Điều 27 luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: " Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát t
Trang 1-NGUYỄN THỊ HẰNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - NĂM 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -
NGUYỄN THỊ HẰNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GVC TS PHAN QUỐC LÂM
NGHỆ AN - NĂM 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Vinh và
Trường Đại học Đồng Tháp, đến nay đề tài “ Một số giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” đã hoàn
thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn và xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Phan Quốc Lâm
- người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu, quý vị lãnh đạo các trường THPT ở Thành phố Bạc Liêu đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện cho tôi
về thời gian, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến cho tôi Xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian nghiên cứu học tập.
Dù tôi đã có nhiều cố gắng nghiên cứu để hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được quí Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp, tiếp tục quan tâm đóng góp ý kiến và tiếp tục giúp đỡ cho tôi
Xin chân thành cảm ơn !
TP Vinh, ngày 12 tháng 8 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt iii
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ iiii
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nhiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khao học 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp mới của luận văn 6
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT 1.1 Lịch sử nghiên cứu 7
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.3 Một số vấn đề vê hoạt động GDNGLL ở trường THPT 17
1.4 Một só vấn đề quả lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT 31
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ở trường THPT 39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44
Trang 5
-ii-Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDNGLL
Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - văn hóa, giáo dục tỉnh Bạc
Liêu 45
2.1.1 Tự nhiên 45
2.1.2 Kinh tế 45
2.1.3 Văn hóa 46
2.1.4 Giáo dục 47
2.2 Khái quát tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Bạc Liêu 48
2.2.1 Quy mô phát triển giáo dục THPT 48
2.2.2 Đội ngũ CBQL và GV THPT 48
2.2.3 Chất lượng giáo dục THPT tỉnh Bạc Liêu 51
2.2.4 Khái quát về các trường 52
2.3 Thực trạng chất lượng GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 54
2.3.1 Thực trạng chất lượng GD các trường THPT thành phố Bạc Liêu 54
2.3.2 Thực trạng hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 56
2.4 Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 61
2.4.1 Thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDHNLL 61
2.4.2 Thực trạng việc tổ chức chỉ đạo hoạt động GDHNLL 63
2.4.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHNLL 66
2.4.4 Thực trạng về huy động và phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 67
2.4.5 Thực trạng về việc quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động GDHNLL 68
2.4.6 Những khó khăn của CB, GV khi thực hiện họa động NGLL 69 2.5 Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT và
Trang 6nguyên nhân 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU 3.1 Các nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL 74
3.2 Các giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 75
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, CMHS về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL 75
3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho CB, GV và các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động GDNGLL 79
3.2.3 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động GDNGLL 81
3.2.4 Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL 82
3.2.5 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL 87
3.2.6 Tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL 89
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL 92
* Mối quan hệ giữa các giải pháp 95
3.3 Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
******************
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
10 GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 8-iii-DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Sơ đồ 1.1 Thể hiện các hoạt động chính hướng đến mục tiêu………… 13
Bảng 2.1 Qui mô trường lớp, học sinh các trường THPT
Bảng 2.2 Thống kê cơ cấu, chất lượng CBQL các trường THPT……… 49
Bảng 2.3 Thống kê số lượng, cơ cấu GV THPT……… 50
Bảng 2.4 Thống kê chất lượng hai mặt giáo dục của HS THPT……… 51
Bảng 2.5 Kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực HS của các trường
Bảng 2.6 Mức độ nhận thức của CBQL về vị trí, vai trò của hoạt động
Bảng 2.7 Mức độ nhận thức của GV về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL…… 58
Bảng 2.8 Mức độ nhận thức của HS về vị trí, vai trò của hoạt độngGDNGLL…… 60
Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL về sự cần thiết và dạng kế hoạch tổ chức
Bảng 2.12 Đánh giá của GV và CBQL về mức độ thực hiện công tác
kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL……… 66
Bảng 2.13 Việc huy động và phối hợp các lực lượng xã hội
tham gia các hoạt động GDNGLL……… 67
Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến HS, CMHS về mức độ cần thiết
và mức độ khả thi của các giải pháp tổ chức hoạt động
Bảng 3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ cần thiết
và mức độ khả thi của các giải pháp tổ chức hoạt động
Trang 9
-iv-1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.Về mặt lý luận
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củacác quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng về thực chất chính là chiếnlược phát triển giáo dục, phát triển con người Do vậy, Đảng ta đã xác địnhphát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đểCNH, HĐH đất nước Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Muốntiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, pháthuy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”[15]
Nghị Quyết Trung ương Đảng Khóa XI với quan điểm chỉ đạo “Pháttriển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sangphát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lýluận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội” Mục tiêu giáo dục phổ thông “Tập trung phát triển trí tuệ,thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡngnăng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoạingữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[16].Luật giáo dục năm 2005 điều 2 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24]
Trang 10Mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011-2020 chỉrõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nhanhnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xãhội, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đào tạo ra nhữngcon người Việt Nam có phẩm chất, năng lực và sức khỏe của người công dânViệt Nam trong xã hội hiện đại” [12]
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 khẳng định rõ quan điểm: “Phát triển giáo dục vàđào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển conngười, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Tạo ranguồn lực mới phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả
và bền vững”, “ Sớm tạo ra nguồn nhân lực mới có tầm vóc và thể lực tốt; cónăng lực, đạo đức; có khả năng tự học tập, tự đào tạo; có kỹ năng nghề nghiệpcao, chủ động, sáng tạo; nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc và
kỹ luật lao động trong nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH và hộinhập quốc tế”.[13,Tr37]
Những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người trong xã hội hiệnnay Những phẩm chất và năng lực của người lao động được hình thànhkhông những bằng các giờ học văn hóa ở trên lớp mà còn được hình thành,củng cố, rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó
có hoạt động GDNGLL
Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻtheo mục đích của xã hội Qúa trình này được thực hiện bằng nhiều conđường Hoạt động GDNGLL là một trong những con đường đó Thông quacác hoạt động, HS củng cố, mở rộng những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng,xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức của mình Các hoạt động GDNGLL
Trang 11không gò bó, không máy móc giúp các em học sinh tăng cường ý thức tựquản, tính tích cực, chủ động sáng tạo của tuổi trẻ.
Hoạt động GDNGLL với các nội dung và hình thức phong phú, đa dạng,phù hợp với tính hiếu động thích khám phá cái mới của tuổi trẻ Chính vì vậy,hoạt động GDNGLL có hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực trong việc giáo dục toàndiện đối với HS nói chung, HS THPT nói riêng Kể từ năm học 2006-2007thực hiện chương trình đổi mới dạy học Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa hoạtđộng GDNGLL vào chương trình học tập chính khoá cho HS THPT
1.2 Về mặt thực tiễn
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, sự nghiệp giáo dục
và đào tạo đã đóng góp to lớn vào những thành quả chung của toàn xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó ngành giáo dục và đào tạo vẫn còn tồn tại không ítnhững yếu kém Đó là những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động khôngnhỏ vào giáo dục nói chung và vào các trường THPT nói riêng Đối tượng
tiếp thu nhanh và nhạy bén với cái "mới" là thanh thiếu niên, HS ở độ tuổi tập
làm người lớn, thích tự khẳng định mình nhưng lại thiếu sự chín chắn
Vấn đề đặt ra cho việc giáo dục thế hệ trẻ là phải tạo ra mọi điều kiện đểphát triển cân đối hài hoà các tố chất, tiềm năng ở mỗi người và cộng đồngnhư: Trí tuệ, phẩm chất đạo đức, các yếu tố tâm lý, cuộc sống tâm hồn, thểlực và các năng lực hoạt động của mỗi người
Chất lượng giáo dục phải được nhận diện từ trạng thái của cả nền giáodục trong tương quan với phát triển kinh tế xã hội và trạng thái của nhân cách
ít nhất qua 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ công dân trong tương quan vớisức lao động mà nền kinh tế xã hội đang yêu cầu Trong sự nghiệp đổi mớicủa nước ta đang tiến hành thì giáo dục đạo đức được coi là một bộ phận có ýnghĩa quan trọng phát triển nguồn lực con người Mục tiêu là trang bị cho họcsinh những tri thức cần thiết về đạo đức, tư tưởng, chính trị lối sống, về văn
Trang 12hoá, pháp luật, hiểu những giá trị có tính chuẩn mực, biết các phương pháprèn luyện phẩm chất.
Ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiệnnay việc tổ chức, thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL còn có nhữngbất cập nhất định trước yêu cầu đổi mới giáo dục Các trường cũng đã quantâm tới giáo dục toàn diện, đó là dạy chữ, dạy nghề và dạy người cũng cónhiều hoạt động GDNDLL thông qua các chủ điểm hàng tháng, nhưng doviệc tổ chức thiếu bài bản, nội dung nghèo nàn và hình thức còn sơ sài, đơnđiệu, không tạo được sân chơi lành mạnh, nên chưa thu hút được sự tham giatích cực của HS, chưa kích thích được ở HS nhu cầu hoạt động, nhu cầukhẳng định mình Không ít CBQL, GV có tư tưởng xem nhẹ hoạt độngGDNDLL, xem đây chỉ là hoạt động mang tính phong trào Chỉ tập trung vàoquản lý hoạt động dạy – học trên lớp, và đặc biệt là kinh phí đầu tư còn hạnhẹp nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động Do đó có thể nói hiệuquả của hoạt động GDNDLL ở các trường chưa cao
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: " Một
số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápquản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnhBạc Liêu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đạt mục tiêu giáodục đề ra
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phốBạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trênđịa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động GDNGLL ởtrường THPT
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPTtrên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trườngTHPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trong giai đoạn hiệnnay
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sủ dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu liênquan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra các hoạt động thực tiễn thông qua đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên, học sinh; phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáodục; phương pháp khảo sát, thử nghiệm qua các phiếu thăm dò; phương phápphỏng vấn trực tiếp một số đối tượng liên quan chủ thể quản lý hoạt độngGDNGLL
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý các số liệu thu được về mặt định lượng
Trang 147 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1 Về mặt lý luận
Đề tài góp phần khái quát hóa lý luận về quản lý hoạt động GDNGLL ởtrường THPT, làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thựchiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL
7.2 Về mặt thực tiễn
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnhBạc Liêu giai đoạn 2014-2020
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận vănđược trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDNGLL ở các trườngTHPT
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPTthành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Chương 3 Một số giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trườngTHPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDNGLL
Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động GDNGLL có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện của con người cũng là một phần quan trọngtrong chương trình giáo dục ở hầu hết các nước trên thế giới
Đặc biệt là J.A Cômenxki (1592 - 1670) được coi là “Ông tổ của nềngiáo dục cận đại”, là danh nhân văn hóa thế giới, đã có nhiều đóng góp lớncho nền giáo dục của nhân loại Trong đó ông đặc biệt chú trọng đến việc kếthợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm thoát khỏi hình thức họctập “Giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thờitrung cổ Ông khẳng định “Học tập không phải là lĩnh hội những kiến thứctrong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, câydẻ”.[21]
C.Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) qui luật tất yếu của xãhội tương lai là đào đạo, giáo dục con người phát triển toàn diện Muốn vậyphải kết hợp giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuấttrong việc thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn vàhoạt động xã hội [20]
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Hoạt động GDNGLL trong nền giáo dục nước ta ở năm 1945 chưa đượcđịnh hình cụ thể nhưng nội hàm cơ bản đã được đề cập đến trong thư gửi chohọc sinh nhân ngày khai trường, tháng 9 năm 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“…các em cũng nên ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc
để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc
Trang 16nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước Với lứa tuổi măng non, giữa cáichơi và cái học, có sự hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau Trong lúc học cũng cần làmcho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, ở
trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”.[35, Tr19]
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc giáo dục toàn diện học
sinh Điều 27 luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: " Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ".[24]
Điều 26 của Điều lệ trường Trung học Cơ sở, trường THPT và trườngphổ thông có nhiều cấp học, (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có nêu:
“Hoạt động GDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn
học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục
kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh” [5]
Hoạt động GDNGLL có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàndiện học sinh Đã có nhiều đề tài nghiên cứu như:
- Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2003) với luận văn: “Các biện phápnâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệutrưởng một số trường Trung Học Phổ Thông phía Nam” đã làm rõ lịch sửnghiên cứu đề tài ở các nước trên thế giới và Việt Nam, phân tích cơ sở lý
Trang 17luận, xác định nội dung, thành lập ban chỉ đạo đồng thời đề ra các biện phápnâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDNGLL
- Tác giả Lê Hồng Quảng (2005) với luận văn “Một số giải pháp phốihợp giữa Hiệu trưởng và Ban Chấp Hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh trong công tác giáo dục đạo đức HS ở trường THPT tỉnh Bình Phước”
đã nghiên cứu về sự phối hợp giữa HT và tổ chức Đoàn thanh niên trong côngtác giáo dục đạo đức, một khía cạnh rất quan trọng của hoạt động GDNGLL.Luận văn đã đúc kết nhiều kinh nghiệm hữu ích về việc phối hợp các lựclượng giáo dục và phát huy vai trò Đoàn thanh niên trong công tác quản lýcủa người HT
- Nguyễn Thị Ngát, nghiên cứu về Thực trạng tổ chức hoạt động
GDNGLL ở trường THPT Đề tài đã nghiên cứu, xây dựng các vấn đề cơ bản
của tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THPT và chỉ rõ thực trạng tổ chứchoạt động GDNGLL ở trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thành phố TháiNguyên
- Nguyễn Xuân Thanh, nghiên cứu về Một số biện pháp nâng cao hiệuquả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THCS qua hoạt động
GDNGLL Tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL
v.v
Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp quản lýhoạt động GDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu,tỉnh Bạc Liêu Vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mục tiêu lànghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trênđịa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc liêu và đề ra một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL, góp phần đạt đến mục tiêu giáodục toàn diện cho học sinh bậc THPT ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Trang 181.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo dục và GDNGLL
1.2.1.1 Giáo dục
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày
“Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt vàlĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người” Định nghĩanày nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đếnyếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuốicùng của việc đó
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học vànhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không baogiờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiếnthức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất Tuy nhiên, tồn tại
xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượtqua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội.Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội Ngoài ra,ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy,nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy Như vậy, theo quanđiểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ôngnói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cánhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thểgọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại chothế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn,hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài ngườimới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm
Trang 19phát triển loài người, phát triển xã hội Giáo dục là một hoạt động có ý thứccủa con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
1.2.1.2 GDNGLL
GDNGLL là tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục thôngqua các hoạt động tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa và là hoạt động tiếpnối hoạt động dạy học trên lớp Nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học
và các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT, nhằm tạo môi trường chongười học, gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hànhđộng và có cơ hội trải nghiệm hành vi ứng xử của mình GDNGLL ở trườngTHPT góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, hành
vi, giáo dục tình cảm, niềm tin ở người học, đặc biệt là giúp người học hìnhthành và phát triển kỹ năng sống để thích ứng với môi trường sống luôn luônbiến đổi, tạo cơ sở cho phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện đápứng với yêu cầu của xã hội GDNGLL giúp nhà trường và người GV pháttriển các chương trình giáo dục, tạo môi trường văn hóa giáo dục trong trườnghọc, xây dựng văn hóa nhà trường, môi trường thân thiện trong nhà trường
GDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa nhà trường với xã hội Thông qua
hoạt động GDNGLL nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực củamình đối với cuộc sống như lao động xã hội, văn hóa văn nghệ, lao động sảnxuất… để phục vụ cuộc sống, xã hội GDNGLL là điều kiện và phương tiện
để huy động sức mạnh cộng đồng cả về mặt vật chất và tinh thần nhằm thúcđẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung
1.2.2 Hoạt động và hoạt động GDNGLL.
1.2.2.1 Hoạt động
Cuộc sống con người là một dòng hoạt động Con người là chủ thể củacác hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện cácquan hệ của con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân
Trang 20Đó là quá trình chuyển hóa năng lực, lao động và các phẩm chất tâm lý kháccủa bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trìnhtách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biếnthành vốn liếng tinh thần của chủ thể Muốn tồn tại được trong thế giới xungquanh, con người phải tiến hành các hoạt động đối với thế giới, sản xuất racác đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng các đối tượng nhằm thỏa
mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác Vì thế, A.N.Lêonchiep đã đúc kết: “hoạt
động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới”[2]
Như vậy có thể định nghĩa: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lạigiữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm
1.2.2.2 Hoạt động GDNGLL
* Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý công chức nhà nước ngành giáodục và đào tạo, hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục được thựchiện một cách có mục đích, có kết quả, có kế hoạch, có tổ chức nhằm gópphần thực thi qúa trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đờisống xã hội [32,Tr5]
* Theo giáo sư Đặng vũ Hoạt, hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách [18,Tr25].
* Một số tác giả (Bùi Sĩ Tụng, Lê Văn Cầu, Lê Thanh Sử, Đỗ Tường Vi) đưa ra khái niệm: Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học ở trên lớp Hoạt động GDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết và thực tiễn, tạo nên thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm,
Trang 21niểm tin đúng đắn ở học sinh [34].
* Còn theo T.A.Ilina thì cho rằng công tác giáo dục học sinh ngoài giờhọc thường được gọi là giáo dục ngoại khóa Công tác này góp phần bổ sung,củng cố kiến thức tiếp thu được từ công tác giáo dục chính khóa Đây cũng làphương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực của HS, làm thức tỉnh thiên hướng
và hứng thú của HS về một hoạt động nào đó Đây là một hình thức tổ chứccho HS vui chơi giải trí, thông qua đó nhà giáo dục tác động, giúp HS rènluyện để góp phần hình thành nhân cách theo đúng mục tiêu giáo dục đề ra[30]
Từ những quan điểm đó ta nhận thấy rằng, trong nhà trường phải đồngthời thực hiện hai quá trình đào tạo:
- Quá trình đào tạo trên lớp diễn ra trong nhà trường, thông qua hoạtđộng dạy học
- Quá trình đào tạo ngoài lớp thậm chí ngoài nhà trường thông qua cáchoạt động GDNGLL Thông qua các hoạt động GDNGLL HS sẽ được rènluyện kỹ năng, tính chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy thực nghiệm
Sơ đồ 1.1 : Thể hiện các hoạt động chính hướng đến mục tiêu
giáo dục
Quá trình sư phạm trong nhà trường
Hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động GDNGLL
Phát triển toàn diện nhân cách HS
Trang 22Hai hoạt động này tuy khác nhau về hình thức, nội dung, phương phápnhưng cùng hướng đến mục tiêu chung: hình thành nhân cách cho HS.
