1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học kiểu bài nghe, kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4

73 800 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 520,39 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= DƯƠNG THỊ TRANG DẠY HỌC KIỂU BÀI “NGHE – KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP” CHO HỌC SINH LỚP 4 K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=======***=======

DƯƠNG THỊ TRANG

DẠY HỌC KIỂU BÀI

“NGHE – KỂ LẠI CÂU CHUYỆN

VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP”

CHO HỌC SINH LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=======***=======

DƯƠNG THỊ TRANG

DẠY HỌC KIỂU BÀI

“NGHE – KỂ LẠI CÂU CHUYỆN

VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP”

CHO HỌC SINH LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS Phạm Thị Hòa

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN !

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Phạm Thị Hòa- người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành cuốn tư liệu này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa: Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy cô giáo và học sinhtrường Tiểu học Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn, tôi chưa

đi sâu khai thác hết được nên còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài thêm hoàn thiện hơn

Tôi xinchânthànhcảm ơn!

Hà Nội, ngày 26tháng 04 năm 2015

Sinh viên

Dương Thị Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài: Dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể

trên lớp” cho học sinh lớp 4 của tôi là kết quả của quá trình nghiên cứu có

tổng hợp, tiếp thu và kế thừa một số tác giả trước đó Đồng thời, đề tài cũng là sản phẩm mang tính riêng biệt của quá trình học tập, rèn luyện trong bốn năm qua của tôi dưới mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu này chưa từng được công bố hoặc xuất hiện trên bất kì tài liệu nào trước đó Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2015

Sinh viên

Dương Thị Trang

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của khóa luận 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIỂU BÀI “NGHE - KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP” CHO HỌC SINH LỚP 4 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Khái niệm Kể chuyện 7

1.1.2 Một số vấn đề về phân môn Kể chuyện và phân môn Kể chuyện lớp 4 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 14

1.2.1 Khảo sát thực trạng dạy học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” ở trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh 14

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN KIỂU BÀI “NGHE - KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP” CHO HỌC SINH LỚP 4 25

2.1 Biện pháp xây dựng môi trường kể chuyện 25

2.1.1 Xây dựng môi trường lớp học trong tiết kể chuyện 25

2.1.2 Xây dựng môi trường câu chuyện 26

Trang 7

2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng nghe - nhớ được câu chuyện vừa nghe

GV kể 26

2.2.1 Rèn khả năng chú ý 27

2.2.2 Rèn khả năng lắng nghe 31

2.2.3 Rèn khả năng ghi nhớ 32

2.3 Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS 35

2.3.1 Luyện kĩ năng nói trước đông người 36

2.3.2 Luyện kĩ năng kể chuyện 36

Tiểu kết chương 2 41

Chương 3 THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 42

3.1 Mục đích thể nghiệm 42

3.2 Đối tượng thể nghiệm 42

3.3 Thời gian và địa bàn thể nghiệm 42

3.4 Điều kiện thể nghiệm 43

3.5 Nội dung thể nghiệm và tiêu chí đánh giá thể nghiệm 43

3.5.1 Nội dung thể nghiệm 43

3.5.2 Tiêu chí đánh giá thể nghiệm 44

3.5.3 Chuẩn bị cho thể nghiệm 44

3.6 Giáo án thể nghiệm 44

3.7 Kết quả thể nghiệm 56

Tiểu kết chương 3 58

PHẦN 3: KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho HS những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách

Ở trường Tiểu học, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn được trải dài từ lớp 1 đến lớp 5 thường được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng Bởi nó đã thay đổi bầu không khí của lớp học giúp các em giải toả căng thẳng sau những tiết học khác, để các em có tâm lí tốt hơn cho các giờ học sau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Phân môn Kể chuyện còn giáo dục cho các em tấm lòng yêu quê hương đất nước, yêu thế giới xung quanh, giáo dục lòng yêu cái tốt, cái đẹp, biết căm thù cái xấu, cái ác, có tấm lòng đầy vị tha, góp phần hình thành nhân cách con người của các em

Phân môn Kể chuyện được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng ở lớp 4 và lớp 5 cần được chú trọng hơn bởi độ khó và sự đa dạng của các kiểu bài kể chuyện, bởi nó củng cố kĩ năng kể chuyện đã hình thành ở lớp 1, 2, 3 Nếu so sánh thì thấy sự khác nhau thể hiện chủ yếu ở độ dài, độ phức tạp của câu chuyện và mức độ tham gia chủ động của HS ở khâu trao đổi, đối thoại về nhân vật, nội dung, ý nghĩa câu chuyện Nhưng ở lớp 2 và lớp 3, các bài tập nghe - kể được đặt trong tiết Tập làm văn HS lớp 2, sau khi được nghe thầy cô kể chuyện, chỉ cần trả lời câu hỏi về nội dung truyện mà không cần kể toàn bộ câu chuyện HS lớp 3 phải kể lại toàn bộ câu chuyện dựa trên điểm tựa là các gợi

ý giúp các em nhớ những tình tiết chính của câu chuyện Và nếu ở lớp 2 - 3

GV thường ra câu hỏi cho HS giúp các em hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện thì ở lớp 4, GV thường tổ chức cho HS trao đổi thảo luận nhiều chiều về nhân

Trang 9

vật, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Đây là những yêu cầu tương đối khó với HS nông thôn

Chính vì những lí do trên, tôi xin chọn đề tài: Dạy học kiểu bài “Nghe -

kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4 vùng

nông thôn ngoại thành Đông Anh nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4 ở một trường Tiểu học nói riêng và cấp học Tiểu học nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Dạy và học môn Tiếng Việt là một nhiệm vụ khó khăn mà không phải bất kì nhà giáo dục nào cũng có thể làm được Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt, do đó việc dạy tốt phân môn này cũng góp phần thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt đề ra Tuy nhiên để giảng dạy tốt môn học, người giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về môn học cũng như các phương pháp dạy học phù hợp Đã có rất nhiều tài liệu giáo dục nghiên cứu và chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của việc dạy kể chuyện, phương pháp dạy kể chuyện tuy nhiên các tài liệu đó còn mang tính chung chung, chưa chỉ rõ vấn

đề cũng như chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tiễn

Trong đề tài này, tôi đã sưu tầm, tổng hợp và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình sau đây:

1 Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh,

Nhà xuất bản Giáo dục) Tài liệu này vừa là cuốn sách thực hành về Tiếng Việt, vừa là cuốn sách rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm đối với GV Tiểu học Cuốn sách trình bày việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ gắn liền với các kĩ năng nghiệp vụ ở Tiểu học như: kĩ năng đọc thầm, kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết chữ, kĩ năng viết các loại văn bản dạy ở Tiểu học, kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện

2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo GV -

2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học Cuốn sách

Trang 10

đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy học theo chương trình mới Cuốn sách đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng phân môn trong môn Tiếng Việt Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một

số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình… nhằm phục vụ cho quá trình dạy - học có thể đạt được hiệu quả cao nhất

3 Vui học Tiếng Việt(Trần Mạnh Hưởng, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục

- 2002) Tác giả đã đề cập đến những kiến thức Tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”, giúp các em sẽ có suy nghĩ lạc quan, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc

4 Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới

(Nguyễn Trí, Nhà xuất bản Giáo dục - 2003) Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học mới ở nhà trường Tiểu học nói chung và bộ môn Tiếng Việt 5 nói riêng Đặc biệt, tác giả đã quan tâm đến việc truyền đạt cho HS bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết trong phân môn

Kể chuyện Đối với, dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy

cô kể trên lớp”kĩ năng nghe - nói được phát triển mạnh nhất Dựa trên cơ sở

đó, GV biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp vào dạy học phân môn Tiếng Việt

5 Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Dự án phát triển GV Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội - 2005) Cuốn sách trình bày cụ thể những đổi mới trong nội dung và phương pháp dạy học theo chương trình và SGK mới giúp nhà sư phạm nắm được bản chất của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS; vận dụng sáng tạo, linh hoạt những hiểu biết đã có vào thiết kế kế hoạch bài học theo

Trang 11

phương pháp như: phương pháp kể, phương pháp trực quan, phương pháp đóng vai, phương pháp gợi mở, vấn đáp trong phân môn Kể chuyện đạt hiệu quả, chất lượng

6 Dạy học Tiếng Việt 2 (Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, Nhà xuất bản

Giáo dục) đã đề cập đến phương pháp dạy học kể chuyện Viết về phương pháp dạy học kể chuyện các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện Đồng thời, các tác giả cũng đãxây dựng cách tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu trong một tiết kể chuyện Đặc biệt các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho HS

7 Trong quyển Dạy Kể chuyện ở Tiểu học, tác giả Chu Huy đã đề cập

khá rõ đến từng thể loại truyện và hướng dẫn HS tỉ mỉ về kể các câu chuyện, các biện pháp hướng dẫn HS kể chuyện Đây là cuốn cẩm nang phong phú dành cho nhiều GV Các biện pháp trình bày trong sách với tiết học kể chuyện

kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” phù hợp với

phương pháp thầy kể, trò nghe, ghi nhớ và kể lại

8 MộttàiliệuviếtvềđềtàikểchuyệnmàkhôngthểkhôngnhắcđếnđólàquyểnK ểchuyện

1 củađồngtácgiảĐỗLêChẩnvàNguyễnThịNgọcBảo.Trongphầnlíluậnchungcáctá

cgiảđãnêuđầyđủvềvịtrí,nhiệmvụcũngnhưphươngphápcủadạyhọckểchuyệnởlớp

Tiểuhọc.Phầnhướngdẫncụthểcáctácgiảđãtómtắtnộidungtruyện,hướngdẫntìmhiểutruyệnvàhướngdẫncácbướclênlớpchotừngbàicụthể

Kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên,

chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài: Dạy học kiểu bài “Nghe

- kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp nâng cao năng

Trang 12

lực “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho HS lớp 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” trong phân môn Kể chuyện cho học HS

lớp 4 trên phạm vi đối tượng HS lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh -

Hà Nội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài

- Khảosát thực trạnghoạt động dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học

Cổ Loa - Đông Anh

- Đề xuất một số biện pháp và bước đầu thể nghiệm dạy kiểu bài “Nghe -

kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4 có hiệu quả

6 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn

- Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài, nghiên cứu chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4

- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng dạy và học kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho HS lớp 4 trường

Tiểu học Cổ Loa

6.2 Phương pháp quan sát và đàm thoại

- Quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của HS khi kể chuyện

- Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tìm hiểu những khó khăn, nguyện vọng của HS trong quá trình rèn luyện từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp

- Tìm hiểu nhận thức của HS về vai trò của kể chuyện

6.3.Phương pháp so sánh - đối chiếu

6.4 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Trang 13

6.5 Phương pháp thể nghiệm

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận có cấu trúc ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động dạy học kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4 Chương 2 Các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4

Chương 3 Thể nghiệm sư phạm

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC KIỂU BÀI “NGHE - KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY

CÔ KỂ TRÊN LỚP” CHO HỌC SINH LỚP 4

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm Kể chuyện

Kể là một động từ biểu thị hành động nói Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải thích: Kể là nói rõ đầu đuôi, ví dụ: kể chuyện cổ tích

Khi ở vị trí thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:

- Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với các loại hình trữ tình, loại hình kịch) - còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết

- Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng

- Chỉ tên một loại văn thuật truyện trong môn Tập làm văn

- Chỉ tên một phân môn học ở các lớp trong trường Tiểu học

Kể chuyện là một thuật ngữ bởi nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định Thuật ngữ kể chuyện lâu

nay vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể câu chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trong sách báo hay lưu truyền bằng miệng

Trong phạm vi đề tài này, Kể chuyện chính là tên gọi của một phân

môn Tiếng Việt ở Tiểu học Có thể hiểu đơn giản kể chuyện nhằm mục đích phát triển lời nói cho HS, bồi dưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống và văn học có tác dụng giáo dục

Hoạt động kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện với một chuỗi

các sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật bằng lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất qua nét

Trang 15

mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên nhằm truyền cảm đến người nghe

1.1.2 Một số vấn đề về phân môn Kể chuyện và phân môn Kể chuyện lớp 4

1.1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học kể chuyện trong trường Tiểu học a) Vị trí của phân môn Kể chuyện

Phân môn Kể chuyện được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc, học thuộc lòng của bộ môn Tiếng Việt, sở dĩ như vậy là vì kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các

kĩ năng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết trong hoạt động giao tiếp

Khi nghe thầy giáo kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh Khi HS kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói

Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của tác phẩm văn học Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ thơ Sự hiểu biết về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo nàn đi biết mấy nếu không có môn học Kể chuyện trong trường học

b) Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện

- Phân mônKể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ

em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn HS

Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn Kể chuyện sử dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật GV dùng để kể trong lớp Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh

Trang 16

- Phân môn Kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em

Giờ Kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học Suốt 5 năm ở bậc Tiểu học, HS được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với

đủ thể loại, gồm tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến hiện đại Do đó vốn văn học của HS được tích luỹ dần Đây là những hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình

Giờ Kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em Các em gặp trong đó từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách phục trang đến kiến trúc nhà ở, và đặc biệt là cách cư xử của con người trong muôn vàn trường hợp khác nhau Nói cách khác, các truyện kể đã làm tăng thêm cho HS vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay

Các truyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của HS bay bổng Cùng với lí tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống

- Phân môn Kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh

Trước hết, phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho HS Giờ kể chuyện các em dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện trước đám đông Việc kể lại câu chuyện trước đám đông rèn cho các em khả năng tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Đồng thời, các kĩ năng: nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại chuyện đã nghe, đã đọc

1.1.2.2 Phân môn Kể chuyện lớp 4

a) Các kiểu bài kể chuyện

- Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp

Trang 17

- Kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc

- Kiểu bài kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia

b) Kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Do giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy học kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp (kiểu 1) cho nên chúng tôi không trình bày đặc điểm kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc (kiểu 2) và kiểu bài kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia (kiểu 3)

mà chỉ đi sâu trình bày đặc điểm của kiểu bài 1

b.1) Đặc điểm kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp được thực hiện trong tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học Trong trường hợp này, câu chuyện (có độ dài khoảng trên dưới 500 chữ) được in trong sách giáo viên, trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong SGK Câu chuyện được thầy, cô kể cho HS nghe, rồi HS kể lại Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe Ở nhiều bài có thêm điểm tựa để nhớ truyện là tranh minh họa và gợi ý dưới tranh

b.2) Quy trình dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô

kể trên lớp”

- Nội dung: HS nghe thầy cô kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa rồi kể lại Truyện không in trong SGK

- Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng nói và nghe

- Mức độ yêu cầu: chỉ cần ghi nhớ lời kể của GV và kể lại

Trước khi phân tích quy trình dạy chúng tôi xin trình bày cấu trúc thông

thường của một bài học dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy

cô kể trên lớp” trong SGK như sau:

b.2.1) Cấu trúc kiểu bài

Trang 18

STT Cấu trúc thông thường trong SGK

1 Tên câu chuyện

4 Bài tập 3: Nêu yêu cầu trao đổi về ý nghĩa câu

b.2.2) Quy trình dạy học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Hoạt

trả lời một số câu hỏi về nội dung câu chuyện

kết hợp lời với tranh ảnh

- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm

- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm

- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

Trang 19

1.1.2.3 Cơ sở tâm sinh lí của HS Tiểu học

a) Đặc điểm chú ý

HS ở cuối bậc Tiểu học chú ý có chủ định bắt đầu ổn định Các phẩm chất ý chí (độc lập, kiên trì, tự chủ) bắt đầu hình thành HS có kĩ năng phân phối chú ý và hướng chú ý vào nội dung cơ bản của bài học Chính đặc điểm này cho phép GV rèn luyện HS thực hiện thành thục các thao tác, các kĩ năng nói, kĩ năng nghe trong dạy học kể chuyện Vì vậy, GV có thể phức tạp hóa dần dần nhiệm vụ nhận thức cho HS

b) Đặc điểm tri giác

Các em thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gì thường được gặp, được hướng dẫn Tri giác của các em còn gắn liền với cảm xúc Điều này cho thấy sự cần thiết hướng dẫn HS nghe và kể chuyện thường xuyên Những câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, sinh động được các em tri giác tốt hơn, HS sẽ hứng thú, yêu thích học kể chuyện

c) Đặc điểm trí nhớ

Ở giai đoạn này, trí nhớ của các em là trí nhớ không chủ định Nó vẫn hình thành và phát triển mạnh Nhưng ghi nhớ ý nghĩa đang bắt đầu chiếm ưu thế Vì vậy, trong dạy học kể chuyện GV cần chủ động hình thành cho HS phương pháp ghi nhớ nội dung câu chuyện theo điểm tựa, nối liền điểm tựa tạo ra dàn ý ghi nhớ nội dung câu chuyện hoặc phân chia nội dung câu chuyện thành các đoạn, đặt tên cho các đoạn hoặc đặt ra các câu hỏi về nhân vật, tình huống, cốt truyện để HS trả lời và ghi nhớ Ở tuổi này, trí nhớ từ ngữ logic phát triển hơn trí nhớ trực quan Cho nên, các em có thể ghi nhớ được nhiều câu chuyện tự tìm được bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức nói thầm

để ghi nhớ câu chuyện là chủ yếu

d) Đặc điểm tưởng tượng

Tưởng tượng của HS cuối bậc Tiểu học hoàn chỉnh hơn về kết cấu logic

Sự tạo ra các hình ảnh mới trong tưởng tượng bằng cách cụ thể hóa nhân vật,

Trang 20

nhập vai vào nhân vật sẽ giúp các em khắc sâu nhân vật và nội dung câu chuyện từ đó bộc lộ tình cảm tự nhiên với nhân vật trong truyện, giúp cho việc kể sinh động hơn

e) Đặc điểm tư duy

Tư duy trừu tượng, khái quát hóa đang dần chiếm ưu thế HS biết dựa vào các dấu hiệu bản chất của đối tượng để rút ra nội dung, ý nghĩa câu chuyện

f) Đặc điểm sinh lí

Ở tuổi này não và hệ thần kinh của trẻ đang phát triển và dần hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích Các em thích sự động viên, khen ngợi, khuyến khích Do đó, GV cần tránh nạt nộ, quát mắng, ngắt lời thô bạo khi các em học tập GV cần hướng dẫn tế nhị trong quá trình hướng dẫn HS kể chuyện

1.1.2.4 Cơ sở văn học

Phân môn Kể chuyện ở Tiểu học sử dụng các tác phẩm của văn học làm chất liệu Các tác phẩm văn học sử dụng trong kể chuyện còn làm thoả mãn nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của con người Văn học thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của con người bằng nhiều cách Trước tiên, nó thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người đọc, người nghe qua việc phản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên và trong cuộc sống vào trong nó Hai là, qua lăng kính nghệ thuật, các nhà văn đã gọt giũa , nhào nặn làm cho cái đẹp vốn đã đẹp lại càng rực rỡ, lóng lánh hơn Nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học HS không chỉ nhận thức được cái đẹp một cách tinh tế , nhạy bén mà còn biết khám phá cái đẹp

Qua các câu chuyện được nghe, được kể trong chương trình Tiểu học, các em được nhìn thấy vẻ đẹp của quê hương đất nước , con người Đồng thời, các em cũng nhận ra được đâu là điều thiện đâu là điều ác, các em sẽ vui thích khi điều thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, các em cũng vui buồn và khóc cười với nhân vật trong truyện

Trang 21

Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp do nội dung tác phẩm mang lại , người đọc, người nghe còn cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ

Ngoài ra, tác phẩm văn học còn đưa ra nội dung giao tiếp cụ thể Những tác phẩm văn học không phải đưa ra một thứ kí hiệu giao tiếp thông thường

mà nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng tình cảm và mang tính xã hội rất đậm nét Do đó, tác phẩm nghệ thuật trở thành phương tiện có hiệu quả nhất đưa con người xích lại gần nhau hơn về tình cảm cũng như về mặt tinh thần

Như vậy, các tác phẩm văn học được sử dụng trong kể chuyện còn có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho HS Nó giúp con người nhận ra cái đẹp, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả Đồng thời,

nó còn gieo vào lòng ta một sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau, sự cô đơn, tủi nhục của người khác

Kể chuyện không chỉ là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cho HS Kể chuyện giúp HS rèn kĩ năng nói, phát triển ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc, trọn vẹn và có hiệu quả cao trong giao tiếp

tiết dạy ứng với 2 câu chuyện là: Con vịt xấu xívà Khát vọng sống

Để khảo sát thực trạng dạy học kể chuyện được chính xác và thuận lợi Trước tiên, chúng tôi xin đưa ra cách thức và nội dung khảo sát phù hợp

1.2.1.1 Cách thức khảo sát và nội dung khảo sát

a) Cách thức khảo sát

Chúng tôi tiến hành điều tra theo hai hướng:

Trang 22

- Điều tra bằng phiếu khảo sát GV và HS

- Điều tra thông qua dự giờ

b) Nội dung khảo sát

Chúng tôi đã chọn các nội dung điều tra ứng với từng hướng khảo sát như sau:

- Nội dung phiếu điều tra

+ Phiếu điều tra GV

Câu 1: Thầy (cô) có thích dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” không?

Câu 2: Những khó khăn nào thầy (cô) gặp phải trong dạy học kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

Câu 3: Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào trong dạy

học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

Câu 4: Mỗi tiết học, thầy (cô) gọi được bao nhiêu HS kể chuyện trước lớp? Câu 5: Việc thầy (cô) có sửa nói ngọng cho HS trong quá trình kể chuyện diễn ra như thế nào?

+ Phiếu điều tra HS

Câu 1: Em có hứng thú khi học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” không?

Câu 2: Mức độ các em sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện trước lớp

là như thế nào?

Câu 3: Điều gì làm em cảm thấy khó khăn nhất khi học kể chuyện kiểu

bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

Câu 4: Em có còn nói ngọng trong khi kể chuyện không?

- Nội dung tiết dự giờ

Chúng tôi chọn dự giờ qua hai tiết kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Trang 23

Tiết 1: Kể chuyện: Con vịt xấu xí (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tuần 22) Tiết 2: Kể chuyện: Khát vọng sống (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tuần 32)

1.2.1.2 Đối tượng điều tra

Chúng tôi thực hiện điều tra trên hai đối tượng là: 5 GV và 60 HS lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

1.2.1.3 Kết quả điều tra

a) Kết quả điều tra theo phiếu

Qua quá trình điều tra theo phiếu đối với GV và HS, chúng tôi xin đưa ra

9 bảng kết quả ứng với 9 câu hỏi trong phiếu điều tra

Bảng 1: Thầy (cô) có thích dạy kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu

chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” không?

Qua bảng 1, chúng tôi thấy rằng: Tỉ lệ GV thích dạy kể chuyện kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”chỉ chiếm 40%, 60%

GV cho rằngbình thường, không có GV nào không thích dạy Điều này cho thấy GV chưa có một quan niệm thật sự đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy phân môn Kể chuyện

Phần lớn GV cho rằng việc dạy kể chuyện ở mức bình thường vì phân môn Kể chuyện không là môn thi học kì như các phân môn: Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, nên GV chưa chú trọng đầu tư cho phân môn

Trang 24

Bảng 2: Những khó khăn GV gặp phải trong dạy học kiểu bài “Nghe - kể

lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Số lƣợng GV khảo sát Đồng ý

2 Chƣa biết cách kết hợp các hành động

phi ngôn ngữvào kể câu chuyện

2/5 (40%) 3/5 (60%)

3 Chƣa biết cách sử dụng hợp lí đồ dùng

trực quan vào trong dạy học

1/5 (20%) 4/5 (80%)

4 Chƣa có sự hợp tác của HS 1/5

(20%) 4/5 (80%)

Qua bảng 2, ta thấy tất cả 5 GV đƣợc hỏi thì có tới 4 GV trả lời rằng HS rất hợp

tác với cô giáo Việc tìm ra biện pháp dạy hợp lí cũng là một khó khăn với GV, 40% GV đƣợc hỏi không tìm ra biện pháp dạy học phù hợp đối với việc dạy môn học Có tới 40% GV chƣa biết kết hợp các hành động phi ngôn ngữ để kể câu chuyện, 20% GV chƣa biết cách sử dụng hợp lí đồ dùng trực quan vào trong dạy học Điều này chứng tỏ kĩ năng kể chuyện của GV còn nhiều hạn chế Vậy việc trau dồi kĩ năng kể chuyện cho GV cũng rất cần thiết hiện nay

Bảng 3: Các phương pháp mà GV thường sử dụng trong tiết dạy kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Trang 25

Qua bảng 3, ta thấy phương pháp kể diễn cảm và phương pháp trực quan

được 100% GV sử dụng, phương pháp gợi mở vấn đáp và phương pháp đóng vai chỉ có 60% số lượng GV được hỏi sử dụng

Bảng 4: Số lượng HS mà thầy (cô) gọi kể chuyện trước lớp

Bảng 5: GV sửa nói ngọng cho HS trong quá trình kể chuyện

Từ bảng 5, ta thấy trong quá trình kể chuyện của HS, số lượng GV

không sửa ngọng cho HS và sửa sau khi kể chuyện chiếm tỉ lệ là như nhau (40%), số lượng GV sửa ngay chiếm ít hơn (20%) Điều này chứng tỏ GV không chú trọng rèn kĩ năng kể chuyện cho HS

Trang 26

Bảng 6: Hứng thú của HS khi học kiểu bài kể chuyện “Nghe - kể lại câu

chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

23/60 (38,3%)

Số liệu trên cho thấy số lƣợng HS rất hứng thú với học kiểu bài “Nghe -

kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”rất ít:9/60 HS, chiếm 15%

Trong khi đó số lƣợng HS không hứng thú còn chiếm số lƣợng lớn: 23/60 HS, chiếm 38,3% Nguyên nhân dẫn đến việc này là vì theo các em phân môn Kể chuyện không phải là phân môn chính, cũng không quyết định đến kết quả học tập nên các em không chú trọng đẫn đến việc không mấy hứng thú

Bảng 7: Mức độ HS biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện trước lớp

Qua bảng 7, ta thấy mức độ HS biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể

chuyện tốt và yếu là nhƣ nhau: 5/60 HS, chiếm 8,3 % còn mức độ trung bình thì chiếm nhiều nhất (50%) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình kể chuyện GV ít khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ để HS học tập hoặc khi GV kể mẫu thì HS không tập trung chú ý

Trang 27

Bảng 8: Điều mà HS cảm thấy khó khăn nhất khi kể chuyện kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”

Bảng 8 cho ta thấy trong quá trình kể chuyện, HS không biết cách thể

hiện cảm xúc, diễn tả câu chuyện chiếm số lượng lớn nhất (41,7%); 20/60 HS, chiếm 33,3% là không nhớ được hoàn chỉnh nội dung câu chuyện; còn 15/60

HS, chiếm 25% là sợ sai, sợ bị chê cười, rụt rè Chính vì vậy, GV cần rèn cho

HS một số kĩ năng trong dạy học kể chuyện như: kĩ năng nghe - nhớ được câu chuyện, kĩ năng kể trước đám đông, …

Bảng 9: HS có hay không nói ngọng trong khi kể chuyện

Qua bảng 9 mặc dù trong quá trình kể chuyện số lượng HS không nói

ngọng (58,4%) chiếm nhiều hơn số lượng HS nói ngọng nhưng với tiết dạy học kể chuyện vẫn còn tồn tại tương đối số HS nói ngọng (25/60 HS, chiếm 41,6%) thì coi như tiết dạy không thành công Vì vậy GV cần rèn luyện thêm

kĩ năng nói cho HS

b) Kết quả điều tra qua dự giờ

Thông qua việc dự giờ 2 tiết dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Cách thức GV chuẩn bị cho tiết kể chuyện

Trang 28

+ GV chuẩn bị bài ở nhà chưa hoàn thiện vì vậy khi kể mẫu cho HS còn bám sát vào văn bản trong sách

+ GV chủ yếu chỉ dùng lời khi kể, ít sử dụng đồ dùng trực quan cũng như các cử chỉ, điệu bộ

+ Khi kể mẫu lần 2, GV biết kết hợp vừa kể vừa chỉ tranh minh họa trong SGK

- Cách GV hướng dẫn HS kể chuyện

GV hướng dẫn HS kể chuyện dựa theo tranh và dựa theo dàn ý sau : + Giới thiệu câu chuyện

+ Mở đầu câu chuyện

+ Diễn biến câu chuyện

+ Kết thúc câu chuyện

- Số lượng HS tham gia thi kể

Trong tiết học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” chỉ có 3 đến 4 em lên kể chuyện Số lượng tham gia kể ít

là do HS không hào hứng kể chuyện cũng như không chú ý GV kể mẫu hoặc thời gian GV kiểm tra bài cũ và hướng dẫn HS kể chuyện chiếm nhiều nên thời gian dành cho HS kể chuyện là ít

- Kĩ năng kể chuyện của HS

Kết quả thu được về kĩ năng kể chuyện của HS được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 10: Kĩ năng kể chuyện của HS

Số lượng HS khảo sát Rất tốt

(%) Tốt (%) Trung

bình (%)

Yếu (%)

1/60 (1,7%)

2/60 (3,3%)

57/60 (95%)

Trang 29

2 Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc 10/60

(16,7%)

7/60 (11,7%)

18/60 (30%)

25/60 (41,6%)

3 Kể được tóm tắt câu chuyện 15/60

(25%)

20/60 (33,4%)

25/60 (41,6%)

0/60 (0%)

4 Kể một đoạn hay toàn bộ câu

chuyện

18/60 (30%)

25/60 (41,6%)

9/60 (15%)

8/60 (13,4%)

5 Phân vai, dựng lại câu chuyện 0/60

(0%)

5/60 (8,3%)

12/60 (20%)

43/60 (71,7%)

(0%)

3/60 (5%)

9/60 (15%)

48/60 (80%)

Qua bảng 10,chúng tôi rút ra nhận xét như sau:

Kĩ năng kể chuyện của HS lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa còn nhiều hạn chế.Việc kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình kết hợp với sử dụng các yếu

tố phi ngôn ngữ còn rất ít HS làm được, mức độ kĩ năng này chỉ có 3/60 HS đạt được, chiếm tỉ lệ là 5%; 95% số HS còn lại kể câu chuyện ở mức độ kĩ năng này còn yếu kém HS kể theo lời lẽ trong bài tập đọc mức độ yếu chiếm

tỉ lệ cao: 41,6% tổng số HS, 100% HS kể tóm tắt được nội dung câu chuyện

Số lượng HS kể lại được một đoạn hay toàn bộ nội dung câu chuyện chiếm tỉ

lệ khá cao: mức độ rất tốt chiếm 30%, mức độ tốt chiếm 41,6%, mức độ trung bình chiếm 15%, mức độ yếu chiếm 13,4% Số lượng HS biết phân vai dựng lại câu chuyện chưa nhiều, chỉ có 17/60 HS làm được kĩ năng này, chiếm 28,3% tổng số HS; 71,7% HS không làm được kĩ năng này hoặc làm được nhưng còn ở mức độ thấp Chỉ có 11/60 HS biết cách kể diễn cảm, chiếm 20% tổng số HS, 48/60 HS chưa làm được kĩ năng này

- Trong 2 tiết dự giờ, chúng tôi đã thấy cách xử lí các tình huống xảy ra trong giờ học như sau:

Trang 30

+ Với HS không chú ý lắng nghe câu chuyện GV kể: trong trường hợp này, GV không chê bai khiển trách mà đưa ra một hình thức “ghi nợ” GV nhắc nhở nhẹ nhàng cần chú ý để có thể kể lại câu chuyện một cách chính xác

và diễn cảm Đây là biện pháp xử lí tốt nhất của HS nhằm giúp các em cố gắng phấn đấu trong học tập, không bị áp lực về tâm lí Nhưng điều này chứng tỏ khâu chuẩn bị của GV và HS chưa chu đáo

+ Trong khi kể mẫu cho HS, GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa Đây là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong kể chuyện có hiệu quả nhưng GV còn sử dụng ít đồ dùng trực quan và các cử chỉ, điệu bộ Điều này khiến cho HS tiếp thu nội dung câu chuyện một cách máy móc thậm chí là khó nhớ nội dung câu chuyện, kể chuyện không biết cách thể hiện cảm xúc hay diễn tả câu chuyện

+ Trong tiết Kể chuyện, GV chỉ gọi một số em giơ tay phát biểu để trả lời câu hỏi hay lên kể chuyện Điều này chứng tỏ, GV không những không bao quát lớp, không phát huy khả năng của các HS khác mà còn khiến các em trở nên rụt rè, nhút nhát hơn

Từ thực tế thu được các kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, qua dự giờ chúng tôi nhận thấy chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện đối với kiểu

bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho HS lớp 4

trường Tiểu học Cổ Loa còn nhiều hạn chế

Trang 31

Tiểu kết chương 1

Kể chuyện là một phân môn lý thú, hấp dẫn, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường Tiểu học đặc biệt là đối với HS lớp 4 Phân môn Kể chuyện góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi đạo đức vốn sống, vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ, hình thành các

kĩ năng cơ bản cho HS

HS Tiểu học rất thích nghe và kể chuyện, đó là một nhu cầu không thể thiếu với các em bởi lẽ những câu chuyện sẽ giúp các em phát huy tối đa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh trong tâm hồn

Qua khảo sát thực trạng của việc dạy học kể chuyện kiể u bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” ở lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa

chúng tôi nhận thấy:

Thực tế dạy học tiết học này giáo GV có những thuận lợi sau : Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy , HS có tinh thần hợp tác, ham học hỏi, ý thức tự giác của HS cao Tuy nhiên, GV cũng gặp không ít khó khăn đó là: GV chưa tìm ra biện pháp dạy học hợp lý đối với phân môn Việc sử dụng kết hợp các hành động phi ngôn ngữ cũng như đồ dùng trực quan của GV vào kể câu chuyện còn hạn chế

HS chưa có hứng thú cao đối với phân môn Kể chuyện, chưa dành thời gian nhiều cho việc rèn các kĩ năng, kĩ năng kể chuyện của HS còn nhiều hạn chế, số lượng HS chưa kể được nội dung chính của câu chuyện còn nhiều, các

em còn thiếu sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông

Từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và xây dựng một số

biện pháp rèn kĩ năng Kể chuyện qua kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” nhằm nâng cao chất lượng kể chuyện cho HS lớp 4

trường Tiểu học Cổ Loa

Trang 32

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN KIỂU BÀI“NGHE -

KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP” CHO

HỌC SINH LỚP 4

Để HS có thể kể chuyện tốt kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe

thầy cô kể trên lớp” trước hết phải rèn cho HS kĩ năng nghe - nhớ Từ nghe -

nhớ, hiểu truyện mà rèn cho HS kĩ năng kể chuyện Tuy nhiên, để các hoạt động rèn kĩ năng kể trên đạt hiệu quả thì GV phải xây dựng được môi trường

kể chuyện Chính môi trường kể chuyện sẽ tạo nhu cầu nghe, kể cho HS

2.1 Biện pháp xây dựng môi trường kể chuyện

Theo chúng tôi hiểu, môi trường kể chuyện bao gồm hai loại: môi trường lớp học và môi trường câu chuyện

2.1.1 Xây dựng môi trường lớp học trong tiết kể chuyện

Mục đích của việc tạo môi trường này là tạo không khí để HS tập trung chú ý lắng nghe và tạo mối quan hệ giữa người kể và người nghe

- GV và HS khi kể chuyện không kể trong môi trường ồn ào, mất trật tự bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào câu chuyện của người nghe cũng như người kể dẫn đến việc kể sai nội dung câu chuyện

- GV cần giúp HS ổn định lớp học, sắp xếp về chỗ ngồi hợp lí tạo điều kiện cho HS quan sát, theo dõi và lắng nghe được chính xác

- Trong giờ học kể chuyện, giữa GVvới HS, HSvới HS hay chính là giữa

người kể và người nghe cần có sự tương tác với nhau Cần xây dựng môi trường lớp học sao cho tất cả HS có thể lắng nghe rõ lời kể của GV, quan sát được cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của GV cũng như quan sát được đồ dùng trực quan mà GV sử dụng trong tiết dạy Khi HS kể chuyện trong nhóm hay trước lớp thì GV, HS phải quan sát được hoạt động, cử chỉ của các em, các bạn để

Trang 33

2.1.2 Xây dựng môi trường câu chuyện

Mỗi câu chuyện có một môi trường riêng, có hệ thống nhân vật, có các chi tiết, tình tiết riêng vì thế GV có thể sử dụng hệ thống tranh ảnh và các vật dụng quy ước để tạo không gian tưởng tượng về nội dung câu chuyện mà GV

Ví dụ trong truyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr

106)chi tiết trong các bức tranh có dòng sông, có lùm cây,… và các nhân vật: Ngựa Trắng, Sói Xám, Đại Bàng Ngoài tranh vẽ trong SGK, GV có thể vừa

kể vừa đặt các đồ vật như: thước kẻ được dùng quy ước cho dòng sông, một miếng gỗ đặt bên kia thước kẻ quy ước là Ngựa Trắng, một miếng gỗ đặt bên này thước kẻ quy ước là Sói Xám

Môi trường kể chuyện được bao quanh bởi các bức tranh hoặc các vật dụng quy ước sẽ tạo không gian tưởng tượng rất tốt cho HS Như vậy câu chuyện chắc chắn sẽ giúp HS lưu nhớ được câu chuyện dễ dàng hơn, sinh động hơn nhờ trí tưởng tượng của các em

2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng nghe - nhớ được câu chuyện vừa nghe

GV kể

Trong giờ kể chuyện để rèn kĩ năng nghe - nhớ câu chuyện vừa nghe

GV kể cho HS một cách thành thạo giúp các em có thể kể lại câu chuyện một cách tự nhiên, đúng nội dung yêu cầu thì GV cần thực hiện nhiều biện pháp như: rèn khả năng chú ý, rèn khả năng lắng nghe, rèn khả năng ghi nhớ Và biện pháp đầu tiên mà GV cũng như HS cần thực hiện đó là: rèn khả năng chú ý

Trang 34

2.2.1 Rèn khả năng chú ý

Đối với kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” trước khi HS kể chuyện thì GV kể mẫu cho các em nghe vì vậy HS cần

chú ý vào người kể để có ấn tượng về câu chuyện thông qua giọng kể, các yếu

tố phi lời đặc biệt là các yếu tố phi lời

a) Trước tiên, HS cần chú ý vào việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai của GV.Việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai là chọn ngữ điệu kể phù hợp với từng vai nhân vật, mỗi nhân vật là một ngữ điệu kể khác nhau Việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Ngữ điệu kể bao gồm các yếu tố sau:

- Sự lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khác nhau hay còn gọi là nhịp điệu

Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải, là phương tiện rất hiệu nghiệm của tính truyền cảm nghệ thuật, sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời nói, lời kể một sức mạnh đặc biệt

Trong khi kể HS cần phải sử dụng nhiều nhịp điệu khác nhau để diễn tả hết được câu chuyện, nếu chỉ sử dụng một nhịp điệu thì sẽ mất đi sức hấp dẫn của câu chuyện

Nhịp điệu được quy định bởi tính chất, nội dung của tác phẩm, nó gắn liền với thực chất những điều mà người kể muốn thể hiện và có thể biến đổi

từ đoạn này sang đoạn khác

Ví dụ trong truyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng”(Tiếng Việt 4, tập 2, tr

106) ở đoạn đầu khi ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của ngựa mẹ với con, HS phải kể với nhịp điệu chậm rãi, rõ ràng, nhẹ nhàng Nhưng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng thì HS phải kể với giọng kể nhanh hơn và căng thẳng để thấy sự nguy hiểm của Ngựa Trắng

Trang 35

- Sự ngắt nghỉ trong lời kể hay còn gọi là kĩ thuật ngắt giọng

Ngắt giọng là cách ngừng nghỉ giọng trong khi kể để bộc lộ ý tứ của câu chuyện

Ví dụ truyện “Búp bê của ai?”(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 138)khi kể đoạn

nói về việc Nga không thấy một con búp bê nào trong tủ, để diễn tả sự đỏng

đảnh của Nga, ta có cách ngắt giọng như sau: “Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy Nhìn về phía tủ thấy trống trơn, Nga kêu ầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường Nga miễn cưỡng làm theo Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!”

- Cường độ và tốc độ của lời kể

Cườngđộcủagiọnglàđộvang,độhoànchỉnhcủagiọng,làkhảnăngđiềuchỉnhgiọng,làmchonócóthểtohoặcnhỏ,cóthểtạođượccácbậcthang chuyển độ vang từ to đến

nhỏ và ngược lại

Cườngđộcủagiọngphụthuộcvàonộidungtácphẩm,nóthayđổiphụthuộcvàohoàncảnhpháttriểncủacáctìnhtiết

Ví dụ truyện “Một nhà thơ chân chính” (Tiếng Vệt 4, tập 1, tr 40)khi nhà vua bất ngờ thét lên cần kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng: “Dập lửa mau đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!”

- Sắc thái giọng

Sắc thái giọng là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ, tình cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc, giọng kể của mình Sắc thái có thể: vui tươi, trang trọng, hóm hỉnh, trong sáng, tha thiết,…

Về cơ bản, mỗi thể loại truyện mang một sắc thái riêng mà khi kể, GV hướng dẫn HS khi kể sắc thái giọng phải thể hiện cho phù hợp

Tuy nhiên sắc thái giọng của hầu hết các truyện không phải lúc nào cũng như nhau từ đầu đến cuối truyện mà phải thay đổi cho phù hợp với từng tình tiết cụ thể

Trang 36

Ví dụ khi kể truyện “Lời ước dưới trăng” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 69) chúng ta kể với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn (Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ cho đến khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ…) thể hiện sự hiền hậu, dịu

dàng của chị Ngàn

Lựa chọn ngữ điệu kể theo vai là một giai đoạn quan trọng để kể được câu chuyện hay Tùy theo đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của câu chuyện; tùytình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật mà GV hướng dẫn HS lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp để cuốn hút được người nghe

b) Bên cạnh việc chú ý đến lựa chọn ngữ điệu kể theo vai thì HS cần quan tâm đến việc GV đã kết hợp khéo léo giữa cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và

sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy

Việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong kể chuyện nhằm tăng sức hấp dẫn của lời kể Lời kể của GV sẽ tạo ra sức hấp dẫn bội phần nếu như nó được kết hợp chặt chẽ hài hòa với: điệu bộ, nét mặt và cử chỉ Trong lúc kể, điệu bộ của GV phải: tự nhiên và đẹp, đĩnh đạc và không gò bó Nét mặt của

GV rất quan trọng đối với việc truyền cảm câu chuyện: vẻ mặt của GV giúp cho HS dễ dàng tiếp thu được ý nghĩa của câu chuyện

Vẻ mặt phải được biểu hiện sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện: nếu là một câu chuyện vui thì nét GV phải biểu lộ vẻ tươi vui; nếu là một câu chuyện buồn thì nét mặt phải lộ vẻ buồn rầu, thương cảm

Cử chỉ là động tác của tay nên nó cũng là phương tiện bổ sung vào câu chuyện, cử chỉ là sự biểu lộ thái độ của GV đối với các nhân vật, các sự kiện trong câu chuyện Cử chỉ chỉ làm tăng cường những sắc thái, ngữ điệu của lời nói cho nên GV tuyệt đối không dùng cử chỉ thay cho lời nói Cử chỉ phải đa dạng để không gây nhàm chán và tăng sức biểu cảm

Đồ dùng dạy học trong phân môn Kể chuyện bao gồm nhiều loại hình thức khác nhau như: tranh, ảnh, băng ghi âm, vật thật hay mô hình Đồ dùng

Ngày đăng: 08/10/2015, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w