TRONG VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4
3.2.1. Nhóm biện pháp: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp vị trí luận cứ và kết luận phù hợp với mục đích, ý nghĩa câu chuyện
3.2.1.1. Luyện tập định hướng lập luận qua việc phát triển mô hình đoạn văn, bài văn kể chuyện
a. Mục đích, ý nghĩa
Biện pháp này nhằm giúp học sinh biết triển khai các đoạn văn, hoặc cả bài văn kể chuyện theo các mô hình lập luận để tạo ra một chuỗi sự việc có đầu có cuối đảm bảo tính logic của câu chuyện; thể hiện được ý đồ thuyết phục của người kể chuyện.
b.Cách thức tổ chức thực hiện
Ở gian đoạn đầu lớp 4, học sinh được phát triển ở mức độ cao hơn là ngoài việc hoàn chỉnh đoạn văn, các em còn phải hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. Vì vậy trong giai đoạn hình thành câu chuyện mỗi đoạn văn trong câu chuyện có thể là một lập luận hay mỗi câu văn, mỗi đoạn văn sẽ có thể là một
luận cứ. Theo lý thuyết lập luận, luận cứ và kết luận được thể hiện theo các mô hình sau:
Mô hình 1: Luận cứ - Kết luận (p – r). Với mô hình này luận cứ sẽ ở vị trí phía trước, kết luận nằm ở sau cùng
Mô hình 2: Kết luận – luận cứ (r- p). Mô hình này yêu cầu kết luận ở phía trước, các luận cứ sẽ ở vị trí sau cùng.
Mô hình 3: Luận cứ - kết luận – luận cứ (p –r – q). Đối với mô hình này, một số luận cứ được thể hiện trước, sau đó tới kết luận và cuối cùng là các luận cứ.
Theo cấu trúc của từng mô hình ta có thể hướng dẫn học sinh thực hiện trên các ngữ liệu mẫu như sau:
a) Mô hình 1: Luận cứ - Kết luận (p – r).
Ví dụ:
Đề bài : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. (SGK, Tiếng Việt 4, tập 1, tr 75)
Với yêu câu trên, học sinh có thể kể lại câu chuyện gồm nhiều đoạn văn trong đó có đoạn văn đã sử dụng mô hình Luận cứ - Kết luận như sau:
Mẹ cô bé bị bệnh rất nặng. Hằng ngày cô bé hết lòng chăm sóc mẹ. Cô nấu cháo cho mẹ ăn, mua thuốc cho mẹ uống. Ngày đêm kề cận bên giường của mẹ. Cô quả đúng là một cô bé hiếu thảo.
Đề bài: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr 11)
Câu chuyện của đề bài trên có thể diễn đạt theo mô Luận cứ - Kết luận như sau:
Trưa hôm nay, khi đi học về ngang bến xe, em đã gặp chị Thanh vừa từ thành phố về thăm quê nhà. Chị mang khá nhiều đồ đạc. Một tay chị phải bế đứa con nhỏ của chị độ hơn một tuổi. Trông bé thật kháu khỉnh. Tay còn lại chị xách giỏi trái cây và trên vai còn mang một túi hành lí khá nặng. Gương mặt chị mồ hôi nhễ nhại, chắc là chị mệt lắm. Nghĩ thế, em vội chạy đến và nói:
- Chào chị Thanh, chị mới về à? Chị hãy để em xách đồ giúp chị nhé? Chị Thanh nhìn thấy em và vui vẻ đáp:
- Ồ Lan đi học về đấy à? Em giúp chị thì hay biết mấy. Chị đang mong xem có ai để nhờ xách hộ chị.
Thế rồi chị trao cho em giỏi trái cây để em xách giúp. Vừa đi hai chị em vừa trò chuyện vui vẻ. Thỉnh thoảng em bé lại kêu “ba, ba..” và nhoẽn miệng cười.
Một lát sau, hai chị em cũng đã về đến nhà mẹ của chị. Em trao giỏ trái cây cho chị và chào chị ra về. Chị cũng chào lại và cảm ơn em.
Về đến nhà, tuy hơi mệt nhưng em vẫn cảm thấy rất vui vì mình đã giúp được người khác.
Câu chuyện đã đưa ra những luận cứ là những hành động cụ thể đối với nhân vật đã làm cho người đọc có cách nhìn, cách đánh giá về bạn nhỏ là
một người có lòng nhân hậu, biết quan tâm giúp đỡ người khác. Đó cũng là một kết luận hàm ẩn.
b) Mô hình 2: Kết luận– luận cứ (r- p)
Trong câu chuyện Ba lưỡi rìu học sinh có thể kể theo mô hình Kết luận – luận cứ để diễn tả sự nghèo khó quá mức của chàng tiều phu như sau:
Ngày xưa có anh chàng tiều phu nhà rất nghèo. Gia tài của anh chỉ vỏn vẹn có một chiếc rìu bằng sắt đã cũ để đốn củi kiếm sống.