Như vậy hoạt động GDNGLL là một bộ phận của toàn bộ quá trình giáodục nhằm hình thành năng lực cá nhân Hoạt động GDNGLL là con đường đểliên kết hiểu biết trên lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhậnthức và hành động góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách chohọc sinh
1.2.3 Quản lý và quản lý hoạt động GDNGLL
1.2.3.1 Quản lý
Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc vàotừng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà cónhững cách hiểu khác nhau về quản lý
Theo Trần Kiểm thì “quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằmđạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.[22]
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Quản lý chức năng và hoạt động của
hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội) bảođảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảođảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó
Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lý (hiểu theo nghĩa là một động từ) cónghĩa là:
Quản: Trông coi, điều khiển
Quản lý: Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Tổ chức vàđiều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Trang 23Tóm lại, mặc dù có những kiến giải khác nhau, nhưng xét trên tổng thể,phần lớn các nhà nghiên cứu đã thống nhất: quản lý là sự tác động có địnhhướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho
tổ chức hoạt động của hiệu quả cao
1.2.3.2 Quản lý hoạt động GDNGLL
Quản lý hoạt động GDNGLL là một quá trình bộ phận của quản lýtrường học bao gồm hàng loạt những hoạt động được tiến hành dưới tác độngcủa Ban giám hiệu và tập thể sư phạm Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nốitiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xãhội do nhà trường quản lý diễn ra trong suốt năm học
Quản lý hoạt động GDNGLL là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho hoạtđộng GDNGLL thực hiện được mục tiêu đềt ra Nội dung quản lý hoạt độngnày theo các cách tiếp cận khác nhau:
• Theo chức năng quản lý: Quản lý hoạt động GDNGLL chính là thựchiện 4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt độngGDNGLL
• Quản lý theo nội dung hoạt động GDNGLL:
- Hoạt động chính trị xã hội
- Hoạt động phục vụ học tập, tìm hiểu khoa học
- Hoạt động công ích xã hội
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật
- Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan du lịch
- Hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao
- Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá
- Các hoạt động giáo dục môi trường
- Các hoạt động lao động công ích
Trang 24- Các hoạt động xã hội từ thiện.
1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL
ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những
cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy
Giải pháp quản lý giáo dục là những cách thức tác động của chủ thểquản lý hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của hệ thống giáodục, làm cho hệ thống đó vận hành đạt được kết quả mong muốn
Thông thường, các giải pháp quản lý giáo dục phải đảm bảo thực hiệncho được các chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giáquá trình giáo dục Vì thế, khi đưa ra bất kì giải pháp quản lý giáo dục nàocũng cần phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục Đây chính
là điểm khác biệt giữa giải pháp quản lý giáo dục với giải pháp nói chung
1.2.4.2 Giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL
Giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL là cách làm (hệ thống tác động)của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cán bộ, giáo viên, học sinh, hoạtđộng GDNGLL) để gỉải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại trong việc thựchiện mục tiêu hoạt động GDNGLL
Mỗi giải pháp thực hiện hoạt động GDNGLL phải đảm bảo cấu trúcthành phần sau:
Trang 25- Thực hiện một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu giáo dục.
- Xác định được chủ thể tham gia và các lực lượng phối hợp Thườnghoạt động GDNGLL luôn có hai chủ thể là giáo viên và học sinh Xác địnhmối quan hệ tương hỗ giữa các chủ thể, các lực lượng phối hợp, các tổ chức
xã hội, đoàn thể… góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp thực hiệnchương trình hoạt động GDNGLL
- Tính đến điều kiện chủ quan, khách quan chi phối hiệu quả HĐGD
- Thông thường lựa chọn một giải pháp hoạt động GDNGLL tổ chứcphải xem xét tính khả thi của giải pháp, điều đó có nghĩa là phải phân tíchmối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung hoạt động GDNGLL với giải pháp thựchiện, phải tính toán đến không gian, thời gian, cơ sở vật chất và điều kiện cầnthiết, đảm bảo cho các giải pháp thực hiện có hiệu quả Điều quan trọng nhất
để đảm bảo tính hiện thực của giải pháp là xác định quy trình các bước thựchiện giải pháp
- Cuối cùng là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giải pháp Để thựchiện chương trình hoạt động GDNGLL có rất nhiều các giải pháp nhưng vấn
đề cơ bản với nhà sư phạm là phải biết lựa chọn các giải pháp phù hợp đểthực hiện mục tiêu đề ra Không có giải pháp nào là vạn năng, mỗi giải phápđều có ưu, nhược điểm của nó Do vậy, việc thực hiện chương trình hoạt độngGDNGLL nếu biết phối hợp các giải pháp hợp lý, phát huy các mặt tích cựccủa các giải pháp thì chất lượng hiệu quả của hoạt động GDNGLL sẽ đượcnâng cao đạt được mục tiêu giáo duc
1.3 Một số vấn đề về hoạt động GDNGLL ở trường THPT
1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoàigiờ học các môn văn hóa và là hoạt động tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp
Nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục
Trang 26trong nhà trường THPT, nhằm tạo môi trường cho người học, gắn lý thuyếtvới thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động và có cơ hội trảinghiệm hành vi ứng xử của mình Hoạt động GDNGLL ở trường THPT gópphần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, hành vi, giáodục tình cảm, niềm tin ở người học, đặc biệt là giúp người học hình thành vàphát triển kỹ năng sống để thích ứng với môi trường sống luôn luôn biến đổi,tạo cơ sở cho phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện đáp ứng vớiyêu cầu của xã hội Hoạt động GDNGLL giúp nhà trường và người GV pháttriển các chương trình giáo dục, tạo môi trường văn hóa giáo dục trong trườnghọc, xây dựng văn hóa nhà trường, môi trường thân thiện trong nhà trường.
GDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa nhà trường với xã hội Thông qua
hoạt động GDNGLL nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực củamình đối với cuộc sống như lao động xã hội, văn hóa văn nghệ, lao động sảnxuất… để phục vụ cuộc sống, xã hội Hoạt động GDNGLL là điều kiện vàphương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về mặt vật chất và tinh thầnnhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung.Hoạt động GDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dụcnhằm điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện Sản uối cùngcủa giáo dục là những con người với nhân cách hoàn thiện, được thể hiện quahành vi, kỹ năng, kỹ xảo, cách giao tiếp, ứng xử, thái độ đối với cuộc sống.Những yếu tố ấy chỉ có thể đạt hiệu quả tối ưu khi nó có điều kiện thực hành,rèn luyện thông qua các hoạt động cụ thể dưới sự hướng dẫn của các nhà giáodục
Các hoạt động GDNGLL nhằm thực hiện các mặt giáo dục trong nhàtrường do đó nội dung hoạt động GDNGLL được tập trung vào các nội dung
cơ bản sau đây: Hoạt động gắn liền với nội dung văn hóa trong nhà trường,hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, nghệ thuật, các hoạt động xã hội –
Trang 27chính trị, lao động nghề nghiệp, các vấn đề về tình bạn, tình yêu, hôn nhân,gia đình, các vấn đề về giữ gìn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc,phòng chống các tệ nạn xã hội, các vấn đề về vai trò của thanh niên trong xâydựng đất nước ở thời kỳ CNH, HĐH, các vấn đề về hòa bình hữu nghị, giáodục hướng nghiệp, v.v…
Hoạt động GDNGLL là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhàtrường phổ thông, là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch Giáo dục –Đào tạo của nhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáodục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong nămhọc và thời gian hè Thông qua hoạt động giáo dục học sinh về mọi mặt,nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Hoạt động GDNGLL góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức các môn họcđồng thời giúp học sinh có điều kiện nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn kiến thức, kinh nghiệmhoạt động tập thể, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động
và hoạt động xã hội Hoạt động GDNGLL còn góp phần thỏa mãn các nhucầu đa dạng của học sinh, nhất là nhu cầu vui chơi, giao tiếp Thông qua hoạtđộng GDNGLL giúp nhà trường, gia đình hướng các em dành thời giờ chocác hoạt động có ích, hạn chế cơ hội tiếp xúc, thực hiện những hoạt động tiêucực, không có lợi trong việc hình thành nhân cách
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Hoạt động GDNGLL giúp bổ sung, củng cố và hoàn thiện những trithức mà học sinh đã học trên lớp, giúp các em có những hiểu biết mới, mởrộng tầm nhìn ra cộng đồng xã hội, thế giới xung quanh Biết vận dụng nhữngtri thức đã biết để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra và làtiền đề giúp các em có được những hoạch định trong việc chọn nghề sau này.Các em có thể tự điều chỉnh hành vi, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo
Trang 28đức, từng bước tiếp thu kinh nghiệm trong thực tế, định hướng chính trị, xãhội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyềnthống văn hóa tốt đẹp của đất nước …, hiểu biết về các vấn đề có tính thời đạinhư vấn đề hợp tác quốc tế, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề dân số và kếhoạch hóa gia đình, vấn đề pháp luật …
Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vàonhững giá trị mà các em phải vươn tới Đó là niềm tin vào chế độ XHCNđang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ tương lai củađất nước Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêmtruyền thống của nhà trường, của quê hương đất nước, mong muốn vươn lênthành con ngoan trò giỏi, tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội, bồidưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động, rèn luyện cho học sinh những
kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THPT như : Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản 1ý và tham gia các hoạt động tập thể với tưcách là chủ thể của các hoạt động, có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập rèn luyện, củng cố phát triển các hành vi thói quen trong học tập, laođộng và công tác xã hội
Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong
đó có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể
có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, rèn luyện cho họcsinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốtcác nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc do tập thể lớp giao cho
1.3.3 Yêu cầu về hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Các hoạt động giáo dục ngoài giáo dục trong nhà trường như: Hoạt độnggiáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, dân số - môi trường và hoạt độnggiáo dục tư tưởng - chính trị - pháp luật những hoạt động này được thựchiện trong và ngoài các môn học và chịu sự chi phối chính của nhà trường và
Trang 29giáo viên.
Hoạt động cơ bản của học sinh có những đặc điểm chung của lứa tuổinhưng cũng mang những khác biệt cá nhân đáng kể, vì lẽ đó, việc tổ chứchoạt động cho học sinh vừa phải căn cứ vào cái chung, vừa phải quan tâmthoả đáng đến cái riêng của mỗi học sinh Hoạt động giáo dục được tổ chức
có định hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường thuận lợi cho hoạtđộng và giao tiếp của người học Để hoạt động giáo dục có hiệu quả, việc tổchức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải chú ý những vấn đề cơbản sau:
- Cơ cấu các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần được xác địnhtheo mục tiêu giáo dục, mà trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầuphát triển con người nhưng không thể đi quá xa so với những hoạt động cơbản của học sinh
- Các hoạt động giáo dục tạo môi trường cho hoạt động của học sinh vàchính những hoạt động của học sinh quyết định sự phát triển nhân cách củamỗi cá nhân Vì thế các hoạt động giáo dục phải dựa vào hoạt động của họcsinh, mặt khác hoạt động của học sinh phải được định hướng bởi các hoạtđộng giáo dục Hoạt động giáo dục và hoạt động của học sinh không thể thaythế cho nhau được Do vậy tất cả các hoạt động giáo dục với các hình thứckhác nhau trong và ngoài nhà trường cần phải hoạch định sao cho phát huy tốtnhất những hoạt động cơ bản của học sinh, tập trung ưu tiên và đẩy mạnhnhững hoạt động này
Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiệnmột cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quátrình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đờisống xã hội
Trang 301.3.3.1 Yêu cầu về mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Phát triển toàn diện nhân cách học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, và hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, phát huy trí thông minh, khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời giáodục cho người học ý thức đạo đức, nhân văn, tinh thần và ý thức dân tộc, ýthức trách nhiệm của người công dân trong gia đình và ngoài xã hội, chuẩn bịcho người học có thể đi vào cuộc sống tương lai Hoạt động GDNGLL thựchiện ba mục tiêu sau:
