2.2.1. Nội dung dạy học văn kể chuyện lớp 4 với việc rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh
Trong giao tiếp hằng ngày, lập luận đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì không một phát ngôn nào được đưa ra mà không hàm chứa kết luận nào đó. Đó có thể là một kết luận hàm ẩn hay tường minh. Nhưng trên thực tế không có nhiều người thấu hiểu được. Vì thế, vấn đề lập luận nói chung và kĩ năng lập luận nói riêng ít được chú ý tới. Để biết được mức độ rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh trong văn kể chuyện chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và khảo sát chương trình, sách giáo khoa lớp 4. Kết quả chương trình như sau:
2.2.1.1. Về nội dung chương trình
Ở chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh được học 19 tiết văn kể chuyện, cụ thể như sau:
Bảng 1: Nội dung dạy học văn kể chuyện ở lớp 4 STT Tên bài Nội dung kiến thức
cần nhớ
Yêu cầu luyện tập kĩ năng
1 Thế nào là văn kể chuyện
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi các sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Một câu chuyện cần nói lên một điều gì có ý nghĩa.
- Tập kể lại một câu chuyện đơn giản.
- Nhận biết nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện vừa kể.
2 Nhân vật trong truyện
- Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, ...được nhân hóa.
- Nhận biết được nhân vật và tính cách của nhân vật trong câu chuyện cho trước.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ,.. của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. - Tập xây dựng nhân vật thể hiện tính cách theo tình huống giả định. 3 Kể lại hành động của nhân vật - Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. - Nắm được cách kể hành động của nhân vật. Cần chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
- Phải sắp xếp hành động của nhân vật theo thứ tự thời gian.
- Sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để hình thành câu chuyện. - Tập lựa chọn hành động sao cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
4
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện - Tả ngoại hình nhân vật là hết sức cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật vì những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động.
- Nhận xét các chi tiết tả ngoại hình của nhân vật trong đoạn văn cho trước để phát hiện tính cách, thân phận của nhân vật.
- Tập kể lại câu chuyện (bằng thơ) có kết hợp tả ngoại hình nhân nhân vật.
ý nghĩ của nhân vật
chuyện, nhiều khi phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. - Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật: Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp), kể bằng lời người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp)
tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn kể chuyện. - Tập chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn trực tiếp.
- Tập chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn gián tiếp.
6 Cốt truyện
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến của truyện.
Cốt truyện có ba phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
-Tập sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện thành cốt truyện.
- Dựa vào cốt truyện đã sắp xếp để kể lại câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn. 7 Luyện tập xây dựng cốt truyện - Kiến thức đã học về cốt truyện
Dựa vào gợi ý về nhân vật chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
bài văn kể chuyện
có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kết thành một đoạn văn.
- Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
văn mới có phần mở đầu và kết thúc. 9 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Kiến thức đã học về đoạn văn trong bài văn
kể chuyện.
Dựa vào các tranh minh họa truyện cho trước và lời dẫn dưới mỗi tranh, tập kể lại được cốt truyện.
- Tập phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. 10 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Kiến thức đã học về đoạn văn trong bài văn
kể chuyện.
Tập hoàn chỉnh một trong số đoạn văn chưa hoàn chỉnh của một câu chuyện gồm nhiều đoạn theo cốt truyện cho sẵn. 11 Luyện tập phát triển câu chuyện Những kiến thức đã học về văn kể chuyện.
Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện và phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
triển câu
chuyện về văn kể chuyện.
các đoạn văn sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Tập kể lại câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. 13 Luyện tập phát triển câu chuyện Những kiến thức đã học về văn kể chuyện.
Dựa vào trích đoạn kịch gồm hai đoạn đã học, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian và trình tự không gian.
- So sánh hai cách kể về trình tự sắp xếp các sự việc và từ ngữ nối hai đoạn văn.
14 Luyện tập phát triển câu chuyện Những kiến thức đã học về văn kể chuyện.
Dựa vào trích đoạn kịch đã học và gợi ý trong sách giáo khoa tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian, kết hợp chuyển đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. 15 Mở bài trong
bài văn kể chuyện
Có hai cách mở bài: - Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- Nhận biết hai cách mở bài.
- Tập kể lại phần mở đầu câu chuyện cho trước theo
- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác dẫn vào câu chuyện định kể.
cách mở bài gián tiếp.
16 Kết bài trong bài văn kể chuyện Có hai cách kết bài: - Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩ hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- Nhận viết hai cách kết bài.
- Tập viết kết bài của một câu chuyện theo cách mở rộng.
17 Kể chuyện (Kiểm tra viết)
Những kiến thức đã học về văn kể chuyện
Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện 18 Trả bài văn kể chuyện Những kiến thức đã học về văn kể chuyện
Tự kiểm tra, đánh giá về kiến thức và kĩ năng làm bài văn kể chuyện.
19 Ôn văn kể chuyện Những kiến thức đã học về văn kể chuyện -Củng cố kiến thức đã học về văn kể chuyện.
- Tập kể câu chuyện theo đề tài cho trước, trao đổi về câu chuyện đã kể.
2.2.1.2. Nhận xét, đánh giá
Khảo sát chương trình văn kể chuyện lớp 4, ta thấy trong 19 tiết học, sách giáo khoa đã cung cấp các kiến thức sơ giản của dạng văn này. Các tiết văn kể chuyện đều tập trung vào giai đoạn đầu học kì 1, giai đoạn mà học sinh lớp 3 mới bước sang ngưỡng cửa của lớp 4. Đây là giai đoạn mà các em bắt đầu hình thành kĩ năng viết hoàn chỉnh một bài văn. Theo đó, trong mỗi tiết hình thành kiến thức văn kể chuyện, chương trình luôn nhấn mạnh đến những yếu tố làm nổi bật tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. Đây chính là đích của lập luận, vì không ai kể một câu chuyện mà không có một ý nghĩa nào, kể cả truyện cười.
Ở hai tiết học đầu tiên của phân môn Tập làm văn các em bắt đầu được tìm hiểu khái niệm về văn kể chuyện, nhân vật trong chuyện và tập xây dựng một đoạn văn kể chuyện nhưng thể hiện đầy đủ ý nghĩa để giáo dục con người qua đoạn truyện ngắn mà các em tự xây dựng nên. Trong phần bài tập “Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó” và yêu cầu học sinh cho biết “Câu chuyện vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện”.
Hay trong phần nhận xét trong bài “Nhân vật trong truyện” (SGK Tiếng việt lớp 4, tập 1, tr 13) đã đưa ra bài tập:
Nêu nhận xét về tính cách nhân vật:
a) Dế Mèn (trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể) Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy ?
Trong bài tập này, có thể xem những lời nhận xét về tính cách của nhân vật là kết luận (Dế Mèn có tính cách khảng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu. Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn.) và khi trả lời câu hỏi : “Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?” chính là việc đưa ra những luận cứ chứng minh là mình nhận xét đúng (Dế Mèn là người dũng cảm đã dám bênh vực Nhà Trò thể hiện qua lời nói và hành động của mình là dám đến nhà của bọn Nhện để đòi lại lẽ phải cho chị Nhà Trò. Mẹ con người nông dân là người nhân hậu đã giúp đỡ bà lão ăn xin bằng cách cho bà ăn và ngủ nhờ.)
Trong phần Luyện tập của bài “Nhân vật trong truyện” SGK Tiếng Việt 4, tập 1 tr 13, có bài tập:
“Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:
a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác
b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.”
Để làm được bài tập trên học sinh phải xác định sự khác nhau trong hành động và lời nói của từng nhân vật trong mỗi trường hợp. Từ sự khác nhau đó, người nghe hoặc người đọc có kết luận khác nhau về hai cậu bé.
+ Trường hợp 1: Giờ ra chơi Minh cùng các bạn trong lớp chơi trò đuổi bắt. Đang chạy, Minh xô vào bé Na. Na bị bất ngờ ngã soài ra sân trường, bật khóc nức nở. Minh cũng loạng choạng rồi chạy lại. Cậu nhẹ nhàng dắt Na đứng dậy, dỗ em nín khóc, phủi bụi ở quần áo em. Cậu nói:
“Anh xin lỗi em nhé! Chúng ta cùng ra góc kia chơi đố chữ nào!” Na nín khóc và đi theo Minh, vừa đi vừa nhoẻn miệng cười.
+ Trường hợp 2: Giờ ra chơi Hùng và Nam cùng chơi đá bóng với các bạn trong lớp. Trận đấu đang diễn ra quyết liệt. Có được bóng, Hùng đi vài bước rồi dong bóng thẳng đến khung thành. Vì không để ý Hùng xô ngay vào bé Trang lớp 1 làm em ngã soài ra sân trường. Trang bật khóc nức nở. Nhưng vì không thể lỡ cơ hội ghi bàn, Hùng vẫn chơi tiếp.
Trật tự sắp xếp nội dung cho từng tiết dạy văn kể chuyện khá hợp lí. Trước hết là xác định nhân vật trong truyện rồi đến hành động của nhân vật, chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật, sắp xếp các sự việc chính thành cốt truyện và sau đó nâng dần ở mức độ khó hơn là yêu cầu học sinh tưởng tưởng ra cốt truyện theo sự gợi ý cho trước như trong đề bài “Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.” ( SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr 45).
Trong chương trình văn kể chuyện lớp 4 cũng đã rèn luyện khá kĩ về kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giúp các em biết cách lập luận chặt chẽ các ý trong đoạn văn ngắn. Từ đó, việc hoàn chỉnh cả câu chuyện đối với các em sẽ dễ dàng hơn. Các em được luyện tập về kĩ năng xây dựng đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp. Qua đó phát triển kĩ năng làm văn theo từng khả năng, từng đối tượng học sinh. Các học sinh giỏi văn có thể phát huy được năng khiếu của mình và những học sinh có mức độ tiếp thu chậm cũng có thể tiếp nhận được cách làm văn kể chuyện đảm bảo theo yêu cầu mà không bị sai lạc với nội dung câu chuyện bởi vì các em có thể xác định được nhân vật, hành động của từng nhân vật trong truyện.
Các câu chuyện được nêu ra trong chương trình văn kể chuyện lớp 4 đều là những câu chuyện rất gần gũi với cuộc sống xung quanh của các em
học sinh như giúp đỡ người phụ nữ trên đường các em đi học về, đỡ em bé dậy trong giờ chơi ở trường mà mình đã vô ý làm em té,... Những câu chuyện thể hiện lòng nhân hậu như chuyện về Sự tích hồ Ba Bể, chuyện của Dế Mèn cứu giúp Nhà Trò,... hay về tính trung thực như: Chuyện Ba lưỡi rìu, .... Từ những câu chuyện gần gũi ấy sẽ giúp cho học sinh cảm thấy dễ dàng hơn cho việc học một chương trình Tập làm văn mới của lớp 4, giúp các em cảm thấy ít bở ngỡ hơn. Các em có thể tiếp nhận chương trình văn kể chuyện này và các em sẵn sàng tìm ra được những luận cứ trong cuộc sống đời thường để lập luận và đưa ra được kết cục của câu chuyện đảm bảo được tính logic và ý nghĩa câu chuyện có giá trị giáo dục phù hợp. Các bài văn kể chuyện được học sẽ giúp cho các em nhận ra được những giá trị trong cuộc sống, giúp các em biết cách cư xử tốt hơn, biết cách giao tiếp, nhận ra được những hành động, những việc làm tốt để học tập và tránh những việc làm không tốt.
Mặc dù việc rèn luyện kĩ năng lập luận trong bài văn kể chuyện luôn được sử dụng vì nó giúp cho các tình tiết của câu chuyện diễn ra đảm bảo theo một trật tự không gian hoặc thời gian nhất định và đảm bảo được ý nghĩa của câu chuyện. Tuy nhiên, trong chương trình, chưa nêu rõ về phép lập luận được sử dụng trong khi làm văn. Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy giáo viên đã có hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh lập luận, chữa lỗi lập luận trong bài văn của các em nhưng giáo viên chưa nhận ra được mà chỉ xem đó là một việc làm nhằm đảm bảo được sự liên kết ý chặt chẽ cho đoạn văn bài văn.
2.2.2. Thực trạng kĩ năng lập luận của học sinh lớp 4 trong các bài văn kể chuyện
Những kiến thức về lập luận và kĩ năng lập luận tuy chưa được chính thức đưa vào chương trình Tiếng Việt tiểu học và chưa được chú trọng luyện tập thường xuyên trong các tiết học, nhưng trên thực tế kĩ năng này vẫn được
hình thành một cách tự nhiên nhờ kinh nghiệm nói, viết của HS. Mặt khác, GV cũng thường hướng dẫn HS cách lập luận khi trình bày một vấn đề nào đó, sửa chữa các lỗi về lập luận cho HS trong những tình huống dạy học khác nhau.
Để biết được kĩ năng lập luận của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 209 bài làm của học sinh theo các tiêu chí:
+ Xác định đích lập luận + Cách thức tổ chức lập luận
+ Cách lựa chọn các luận cứ chi tiết + Sự xuất hiện tác tử và kết tử lập luận
+ Có sử dụng và sử dụng đúng các dấu hiệu giá trị học.
Bảng 2: Thực trạng về lập luận khi viết của học sinh