Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: xác định đúng trọngtâm chương trình môn dạy, bài dạy; b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VIẾT BÌNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VIẾT BÌNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Đình Huân
NGHỆ AN, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đãnhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnhđạo, nhiều thầy, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Bằng tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Trường Đại học Vinh, phòng Sau đại học, khoa Giáo dục học, các giảng viên,các nhà sư phạm đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
- Thầy giáo, PGS-TS Nguyễn Đình Huân đã tận tình hướng dẫn, bồi dưỡng kiếnthức, phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn này
- Tác giả của các tư liệu, bài viết mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này
- Ban Giám đốc, phòng Giáo dục Trung học, các đồng nghiệp ở cơ quan sở Giáodục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuậnlợi, cung cấp số liệu, tư liệu và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiêncứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kính mong nhận được những lời chỉ dẫn, góp
ý của các thầy giáo, cô giáo, các ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để đề tài có giá trịthực tiễn cao hơn
Nghệ An, ngày 11 tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Viết Bình
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 81.2.2 Khái niệm về tổ chuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn trong trường
trung học phổ thông
19
1.2.3 Khái niệm về giải pháp, giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở
trường trung học phổ thông
22
1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
trung học phổ thông
23
1.3.1 Đặc trưng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 23
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn ở trường trung học phổ thông
27
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An
32
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 32
2.3 Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ
thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2.3.7 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các
trường trung học phổ thông tại thành phó Vinh, tỉnh Nghệ An
40
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường trung học
phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 62.4.6 Thực trạng quản lý đối với tổ chuyên môn về việc kiểm tra, đánh giá 462.4.7 Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 462.4.8 Thực trang quản lý việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo
viên trong tổ chuyên môn
47
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp quản lý các tổ chuyên môn 48
2.6 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường
trung học phổ thông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ VINH , TỈNH NGHỆ AN
3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường trung
học phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
54
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của tổ
chuyên môn trong nhà trường
54
3.2.2 Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ về hoạt động của tổ chuyên môn 563.2.3 Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý các tổ chuyên môn 573.2.4 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, giám sát 593.2.5 Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý tổ chuyên môn 603.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện phục vụ 61
3.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 62
Trang 7Kết luận chương 3 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.3 Đối với các trưường trung học phổ thông tại thành phố Vinh 67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGH Ban giám hiệu
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNTT Công nghệ thông tin
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NGLL Ngoài giờ lên lớp
PPCT Phân phối chương trình
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
1.1 Quan hệ chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý 101.2 Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng quản lý 12
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
3.1 Tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Giáo dục có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc cải tạo và pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Đặc biệt giáo dục là nhân tố quyết định chất lượngnguồn nhân lực Giáo dục có thể đào tạo nguồn nhân lực với trình độ trí tuệ ngang tầmthời đại, tích lũy nguồn chất xám đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất laođộng, phát triển các hoạt động dịch vụ… Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục để nâng caotrình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu
Để giáo dục thực hiện được sứ mạng của mình thì trước hết cần nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với giáo dục đào tạo là tiếp tụcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệthống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục[10], [11] Chất lượng giáo dục phụthuộc rất nhiều vào hoạt động dạy và học, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục đào tạo,
Trang 9các hoạt động và phương pháp quản lý giáo dục và nhiều yếu tố khác Như vậy, đổi mớiquản lý giáo dục là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục, ngoài những kết quả đạtđược về quy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây dựng cơ sở vật chất, trangthiết bị, phương tiện dạy học…thì chất lượng giáo dục vẫn là một vấn đề làm cho chúng
ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyênmôn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục Trong các nhà trường ở các cấp học, vai tròcủa tổ chuyên môn có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụthể, là cấp quản lý cơ sở và trực tiếp trong quá trình chỉ đạo các hoạt động chuyên môn
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc quản lý tổ hoạt động của các tổ chuyên môntrong các trường phổ thông chưa được chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chuyên môn của các
tổ chuyên môn chưa cao
Trong những năm qua, bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo đổi mớicông tác quản lý trường học, đổi mới hệ thống quản lý giáo dục Nội dung, phương pháp
và hình thức quản lý giáo dục bước đầu đã có những tác động tích cực đáng kể đến chấtlượng giáo dục Đổi mới quản lý các hoạt động của trường phổ thông nói chung, trongtrường THPT nói riêng đã có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập,quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt tham gia các hoạtđộng giáo dục Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: xác định đúng trọngtâm chương trình môn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và đổi mớiphương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của nội dung, chương trình; bồi dưỡngcho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụngthiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đốivới cả giáo viên và học sinh
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT, đểhoạt động của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đáp ứngđược yêu cầu đổi mới dạy học thì hiệu trưởng cần phải có chỉ đạo kịp thời, có biện phápquản lý nội dung và hình thức hoạt động của tổ chuyên môn một cách hợp lý Quản lýhoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhàtrường [16]
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An.Đến nay, thành phố Vinh đã có nhiều thay đổi và đang trong giai đoạn được đầu tư phát
Trang 10triển Các trường THPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có nhiều đổi mới và đã đạtđược những thành tích đáng kể Tuy nhiên, việc quản lý các tổ chuyên môn bên cạnhnhững thuận lợi vẫn tồn tại những khó khăn hạn chế Nhà trường chưa có hệ thốngnhững chuẩn mực rõ ràng để làm cơ sở cho quản lý tổ chuyên môn nhằm chủ động từngbước nâng cao chất lượng dạy - học, phát huy tối đa tiềm lực có thể có của các nhàtrường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài là: “Một số giải pháp quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và khảo sát thực tế việc quản lý các tổ chuyênmôn ở các trường THPT, đề xuất các giải pháp quản lý các tổ chuyên môn ở các trườngTHPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đàotạo trong các trường phổ thông
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn trường THPT tại thành phốVinh, tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý hợp lý và đồng bộ thì kết quả quản lýhoạt động của các tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phốVinh, tỉnh Nghệ An sẽ được nâng cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt đông của các tổ chuyên môn ở trường
THPT
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường
THPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn trong trường
THPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 11Các trường THPT công lập tại thành phố Vinh có 6 trưưòng: 4 trường khôngchuyên, 2 trường chuyên Tuy nhiên, chỉ có 3 trường THPT công lập trực thuộc thànhphố Vinh quản lý: Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập và Lê Viết Thuật Trường chuyênPhan Bộ Châu và trường Dân tộc nội trú trực thuộc tỉnh quản lý Trường chuyên bộ trựcthuộc trường Đại học Vinh Như vậy, đề tại chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu quản lýhoạt động của các tổ chuyên môn ở 3 trường THPT công lập trực thuộc thành phố Vinhquản lý.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá cáctài liệu lý luận, các văn bản, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi.
Bằng phiếu hỏi dành cho ban giám hiệu, bí thư Chi bộ, tổ trưởng chuyên môn,chủ tịch công đoàn, cán bộ thanh tra giáo dục và một số giáo viên các nhà trường trênđịa bàn thành phố Vinh để tìm hiểu thực trạng quản lý tổ chuyên môn các trường THPT
(mẫu phiếu hỏi ).
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu (mẫu biên bản phỏng vấn).
Thiết kế các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên về các giảipháp quản lý tổ chuyên môn trong các trường THPT
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của tổ chuyênmôn và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, các sản phẩm hoạt động quản lý tổchuyên môn
7.2.4 Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý tổ chuyên môn, hoạt động giáo dục của các tổ chuyênmôn ở nhà trường THPT
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, các hiệu trưởng và giáo viên
có kinh nghiệm về việc quản lý tổ chuyên môn trong các trường THPT
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần nghiên cứunhư: Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính xác suất, độ lệch chuẩn, xếp thứ bậc,công thức tính các hệ số tương quan
8 Cấu trúc của luận văn
Trang 12Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các
trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường
trung học phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các
trường trung học phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học và các nhà giáodục học ở phương Đông hay phương Tây đề cập đến Có thể kể đến các tư tưởng vàcông trình chủ yếu dưới đây:
Trước Công nguyên, Xôcrat (469 - 339 trước CN) đã quan niệm giáo dục phải
“Giúp con người tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình” và để nâng cao hiệu quảdạy học cần có phương pháp “Giúp thế hệ trẻ từng bước khẳng định, tự phát hiện trithức mới mẻ, phù hợp với chân lý”
Platon (427 - 347 trước CN), tuy các quan điểm của ông còn hạn chế về mặt bình
Trang 13đẳng trong giáo dục, nhưng ông khẳng định “Vai trò tất yếu của giáo dục trong xã hội,
tính quyết định của chính trị đối với giáo dục” Các tư tưởng đó phần nào nói lên tầm
quan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng
Khổng Tử (551 - 479 trước CN) có quan điểm về phương pháp dạy học của ông
là “Dùng cách gợi mở, đi từ xa đến gần, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏingười học vẫn tích cực suy nghĩ”, “Đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành nềnnếp, thói quen trong học tập” và “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Những dẫn
chứng trên chứng tỏ muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao các quy định về nền
nếp dạy học, nâng cao trình độ người dạy để họ lựa chọn được những phương pháp dạyhọc theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạocủa người học
Từ cuối thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý dạy học, quản lý chuyên môn đãđược nhiều nhà giáo dục thực sự quan tâm, nổi bật nhất là J.A Cômenxki (1592 - 1670)với việc đưa ra các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán,nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống… và “rất nhiều nguyên tắc dạy học
vẫn được sử dụng” Qua đó thể hiện gián tiếp rằng hiệu quả dạy học có liên quan đến
chất lượng người dạy trong việc vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý
Đến khoảng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biếnđổi về chất Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - LêNin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về “sự hình thành cá nhâncon người”, về “tính quy định kinh tế - xã hội đối với giáo dục…” Các quy luật đó đặt
ra yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với giáo dục
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, nhiều nhà khoa học Xô Viết đã
có các thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học
Ngày nay, tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều có những chính sách riêng đểphát triển giáo dục Nhiều nhà nghiên cứu sư phạm, những nhà quản lý giáo dục đã cónhững nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Nhiều công trình đã
đi sâu khai thác nội dung nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường, nôi dunghoạt động chuyên môn, trong đó hoạt động của các tổ chuyên môn được xem như làhoạt động cơ bản của một tổ chức tế bào trong các cơ sở đào tạo
Gần đây, năm 2000, Peter Van Petegem (Trường đại học Tổng hợp - Vương quốcBỉ) đã đưa ra quan điểm đánh giá hiệu quả trường học bằng việc xem xét kết quả địnhtính của 11 nhân tố: Cùng chung mục tiêu và tầm quan trọng, không gian học tập, sự
Trang 14tăng cường tích cực, sự tập trung vào học tập và giảng dạy, theo dõi sự tiến bộ, tổ chứchọc tập, sự lãnh đạo chuyên nghiệp, quan hệ giữa gia đình và nhà trường, hoạt độnggiảng dạy có mục đích, kỳ vọng cao, quyền lợi và trách nhiệm của học sinh.
