Kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe, kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 63 - 73)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.7. Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành thể nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả và tổng hợp lại thành bảng số liệu sau:

Bảng 15: Kết quả thể nghiệm của lớp thể nghiệm và lớp đối chứng

Nội dung Kết quả Lớp 4A: 30 Học sinh (Lớp thể nghiệm) (%) Lớp 4B: 30 Học sinh (Lớp đối chứng) (%) Kể lại câu chuyện truyền

cảm, biết sử dụng các hành động phi ngôn ngữ nhƣ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt…vào kể câu chuyện

18/30 Học sinh (60%) 9/30 Học sinh (30%)

Kể lại câu chuyện lƣu loát, truyền cảm nhƣng chƣa biết sử dụng các hành động phi ngôn ngữ vào kể câu chuyện

5/30 Học sinh (16,7%)

12/30 Học sinh (40%)

Thuộc câu chuyện 7/30 Học sinh (23,3%) 5/30 Học sinh (16,7 %) Không kể lại đƣợc câu

chuyện 0/30 Học sinh (0%)

4/30 Học sinh (13,3%)

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng kĩ năng kể chuyện của HS ở lớp thể nghiệm và lớp đối chứng đã có sự khác nhau rõ rệt:

+ Số lƣợng HS kể đƣợc câu chuyện truyền cảm biết sử dụng các hành động phi ngôn ngữ ở lớp thể nghiệm là 18/30 học sinh chiếm tỉ lệ 60% trong tổng số HS, cao gấp đôi lớp đối chứng (lớp đối chứng là 9/30 HS chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số HS).

+ Số lƣợng HS chỉ dừng lại ở mức thuộc câu chuyện lƣu loát ở lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng 2 HS.

+ Ở lớp thể nghiệm không có HS nào không thuộc câu chuyện trong khi đó ở lớp đối chứng là 4/30 học sinh chiếm tỉ lệ 13,3% trong tổng HS trong lớp.

Nhƣ vậy, chúng tôi thấy rằng sau một thời gian tiến hành thể nghiệm thì kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: Kĩ năng kể chuyện của HS lớp 4 đã có chiều hƣớng đi lên tích cực, các em hứng thú tham gia tiết học kể chuyện, rất sôi nổi và vui tƣơi. Khi kể chuyện: các em rất tự tin, năng động, và phát huy đƣợc tính tích cực của mình, các em không còn rụt rè mà ngƣợc lại các em rất mạnh dạn thể hiện bản thân khi đƣợc kể chuyện.

Những kết quả thu đƣợc ở trên đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà tôi đề xuất.

Tiểu kết chƣơng 3

Thể nghiệm sƣ phạm đã chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất: Số lƣợng HS không thuộc câu chuyện đã không còn, HS kể câu chuyện lƣu loát biết kết hợp các hành động phi ngôn ngữ chiếm tỉ lệ cao.

Kết quả thu đƣợc đã cho ta thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã bƣớc đầu đạt đƣợc những hiệu quả nhất định trong việc dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho HS lớp 4. Nhƣ vậy, có thể nói rằng: việc tìm ra các biện pháp để nâng cao kĩ năng kể chuyện cho HS là rất quan trọng. Nên, việc tìm ra các biện pháp dạy học mới và áp dụng các biện pháp đó một cách hợp lý vào trong dạy và học thì chất lƣợng dạy học sẽ ngày càng nâng cao.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Kể chuyện là một phân môn dạy học lí thú, hấp dẫn các em HS trong trƣờng Tiểu học. Phân môn Kể chuyện đã tạo nên ấn tƣợng trong tuổi thơ các em bởi những câu chuyện hay, đậm chất giáo dục. Khác hẳn với các tiết học khác nhƣ Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả... thì trong tiết học kể chuyện GV và HS hầu nhƣ thoát li hẳn sách vở và giao hòa một cách hồn nhiên thông qua nội dung của câu chuyện đƣợc kể, thông qua lời kể của GV và lời kể của HS. Tất cả nhƣ đƣợc sống những phút giây hồi hộp với những xúc cảm đƣợc bộc lộ bay bổng qua những nhân vật, tình tiết câu chuyện. Qua đó, những áp lực học tập, những căng thẳng cuộc sống đƣợc giảm bớt, mối quan hệ thầy - trò đƣợc xác lập trong một không khí mới, không khí của cổ tích, không khí của sự khích lệ, của lòng vị tha rất đỗi thanh tao. Nhƣ vậy tiết học ở đây giống nhƣ một quá trình nghệ thuật.

Thực tế dạy học luôn gặp những khó khăn và tồn tại nhất định . Ðể nắm bắt đƣợc điều này, chúng tôi đã khảo sát thực tế giảng dạy kể chuyện ở lớp 4 (bằng điều tra) nói chung và việc dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” để thu thập những thông tin cần thiết. Từ đó, chúng tôi đã tìm ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học kể chuyện lớp 4.

