng lập luận là kỹ năng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến câu chuyện kể của học sinh.

- Lập luận được nghiên cứu trong ngữ dụng học chính là lập luận đời thường gắn với hoạt động giao tiếp của con người. Lập luận bao giờ cũng đầy đủ hai yếu tố: luận cứ và kết luận. Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của lập luận: các chỉ dẫn lập luận, các dấu hiệu giá trị học và sự sắp xếp các luận cứ trong một lập luận. Những thành tựu nghiên cứu của lý thuyết lập luận là cơ sở lý luận quan trọng để đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh.

- So với học sinh các lớp 1,2,3, tư duy học sinh lớp 4 đã phát triển ở mức cao hơn. Các em bước đầu có khả năng phân tích – tổng hợp, liên tưởng, so sánh. Về ngôn ngữ, học sinh cũng có được một lượng từ ngữ khá phong phú vì kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, đa dạng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể do các em đã được luyện tập ở các lớp học trước cũng như được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Những điều này chính là tiền đề giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lập luận khi làm văn kể chuyện.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận.

2.1.2. Địa bàn, đối tượng khảo sát

Gồm các trường: Trường Tiểu học Dương Văn Lịch, Trường Tiểu học Trang Tấn Khương, Trường Tiểu học Nguyễn Bình và Trường Tiểu học Lê Lợi trên địa bàn của huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận của giáo viên.

- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng lập luận của học sinh trong văn kể chuyện lớp 4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Khảo sát chương trình văn kể chuyện lớp 4.

- Dự giờ một số tiết học Kể chuyện và Tập làm văn kể chuyện lớp 4. - Điều tra về quá trình dạy học của giáo viên và học sinh đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận (Trang 40)