Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động

cụ thể của từng trường đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kế hoạch phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi, sở thích của học sinh. Kế hoạch phải linh hoạt từ tổng thể đến chi tiết cho từng khối lớp gắn liền với từng thời điểm cụ thể.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Các trường tiến hành tổ chức thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. Trưởng Ban là HT hoặc P.HT; bí thư Đoàn trường và một vài GV có năng lực.

Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ giúp HT xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình đó. Sau khi xây dựng dự thảo kế hoạch, Ban chỉ đạo triển khai dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL

Trên cơ sở dự thảo kế hoạch của Ban chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, bộ phận phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL phù hợp với vị trí, điều kiện công tác của mình.

Trên cơ sở kế hoạch của các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, cá nhân GV, bộ phận phụ trách. Ban chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch chung cho toàn trường sao cho phù hợp. Đồng thời lấy đó làm cơ sở để theo dõi mức độ thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL trong suốt năm học.

3.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL GDNGLL

Tổ chức hoạt động GDNGLL với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm HS, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút các em tự giác tham gia. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần làm tăng thêm hiệu quả giáo dục.

Đổi mới phương pháp nhằm khắc phục lối dạy truyền thống áp đặt một chiều. Thực hiện vai trò của người thầy là chủ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động GDNGLL cho HS. Phát huy tính tích cực tự giác, vai trò chủ thể của HS trong hoạt động GDNGLL đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong hoạt động học tập cho HS. Tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hợp tác tập thể, phát huy năng lực tự học.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

Hoạt động GDNGLL có nội dung tích hợp các môn học liên quan đến các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường…

* Phần bắt buộc: Các chủ đề thể hiện sự thống nhất cao trong toàn cấp học nhưng vẫn thể hiện được nét đặc trưng ở từng lứa tuổi trong các hoạt động cụ thể.

- Chủ đề 09: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Chủ đề 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Chủ đề 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. - Chủ đề 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Chủ đề 01: Thanh niên với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Chủ đề 02: Thanh niên với lý tưởng cách mạng. - Chủ đề 03: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

- Chủ đề 05: Thanh niên với Bác Hồ.

* Phần tự chọn (phần mềm): Tùy theo điều kiện thực tế tại đơn vị, phù hợp với đặc điểm tâm lý đối tượng, sự yêu thích đối với mỗi loại hình hoạt động sao cho nhà trường vẫn thực hiện được mục tiêu chính là giáo dục kỹ năng sống, phát huy khả năng của HS bên cạnh việc giáo dục tri thức để đạt được mục đích giáo dục toàn diện. Chương trình tự chọn gồm các nội dung thuộc lĩnh vực học tập, văn hóa, khoa học liên quan đến các môn học, các hoạt động chính trị, xã hội, vui chơi, giải trí với các hình thức thường gặp: câu lạc bộ theo chuyên đề, các hoạt động sinh hoạt tập thể.

Để hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả cao, các trường cần đa dạng hóa các hình thức hoạt động GDNGLL, làm tốt yêu cầu này GV phải nắm thật chắc nội dung hoạt động đã được đơn vị thống nhất trong các hoạt động chung và phần tự chọn, đồng thời lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL là yếu tố quan trọng thu hút HS tích cực tham gia hoạt động GDNGLL. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với HS THPT, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú HS dễ chán nản hoặc thờ ơ.

Một số hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL:

- Giáo dục lý tưởng cho HS qua diễn đàn thanh niên, qua nói chuyện thời sự.

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc qua các ca khúc cách mạng.

- Giáo dục sự hiểu biết pháp luật qua các cuộc thi viết, đóng kịch.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua hình thức thi đua giữ vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, trình diễn thời trang với chủ đề môi trường.

- Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, năng động, sáng tạo qua các hoạt động cắm trại, tham quan du lịch.

- Củng cố, mở rộng kiến thức qua các câu lạc bộ bộ môn, sân chơi trí tuệ.

- Giáo dục tinh thần lập thân, lập nghiệp qua các buổi hướng nghiệp nghề. Hình thành kỹ năng tổ chức quản lý qua các đợt tập huấn công tác Đoàn, tập huấn CB lớp, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên bằng hình thức câu lạc bộ, hộp thư tư vấn, thi phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội qua các diễn đàn thanh niên, thi báo tường, tiểu phẩm, hùng biện ...

- Giáo dục tính nhân văn qua đọc chuyện, đọc báo trong giờ sinh hoạt lớp.

- Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, giao lưu với HS cũ, sáng tác thơ, viết cảm xúc về thầy, cô giáo, làm báo tường.

- Giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng xử lý tình huống qua chủ đề thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái qua các hoạt động từ thiện. Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện nội dung giáo dục. Các nhà quản lý, các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động này cần sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức để các hoạt động có sức hấp dẫn đối với HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL để tăng cường tính chất tương tác, phát huy tính sáng tạo trong HS khi tham gia vào hoạt động. Tính sáng tạo là công cụ nhận thức giúp HS nâng cao hiểu biết của mình qua hoạt động, tạo điều kiện cho các em phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của tập thể.

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL không chỉ kiên quyết khắc phục cách làm áp đặt, làm thay HS mà còn phải đưa HS vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các

em có điều kiện để trưởng thành. Cùng với việc làm trên cần bồi dưỡng, phát huy cao độ khả năng của đội ngũ CB lớp và khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của quy trình hoạt động.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

- HT thực hiện các biện pháp quản lý để quán triệt quan điểm đổi mới giáo dục THPT nói chung, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL nói riêng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực hỗ trợ cho các hoạt động. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL. Đồng thời chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.

- P.HT phối hợp các bộ phận, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL theo kế hoạch.

- Tổ trưởng chuyên môn, bộ phận được phân công phụ trách trao đổi, thống nhất lựa chọn nội dung phương pháp hoạt động, thiết kế bài giảng, lựa chọn và kết hợp sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học. Thực hiện quy trình tổ chức hoạt động GDNGLL theo hướng đổi mới.

Khi thực hiện chương trình GV nên cố vấn để HS tự làm, tự chuẩn bị, tự tổ chức hoạt động thông qua sử dụng phương pháp giao nhiệm vụ như: Giao việc trang trí, thiết kế các sân chơi cho các HS có năng khiếu hội họa, kiến trúc từ đó các em tự chủ động sáng tạo và phát triển năng khiếu của mình. Những em có năng khiếu văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, tự chọn các thành viên tham gia vào đội của mình. Đối với những em còn ham chơi, nghịch ngợm, GV có thể cho các em tự thiết kế và đóng các tiểu phẩm phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội từ đó không chỉ tự giáo dục bản thân mà còn phát huy tính sáng tạo và tinh thần hợp tác của các em. Đối với HS còn nhút nhát giao cho các em cùng chuẩn bị những công việc tập thể để các em hòa

nhập vào tập thể, phát biểu trước đám đông giúp các em mạnh dạn hơn.

Đổi mới phương pháp phải chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS bằng cách sử dụng những phương pháp thảo luận, giải quyết vấn đề, đóng vai, diễn đàn tổ, chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo quy lớp... Thông qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em giữ vai trò chủ thể khi tham gia tổ chức, giúp các em tự giải quyết tình huống nảy sinh dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GV. GV giúp HS định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, trên cơ sở ấy HS tự thiết kế chương trình hoạt động, tổ chức điều khiển hoạt động và tự đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm.

Đưa kết quả việc thực hiện đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 89)