* Mục tiêu về tri thức
Giúp học sinh THPT có tri thức hiểu biết về các giá trị truyền thống củadân tộc cũng như những giá trị tốt đệp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiếnthức đã học trên lớp; có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, giađình, nhà trường và xã hội; có ý thức về định hướng nghề nghiệp, lựa chọnnghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu cầu phát triển ngànhnghề trong xã hội
* Mục tiêu về kỹ năng
Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng cơ bản đã được hình thành từ THCS đểtrên cơ sở đó phát triển một số năng lực chủ yếu như: Năng lực tự hoàn thiện,khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năngkiên định, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý,năng lực hợp tác nhằm giúp học sinh sống một cách an toàn, khỏe mạnh, thíchứng với cuộc sống không ngừng biến đổi
* Mục tiêu về thái độ
Biết tỏ thái độ trước vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành
vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân
và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹptrong cuộc sống
Trang 311.3.3.2 Yêu cầu về nguyên tắc cơ bản của hoạt động GDNGLL
+ Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Đảm bảo tính mục đích trong tổ chức hoạt động GDNGLL là đòi hỏi nhàgiáo dục phải nhận thức rõ mục đích, nhiệm vụ của tổ chức hoạt độngGDNGLL ở trường THPT Mọi hoạt động giáo dục của nhà giáo dục và củađối tượng giáo dục đều phải xuất phát từ mục đích của hoạt động GDNGLL,đồng thời nhà giáo dục đều phải vận dụng mục đích giáo dục đó một cách linhhoạt, sáng tạo trong việc xây dựng nội dung hoạt động GDNGLL, lựa chọn,vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dụcnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu của hoạt động GDNGLL.Quán triệt tính mục đích trong tổ chức hoạt động GDNGLL được tiếnhành dựa trên sở khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề hoạt động củacon người Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, và con ngườiluôn có ý thức về việc mình làm để tiến hành những hành động nhằm cải tạo
xã hội và cải tạo chính bản thân mình
Tâm lý học khẳng định hoạt động của con người luôn luôn có mục đích.Hoạt động bao giờ cũng đi liền với động cơ, động cơ có ý nghĩa sẽ có tácdụng thúc đẩy con người đạt mục đích đã đề ra Hoạt động GDNGLL là hoạtđộng có mục đích, nó vừa có ý nghĩa xã hội đồng thời lại có ý nghĩa cá nhân
Vì vậy muốn hoạt động được tổ chức có hiệu quả, giáo viên cần hình thành ởhọc sinh động cơ tham gia hoạt động một cách đúng đắn
Về mặt lý luận giáo dục, mục đích giáo dục là một thành tố cấu trúc nằmtrong quá trình giáo dục, có vai trò định hướng cho sự vận động của các thành
tố cấu trúc khác, nó có vai trò chỉ đạo hoạt động của nhà giáo dục và của đốitượng giáo dục Nhưng mục đích giáo dục lại được quy định bởi mục đíchphát triển kinh tế văn hóa xã hội Vì vậy quán triệt mục đích hoạt độngGDNGLL sẽ giúp cho hoạt động giáo dục đi đúng hướng và đạt được mục
Trang 32tiêu đề ra.
Khi thực hiện nguyên tắc này nhà giáo dục cần chú ý các yêu cầu sau:
- Nắm vững chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáodục
- Nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước
- Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cấp học nói riêng
- Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của từng chủ đề hoạt động GDNGLL,của từng hoạt động GDNGLL trong nhà trường, xây dựng nội dung giáo dụccho phù hợp, lựa chọn, vận dụng phương pháp phương tiện giáo dục cho phùhợp với mục đích và cơ sở vật chất, đặc điểm trình độ của học sinh
Nhà giáo dục cần có những biện pháp giáo dục khắc phục những hiệntượng tự phát trong hoạt động GDNGLL, không có mục đích rõ ràng, mangtính tùy tiện Nhà giáo dục phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và ý thứcnhân văn cho học sinh, nâng cao tính tư tưởng trong công tác hoạt độngGDNGLL Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, phát huy vai tròcủa Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục khác trong hoạt độngGDNGLL
+ Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL gắn với thực tiễn
Lý luận và thực tiễn luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Mọi trithức lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn nhưng nó lại có một sứ mệnh vô cùngquan trọng là quay trở lại phục vụ thực tiễn Lý luận giáo dục được đúc kết từthực tiễn giáo dục nhưng nó có nhiệm vụ phải tham gia cải tạo thực tiễn bằngviệc làm đào tạo ra những nhân cách mới đáp ứng yêu cầu của xã hội
Mục đích giáo dục là nhằm tạo thế hệ trẻ thành người chủ trong tươnglai, là người trực tiếp lao động và cải tạo xã hội vì vậy trong quá trình tổ chứchoạt động GDNGLL đòi hỏi nhà giáo dục phải gắn hoạt động giáo dục vớithực tế cuộc sống và hoạt động lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong
Trang 33thời kỳ CNH, HĐH.
Đảm bảo hoạt động GDNGLL gắn với đời sống, với lao động là nhà giáodục đưa học sinh vào thực tế cuộc sống và hoạt động lao động, thông quanhững hoạt động ấy làm cho tư tưởng cộng sản, nhận thức của học sinh vềnhững chuẩn mực xã hội thống nhất với hành vi và niềm tin về các chuẩn mực
xã hội đó
Quá trình giáo dục là quá trình chuyển hóa các quan hệ xã hội, các yêucầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội thành nhu cầu thể hiện của bảnthân học sinh và phải được thể hiện thành nhu cầu thể hiện thành những hành
vi và thói quen tương ứng Hành vi thói quen của đối tượng chỉ có thể đượchình thành, củng cố một cách bền vững trong trong cuộc sống, trong hoạtđộng và giao lưu Vì vậy tổ chức hoạt động GDNGLL gắn với đời sống, vớilao động trở thành một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tổchức hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên nhà giáo dục cần chú ý: Mọi hoạt độngGDNGLL của nhà trường luôn gắn liền với hoạt động lao động xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Nhà trường phải nắm được mọi chủ trương, đường lối kinh tế
và đường lối phát triển xã hội của đất nước, của địa phương nơi trường đóng
để lựa chọn chủ đề nội dung hoạt động cho phù hợp
Thông qua hoạt động GDNGLL, GV phải làm cho HS quan tâm đến các
sự kiện lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa xã hội củađất nước, hiểu được những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cầngiải quyết trong thực tiễn cải tạo xã hội và xây dựng và bảo vệ tổ quốc
GV cần tổ chức cho HS trực tiếp tham gia vào các hoạt động và lao độngxây dựng, bảo vệ tổ quốc Thông qua các hoạt động lao động nhằm giúp đốitượng hiểu ý nghĩa của lao động nhằm giúp đối tượng hiểu ý nghĩa của laođộng đối với con người, từ đó giáo dục đối tượng có thái độ tích cực đối với
Trang 34lao động, và có những kỹ năng lao động giỏi.