Hay bài làm Kể về một bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác học sinh có thể kể toàn bộ câu chuyện như sau:
Hiếu là một cậu bé rất ngoan, được mọi người yêu mến vì cậu luôn biết quan tâm đến người khác. Vào giờ ra chơi hôm trước, trong lúc chạy giỡn cùng bạn vì mải mê rượt đuổi, Hiếu đã va vào một em gái lớp 1 làm em ngã soài ra sân trường. Nghe tiếng em khóc, Hiếu vội quay lại đến bên em đỡ em dậy, phủi bụi cho em và nói:
- Em cho anh xin lỗi nhé. Anh đền em cái kẹo này.
Em bé thôi không khóc nữa. Hiếu hỏi em có còn đau không và dắt em vào lớp.
c) Mô hình 3: Luận cứ - kết luận – luận cứ (p –r – q)
Đề bài : Kể về câu chuyện Nàng tiên Ốc
Với đề bài trên học sinh có thể kể câu chuyện gồm nhiều sự việc chính . Mỗi sự việc chính là một đoạn văn được thể hiện theo mô hình lập luận Luận cứ - kết luận – luận cứ. Học sinh có thểviết đoạn truyện miêu tả về nàng tiên Ốc như sau:
Một cô gái tuổi chừng đôi mươi có gương mặt hồng hào, phúc hậu bước ra từ vỏ ốc. Mái tóc của cô dài thướt tha. Dáng người uyển chuyển. Cô chính là một nàng tiên hiền từ đảm đang. Cô làm hết các việc trong nhà
thay cho bà cụ như nấu cơm, nhặt cỏ, cho lợn ăn,..
Đề bài : Kể câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể học sinh đã kể như sau :
Ngày xưa ở xã Nam mẫu, tình Bắc Kạn mở một ngày hội cúng phật. Mọi người ai cũng nô nức đi xem. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc đức.
Hôm ấy, bỗng có một bà lão ăn xin thân hình gầy còm, lở loét trông rất gớm ghiếc. Đi đến đâu bà củng phều phào mấy tiếng : « Đói lắm các ông các bà ơi ! ». Nhưng hầu như chẳng ai quan tâm đến bà cụ mà lại còn xua đuổi bà.
Thật may thay cho bà cụ, khi bà đi đến ngã ba đường đã gặp hai mẹ con bà nông dân. Thấy bà cụ tội nghiệp, hai mẹ con đã mời bà về nhà cho ăn và cho ngủ nhờ. Hai mẹ con người nông dân thật là nhân hậu.
Đến khoảng giữa đêm khuya, người nông dân bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và không thấy bà cụ đâu cả mà chỉ thấy chỗ bà cụ nằm có một con Giao long thật to. Hai mẹ con sợ hãi nằm yên phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau, hai mẹ con người nông dân không thấy con Giao long đâu cả mà chỉ thấy có bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà cụ bảo : « Vùng này sắp xảy ra lũ lụt lớn. Ta cho hai mẹ con gói tro này để rắc xung quanh nhà thì mới có thể tránh được nạn. »
Hai mẹ con người nông dân cảm ơn bà cụ. Nhưng vì lòng nhân từ hai mẹ người nông dân đã nói với bà cụ :
- Vậy thì làm sao tôi có thể cứu giúp mọi người ? Bà cụ đắn đo rồi bảo :
- Thôi được ta cho hai mảnh vỏ trấu này để bà có thể giúp những người bị nạn.
Hai mẹ con người nông dân báo cho người dân trong làng biết là sắp có lũ lụt xảy ra nhưng mọi người đều không tin.
Thế rồi sự việc lũ lụt đã xảy ra vào đêm lễ hội đúng như lời nói của bà cụ.
Mọi người đang lễ bái bỗng dưới lòng đất một cột nước phun lên. Nước càng phun mạnh đất xung quanh càng lở dần. Nước dâng cao khỏi mái nhà làm ngập lụt nhà cửa. Duy nhất chỉ có nhà của hai mẹ con bà nông dân là không bị lụt vì khi nước dâng đến đâu thì đất và nhà của người nông dân cao đến đấy. Thấy mọi người bị nạn, hai mẹ con người nông dân lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Hai mảnh vỏ trấu hóa thành hai chiếc thuyền và hai mẹ con người nông dân đi vớt những người bị nạn .
Chỗ đất sụp ấy, nay gọi là hồ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con người nông dân trở thành một hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ. Người dân địa phương gọi là gò Bà Góa.
Câu chuyện trên học sinh đã đưa ra những luận cứ bằng những hành động cho bà cụ ăn và ngủ nhờ rồi kết luận hai mẹ con người nông dân là người có lòng nhân hậu. Sau đó lại đưa ra tiếp những luận cứ là những hành động thông báo cho mọi người biết là sắp có lụt xảy ra và đã cứu người trong nạn lụt. Đây cũng chính là mô hình lập luận phù hợp cho bài văn kể chuyện.
Ngoài việc thực hiện trên thao tác mẫu để học sinh hiểu, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện các mô hình trên trong các tiết học xây dựng đoạn văn, bài văn kể chuyện để giúp cho học sinh sử dụng thành thạo các mô hình như trên.
3.2.1.2. Luyện tập định hướng lập luận qua việc sắp xếp các sự việc chính để tạo thành cốt truyện
a. Mục đích, ý nghĩa:
Biện pháp này luyện tập cho HS kĩ năng sắp xếp các sự việc chính của câu chuyện để có được cốt truyện logic, hợp lí, phù hợp với ý nghĩa giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm muốn thể hiện.
b. Cách thức tổ chức thực hiện:
Học sinh cần phải nắm được khái niệm về cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện thường có ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc. Mỗi câu chuyện có thể có nhiều sự việc chính. Việc sắp xếp các sự việc chính của câu chuyện chính là sắp xếp hệ thống các chi tiết biến cố để tạo nên một tác phẩm có giá trị.
Để có được một cốt truyện hợp lí, phù hợp với ý nghĩa giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm muốn thể hiện học sinh cần phải thực hiện các bước sau:
a) Xác định yêu cầu của đề bài
- Đề bài yêu cầu xây dựng cốt truyện trên cơ sở truyện có sẵn hay truyện sáng tác mới?
- Xác định được câu chuyện gồm có những nhân vật nào? Tính cách của từng nhân vật?
- Câu chuyện gồm có bao nhiêu sự việc chính? Đó là những sự việc chính nào?
- Kết cục của câu chuyện là gì? Câu chuyện mang lại ý nghĩa gì? 2) Thực hành sắp xếp các sự việc chính đã cho thành cốt truyện
- Sự việc nào là sự việc khơi nguồn của câu chuyện để diễn ra các sự việc tiếp theo.
- Dựa trên hành động của nhân vật để sắp xếp thứ tự của các sự việc theo một diễn biến phù hợp cho câu chuyện.
Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn Cốt truyện (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr 43) có bài tập sau:
Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
Để sắp xếp các sự việc trên thành một cốt truyện học sinh cần phải sắp xếp các sự việc dựa trên hành động của các nhân vật. Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, hành động nào xảy ra sau thì kể sau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập luận để sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý như sau:
- Sự việc khơi nguồn của câu chuyện là gì? (Người anh tham lam khi cha mẹ chết đã giành lấy hết gia tài và chỉ chia cho em mình cây khế)
- Khi cây khế có quả chín thì sự việc gì đã xảy ra? (Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.)
- Chim có thực hiện lời hứa với người em không? (Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.)
- Người anh vốn tham lam. Khi nghe em giàu có người anh đã làm gì? (Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng).
- Khi người anh có cây khế rồi thì sự việc gì đã xảy ra? (Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.)
- Lòng tham của người anh đã dẫn đến hậu quả gì? (Người anh bị rơi xuống biển và chết.)
Bố cục của cốt truyện gồm có 3 phần: Mở đầu (Sự việc b), Diễn biến (Sự việc d,a,c,e) và Kết thúc (Sự việc g)
Sau khi đã thực hiện thao tác lập luận xong, học sinh sắp xếp các sự việc theo thứ tự 1-b, 2-d, 3-a, 4-c, 5-e, 6-g và đọc lại cốt truyện đã sắp xếp và rút ra ý nghĩa câu chuyện.
Từ cách thực hiện trên chúng ta đã thấy, việc sắp xếp các sự việc chính để tạo thành cốt truyện học sinh cần phải có sự lập luận chặt chẽ để nhận biết được hành động nào xảy ra trước, hành động nào xảy ra sau. Từ đó, học sinh sắp xếp được các sự việc đảm bảo theo trình tự hợp lý, tạo ra được một cốt truyện mang lại giá trị giáo dục đạo đức cho xã hội.
3.2.1.3. Luyện tập định hướng lập luận qua việc kể lại hành động, ý nghĩ và lời nói của nhân vật
a. Mục đích, ý nghĩa :
Học sinh biết thực hiện lập luận qua việc kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật nhằm giúp học sinh biết cách lựa chọn lời kể sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, phù hợp với tâm lý, tính cách của nhân vật và thể hiện được cách nhìn, cách nghĩ của mình đối với các nhân vật trong câu chuyện.
b. Cách thức tổ chức thực hiện:
Trong bài văn kể chuyện nhiều khi ta phải kể lại lời nói, ý nghĩ và hành động của nhân vật. Khi kể hành động chúng ta cần chọn những hành động tiêu biểu của nhân vật. Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, hành động nào xảy ra sau thì kể sau. Để kể lại hành động, lời nói hay tính cách của nhân vật giáo viên yêu cầu học sinh phải xác định được tính cách của nhân vật trong câu chuyện. Việc xác định tính cách nhân vật trong câu chuyện cũng chính là xác định mục đích của lập luận. Như vậy, để kể lại hành động của nhân vật trong câu chuyện, học sinh cần phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích, ý nghĩa của câu chuyện Bước 2: Xác định tính cách của nhân vật
Bước 3: Xây dựng hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Khi xây dựng các hành động của nhân vật, giáo viên cần lưu ý học sinh sắp xếp các hành động sao cho phù hợp theo thứ tự hành động trước sau để đảm bảo tính logic nhằm đạt được mục đích của việc lập luận.
Giáo viên có thể định hướng lập luận qua việc xây dựng các luận cứ là những lời nói ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện để đưa đến kết luận về