Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức

chức, quy hoạch cán bộ của đơn vị. Biểu dương, khen thưởng, và có biện pháp khuyến khích hợp lý về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng thực hiện tốt công tác.

3.2.5. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chứchoạt động GDNGLL hoạt động GDNGLL

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Tận dụng tiềm năng của xã hội và huy động được các tổ chức, cá nhân có khả năng, phối hợp cùng với nhà trường trong các hoạt động GDNGLL

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL trong nhà trường: BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, GVCN, GVBM ...; ngoài nhà trường: Các doanh nghiệp, những người làm kinh tế, bộ đội, công an, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, cơ quan Quân sự địa phương...

* Trong nhà trường

- Phối hợp với tập thể CB, GV, công nhân viên, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, tổ hành chính.

- Đứng đầu là tổ chức Đoàn thanh niên có vai trò tiên quyết trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL cho Đoàn viên thanh niên trong nhà trường. Đặc trưng hoạt động Đoàn là diễn ra hầu hết vào thời gian ngoài giờ lên lớp, vì thế Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL.

- Tuy nhiên, tổ chức Đoàn chỉ có thể phát huy tốt khi và chỉ khi có sự chỉ đạo sát sao, sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện từ phía nhà trường. Để làm được điều đó, nhà trường cần đưa chương trình kế hoạch hoạt động của Đoàn vào kế hoạch hoạt động tháng, tuần của nhà trường. Đồng thời chỉ đạo GVCN quan tâm và tạo điều kiện cho HS tham gia cũng như xây dựng chi đoàn lớp vững mạnh.

* Ngoài nhà trường

- Cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh, thành phố, xã, phường để tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục, đặc biệt là tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học.

- Việc phối hợp với các ngành địa phương: Ban thông tin văn hoá để tuyên truyền, cổ động, Ban thương binh xã hội làm công tác từ thiện, Ban y tế chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh làm công tác chữ thập đỏ, môi trường, dân số. Ban công an: Tuyên truyền pháp luật, bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội. Các xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã để học sinh gắn với đời sống, thâm nhập thực tế. Hội CMHS là một thành tố trong cộng đồng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường mặc dầu đóng vai trò chủ đạo trong cộng đồng giáo dục nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục.

Huy động lực lượng CMHS có điều kiện, có khả năng phù hợp với yêu cầu của trường hoặc có nhân lực có thể hỗ trợ để làm cho nội dung, hình thức thực hiện không bị đơn điệu, rập khuôn.

Động viên, khuyến khích CMHS cùng với GVCN lớp và GVBM, chăm sóc cho HS những đợt đi học tập dã ngoại thực tế, tham quan các đơn vị sản xuất, các khu vui chơi giải trí và hoạt động văn nghệ, du lịch...

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL đến hội CMHS.

Cần khéo léo tác động để lôi cuốn phụ huynh quan tâm, bàn bạc, đề xuất, góp ý vào chương trình hành động chung đồng thời cũng nêu rõ nhiệm vụ, khả năng đóng góp, thời gian để mỗi lực lượng chủ động trong kế hoạch

Lựa chọn tháng trọng điểm có chủ đề thích hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại cho GV và học sinh. Liên hệ với các cơ quan, đơn vị và địa phương nơi diễn ra ngoại khoá, đặt vấn đề xin ý kiến những người am hiểu về lĩnh vực mà hoạt động hướng tới, mời tham dự cùng tổ chức hoạt động cho HS.

3.2.6. Tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng cácđiều kiện cho hoạt động GDNGLL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 94)