Cùng với việc tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động lao động nhà giáodục tổ chức cho các em tiếp xúc với những nhân tố mới trong cuộc sống,trong lao động, thông qua những nhân tố mới đó giáo dục tinh thần, ý thứcđối với lao động cho HS, đồng thời kích thích các em sống học tập và làmtheo tấm gương tốt Giáo dục gắn với đời sống, với lao động còn có ý nghĩa lànhà giáo dục phải tổ chức tốt cuộc sống, tổ chức tốt hoạt động và giao lưu chongười học, làm cho hoạt động của người học gần gũi và thân thiện với cuộcsống và xã hội, đây cũng chính là tiêu chí phấn đấu của các nhà trường và củatoàn ngành Giáo dục
+ Tôn trọng nhân cách học sinh và yêu cầu hợp lý đối với học sinh
Tôn trọng nhân cách học sinh là yêu cầu GV phải nghiên cứu, đánh giáđúng ưu điểm, nhược điểm của HS, đối xử với HS một cách bình đẳng, lắngnghe ý kiến chân thành của các anh em, luôn luôn đề cao phẩm giá, lòng tựtrọng của họ, tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực của
HS trên cơ sở đó giúp các em có được thành công trong hoạt động và giaolưu
Yêu cầu hợp lý đối với HS là trong công tác tổ chức hoạt độngGDNGLL, GV luôn luôn đề ra những tiêu chuẩn, những công việc hợp lý,vừa sức ngày càng nâng cao dần Và khi đã có yêu cầu hợp lý GV yêu cầu HSthực hiện yêu cầu một cách nghiêm túc GV phải có thái độ nghiêm túc đúngmực khi HS không thực hiện đúng yêu cầu, tránh tình trạng nhân nhượng,nuông chiều, dễ rãi, buông lỏng dẫn tới đề ra mà không hoạt động
Hệ thống các yêu cầu do GV đề ra đối với HS cần phải được cá thể hóa.Yêu cầu càng được cá thể hóa bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu
GV cần lưu ý giữ tôn trọng và yêu cầu cao luôn luôn có quan hệ mậtthiết với nhau Càng tôn trọng HS bao nhiêu GV càng cần phải đề ra các yêu
Trang 35cầu hợp lý đối với HS bấy nhiêu.
Để tôn trọng và yêu cầu hợp lý đối với HS đòi hỏi GV phải luôn luônnắm vững đặc điểm HS và năng lực sở trường của họ, đối xử với HS một cáchbình đẳng, luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của các em, phải có tình yêu thương,thông cảm, vị tha đối với các em Trong giao tiếp với HS, GV phải tôn trọngnhân cách HS và có thái độ tự kiềm chế trong quan hệ với HS
Trong quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL và đánh giá kết quả hoạtđộng, GV cần đánh giá đúng phẩm chất và năng lực mà HS có và tổ chức hoạtđộng để HS có thể phát huy năng lực sở trường vốn có của mình
Trong quá trình hoạt động GV cần đề ra yêu cầu hợp lý, vừa sức với HS
và cần hướng dẫn HS để HS thực hiện nghiêm túc những yêu cầu đó Đồngthời GV cần kích thích HS để các em tự đề ra yêu cầu và tự thực hiện yêu cầu
+ Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV với việc phát huy tính tự giác, tính tích cực hoạt động của HS.
Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV với việc phát huytính tự giác, tích cực, chủ động của HS là GV thông qua vai trò chủ đạo củamình giúp HS tự giác, tích cực thực hiện những yêu cầu do GV đề ra đồngthời phát huy vai trò chủ thể của bản thân HS để các em tự đặt ra những yêucầu về rèn luyện, học tập theo sự định hướng của GV Thông qua hoạt độngGDNGLL, GV giúp HS phát huy mặt tích cực, mặt tốt, từ bỏ những phẩmchất xấu, những nét tiêu cực trong nhân cách của các em, hướng các em vàonhững hoạt động hữu ích… thông qua đó giúp học sinh tự hoàn thiện nhâncách theo định hướng giáo dục
Tính tự giác, tính tích cực hoạt động của HS là yếu tố quyết định sựthành công trong quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL, vì vậy GV cần phảiphát huy tính tự giác, tính tích cực của HS phát huy vai trò chủ thể hoạt độngrèn luyện của các em biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Để
Trang 36làm được điều đó và giáo viên phải nhận thức và xác định đúng vai trò củamình và vai trò của HS trong quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL, từ khâuxây dựng kế hoạch đến công tác chuẩn bị, tổ chức hoạt động và đánh giá kếtquả hoạt động Phải xây dựng tập thể học sinh thành môi trường, thànhphương tiện giáo dục, phát huy vai trò tự quản của tập thể HS.
Trong công tác tổ chức hoạt động GDNGLL, GV phải phát huy đượctính tích cực, tự giác của HS, tôn trọng tính chủ động và sáng kiến của các emtheo định hướng chung Nhà giáo dục cần hình thành ở HS năng lực phát hiệnvấn đề và giải quyết vấn đề, đồng thời phát huy vai trò tự tổ chức, tự điềukhiển của các em đây cũng chính là mục tiêu hình thành và phát triển nhâncách HS trong thời kỳ CNH, HĐH
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL
Nguyên tắc này đòi hỏi hoat động giáo dục phải được xem xét nghiêncứu, tiến hành một cách có hệ thống, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa cácthành tố trong một quá trình Những kết quả giáo dục của giai đoạn trước sẽlàm cơ sở để tiến hành giáo dục ở giai đoạn sau, việc hình thành một phẩmchất nhân cách nào đó phải luôn được củng cố, thường xuyên, liên tục, có hệthống
Thực tế giáo dục đã chứng minh nếu không có sự thống nhất tác độngtrong giáo dục nhân cách con người bị phân đôi, làm nảy sinh hàng loạt cácyếu tố tiêu cực trong nhân cách đối tượng
Để quán triệt nguyên tắc này GV phải thống nhất các tác động giáo dụcđến với HS, đồng thời phải tạo sự thống nhất giữa các yếu tố cấu trúc trongquá trình giáo dục
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL cần đảm bảo tính
kế thừa những kết quả giáo dục ở lớp dưới, coi đó làm tiền đề, cơ sở để tiến
Trang 37hành giáo dục ở lớp trên Khi tổ chức hoạt động GDNGLL HS, GV cầnnghiên cứu tính xuyên suốt của chủ đề hoạt động cho cả ba khối, tính thứ bậccủa mục tiêu hoạt động và tính kế thừa của nó GV cần tránh sự trùng lặp,chồng chéo về nội dung hoạt động giữa các khối lớp làm cho HS cảm thấynhàm chán khi tham gia hoạt động GDNGLL.
+ Huy động các nguồn lực tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải phát huy vai trò chủ đạo củamình đối với các lực lượng giáo dục gia đình và xã hội Huy động họ tham giamột cách tích cực vào quá trình tổ chức hoạt động GDNGLL cho HS Nhàtrường phải quan tâm đến việc khắc phục những quan điểm sai lầm về nộidung, phương pháp giáo dục trong thực tiễn, không ngừng nâng cao tinh thầntrách nhiệm và trình độ tư tưởng và khoa học về giáo dục xã hội chủ nghĩacho toàn xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và phát huy vai trò trung tâmcủa nhà trường trong công tác tổ chức hoạt động GDNGLL Trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần phát huy vai trò của phụ huynhhọc sinh và hội CMHS, phát huy vai trò đoàn thanh niên, các tổ chức trong vàngoài trường, cộng đồng nơi HS ở để tổ chức hoạt động GDNGLL cho HS
1.3.3.3 Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL trong trường THPT
Nội dung hoạt động GDNGLL ở trường THPT được tiến hành theo cácchủ đề lớn, mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung chia nhỏ, chủ đề lớn được thiết kếcho cả ba khối lớp, nhưng mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động ở các khốilớp là không giống nhau mà được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm theo đườngxoáy trôn ốc với mục tiêu, nội dung hoạt động ngày một nâng cao dần Nộidung hoạt động được thiết kế mang tính hệ thống, tính kế thừa, những kết quảhoạt động giáo dục ở lớp trước là cơ sở, là tiền đề để tiến hành hoạt động giáodục ở lớp sau, đồng thời những nội dung giáo dục mà được tích hợp từ nhiềunội dung khác nhau: Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống tôn sư trọng
Trang 38đạo, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục quyền, bổn phận, giáo dục giới tính,giáo dục hướng nghiệp, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục môi trường,phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, giáodục ý thức trách nhiệm của người công dân đối vớiớc trong thời kỳ CNH,HĐH v.v… Các nội dung trên được tích hợp lồng ghép trong nội hoạt độngmặc dù tên hoạt động có thể chỉ lấy tên một nội dung cụ thể Vì GV tổ chứchoạt động GDNGLL có nhiệm vụ phải căn cứ vào chủ đề, lựa chọn nội dunghoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt độngcho HS.
Nội dung hoạt động GDNGLL ở trường THPT rất phong phú và hìnhthức tổ chức rất đa dạng Nội dung được tập trung vào 6 vấn đề lớn như sau:
- Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước;
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình;
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản vănhoá;
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp;
- Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, giáo dục vàphát triển, dân số, môi trường, hoà bình, hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc.Ngoài ra còn có các vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời đại như giáodục phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giaothông, những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương,đất nước
Nội dung hoạt động GDNGLL được chuyền tải qua kế hoạch hoạt động
và kịch bản hoạt động, vì vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp phải thể hiện được những nội dung cơ bản của hoạt động,thể hiện ý tưởng sư phạm và mục tiêu cần đạt được của hoạt động Kế hoạch
Trang 39hoạt động được thực thi qua kịch bản, nhưng sự thành công của kịch bản lạiphụ thuộc vào vai trò của người dẫn chương trình, do đó để nội dung hoạtđộng đi vào thực tiễn hoạt động thì vai trò của người dẫn chương trình vàngười tổ chức rất quan trọng vì họ góp phần không nhỏ vào sự thành công củahoạt động Do đó GVCN lớp hay nhà sư phạm cần quan tâm đến bồi dưỡngnăng lực tổ chức, năng lực điều khiển hoạt động cho HS.
1.3.3.4 Phương thức tổ chức hoạt động GDNGLL
Phương thức tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với trình độ,nhu cầu, nguyện vọng của HS nhằm phát huy được tính tích cực, chủ độngsáng tạo của các em HS phải thực sự giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sựgiúp đỡ định hướng của các thầy giáo, cô giáo
Tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện củanhà trường, của địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra
Vì vậy phương thức tổ chức các hoạt động phải rất linh hoạt, cần thay đổi vàđiều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động sao cho thích ứng được với HS, với
GV và với điều kiện cho phép
Phải khai thác và phát huy được tiềm năng của gia đình, các lực lượng xãhội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động cho HS.Đây là quan điểm có tính nguyên tắc, tạo tiền đề cho việc tìm tòi, xây dựngcác biện pháp khai thác và phối hợp các lực lượng xã hội để tổ chức hoạtđộng GDNGLL đạt hiệu quả cao
1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Bất kỳ một hoạt động nào muốn đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhấtđều phải thông qua quá trình quản lý, giáo dục cũng không ngoại lệ Do đó,
để đạt được mục tiêu GD toàn diện cho HS với hiệu quả giáo dục cao nhấtthiết phải tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Trang 40Đối với hoạt động GDNGLL, xét về nội dung, hình thức hết sức phongphú, đa dạng nên không tổ chức quản lý chặt chẽ chắc chắn sẽ không đạt đượcmục tiêu đề ra Mặt khác, hoạt động GDNGLL ở trường THPT là chươngtrình bắt buộc nhưng theo hướng mở và là hoạt động nền tảng giúp HS rènluyện nhân cách, kỹ năng sống, sự quản lý tốt sẽ quyết định và tạo ra chấtlượng giáo dục toàn diện hướng đến mục tiêu: Tạo cho HS có thái độ tự giác,tích cực, yêu thích và có tinh thần ham muốn trong sinh hoạt tập thể với tìnhcảm chân thành, niềm tin trong sáng để hình thành thái độ tích cực với conngười, với quê hương đất nước và cao hơn là yêu nước, yêu chế độ có thái độđúng đắn với hiện tượng tự nhiên, xã hội.
1.4.2 Yêu cầu nội dung, phương pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT
1.4.2.1 Nếu tiếp cận dưới góc độ chức năng của quản lý thì quản lýhoạt động GDNGLL là gồm các nội dung sau:
* Xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
+ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân , đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo