Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 133 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
133
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MẠCH TRÍ DŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GVC.TS PHAN QUỐC LÂM Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MẠCH TRÍ DŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GVC.TS PHAN QUỐC LÂM Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của quý cơ quan, trường học, quý nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: - Xin trân trọng cảm ơn GVC. TS. Phan Quốc Lâm đã trực tiếp hướng dẫn tác giả nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. - Đảng ủy, Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập và hoàn thành chương trình Thạc sĩ khoa học giáo dục. - Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học trường Đại học Vinh, Đại học Đồng Tháp, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, cung cấp những kiến cần thiết để chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang đã cung cấp thông tin, số liệu, góp ý trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã dành tình cảm, động viên giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Dù đã cố gắng nhiều, nhưng khả năng có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô trường Cao đẳng nghề Tiền Giang và những ai quan tâm đến đề tài này. Tác giả luận văn Mạch Trí Dũng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 7 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản 8 1.3. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề 12 1.4. Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên Cao đẳng nghề 20 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG 31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 31 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 40 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 58 2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên và hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 66 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 70 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 70 3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang giai đoạn hiện nay 71 3.3. Kết quả và phân tích kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TĂT Ban chấp hành Trung ương BCHTW Bồi dưỡng BD Cao đẳng nghề CĐN Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Cơ sở dạy nghề CSDN Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL Đội ngũ giáo viên ĐNGV Đào tạo ĐT Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo viên dạy nghề GVDN Giáo viên thực hành GVTH Giáo viên GV Học sinh, sinh viên HSSV Khoa học Công nghệ KHCN Kinh tế - Xã hội KT – XH Lao động – Thương binh và Xã hội LĐ – TB&XH Nghiên cứu khoa học NCKH Nghiệp vụ sư phạm NVSP Nhà xuất bản NXB Phương pháp dạy học PPDH Quản lý giáo dục QLGD Sư phạm kỹ thuật SPKT Tổng cục dạy nghề TCDN Trung cấp nghề TCN Trung cấp chuyên nghiệp TCCN Trung tâm dạy nghề TTDN Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Bảng 2.2: Biểu kết quả tuyển sinh của hệ cao đẳng, trung cấp nghề từ năm 2008 - 2013 Bảng 2.3: Quy mô đào tạo qua các năm học Bảng 2.4: Thống kê số phiếu khảo sát về thực trạng Bảng 2.5: Thống kê cơ cấu tỷ lệ cán bộ, GV và nhân viên Bảng 2.6: Thống kê tình hình tăng quy mô GV và HSSV giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 2.7: Thống kê ĐNGV theo bộ môn đào tạo, tháng 01/2014 Bảng 2.8: Thống kê độ tuổi ĐNGV, thâm niên công tác Bảng 2.9: Thống kê ĐNGV theo giới, thành phần chính trị, trình độ lý luận chính trị chủ yếu Bảng 2.10: Tỷ lệ đánh giá thực trạng ĐNGV Bảng 2.11: Thống kê ĐNGV theo trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm Bảng 2.12: Thống kê ĐNGV theo trình tay nghề Bảng 2.13: Thống kê trình độ hiểu biết sản xuất thực tế và công nghệ mới Bảng 2.14: Thống kê trình độ ngoại ngữ ĐNGV Bảng 2.15: Thống kê hoạt động phát triển ĐNGV Bảng 2.16: Tổng hợp nhận định tổng quát một số vấn đề về thực trạng ĐNGV và hoạt động phát triển ĐNGV Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp đã đề xuất Bảng 3.2: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Về lý luận Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, khẳng định vị trí then chốt của GD&ĐT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [16]. Giáo dục là con đường căn bản để chấn hưng dân tộc, nền tảng của sự tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Vận nước hưng suy phụ thuộc vào giáo dục. Đại kế giáo dục, người thầy là gốc. Có thầy tốt mới có giáo dục tốt. “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và không ngừng được vun đắp, phát triển. Nhà giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội, đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho HSSV, là tấm gương sáng để HSSV noi theo. Chỉ thị 40–CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ rõ: “Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, vùng miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội…”[1, tr.1]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [18, tr.6]. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi hơn lúc nào hết, phát triển ĐNGV vững mạnh, toàn diện, vừa "hồng” vừa “chuyên” là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển ĐNGV được Đại hội XI chỉ rõ là phải "xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng" [18, tr.58], là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT. Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 chỉ rõ giải pháp phát triển ĐNGV dạy nghề: “Chuẩn hóa ĐNGV dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014… Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo…” [12, tr.5]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng “ Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ phải “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo…”. Đội ngũ GVDN quyết định chất lượng đào tạo tại các CSDN. Phát triển đội ngũ GVDN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng là nhân tố quyết định đối với việc đổi mới công tác đào tạo nghề. 1.2. Về thực tiễn Tiền Giang là cửa ngõ đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, được gia nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên thu hút khá nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian qua, khi các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động, nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề rất lớn. Mặt khác, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên hàng năm, cùng với số lao động chưa qua đào tạo, lao động chưa có việc làm, lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề năm trước chuyển sang và việc thực hiện phân luồng học sinh sau THCS sẽ tạo áp lực lớn đối với sự nghiệp đào tạo nghề của tỉnh. Trường CĐN Tiền Giang là CSDN công lập, được thành lập theo Quyết định số 799/QĐ-LĐTBXH, ngày 28/06/2010 của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang. Là trường CĐN duy nhất của tỉnh Tiền Giang cho đến nay. Trong các năm qua trường CĐN Tiền Giang đã có nhiều đóng góp kịp thời và tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển KT – XH của tỉnh và khu vực lân cận. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của công tác đào tạo nghề, trường vẫn còn nhiều bất cập như: - ĐNGV còn thiếu chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường. - Cơ cấu ĐNGV về chuyên môn, trình độ chưa đáp ứng đủ cho các nghề và cấp độ đào tạo. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao, sâu còn thiếu nhiều, chưa đồng đều. - ĐNGV cơ hữu chưa phù hợp với chuẩn trường CĐN. Năng lực sư phạm dạy nghề còn hạn chế nhất là đối với GV trẻ, một số GV thiếu các kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ ). Khả năng NCKH, tự học, tự bồi dưỡng dù có nhiều cố gắng nhưng còn ở mức độ thấp. Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển ĐNGV trường Cao đẳng nghề Tiền Giang”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐN tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV dạy nghề. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐN Tiền Giang. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ phát triển được ĐNGV trường CĐN Tiền Giang đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu giáo viên. Từ đó, nâng cao được chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và khu vực. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV trường CĐN Tiền Giang. 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐN Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV trường CĐN Tiền Giang trong thời gian 2009 – 2013. Tập trung nghiên cứu nội dung phát triển đội ngũ GV trường CĐN Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2020 và đề xuất một số giải pháp để thực hiện. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng quản lý ĐNGV. [...]... Tiền Giang, giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang, Ban Giám hiệu trường CĐN có hướng chỉ đạo đảm bảo phát triển ĐNGV hợp lý 9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng. .. đẳng nghề Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước Khi nghiên cứu về vai trò quản... người thầy 1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.4.1 Tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Mục tiêu phát triển ĐNGV trường CĐN là nhằm tạo ra một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của nhà trường, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện trong xu hướng hội nhập... thuật, năng lực sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp 2 Đã trình bày được các khái niệm cần thiết cho việc phát triển ĐNGV DN các trường CĐN: GV và ĐNGV; Phát triển và phát triển ĐNGV; Quản lý và quản lý sự phát triển ĐNGV; Giải pháp và giải pháp phát triển ĐNGV Trình bày một số vấn đề về đội ngũ, phát triển đội ngũ, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV trường CĐN 3 Từ cơ sở lý luận liên... và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo 1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.3.1 Vị trí, chức năng trường Cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo Điều 4, Luật giáo dục (2005), GDNN là một phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân, gồm dạy nghề (trong đó có CĐN) và TCCN [25, tr.2] Trường CĐN có chức năng: Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung... và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên 1.2.4.1 Khái niệm giải pháp Theo Từ điển tiếng Việt Giải pháp được xem là phương pháp giải quyết một công việc, một vấn đề cụ thể”[37] Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải. .. của trường CĐN Tiền Giang Do đó, việc nghiên cứu phát triển ĐNGV của trường CĐN Tiền Giang một cách hệ thống, sâu, rộng trong giai đoạn hiện nay cần được quan tâm thực hiện 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên 1.2.1.1 Khái niệm giáo viên Luật Giáo dục năm (2005) tại khoản 3, điều 70 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề. .. lý phát triển ĐNGV các cơ sở dạy nghề nói chung và trường CĐN nói riêng - Về mặt thực tiễn: + Đánh giá được thực trạng ĐNGV trường CĐN Tiền Giang; Tình hình quản lý phát triển ĐNGV trong thực tiễn, mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân tồn tại, bất cập về các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV trường CĐN Tiền Giang đã áp dụng trong thực tế + Đề xuất một số giải pháp cần thiết để quản lý phát triển ĐNGV trường. .. dưỡng năng lực SPKT, đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng năng lực SPKT cho GVDN toàn quốc Đề tài của tác giả Nguyễn Cao Thắng Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường Kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2010” Các đề tài trên đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực DN, đưa ra một số giải pháp quản lý ĐNGV, từ đó tác động đến phát triển ĐNGV trên tầm vĩ mô và... được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu thì những vấn đề đặt ra càng được giải quyết nhanh chóng Nhưng để có các giải pháp tốt cần phải xuất phát trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tin cậy 1.2.4.2 Khái niệm giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Giải pháp phát triển ĐNGV là hệ thống những phương pháp, cách thức tác động nhằm làm cho ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, . về phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề. Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang. Chương 3: Một số giải pháp phát. tỉnh Tiền Giang 31 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 40 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề. Tiền Giang 58 2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên và hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 66 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO