Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngGDNGLL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngGDNGLL

3.2.7.1. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động nhằm thu thập thông tin ngược và đưa ra những quyết định để cải thiện thực trạng, từ đó giúp nhà trường thấy được ưu điểm cần phát huy; nhược điểm cần khắc phục để cải tiến tổ chức, năng lực quản lí cũng như về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động GDNGLL, đồng thời có tác dụng động viên khuyến khích HS tích cực hoạt động.

Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là một khâu trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL. Khi đánh giá phải bám sát mục tiêu, đối chiếu với mục tiêu để xem xét mức độ thực hiện hoạt động

của HS, nhấn mạnh kỹ năng, hành vi, thái độ và tình cảm, coi đó là yêu cầu cơ bản cần dược coi trọng.

Đổi mới công tác thi đua nhằm thúc đẩy GV và HS tích cực tham gia hoạt động GDNGLL là một hoạt động phong phú và phức tạp, phức tạp nhất là khâu kiểm tra và đánh giá. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch đã quy định và có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, phải được lượng hóa bằng điểm.

3.2.7.2. Nội dung giải pháp

HT nhà trường có nhiệm vụ kiểm tra giám sát thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ, phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường kiểm tra giám sát đảm bảo sự dân chủ, thực hiện đúng quy chế, nội dung chương trình hoạt động. Có thể sử dụng Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL để kiểm tra giám sát công việc và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Khi kiểm tra phải có kết luận biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

Khi kiểm tra giám sát cần đảm bảo nguyên tắc pháp chế là thực hiện trách nhiệm do nhà nước giao phó. Hoạt động kiểm tra giám sát phải được đưa vào kế hoạch năm học, đảm bảo tính khách quan và mang tính giáo dục. Kiểm tra giám sát có thể báo trước hoặc không báo trước. Tổ chức lực lượng hoặc cá nhân kiểm tra giám sát phải là những người có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, được giao phó trách nhiệm và có chế độ kiểm tra cụ thể.

Trong các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL, có thể tiến hành là kiểm tra toàn diện GV dựa vào 4 nội dung sau: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tham gia các hoạt động dạy học và tham gia các hoạt động giáo dục khác.

Tuy nhiên, đối với hoạt động GDNGLL cần đặc biệt quan tâm tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau

án thể hiện rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động và kết thúc hoạt động. Đây là vấn đề trước tiên nên kiểm tra và tăng cường kiểm tra vì nó là cơ sở để có thể tiến hành tổ chức tốt một hoạt động GDNGLL nào đó của GV đối với HS.

Đánh giá kết quả của hoạt động GDNGLL không giống như đánh giá kết quả hoạt động trong giờ lên lớp. Kết quả hoạt động của GV và HS, ở đây chủ yếu là nhìn vào kết quả hoạt động của HS để suy ra kết quả hoạt động của GV với vai trò cố vấn, chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn đối với HS thông qua cán bộ lớp. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL dựa vào 3 tiêu chí: Kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS tuỳ thuộc vào nội dung và chủ đề hoạt động mà có các tiêu chí và yêu cầu nhất định. Đối với HS, cũng căn cứ vào 3 tiêu chí đó để làm cơ sở đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS cuối tháng, cuối kì hoặc cuối năm học.

Đánh giá nhằm mục đích nắm bắt được khó khăn của GV và HS khi tiến hành tổ chức các hoạt động để từ đó đưa đến cho họ sự giúp đỡ. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL còn nhằm mục đích ghi nhận sự tiến bộ của GV và HS, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển. Đánh giá kết quả hoạt động vì thế có ý nghĩa không chỉ cho các nhà quản lí mà còn cho cả GV và HS nên nó mang tính nhân đạo và giáo dục sâu sắc...

Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động GDNGLL là hết sức cần thiết cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm coi trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động GDNGLL.

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện

HT căn cứ mục tiêu hoạt động GDNGLL, căn cứ các hướng dẫn tổ chức xây dựng và tổ chức quán triệt các tiêu chí đánh giá, nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá cho mọi đối tượng. GV và các bộ phận tự kiểm tra và kiểm tra chéo lẫn nhau. Các đối tượng căn cứ các tiêu chí, các nội

dung tự đánh giá bản thân.

P.HT, tổ trưởng phối hợp với Công Đoàn, Chi Đoàn GV kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL của các bộ phận, GV.

GVCN tổ chức, hướng dẫn HS tự đánh giá hoạt động của mình, tổ - nhóm đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ, cuối cùng là GVCN đánh giá.

Phải xác định được những tiêu chí đánh giá, tổng hợp tiêu chí đánh giá phải thể hiện được những nội dung cần đánh giá cho từng đối tượng.

Tổ chức thảo luận kỹ lưỡng về các tiêu chí đánh giá cùng thống nhất về nội dung đánh giá, hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá giữa người đánh giá và người được đánh giá. Tham khảo ý kiến của các lực lượng giáo dục khác trước khi đánh giá.

Đánh giá chính xác, công khai, minh bạch việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng. Biểu dương, khen thưởng, phát huy thành tích và uốn nắn, sửa chữa sai sót một cách kịp thời.

* Mối quan hệ giữa các giải pháp

Việc tổ chức, thực hiện hoạt động GDNGLL là một quá trình. Quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Nhận thức của các lực lượng giáo dục về hoạt động GDNGLL; năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của GV; khả năng xây dựng và chỉ đạo thực hiện hoạt động GDNGLL theo định hướng đổi mới giáo dục; lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL; phương pháp kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDNGLL; cơ sớ vật chất, các điều kiện phục vụ hoạt động GDNGLL; sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhiệt tình của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL. Trong đó các yếu tố năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của GV, các lực lượng tham gia tổ chức; tính tích cực và chủ động của HS trong hoạt động GDNGLL; lựa chọn nội dung, hình thức, phương

pháp hoạt động GDNGLL là những yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác hoạt động GDNGLL. Do đó giải pháp nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS, CMHS về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL là giải pháp cơ sở. Các giải pháp: Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho CB, GV, các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động GDNGLL; đổi mới xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động GDNGLL; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL là những giải pháp chủ đạo. Các giải pháp: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL là những giải pháp mang tính chất điều kiện; tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.

Giữa các giải pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời giữa các giải pháp còn có sự ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT.

3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 3.3.1. Khái quát về khảo sát

3.3.1.1. Mục đích

Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp quản lý các hoạt động GDNGLL ở các trường THPT mà luận văn đã đề xuất.

3.3.1.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của các đối tượng sau ở 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu:

- Cán bộ quản lý: 13 - Giáo viên: 150 - Học sinh: 120

- CMHS: 40

3.3.1.3 Nội dung khảo sát

- Nhận thức mức độ cần thiết của các giải pháp

+ Rất cần thiết + Cần thiết.

+ Không cần thiết.

- Nhận thức mức độ khả thi của các giải pháp

+ Thực hiện được. + Khó thực hiện.

+ Không thực hiện được

3.3.1.4. Hình thức khảo sát

Thực hiện phiếu hỏi để thu thập ý kiến các đối tượng có tham gia tổ chức các hoạt động GDNGLL. Phân tích, thống kê nội dung trả lời để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

3.3.2. Kết quả khảo sát

3.3.2.1. Kết quả trưng cầu ý kiến HS, CMHS

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến HS, CMHS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp tổ chức hoạt động GDNGLL

Các giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thực hiện được Khó thực hiện Không thực hiện được SL % SL % SL % SL % SL % SL % GP 1 133 83,13 27 16,87 0 0 153 95,62 7 4,38 0 0 GP 2 119 74,38 32 20 0 0 153 95,62 7 4,38 0 0 GP 3 120 75 40 25 0 0 132 82,5 28 17,5 0 0 GP 4 115 71,8 8 45 28,12 0 0 143 89,37 17 10,63 0 0

GP 5 122 76,25 38 23,75 0 0 119 74,37 41 25,63 0 0 GP 6 131 81,8

8 29 18,12 0 0 121 75,63 39 24,37 0 0 GP 7 128 80 32 20 0 0 147 91,87 13 8,13 0 0 Theo kết quả bảng 3.1, phần lớn học sinh, CMHS (Từ 71,88% trở lên) đều đánh giá 7 giải pháp trên đều rất cần thiết, không có ý kiến không cần thiết đối với các giải pháp đã đề xuất.