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” [10], toàn xã hội đều
có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Vì giáo dục đã tạo nên nguồn lực con ngườiphục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo một sứ mệnh hết sức vẻ vang,cùng với những thách thức hết sức nặng nề, trong đó nhiệm vụ hàng đầu thuộc về nhữngnhà quản lý giáo dục các cấp
Quản lý tổ chuyên môn là một hoạt động thuộc lĩnh vực đặc biệt, tinh tế và khókhăn của ngành giáo dục nói chung và của mỗi trường THPT nói riêng Công tác lãnhđạo, tổ chức con người trên mặt trận giáo dục và đào tạo có tác động trực tiếp tới vị thế
và vận mệnh của quốc gia dân tộc trong cả trước mắt và lâu dài Vì thông qua quản lý tổchuyên môn mà việc thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng caohiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chấtlượng giáo dục, mới được triển khai, thực hiện có hiệu quả Quản lý hoạt động của tổchuyên môn là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục
Quản lý chuyên môn ở các trường phổ thông là quản lý nhiều nội dung với nhiềuhoạt động khác nhau Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã bám sát nội dung vàphương pháp quản lý chuyên môn của trường phổ thông để nghiên cứu thực trạng vàđánh giá thực trạng theo từng nội dung đó [1], [15] Về cơ bản, các công trình đã tìm racác giải pháp quản lý chuyên môn hiệu quả, khắc phục được những khó khăn về cơ sởvật chất, đội ngũ, tài chính Theo hướng nghiên cứu này, có công trình đề cập đến quản
lý hoạt động của tổ chuyên môn là một nội dung quản lý chuyên môn của hiệu trưởng.Tuy nhiên, việc đề xuất các giải pháp mang tính đổi mới về nội dung và hình thức quản
lý chuyên môn các nhà trường phổ thông chưa được thể hiện rõ nét
Tham khảo các công trình theo hướng này, các nhà quản lý giáo dục có thể kếthừa ý tưởng hay áp dụng trong chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn
Quản lý tổ chuyên môn hiện nay là vấn đề được quan tâm nghiên cứu và đangtiếp tục được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường Quản
lý tổ chuyên môn là quản lý hoạt động trung tâm của người hiệu trưởng, đồng thời cũng
là khâu quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học Vì vậy, vấn
đề quản lý tổ chuyên môn luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đề
Trang 15cập tới trong các công trình nghiên cứu khoa học của các trường đại học sư phạm, Họcviện Quản lý giáo dục hay các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục Một số giáotrình, tài liệu của các tác giả như: Trần Kiểm: Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bảnGiáo dục, Hà Nội 2004 [18]; Phạm Minh Hạc: Một số vấn đề về QLGD và Khoa họcgiáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội [12]; M.I Kônđakôp: Cơ sở lý luận củaKHQLGD; Nguyễn Ngọc Quang: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,Trường CBQL TWI, Hà Nội, 1989 [30]; Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền: Quản lý và lãnhđạo nhà trường, Trường ĐHSP, Hà Nội, 2006; Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, VũNgọc Hải: Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 2006 [2], [14], [13].
Đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục & đào tạo nói chung và đổi mới nội dung,phương pháp dạy học nói riêng, nhiều người nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dụchọc, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo phươngpháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đềlấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy học (Trần Hồng Quân, Phạm MinhHạc[12], Phan Trọng Luận, Đỗ Đình Hoan, Phạm Viết Vượng [37], Đặng Thành Hưng),
…
Nhiều luận văn thạc sỹ , tiến sỹ thuộc khoa học giáo dục, chuyên ngành quản lýgiáo dục đã nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn trong các trường phổ thông ởcác địa bàn cụ thể khác nhau Phạm Khánh Tường: Một số biện pháp quản lý chuyênmôn của hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề của một số trường THPT ở HảiPhòng, 2003; Nguyễn Nho Hòa: Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của sởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đối với các trường THPT ngoài công lập, 2004;Nguyễn Đức Lợi: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trườngTHPT ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, 2007; Phạm Văn Kính: Một số biện phápquản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPTchuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, 2004; Nguyễn Thu Hà: Biện pháp quản lý hoạt động
tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, 2008;
Nguyễn Công Bằng: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu
học của phòng giáo dục huyện Gia Viễn - Ninh Bình; Vũ Trí Thức: Biện pháp quản lýhoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây;Nguyễn Văn Khôi: Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nângcao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây… Nhìnchung, những đề tài này đã được ứng dụng trong thực tế và mang lại một số hiệu quảnhất định trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục, quản lý trường học nói riêng
Trang 161.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý
a Khái niệm
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, nhu cầu quản lý xã hội cũng được hình thànhnhư một tất yếu lịch sử Qua các phương thức sản xuất, từ cộng sản nguyên thủy đến vănminh hiện đại, quá trình quản lý, trình độ tổ chức điều hành xã hội cũng được nâng lên
Từ khi xã hội có phân công lao động, muốn đạt năng xuất cao đòi hỏi phải có sự hợptác, chỉ huy, phối hợp và đó là cơ sở để hoạt động quản lý xuất hiện Hoạt động quản lýphát huy thế mạnh của cá nhân và tập thể trong lao động sản xuất Sự phát triển của xãhội loài người dựa vào nhiều yếu tố trong đó cơ bản nhất là tri thức, sức lao động vàtrình độ quản lý Quản lý vừa là hoạt động độc lập với tri thức và sức lao động vừa có ýnghĩa là sự kết hợp vận dụng giữa tri thức và lao động để phát triển xã hội Khoa họcquản lý gắn với quá trình phát triển của xã hội loài người, nên nó mang tính lịch sử, tínhgiai cấp, tính dân tộc và thời đại
Quản lý gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội, bởi vậy sự phát triển đadạng phong phú của xã hội khiến khoa học quản lý ngày càng phát triển phong phú theonội tại của quá trình lao động Quản lý là khoa học sử tri thức của nhiều môn khoa học
tự nhiên và xã hội như toán học, thống kê kinh tế, xã hội học, tâm lý học, giáo dụchọc Quản lý còn là nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo, tinh tế để đạt được mục đíchquản lý
Người ta có nhiều cách để tiếp cận khái niệm quản lý: Theo góc độ tổ chức, quản
lý được hiểu là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra Theo góc độ điều khiển,quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh Theo cách tiếp cận hệ thống, quản lý là sự tácđộng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phốihợp hoạt động của con người trong quá trình hoạt động để đạt được mục đích đã định.Trong quá trình tồn tại và phát triển của khoa học quản lý, việc xây dựng lí luận quản lý,trong đó có khái niệm quản lý là rất quan trọng Đã có rất nhiều khái niệm về quản lýđược đưa ra
Theo C.Mác: “Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động pháttriển xã hội “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy
mô tương đổi lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ toàn bộ cơ thể sản xuất khác
Trang 17với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điềukhiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”[26].
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đưa ra những khái niệm về quản lý:
Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lý là hoạt động của con người tác động vào tậpthể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu chung” [36]
Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng “Quản lý là một quả trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của
hệ thống mà người quản lý mong muốn’’ [29]
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về quản lý, nhưng trong quá trình nghiệncứu, chúng tôi thấy khái niệm quản lý bao hàm những ý nghĩa chung là: Quản lý là tácđộng vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạtđược các mục tiêu Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng, và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành củađổi tượng được ổn định và phát triển với mục tiêu đã định Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý,nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mụctiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Đối tượng tác động của quản lý làmột hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơtheo một quy luật nhất định, tồn tại trong thời gian, không gian cụ thể Quản lý là hoạtđộng trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quy luật, hợp thời điểm và
có hiệu quả Ọuản lý cũng phải tuân theo những quy tắc nhất định nhằm hướng đến mụctiêu đó là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo phát huy cao độ năng lực cá nhântrong tổ chức để đạt mục đích chung Hệ thống quản lý bao giờ cũng gồm 2 phân hệ:chủ thể quản lý và khách thể quản lý (người quản lý và người bị quản lý) Tác độngquản lý là tác động có định hướng, có tổ chức, mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giảipháp khác nhau thông qua cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực sẵn
có của tổ chức trong điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thống ổn định, phát triển
và đạt được những mục tiêu đã định Mục tiêu của quản lý là chất lượng sản phẩm phục
vụ con người Nhà quản lý nghiện cứu những tri thức khoa học, nghệ thuật để giải quyếtmối quan hệ phức tạp giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống và với hệ thống khácnhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Bản chất của quản lý là một lao động đểđiều khiển lao động Đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến
Trang 18khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đểđạt mục tiêu đề ra Tác động quản lý thường mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố khácnhau Vì vậy, trong quản lý cần có nguyên tắc nhưng cũng phải hết sức mềm dẻo, linhhoạt.
Sơ đồ 1.1: Quan hệ chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý
Nhìn vào sơ đồ ta thấy mối quan hệ chắt chẽ của chủ thể, khách thể và mục tiêuquản lý Chủ thể quản lý sử dụng các công cụ, các phương pháp để tác động đến kháchthể quản lý nhằm hướng đến mục tiêu Công cụ và phương pháp càng đa dạng, phù hợpthì hiệu quả quản lý càng cao Từ sơ đồ ta cũng thấy quản lý không phải là sự tác độngmột chiều chủ thể quản lý đến khách thể quản lý mà ngược lại khách thể quản lý cũng
có tác động ngược trở lại chủ thể quản lý Bởi vậy trong quá trình quản lý, chủ thể quản
lý không thể cứng nhắc thực hiện các biện pháp quản lý mà cần xem xét sự tác động củakhách thể quản lý, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả Đây chính là sự linhhoạt, mềm dẻo trong quản lý
b Chức năng quản lý
Chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và sự tiến bộ của phân công hợp táclao động trong quá trình phát triển sản xuất xã hội Trong nền sản xuất thủ công riêng lẻ,một người thợ khi muốn làm ra một sản phẩm phải thực hiện cả một chuỗi những hànhđộng liên tiếp theo quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm Chuyển sang nềnsản xuất công nghiệp, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động diễn
ra theo lối chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có nhiệm vụthực hiện một dạng hoạt động sản xuất nhất định, được chuyên môn hoá nhằm tạo ra sảnphẩm Phối hợp và liên kết cả chuỗi dây chuyền sản xuất đó lại thành môt hệ thống nhấtđịnh theo một quy trình công nghệ liên tục tạo thành chức năng của hệ thống quản lý
Từ đó xuất hiện ra sản phẩm và chức năng quản lý ra đời
Công cụ
Chủ thể quản lý
Phương pháp
Khách thể quản lý Mục tiêu
Trang 19Như vậy có thế hiểu chức năng quản lý là một dạng lao động chỉ huy, điều phối,kết hợp của chủ thể quản lý, sinh ra một cách khách quan từ đặc trưng lao động củakhách thể quản lý Chức năng quản lý là một dạng lao động quản lý, thông qua đó chủthể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Chức năng quản lý có 2 loại là chức năng chung và chức năng đặc thù Chứcnăng chung là chức năng mà bất cứ một chủ thể quản lý nào cũng có, còn chức năng đặcthù chỉ có với mỗi một hệ thống, đơn vị, tổ chức riêng biệt Do có nhiều quan điểm khácnhau về quản lý nên chức năng chung của quản lý cũng có nhiều quan điểm khác nhau.Qua quá trình học tập, nghiện cứu chúng tôi thấy rằng chức năng chung của quản lýđược hội tụ và thống nhất ở bốn điểm sau đây
- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quán trìnhquản lý KH được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tựnhất định, lô gíc với một chương trình hành động cụ thể để đã được hoạch định Trướckhi tiến hành thực hiện những nội dung mà chủ thể quản lý đề ra Kế hoạch đặt ra xuấtphát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức cóthể hướng tới và đạt được theo mong muốn dưới sự tác động có định hướng của chủ thểquản lý
- Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những
nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảmbảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách tối ưunhất, hiệu quả nhất Tổ chức là một chức năng quan trọng đảm bảo tạo thành sức mạnh
để thực hiện thành công kế hoạch
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều
hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định để biến mục tiêutrong dự kiến, chỉ đạo bám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúngtiến trình, đúng kế hoạch đã định Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửachữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu Hướng vận hành của hệ thống nhằm giữvững mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra
- Chức năng kiểm tra đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối tượng
quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạng thái của hệ thống
đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đến mức độ nào?Trong quá trình kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động đểkịp thời điều chỉnh, sửa chữa mục tiêu, đồng thời tìm ra nguyên nhân thành công, thất
Trang 20bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trìnhquản lý tiếp theo.
Tổng hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý.Điều đáng chú ý là trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải thực hiện một dãy chứcnăng kế tiếp nhau một cách logic, bẳt buộc Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm
vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kế quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý Mỗi quátrình quản lý xảy ra trong một thời gian cụ thể của một chu trình quản lý nhất định.Trong một chu kỳ quản lý các chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việcthực hiện các chức năng khác
Ngoài 4 chức năng nêu trên trong chu trình quản lý, chủ thể quản lý phải sử dụngthông tin như một công cụ hay chức năng đặc biệt để thực hiện các chức năng trên.Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý Thiếu thông tin hoặc thông tin saithì công tác quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn dễ dẫn đến những quyết định sai lầm
- Phương pháp tâm lý - xã hội: Tác động vào tư tưởng, tình cảm của con ngườitrong tổ chức để họ tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ (Giáo dục, thuyết phục, độngviên, gây áp lực tâm lý )
- Phương pháp kinh tế: Tác động thông qua lợi ích vật chất, tạo động lực cho conngười làm việc hướng đến mục tiêu (lương, thưởng, phạt )
Trong thực tiễn quản lý cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng Phươngpháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế Bởi vậy chủ thể quản lý cần biết phối hợp
THÔNG TIN
L ẬP K Ế HO ẠCH
LÃNH ĐẠO
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa
thông tin với các chức năng
quản lý
Trang 21các biện pháp để khai thác được mặt mạnh đồng thời khắc phục những mặt hạn chế củatừng biện pháp Việc vận dụng các biện pháp vào thực tiễn quản lý có thành công haykhông phụ thuộc vào tài năng sự sáng tạo của nhà quản lý
Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền vì vậytrong quá trình quản lý các nhà quản lý phải bám sát chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng Hay nói cách khác trong suốt chu trình quản lý thì phải lấy đường lối chínhsách của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của hệ thống Mục đích lý tưởng của
hệ thống phải nằm trong mục đích lý tưởng của Đảng đó là “Vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Lý tưởng của Đảng phải là sợi chỉ đỏxuyên suốt chu trình quản lý của tất cả các hoạt động Có như vậy thì tính Đảng trongchu trình quản lý mới được đảm bảo
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản
lý một cách khoa học có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan quyền lực với sức mạnh sángtạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý Tập trung trongquản lý được hiểu là toàn bộ hoạt động của hệ thống được quyết định, chỉ đạo bởi cơquan quyền lực cao nhất của hệ thống Cấp này được tín nhiệm của quảng đại quầnchúng trong hệ thống để đại diện cho quần chúng vạch ra đường lối, chủ trương, phươnghướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản để thực hiện Các mục tiêu vàgiải pháp chính là mục tiêu giải pháp của cả hệ thống và mọi thành viên trong hệ thốngđều phải thực hiện theo Vì vậy các nhà quản lý phải xuất phát từ nhu cầu chung của cả
hệ thống để hoạch định mục tiêu, chiến lược và giải pháp thực hiện Tránh tình trạngquan liêu, độc quyền trong quản lý, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay
Dân chủ trong quản lý được hiểu là: Phát huy cao độ quyền làm chủ của mọithành viên trong tổ chức, huy động tối đa trí lực của họ để tham gia xây dựng hệ thống.Dân chủ phải được thể hiện ở chỗ mọi thành viên trong hệ thống có quyền tham gia, bàn
Trang 22bạc, góp ý kiến của mình vào mục tiêu, kế hoạch hành động của hệ thống trước khi thựchiện Do đó nhà quản lý phải thông qua quần chúng để trưng cầu ý kiến của họ về toàn
bộ mục tiêu kế hoạch của hệ thống trước khi tiến hành thực hiện
Trong quá trình thực hiện quản lý, nhà quản lý phải biết kết hợp hài hoà giữa tậptrung và dân chủ Người quản lý phải biết lắng nghe và chọn lọc ý kiến của quần chúng,tránh tình trạng tập trung dẫn đến quan liêu, độc đoán, chuyên quyền Nhưng đồng thờingười quản lý cũng phải biết sử dụng quyền tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải
là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những quyết đoán của mình.Nhưng cần chú ý rằng những quyết đoán mà các nhà quản lý đưa ra cần phải đứng trênmục đích chung của hệ thống, vì hệ thống là phục vụ cho hệ thống của mình (vì conngười và phục vụ con người) Bên cạnh đó các nhà quản lý phải luôn tạo cơ hội, điềukiện để mọi người được bày tỏ ý kiến của mình mà không được bảo thủ, trù dập với tinh
thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" mà Đảng đã đề ra Dân chủ không chỉ là
quyền lợi của đối tượng quản lý (con người) mà còn là phương pháp vì dân chủ càng caothì càng tạo được sức mạnh tập thể
- Nguyên tắc hệ thống: Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng
tiếp cận hệ thống để quản lý Phải biết quy luật hoạt động của hệ thống mình quản lý,điều kiện kinh tế chính trị xã hội, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hệ thống Tiếp cận
hệ thống coi đối tượng quản lý là một hệ vì nó có cấu trúc, chức năng được thiết lập bởimối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố hợp thành Do tác động tương hỗ đó mà nó có khảnăng tự điều chỉnh và có thể điều khiển được nếu nắm được quy luật tác động qua lại.Chủ thể quản lý vừa phải biết điều khiển đối tượng quản lý hợp với quy luật tác độngnội tại của nó vừa phải tạo cho đối tượng quản lý có tính chất một hệ thống để nó có thể
tự điều chỉnh Muốn như vậy nhà quản lý phải biết nắm khâu trọng yếu của hệ thống,phải luôn kiên định mục tiêu đã xác định
- Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của
tổ chức, vấn đề đặt ra là với nguồn nhân lực, vật lực cố định nhưng lại tạo ra thành quảlớn nhất, chất lượng tốt nhất, hiệu quả cao nhất Hiệu quả không những là nguyên tắcquản lý mà nó còn là thước đo năng lực của nhà quản lý
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
QLGD là một khoa học quản lý chuyên ngành, nhưng đồng thời cũng là một bộphận của khoa học giáo dục Giống như khái niệm quản lý, các nhà nghiện cứu đã đưa ranhững khái niệm khác nhau về QLGD
Trang 23- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt độngđiều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế
hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “QLGD là những tác động có hệ thống,
có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáodục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học - giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới về chất” [30], [31] Trên đây là những quan điểm khác nhau về QLGD.Nhưng tựu trung lại chúng tôi thấy QLGD đều được hiểu: “QLGD là quá trình tác động
có định hướng của người quản lý làm cho đối tượng quản lý là quá trình giáo dục nhưmột hệ thống được vận hành phù hợp với quy luật, nguyên lý giáo dục để đạt tới mụctiêu giáo dục đã được xác định” Dù định nghĩa QLGD được phát triển bằng hình thứcngôn ngữ khác nhau nhưng đều coi đối tượng quản lý là quá trình giáo đục như là một
hệ thống và chủ thể quản lý tác động vào hệ thống đó nhằm làm cho quá trình giáo dụchướng tới mục đích giáo dục đã đặt ra Như vậy khoa học QLGD giống như khoa họcquản lý nói chung nên có đầy đủ các chức năng chung của khoa học quản lý Song sảnphẩm đặc thù của QLGD là nhân cách con người, vì vậy trong quá trình tác động củacác chủ thể QLGD đến đối tượng là tình cảm, tâm lý đến con người (giáo viên, học sinh)đến các cơ sở giáo dục (nhà trường) và các lực lượng khác trong xã hội có tham gia làmcông tác giáo dục lại mang những đặc trưng riêng Có như vậy mới nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục của Đảng là xây dựng nhân cách con người Việt Nam XHCN
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
Quản lý trường học về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xãhội Ở đây không chỉ đơn giản thực hiện việc phân công, phân phối các lực lượng, cácmối quan hệ mà là các vấn đề tác động có tổ chức sư phạm có tính hướng đích đến toàn
bộ các mặt của quá trình giáo dục Vì vậy có thể xem quản lý trường học vừa có bảnchất xã hội, vừa có bản chất sư phạm Cho nên khi thực hiện quản lý trường học củamình, các nhà quản lý (chủ thể quản lý) phải kết hợp hài hoà các khoa học như: giáo dụchọc, xã hội học, tâm lý học, khoa học quản lý, điền khiển học Hoạt động dạy và học làhoạt động cơ bản nhất chủ yếu nhất trong các nhà trường hiện nay Như vậy quản lýtrường học thực chất là quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Có thểhiểu quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý, có hướng đích
Trang 24của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, các lực lượng xã hội trong vàngoài trường, nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào viêc hoàn thành cóchất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến.
Nhà trường được thừa nhận là một thiết chế chuyên biệt của xã hội để đào tạogiáo dục con người Nhà trường có mục đích rõ ràng, được tổ chức chặt chẽ được cungứng các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của mình Khi nhà trường thực hiện chức nănggiáo dục trong một xã hội cụ thể, người ta thấy được bản chất giai cấp và bản sắc vănhoá thể hiện trong toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường Ở nước ta, hệ thống giáodục quốc dân bao gồm nhiều bậc học Luật giáo dục đã quy định: “Các cấp học và trình
độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ vàmẫu giáo; giáo dục THPT có tiểu học, trung học cơ sở, THPT; giáo dục nghề nghiệp cótrung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học và sau đại học”[32] .Ở mỗi bậchọc đều được phân cấp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể và bao gồm nhà trườngcủa bậc học đó Như vậy nhà trường là thành phần cơ bản của hệ thống giáo dục Nhàtrường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục tiêu giáo dục.Chất lượng giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy nói đến QLGD là phảinói đến quản lý nhà trường Việc cốt lõi của quản lý nhà trường là quản lý hoạt độngdạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Quản lý nhà trường khác với quản lýcác lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, đây không đơn thuần là thực hiện sự phân côngphối hợp các mối quan hệ mà là quá trình tác động có tổ chức sư phạm có tính hướngđích đến toàn bộ các mặt của quá trình giáo dục Người HT trong nhà trường vừa là nhàquản lý, vừa là nhà lãnh đạo Có nghĩa là HT phải đảm nhận đồng thời hai chức năng:lãnh đạo và quản lý Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý nhà trường là hoạt độngcủa các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng caohiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [37]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là vận hành theo nguyên lý giáodục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệtrẻ và từng học sinh” [12]
Tóm lại: Nhà trường là thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nên quản lý nhàtrường được hiểu như một bộ phận quan trọng của QLGD Thực chất của quản lý nhàtrường là đưa các hoạt động của nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu giáo dục
Trang 25Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chungcủa quản lý, đồng thời lại mang những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục Do đóquản lý nhà trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý của quản lý nói chung và QLGDnói riêng Trong nhà trường, quản lý nhà trường chủ yếu hướng đến quản lý con người.
Do đó quản lý trường học là tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo) đến cán bộ,giáo viên, học sinh nhằm phát huy các nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường
Trường THPT là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc THCScủa hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn THPT Trường trung học có
tư cách pháp nhân và có con dấu riêng Giáo dục THPT được thực hiện trong ba nắmhọc, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi
Trường THPT có nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 của Điều lệ THPT “Tổ chứcgiảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trunghọc” do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành [5].; Tiếp nhận học sinh vận động học sinh bỏhọc đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vicộng đồng theo quy định của Nhà nước; quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh, quản
lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạtđộng giáo dục; Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định củapháp luật” [6]
Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các mônhọc bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục trung học cơ sở,THPT do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành [5] Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp donhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục tổ chức trên cơ sở phù hợp với đặc điểmsinh lý lứa tuổi học sinh.Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn THPT và có những hiểu biếtthông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân đểlựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động Nội dung giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nộidung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục THPT Ngoài nội dungchủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức THPT, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp chomọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp
Trang 26ứng nguyện vọng của học sinh Phương pháp giáo dục THPT phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điếm của từng lóp học,môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh.
Trong mỗi cơ sở giáo dục, người thầy được coi là linh hồn của mọi hoạt động.Giáo dục càng đổi mới và phát triển thì vai trò của người giáo viên lại càng quan trọng.Quản lý nhà trường thực chất là quản lý con người, trong đó quan trọng nhất là quản lýđội ngũ Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên THPT có những đặc thù riêngbiệt Tác giả Trần Kiểm đã chỉ ra [18].: Lao động của giáo viên được chuyên môn hoácao Đối tượng chủ yếu của lao động sư phạm là học sinh phần lớn từ 15-17 tuổi.Phương tiện lao động chủ yếu là tinh thần - nhân cách người thầy Phân biệt giữa laođộng trên lớp và lao động bên ngoài không hoàn toàn tách bạch Mặt kinh tế của hoạtđộng gắn liền với mặt giáo dục Hiệu quả là hiệu suất lao động của người giáo viên, làchất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo
Như vậy: Trong trường THPT, lao động của giáo viên được chuyên môn hoá cao,nên quản lý chuyên môn phải tổ chức theo các tổ, nhóm chuyên môn quản lý tổ, nhómchuyên môn là hoạt động quản lý mang tính đặc thù ở trường THPT
1.2.2 Khái niệm về tổ chuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn tr ong trường trung học phổ thông
1.2.2.1 Tổ chuyên môn
Theo Điều 16 - Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấphọc quy định về tổ chuyên môn như sau [6]:
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết
bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn họchoặc nhóm môn học Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó chịu
sự quản lý của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.Trong các nhà trường tổ chuyên môn được kiện toàn sau mỗi năm học, căn cứ vào tìnhhình cụ thể của nhà trường mà hiệu trưởng quyết định tổ chuyên môn cho phù hợp
Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục,phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học củanhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các
Trang 27thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đề xuất khen thưởng, kỷluật đối với giáo viên
Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần” [5], [6]: Tổ chuyên môn là nơi thựchiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của BộGiáo dục, Sở Giáo dục, địa phương và của nhà trường về giáo dục
Cơ cấu tổ chuyên môn tốt nhất là gồm những giáo viên có cùng chuyên môn Nếu
số giáo viên quá ít, có thể ghép tổ chuyên môn song phải chú ý tới những môn gần nhau
về kiến thức như các môn tự nhiên, các môn xã hội Tổ chuyên môn cần có kế hoạchhoạt động từ đầu năm học, khi lập kế hoạch cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhàtrường, thời gian biểu sinh hoạt chuyên môn sắp xếp tạo điều kiện cho số thành viêntrong tổ tham gia đông nhất
Như vậy, với chức năng và nhiệm vụ trên cho thấy tổ chuyên môn là tế bào rấtquan trọng trong quá trình hoạt động giáo dục của nhà trường Vì vậy, hiệu trưởng quản
lý tốt được tổ chuyên môn thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường
1.2.2.2 Hoạt động của tổ chuyên môn
Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường, hoạtđộng này có vai trò quyết định đến chất lượng của nhà trường Hoạt động của tổ chuyênmôn hàng năm phải bám sát nội dung, chương trình dạy học theo quy định của Bộ Giáodục, Sở Giáo dục và của nhà trường
Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học bao gồm: tổ chức hoạt độnggiảng dạy của giáo viên ở trên lớp theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục; tổchức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho học sinh khá và giỏi (ôn thi họcsinh giỏi thi cấp tỉnh) và phụ đạo học sinh yếu, kém theo quy định của Bộ, Sở và nhàtrường; tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy
và học trong nhà trường; tổ chức và theo dõi đánh giá hoạt động tự học tự bồi dưỡnghoặc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên hoặc theodõi định kì; tổ chức các hoạt động thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp tổ, tuyển chọnnhững giáo viên có chuyên môn tốt nhất để dự thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh;Ngoài hoạt động tổ chuyên môn các thành viên trong tổ chuyên môn còn tham gia cáccông tác khác như: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, công tác chủ nhiệm,…
Như vậy, hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường có vai trò quyết địnhđến sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung Hoạtđộng của tổ chuyên môn là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học trongcác nhà trường hiện nay
Trang 28Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của họcsinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt động dạy cóchức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định Cóthể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của thầy, làm nhiệm vụ truyềnthụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
b Hoạt động học của học sinh:
Là quá trình tự điều khiển chiếm lĩnh khái niệm khoa học, học sinh tự giác, tíchcực dưới sự điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Hoạt động họccũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoahọc một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bảnthân Hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thốngnhững kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách củabản thân Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại songsong và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quảhoạt động học của học sinh không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy và kết quảhoạt động dạy của thầy không thể tách rời kết quả học tập của học sinh
c Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
Bằng kế hoạch định sẵn hiệu trưởng nhà trường làm rõ một số nội dung của hoạtđộng này cho các tổ trưởng nắm bắt, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin
Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng
Nội dung, hình thức bồi dưỡng bao gồm các hình thức: Thường xuyên, tại chỗ:thăm lớp, dự giờ; thực tập, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi; tổ chức các chuyên
đề thiết thực Không thường xuyên: tham gia các lớp, các khóa đào tạo bồi dưỡng; tự bồidưỡng
Cung cấp các điều kiện về văn bản, cơ sở vật chất, cơ chế thực hiện - Tổ chứcđánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch áp dụng trong đơn vị tổ: xác định đối tượng, nội dung hìnhthức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện tổ
Thực hiện giao khoán cho nhóm, cá nhân các nội dung bồi dưỡng cụ thể vànhiệm thu theo lịch thời gian quy định
