8. Cấu trúc luận văn
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, CMHS về vị trí, vai trò,
3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp
Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, học sinh, CMHS về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL trong trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp mọi người thấy được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động, tránh được xu hướng coi trọng các môn văn hóa, xem nhẹ các hoạt động GDNGLL. Để có sự ủng hộ, phối hợp, tham gia một cách tự giác và nhiệt tình, góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường. Các hoạt động GDNGLL phải thực hiện có kế hoạch, có tổ chức, thường xuyên và được CBQL, GV, HS, CMHS quan tâm đúng mức.
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
* Đối với CBQL
Phải quán triệt sâu sắc các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về hoạt động GDNGLL. Tránh xu hướng chỉ coi trọng hoạt động chuyên môn, chỉ lo đối phó với việc dạy học chính khóa và thi cử. Phải xem hoạt động GDNGLL là hoạt động hết sức cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Sự thay đổi quan niệm của CBQL sẽ tác động đến đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, sẽ làm thay đổi và thúc đẩy sự phát triển hoạt động GDNGLL và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Nâng cao nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động GDNGLL. Tổ chức cho CBQL được học tập bồi dưỡng chính trị, nắm vững chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay. Tiếp tục tạo điều kiện cho CBQL
có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động GDNGLL. Tạo điều kiện cho CBQL được tham dự các khóa học ngắn hạn, chuyên đề về hoạt động GDNGLL. Giữa các trường trên cùng địa bàn nên thống nhất với nhau về quản lý hoạt động GDNGLL.
* Đối với GV:
BGH các trường triển khai đến toàn thể GV về mục đích, yêu cầu và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của các hoạt động GDNGLL trong quá trình giáo dục. Tổ chức học tập kinh nghiệm và bồi dưỡng năng lực, để GV chủ động sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL.
GV cần nhận thức đúng đắn vai trò chủ đạo của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó có cách thức tổ chức các hoạt động GDNGLL theo quan điểm dạy học mới. Tổ chức trao đổi, thảo luận về những tác động xã hội, những biểu hiện thái độ HS hiện nay và nhiệm vụ giáo dục HS trong tình hình mới. Tổ chức học tập, nghe báo cáo thời sự, sinh hoạt chuyên đề để nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Bản thân mỗi GV cần có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ. Tăng cường hoạt động dự giờ, thao giảng để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm.
GV có nhận thức đúng thì mới tuyên truyền được cho CMHS. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của lớp mình nên nhận thức của GVCN lớp là vô cùng quan trọng.
Thông qua các buổi họp chủ nhiệm hàng tuần, ở các đợt chuẩn bị tổ chức sinh hoạt tập thể theo chủ đề tuyên truyền, vận động, giải thích cho các GV hiểu về vai trò của hoạt động GDNGLL với sự hình thành và phát triển nhân cách HS. GV thông suốt quan điểm, quan tâm đầu tư cho hoạt động GDNGLL, coi đó là con đường nâng cao chất lượng giáo dục và là trách nhiệm của mỗi GV trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, tuyên truyền để mọi
người cùng tham gia tổ chức hoạt động này ngày càng có hiệu quả đích thực. Tổ chức các hội thảo, các buổi tư vấn về công tác tổ chức hoạt động GDNGLL cho GVCN, cho các GVBM.
* Đối với HS
Nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức giao lưu, sinh hoạt tập thể, thực tế địa phương. Trong giao lưu, tham gia các hoạt động là dịp để các em thể hiện mình, phát huy tính tự lập, chủ động, sáng tạo, thể hiện khả năng thích ứng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác...các em cảm thấy sảng khoái hơn khi học văn hoá. Từ đó các em nhận thức được rằng tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia hoạt động GDNGLL, thấy được con đường hình thành và phát triển nhân cách thông qua các hoạt động. Từ nhận thức trên, các em tự giác vượt qua những trở ngại tham gia các hoạt động một cách chủ động, nhiệt tình và tích cực hơn. Thực hiện điều này, cũng có nghĩa nhà trường đã gián tiếp thực hiện được một biện pháp tuyên truyền tác động đến nhận thức phụ huynh học sinh về hoạt động ngoài giờ bằng thái độ và việc làm cụ thể của con em họ.
Ngoài ra nhà trường tổ chức hướng nghiệp nghề, giải toả tâm lý áp lực thi cử cho HS. Có nhiều lý do học sinh hiện nay không thích tham gia hoạt động GDNGLL, trong đó lý do quan trọng là do áp lực của việc thi cử văn hoá, cho nên chúng ta cần tăng cường các buổi hướng nghiệp nghề để HS nhận thức được rằng học đại học không phải con đường duy nhất vào đời; mục tiêu học tập của chúng ta là: học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để chung sống hoà hợp với cộng đồng. Hoạt động GDNGLL là một trong những con đường đạt mục tiêu học tập nêu trên.
* Đối với CMHS:
Nhà trường cần cung cấp cho CMHS thấy được: Vai trò to lớn của hoạt động GDNGLL với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, rèn luyện
tính chủ động sáng tạo, tạo hứng thú cho học tập các môn văn hoá; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, những phẩm chất cần có của người lao động và sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang kiến thức và kĩ năng cho con cái họ bước vào cuộc sống thông qua việc tổ chức các buổi họp CMHS, các buổi tư vấn, toạ đàm trò chuyện riêng với CMHS. Mời CMHS tham gia tổ chức và quản lý HS khi tổ chức các hoạt động GDNGLL.
Thông qua các cuộc họp CMHS hàng năm, tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn, kịp thời giúp CMHS nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDNGLL.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- HT tổ chức các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho CB, GV về hoạt động GDNGLL, hướng dẫn GV một số biện pháp tuyên truyền, kêu gọi mọi người tham gia hoạt động với thái độ chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm cao.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ…để các em được bổ sung kiến thức mới lạ, hấp dẫn, được rèn những kỹ năng cần thiết dần dần trở nên yêu thích hoạt động. Từ vị trí tham dự trở thành nhân tố tham gia vào các hoạt động.
- Tuyên truyền để CMHS hiểu được về các hoạt động GDNGLL, trên cơ sở đó thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em trong các buổi họp CMHS.
- Nhà trường hướng dẫn, chỉ đạo GVCN phối hợp với Ban đại diện chi hội CMHS của lớp tham gia thực hiện hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Cần củng cố tổ chức của Ban đại diện CMHS lớp, trường. Đây cũng là lực lượng tuyên truyền, giải thích cho CMHS những vấn đề còn chưa thông trong các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động GDNGLL nói
riêng.
- Mời CMHS cùng tổ chức, tham gia một số hoạt động GDNGLL như: Hội thi, hội trại, các buổi giao lưu, các hoạt động xã hội…
- GV và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường tuyên truyền, phổ biến về mục đích, vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDNGLL, nhấn mạnh với HS và CNHS: Tham gia hoạt động GDNGLL là một trong những yêu cầu bắt buộc của chương trình.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức về hoạt động GDNGLL cho CBQL, GV.
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho CB, GV và các lực lượng thamgia quản lý và tổ chức hoạt động GDNGLL