Về mức độ khả thi của các giải pháp, đa số học sinh, CMHS đều đánh giá các giải pháp trên đều có thể thực hiện được (từ 74,37% trở lên). Tuy nhiên, đối với giải pháp phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL và việc tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL có khoảng 25% cho rằng có khó khăn khi thực hiện. Qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi được biết sở dĩ có ý kiến đó là do kinh phí chi cho các hoạt động không nhiều, các lực lượng tham gia khó phối hợp vì có quá nhiều hoạt động khác trong nhà trường.

3.3.2.2. Kết quả trưng cầu ý kiến từ CBQL, GV

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp tổ chức hoạt động GDNGLL

Các giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thực hiện được Khó thực hiện Không thực hiện được SL % SL % SL % SL % SL % SL % GP 1 151 92,63 12 7,37 0 0 154 94,47 9 5,53 0 0 GP 2 160 98,16 3 1,84 0 0 163 100 0 0 0 0 GP 3 153 93,87 10 6,13 0 0 160 98,16 3 1,84 0 0 GP 4 147 90,18 16 9,82 0 0 159 97,54 4 2,46 0 0 GP 5 150 92,02 13 7,98 0 0 145 88,95 18 4,91 0 0 GP 6 159 97,54 4 2,46 0 0 151 92,64 12 7,36 0 0 GP 7 149 91,41 14 8,59 0 0 163 100 0 0 0 0

Qua kết quả ở bảng 3.2, đa số CBQL, GV (Từ 90,18% trở lên) đều đánh giá 7 giải pháp trên đều rất cần thiết.

Về mức độ khả thi của các giải pháp: có từ 88,9% ý kiến cho là rất khả thi. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực cho CB, GV và các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động GDNGLL cũng như việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL hoàn toàn có thể làm được.

Tóm lại, 100% CBQL, GV, HS, CMHS đều nhận thức rằng 7 giải pháp trên đều ở mức độ rất cần thiết, cần thiết và không có ai cho rằng các giải pháp trên là không cần thiết. Tuy nhiên khi đánh giá ở mức độ khả thi lại có sự khác biệt: Đối với HS, CMHS vẫn còn một bộ phận nhỏ cho rằng giải pháp

“Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL” (Tỉ lệ 25,63%) và giải pháp “Tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL”, tỉ lệ

24,37% khó có thể thực hiện được. Một vài CBQL, GV cho rằng giải pháp

“Tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL” (Tỉ lệ 7,36%) và giải pháp “Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL” (Tỉ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất 7 giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, tập trung vào 7 nội dung cốt lõi: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, CMHS về vị

trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL; tăng cường bồi dưỡng năng lực cho CB, GV và các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động

GDNGLL; đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động GDNGLL; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL; phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL; tăng cường đầu tư CSVC, làm tốt công tác XHHGD xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL và tăng cường

công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL.

Mỗi giải pháp trên đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện khác nhau, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và được khảo nghiệm với 160 học sinh, CMHS và 163 CBQL, GV của 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Kết quả khảo sát bước đầu khẳng định: Các giải pháp đều cần thiết và khả thi, nếu vận dụng các giải pháp đó vào thực tiễn công tác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, trong thực tiễn các trường THPT tuy nằm cùng trên địa bàn thành phố, nhưng điều kiện về nhân lực, CSVC, quy mô đào tạo, đối tượng HS tuyển sinh đầu vào có sự khác biệt nhất định. Thế nên, khi vận dụng các giải pháp trên đây cần xác định lại điều kiện của từng đơn vị từ đó có những lựa chọn áp dụng những giải pháp phù hợp sẽ có thể nâng cao được chất lượng hoạt động GDNGLL nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội, có ưu thế vượt trội so với các hoạt động giáo dục khác trong việc gắn kết nhà trường và cuộc sống. Hoạt động này bổ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức về mọi lĩnh vực, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, tạo cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng hoạt động cho các em, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, vì cộng đồng, biến quá trình giáo dục thành tự giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w