Khi đã nắm đầy đủ những tồn tại và khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy và học, chúng tôi bắt đầu đầu tƣ nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng kể chuyện cho các em. Cụ thể trong đề tài này chúng tôi đã đề xuất ba biện pháp lớn để dạy học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp ”cho HS lớp 4 đó là:

1. Biện pháp xây dựng môi trƣờng kể chuyện

2. Rèn kĩ năng nghe - nhớ nội dung câu chuyện vừa nghe GV kể 3. Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS

Ðể khẳng định hiệu quả của những biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thể nghiệm sƣ phạm . Mặc dù những biện pháp đề xuất còn mang tính chủ quan nhƣng qua thể nghiệm, các biện pháp ấy cũng đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả đáng tin cậy.

Với những kết quả mà chúng tôi đã đạt đƣợc thì đây sẽ là điều kiện để chúng tôi và các bạn cùng xây dựng những biện pháp hay hơn, hiệu quả hơn trong việc rèn kĩ năng kể chuyện cho HS lớp 4.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đỗ Lê Chẩn, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, (1981), Kể chuyện 1, NXB Giáo dục. 2.Phan Phƣơng Dung, Dƣơng Thị Hƣơng, Lê Phƣơng Nga, Ðỗ Xuân Thảo,

(2008), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4, NXB Ðại học Sƣ phạm.

3.Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học S ư phạm, NXB Giáo dục.

4.Chu Huy, (2002), Dạy Kể chuyện ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

5.Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí, (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục.

6.Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh, (1993), Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt , NXB Giáo dục.

7.Nguyễn Trí, (2003), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới,NXB Giáo dục.

8.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Sách giáo viên Tiếng Việt 4 NXB Giáo dục, Hà Nội.

9.Lê Phƣơng Nga, Đặng Kim Nga, (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

10.Trần Mạnh Hƣởng, tập 1, (2002), Vui học Tiếng Việt,NXB Giáo dục. 11.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học, (2005), NXB

Giáo dục.

12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2006), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 4,NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoàn, (1997), Giáo dục học Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHIẾUĐIỀUTRA (Dànhchogiáoviên) Họvàtên:... Đơnvịcôngtác:... Sốnămcôngtác:... Loại hìnhđàotạogiáoviên:...

Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số đặc điểm sau bằng cáchđánhdấu(X)vàoômàthầycôlựachọnvàcholàđúng.

Câu 1: Thầy(cô) cóthích dạy kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” không?

a. Thích

b. Bình thƣờng c. Không thích

Câu 2: Những khó khăn nào thầy (cô) gặp phải trongdạy học kiểu bài

“Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

a. Chƣa có biện pháp dạy học hợp lí.

b. Chƣa biết cách kết hợp các hành động phi ngôn ngữ vào kể chuyện. c. Chƣa biết cách sử dụng hợp lí đồ dùng trực quan vào trong dạy học. d. Chƣa có sự hợp tác của HS.

Câu 3: Thầy (cô) thƣờng sử dụng phƣơng pháp dạy học nào trong dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

a. Phƣơng pháp kể diễn cảm b. Phƣơng pháp trực quan

c. Phƣơng pháp gợi mở vấn đáp d. Phƣơng pháp đóng vai

Câu 4: Mỗi tiết học, thầy (cô) gọi đƣợc bao nhiêu HS kể chuyện trƣớc lớp?

a. Ít

b. Bình thƣờng c. Nhiều

Câu 5: Việc thầy (cô) sửa nói ngọng cho HS trong quá trình kể chuyện diễn ra nhƣ thế nào?

a. Sửa ngay

b. Sửa sau khi kể chuyện c. Không sửa

PHIẾUĐIỀUTRA

(Dànhchohọcsinh)

Họvàtên:...Dântộc:... Lớp: ...Tuổi:... Trƣờng: ...

Các em vui lòng trả lời các câu hỏi dƣới đây bằng cáchđánhdấu(X)vào ô vuông trƣớcýmàemcho là phù hợp.

Câu 1: Emcóhứng thú khi họckểchuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”không?

a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thƣờng d. Không hứng thú

Câu 2: Mức độ các em sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện trƣớc lớp là nhƣ thế nào?

a. Tốt b. Khá

c. Trung bình d. Yếu

Câu 3: Điều gì làm em cảm thấy khó khăn nhất khi học kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp”?

a. Không nhớ đƣợc nội dung câu chuyện

b. Không biết cách thể hiện cảm xúc, diễn tả câu chuyện c. Sợ sai, sợ bị chê cƣời, rụt rè

Câu 4: Em có còn nói ngọng trong khi kể chuyện không?

a. Có b. Không

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe, kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)