0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Rèn khảnăng ghi nhớ

Một phần của tài liệu DẠY HỌC KIỂU BÀI NGHE, KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 (Trang 39 -42 )

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3. Rèn khảnăng ghi nhớ

Biện pháp cuối cùng mà GV cần rèn cho HS trong dạy kể chuyện kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” là rèn khả năng ghi nhớ. Trong suốt quá trình từ đầu tiết dạy đến khi kể mẫu lần 2 xong, để HS có thể hoàn thành tốt tiết học kể chuyện thì GV cần rèn cho HS nhớ.

-Đầu tiên, HS cần nhớ tên truyện.

Ví dụ: Khi GV viết bảng tên câu chuyện thƣờng yêu cầu HS đọc nối tiếp. Điều này không chỉ giúp GV làm cho thời gian tiết học không bị trống mà mục đích còn giúp HS nhớ đƣợc nhanh chóng tên truyện hôm nay học.

-GV giúp HS nhớ hệ thống nhân vật, quan hệ của các nhân vật và nhận biết đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật.

Ví dụ truyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 106) + Hệ thống nhân vật là: Ngựa Trắng, Sói Xám, ngựa mẹ, Đại Bàng Núi. + Quan hệ của các nhân vật là: ngƣời mẹ và Ngựa Trắng là hai mẹ con, anh Đại Bàng Núi là hàng xóm của Ngựa Trắng, Sói Xám là kẻ chắn ngang đƣờng định bắt nạt Ngựa Trắng và Đại Bàng Núi.

+ Nhân vật chính là: Ngựa Trắng và Đại Bàng Núi + Đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật:

Ngựa mẹ: luôn yêu thƣơng săn sóc và dạy con tập hí.

Ngựa Trắng: trắng nõn nà nhƣ một đám mây, chỉ quấn quýt bên mẹ cả ngày, là chú ngựa non đáng yêu, ao ƣớc có cánh để bay đƣợc nhƣ Đại Bàng Núi.

Ngựa Trắng đi tìm cánh và cứu giúp Ngựa Trắng thoát khỏi sự nguy hiểm của Sói Xám.

Sói Xám: nhân vật xấu, dọa ăn thịt Ngựa Trắng.

-Nhớ diễn biến câu chuyện theo đúng trình tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Ví dụ truyện “Con vịt xấu xí”(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 37) có:

+ Mở đầu: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Diễn biến:

Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.

Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con. + Kết thúc: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngƣớc nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

Với câu chuyện này, các bức tranh minh họa trong SGK đƣợc sắp xếp không theo trình tự hợp lí.

+ Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.

+ Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.

+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngƣớc nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

GV yêu cầu HS sắp xếp lại tranh theo nội dung câu chuyện đã đƣợc nghe cô kể. HS sắp xếp nhƣ sau:

+ Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.

+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.

+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngƣớc nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

Qua việc GVcho HS sắp xếp lại thứ tự tranh đúng theo nội dung câu chuyện thì GV không chỉ rèn cho HS khả năng ghi nhớ mà còn kiểm tra đƣợc khả năng chú ý của HS đạt mức độ nào.

-Nhớ lời nói và hành động của các nhân vật.

Lúc ghi nhớ HS phải hình dung ra nhân vật với hình dáng, tính tình, đặc điểm, hành động, cử chỉ của nhân vật để giúp cho việc kể sau này đƣợc tốt hơn, dựa trên các câu hỏi mà GV đƣa ra nhƣ sau:

+ Em hình dung nhân vật đó nhƣ thế nào? + Em thích lời nói của nhân vật nào?

+ Nếu nói lời của nhân vật, em nói nhƣ thế nào?

+ Khi nói lời ấy, theo em cần có vẻ mặt, động tác, cử chỉ gì phù hợp? Vì sao? Ví dụ truyện “Những chú bé không chết”(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 70) + Em hình dung nhân vật chú bé là một ngƣời yêu nƣớc, luôn dũng cảm, hi sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc Tổ quốc.

+ Em thích lời nói của chú bé. Khi bị bắt phải đối mặt với khó khăn, thử thách nhƣng:

Chú bé kiêu hãnh trả lời: -Tao là du kích!

Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ: -Tao không biết!

+ Khi nói lời ấy, theo em cần có vẻ mặt kiêu hãnh, gan lì trƣớc kể thù vì nó thể hiện đƣợc sự anh dũng dám đối đầu với kẻ thù gian ác.

Để có thể ghi nhớ đầy đủ và chính xác nhất câu chuyện thì:

GV khi kể cần kết hợp giải nghĩa từ khó và ghi các mốc thời gian, tên nhân vật khó nhớ ra bảng lớp

Ví dụ truyện “Một nhà thơ chân chính” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 40), GV cần ghi tên quốc vƣơng Đa-ghét-xtan ra bảng và giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.

Trong quá trình kể chuyện GV có thể đƣa ra những câu hỏi để HS dự đoán những tình huống tiếp theo cho câu chuyện nhằm gây tò mò, chú ý và cuốn hút HS.

Ví dụ truyện “Khát vọng sống” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 136) GV có thể đƣa ra các câu hỏi sau:

+ Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?

+ Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ?

+ Giôn đã cố gắng nhƣ thế nào khi bị bỏ lại một mình nhƣ vậy? + Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực nhƣ thế nào?

+ Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công? + Tại sao anh không bị sói ăn thịt?

+ Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng đƣợc con sói? + Anh đƣợc cứu sống trong tình cảnh nhƣ thế nào? + Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?

Việc hƣớng dẫn HS nghe và ghi nhớ câu chuyện sẽ rèn kĩ năng nghe và cảm thụ tác phẩm cho HS, qua đó HS sẽ nắm đƣợc nội dung chính của câu chuyện cũng nhƣ các nhân vật, sự kiện tiêu biểu của truyện.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC KIỂU BÀI NGHE, KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 (Trang 39 -42 )

×