Thử nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận (Trang 111)

3.3.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm

3.3.1.1. Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm tiến hành nhằm kiểm chứng hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất để hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận.

3.3.1.2. Nội dung thử nghiệm

Đưa một số biện pháp vận dụng các yếu tố của lý thuyết lập luận vào việc rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện lớp 4.

3.3.1.3. Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành ở khối lớp 4 thuộc 4 trường Tiểu học. Mỗi trường chọn 2 lớp: lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Trong đó lớp thử nghiệm được tiến hành theo các biện pháp chúng tôi đề xuất; còn lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường theo các biện pháp dạy học dự định.

3.3.1.4. Tổ chức thử nghiệm

a. Thời gian thử nghiệm

Việc dạy thử nghiệm được tiến hành bình thường theo thời khóa biểu học kì I của trường thử nghiệm trong năm học 2013 – 2014. Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi, không làm đảo lộn hoạt động của nhà trường, không ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh.

b. Cơ sở thử nghiệm

Bốn trường tiểu học thuộc huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh: - Trường Tiểu học Trang Tấn Khương

- Trường Tiểu học Nguyễn Bình - Trường Tiểu học Lê Lợi

- Trường Tiểu học Dương Văn Lịch

c. Đối tượng thử nghiệm

Học sinh lớp 4 thuộc các trường Tiểu học đã chọn, môi trường chúng tôi chọn lớp: lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp thử nghiệm và lớp đối chứng được chọn theo quy tắc: cân bằng về số lượng, giới tính và lực học.

Bảng 4: Các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng

Trường Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh

Trường Tiểu học

Trang Tấn Khương 4A 35 4B 35

Trường Tiểu học

Nguyễn Bình 4A 33 4C 33

Trường Tiểu học Lê

Lợi 4

1 35 43 35

Trường Tiểu học

Dương Văn Lịch 4A 35 4B 35

d. Bài thử nghiệm:

- Nhân vật trong trong truyện Tuần 1 (Tiếng việt 4, tập 1, trang 13)

- Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện Tuần 2 (Tiếng việt 4, tập 1, trang 23) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Tuần 6 (Tiếng việt 4, tập 1, trang 64)

e. Giáo án thử nghiệm:

Sau khi đã lựa chọn các bài thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng. Tuy nhiên khi thiết kế giáo án chúng tôi cũng đã tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng trường. Giáo án được thiết kế xong, được chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lý để bổ sung, sửa chữa trước khi đưa vào dạy đối tượng thử ngiệm đã chọn.

3.3.2. Kết quả thử nghiệm

Chỉ tiêu đánh giá: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau:

- Tiêu chí 1: Kĩ năng xác định mục đích cần lập luận - Tiêu chí 2: Kĩ năng lập luận khi sắp xếp tình tiết truyện - Tiêu chí 3: Kĩ năng sử dụng các yếu tố giá trị học - Tiêu chí 4: Kĩ năng sử dụng tác tử và kết tử lập luận

Các tiêu chí này chúng tôi chia ra 4 mức độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.

- Mức độ giỏi (9 – 10 điểm): Học sinh đáp ứng tốt tất cả các tiêu chí đã nêu.

- Mức độ khá (7 – 8 điểm): Học sinh đáp ứng được 3 trong 4 tiêu chí đã nêu.

- Mức độ trung bình (5 – 6 điểm): Học sinh đáp ứng được 2 trong 4 tiêu chí đã nêu.

- Mức độ yếu (3 – 4 điểm): Học sinh đáp ứng được 1 trong 4 tiêu chí đã nêu.

Sau khi dạy thử nghiệm ở các lớp thử nghiệm, dự giờ ở các lớp đối chứng và tiến hành khảo sát chúng tôi chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 5: Kết quả học tập của học sinh đối với kĩ năng làm văn kể chuyện của học sinh

Lớp Số

HS

Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

TN 138 30 21,73 65 47,1 36 26,1 7 5,07

ĐC 138 14 10,14 50 36,25 46 33,33 28 20,28

Kết quả trên cho thấy, chất lượng bài làm của học sinh ở lớp thử nghiệm cao hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi và khá của lớp thử nghiệm cao hơn tỉ lệ học sinh đạt cùng mức điểm của lớp đối chứng. Cụ thể lớp thử nghiệm giỏi: 21,73%, khá: 47,1%; lớp đối chứng: giỏi: 10,14%, khá: 36,25%. Còn mức độ trung bình yếu, tỉ lệ học sinh ở lớp thử nghiệm vẫn thấp hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Cụ thể: lớp thử nghiệm: trung bình 26,1%, yếu 5,07%; lớp đối chứng: trung bình 33,33%, yếu 20,28%.

Kết quả trên cho thấy, trong tiết học làm văn kể chuyện, giáo viên phải biết sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm khơi

gợi hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên phải biết gợi mở, dẫn dắt học sinh từ khâu giới thiệu bài, cung cấp kiến thức mới đến khâu thực hành luyện tập, nhằm rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh. Bằng cách này, giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức từ nguồn cảm hứng của bản thân, giúp các em cảm thấy thoải mái, mạnh dạn khi tham gia phát biểu, tự tin hơn khi làm văn kể chuyện và đạt được hiệu quả như mong muốn.

3.3.3. Kết luận về thử nghiệm

Quá trình tiến hành thử nghiệm đã thu được kết quả học tập của nhóm lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ các biện pháp dạy học chúng tôi đưa ra có hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Từ đó, chúng tôi rút ra kết luận:

- Kĩ năng làm văn kể chuyện của học sinh được nâng cao rõ rệt: thể hiện được mục đích cần viết, luận cứ phù hợp, sử dụng các chỉ dẫn lập luận chính xác…

- Học sinh có lối diễn đạt trong sáng, mạch lạc và giàu hình ảnh đáp ứng được yêu cầu của đề bài.

Trong các giờ học, học sinh tích cực tự giác cao. Tuy nhiên trong quá trình dạy học thử nghiệm, học sinh còn gặp một số khó khăn khi giải quyết nhiệm vụ được giao. Từ đó, chúng tôi đã rút kinh nghiệm để điều chỉnh một số yếu tố phù hợp với học sinh hơn.

Trong quá trình dạy học văn kể chuyện, giáo viên cần định hướng về nội dung và phương pháp khi thiết kế tiết dạy nhằm rèn kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh theo lý thuyết lập luận. Giáo viên cần khai thác những kiến thức liên quan đến bài học để làm phong phú nội dung bài học đồng thời khơi dậy nhữg hứng thú. lòng ham thích, say mê làm văn kể chuyện.

Tiểu kết chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã được tìm hiểu ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 4:

- Nhóm biện pháp: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp vị trí luận cứ và kết luận phù hợp với mục đích, ý nghĩa câu chuyện

- Nhóm biện pháp: Rèn luyện lập luận bằng việc sử dụng các yếu tố giá trị học trong văn kể chuyện

- Nhóm biện pháp: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các tác tử và kết tử lập luận khi kể chuyện

- Nhóm các biện pháp chữa lỗi lập luận trong bài văn kể chuyện.

Từ những biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những biện pháp chúng tôi đề xuất có tính khả thi, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Kĩ năng làm văn kể chuyện của học sinh ở lớp thử nghiệm được nâng cao hơn lớp đối chứng. Bài học thực sự mang lại cho học sinh những kiến thức bổ ích, những cảm xúc tích cực, học sinh có điều kiện để rèn luyện và phát triển kỹ năng lập luận khi làm văn kể chuyện ở những lớp học cao hơn. Qua một số tiết dạy thử nghiệm, chúng tôi thấy việc hướng dẫn học sinh dựa trên nền tảng của lí thuyết lập luận trau dồi rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh, đã tạo cho học sinh có thói quen lập luận khi làm văn kể chuyện và trong những bài văn thuộc thể loại khác. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn áp dụng đại trà các biện pháp này trong các trường tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Các kết quả nghiên cứu về lí thuyết lập luận đã chỉ ra rằng, trong quá trình giao tiếp, người tham gia thường phải tìm và tổ chức các lí lẽ theo một cách thức nhất định để thuyết phục người nghe đồng ý với kết luận của mình. Đó là lúc người nói đang tiến hành một lập luận. Nói cách khác, lập luận chính là kế hoạch giao tiếp, là chiến lược nhằm đạt hiệu quả giao tiếp đã xác định. Do đó, trong giao tiếp hàng ngày luôn có tính lập luận, dù là ở diễn ngôn đơn thoại, độc thoại hay song thoại.

Tập làm văn là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn này là rèn luyện cho học sinh hai kỹ năng sản sinh ngôn ngữ: nói và viết. Vì vậy, vận dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn kể chuyện, giáo viên có thể giúp học sinh tiểu học phát triển kỹ năng viết phù hợp với nguyên tắc giao tiếp.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, giáo viên Tiểu học hiện nay còn rất mơ hồ về lý thuyết lập luận. Hầu hết giáo viên đều cho rằng việc rèn kỹ năng lập luận là chưa phù hợp với nội dung dạy học ở trường Tiểu học và chưa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 4. Trong các bài làm của học sinh, mặc dù đã có sự xuất hiện của yếu tố lập luận nhưng kỹ năng này của học sinh còn rất hạn chế. Bài viết, bài nói của học sinh còn thiếu sự mạch lạc, chặt chẽ.

Từ việc nghiên cứu trên chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng sắp xếp vị trí các luận cứ phù hợp với mục đích, ý nghĩa câu chuyện, sử dụng các yếu tố giá trị học như lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề, lựa chọn các từ ngữ miêu tả cùng trường nghĩa, các biện pháp chữa lỗi lập luận khi dạy các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, luyện tập sử dụng các tác tử và kết tử lập luận trong giờ luyện từ và câu để thực hiện tốt kĩ năng lập luận khi làm văn kể chuyện,……

2. Đề xuất

2.1.Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè; Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề “Rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh 4 theo lý thuyết lập luận” cho giáo viên nói chung và cho giáo viên lớp 4 nói riêng.

- Giới thiệu những kết quả nghiên cứu đề tài; góp phần vào việc phát triển kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Đối với Ban Giám hiệu các trường Tiểu học

- Quan tâm nhiều hơn việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển kĩ năng nói trong giao tiếp cho học sinh.

- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng về rèn luyện kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh theo lý thuyết lập luận nhằm giúp cho giáo viên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc vận dụng lý thuyết lập luận trong làm văn kể chuyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thủy An, Hồ Thanh Yến (2011), “Một số biện pháp rèn luyện

kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 56/2011.

2. Chu Thị Thủy An, Phạm Thanh Nhiệm (2013), “Thực trạng rèn luyện

kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4-5 hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt, 8/2013

3. Phan Mậu Cảnh (2002), Ngôn ngữ học trong văn bản, Tủ sách Đại học Vinh.

4. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu(1993 ), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của ngữ

dụng học hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6.

6. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm

7. Nguyễn Trí Dũng (2013),Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Đức Dân (1975), “Lô gic và liên từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

9. Nguyễn Đức Dân (1977), “Logic và sự phủ định trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

10. Nguyễn Đức Dân (1999), Logic và tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Dân, Logic, ngữ nghĩa, cú pháp, Nxb Đại học và chuyên

nghiệp.

13. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Phan Quốc Lâm (2005), Tâm lí học tiểu học, Tủ sách Đại học Vinh. 15. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc

16.Nguyễn Thị Hoa (2013), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho

HS lớp 2-3 theo lý thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh

17. Nguyễn Thị Hường (2003), Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Hội thảo khoa học (2011), Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học ngoài giờ chính khóa theo quan điểm giao tiếp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Lê Phương Nga (chủ biên)(2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt (2

tập), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Phạm Thanh Nhiệm (2013), Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An. 22. Nguyễn Quang Ninh (1999), Một số vấn đề về dạy ngôn bản nói và viết

ở tiểu học, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Chu Thị Hà Thanh (2013), Giáo trình sau đại học Ngữ pháp văn bản và

dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, Nxb Đại học Vinh

24. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2002), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

25. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4 - Sách giáo viên (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội.

26. Nguyễn Trí (2001), Luyện tập văn Kể chuyện ở Tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

27. Nguyễn Trí (2003), Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

28. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

29.Trương Thị Cẩm Vân (2013), Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 2-3 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An.

30. Hồ Thanh Yến (2011), Vận dụng lí thuyết lập luận vào việc rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh qua phân môn Tập làm văn lớp 4, Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lý thuyết lập luận (Trang 111)