Đề xuất với hiệu trưởng về các nội dung nhân sự cần tham gia trong các chươngtrình bồi dưỡng không thường xuyên
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học trong năm học và dài kỳ
Trang 29Xác định các đề tài cần thiết ứng dụng thực tế tại trường Thống kê số lượng đềtài cần có giao cho các đơn vị tổ chuyên môn Ủng hộ các đề tài quy mô cấp tỉnh
Cung cấp lý luận viết sáng kiến kinh nghiệm bằng hình thức tự lên lớp hoặcchuyên gia lên lớp tập huấn cho tổ trưởng và giáo viên toàn trường
Hỗ trợ các điều kiện: tư liệu, thời gian khảo sát, kinh phí… trong quá trình thựcthi theo đề xuất của đơn vị tổ
Tổ chức đánh giá kết quả của Hội đồng khoa học và báo cáo kết quả, giới thiệunhững sáng kiến kinh nghiệm tốt lên Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, công nhận
Tổng kết đánh giá quá trình, thông báo kết quả sáng kiến kinh nghiệm và khenthưởng; đồng thời triển khai, phổ biến áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm
Nhận kế hoạch chung và xây dựng chương trình của đơn vị tổ Đề xuất báo cáonhững kiến nghị của đơn vị tổ yêu cầu trợ giúp
Xác định các đề tài cho giáo viên lựa chọn, đăng ký đề tài để viết thông qua hộithảo của tổ Chú trọng giải pháp cho nhóm tác giả cùng thực hiện
Xây dựng nhóm tác giả, hướng dẫn quy trình phối hợp cùng thực hiện đề tàitrong đó có chủ đề tài và đồng tác giả và nhóm phản biện cùng nghiên cứu đề tài
Trao đổi, góp ý, hoàn chỉnh đề cương sáng kiến kinh nghiệm bằng hội thảochuyên đề có sự phản biện của nhóm phản biện
Tổ chức báo cáo văn bản hoàn thiện tại đơn vị tổ, hoàn thiện lần cuối
Tổ chức đánh giá sáng kiến kinh nghiệm theo mẫu chấm quy định và quyết địnhcác sáng kiến kinh nghiệm được nộp lên Hội đồng khoa học cấp trường, cấp Sở
d Kiểm tra, đánh giá kết quả
Một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý là kiểm tra Nhờ có kiểm tra,đánh giá mà quá trình quản lý của hiệu trưởng được khép kín và được điều chỉnh kịpthời
Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọng các vấn đề: tiến độ thựchiện chương trình dạy học, phát hiện các vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh; chất lượnggiáo án và giờ dạy trên lớp; giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra,chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lượng có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạchhay không đúng kế hoạch
Các nội dung kiểm tra: việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục;việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; việc thực hiện các chuyên đề của tổ; nền nếpsinh hoạt chuyên môn của tổ; việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá
Hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện: kiểm tra tất cả các khâu, các hoạt độngcủa giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng của các hoạt động;kiểm tra chuyên đề: kiểm tra một mảng hoạt động nào đó như việc đổi mới phương phápdạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học…
Đánh giá kết quả: Việc đánh giá kết quả phải bám vào các tiêu chuẩn đã được
Trang 30quy định như đánh giá, xếp loại giờ dạy; đánh giá, xếp loại hồ sơ, giáo án; đánh giá, xếploại giáo án điện tử Đánh giá đúng kết quả sẽ giúp cho giáo viên, tổ chuyên môn xácđịnh được chất lượng hoạt động của mình đang ở mức độ nào, thấy rõ được những hạnchế cần khắc phục để điểu chỉnh
Việc kiểm tra các hoạt động chuyên môn của giáo viên phải được tiến hành đa dạngtrên cơ sở phối kết hợp các hình thức dự giờ thăm lớp, kiểm tra giáo án, sổ sách chuyênmôn, kiểm tra có thông báo trước và kiểm tra đột xuất Mặt khác kiểm tra luôn luôn điđôi với nhắc nhở rút kinh nghiệm làm cho người được kiểm tra nhận thấy rõ những ưuđiểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế cần khắc phục và phương hướng phấn đấu
1.2.3 Khái niệm về giải pháp, giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
1.2.3.1 Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thểnào đó” [36] Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổichuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống…nhằm đạt được mục đích.Giải pháp là tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất một vấn đề nào đó Giải pháp thíchhợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn
1.2.3.2 Giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Nhà trường có nhiệm vụ: “Tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục
khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục" [6] Điều đó có nghĩa là quản lý nhà trường
chủ yếu là quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác Trong đề tài nàychúng tôi đi sâu một khía cạnh quản lý của HT về hoạt động dạy học, một hoạt động chủyếu của TCM trong nhà trường Để làm tốt nhiệm vụ quản lý, HT thực sự phải là conchim đầu đàn trong tập thể sư phạm HT phải am hiểu việc giảng dạy, nắm vững chươngtrình các môn học, nắm vững đặc trưng của từng bộ môn Nhạy bén nắm bắt sự đổi mớinội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là thường xuyên cập nhật kiếnthức và thành tựu khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, khoa học giáo dục để chỉđạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện và học tập những điển hình tiên tiến, phù hợpvới hoàn cảnh điều kiện nhà trường HT phải có năng lực tổ chức điều hành chỉ đạo cácTCM thực hiện tốt chức năng nhiêm vụ của mình, từ đó nâng cao chất lượng hoạt độngTCM, thúc đẩy quá trinh dạy học trong nhà trường, làm cho chất lượng dạy học ngày
Trang 31càng được nâng cao Nội dung quản lý TCM trong nhà trường tập trung vào các nộidung chủ yếu sau:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch TCM
- Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn trong trường THPT
- Quản lý nội dung sinh hoạt TCM
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá các hoạt động của TCM
- Quản lý đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của TCM
1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
1.3.1 Đặc trưng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường Hoạtđộng này có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường Hoạt động quản
lý của TCM trước hết là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM Kế hoạch phải bám sátnội dung chương trình, theo đúng quy định của BGD&ĐT, SGD&ĐT và của nhàtrường TCM là nơi thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước, của bộ, sở, địa phương và của nhà trường về giáo dục, TCM là nơi thực hiện mọiquá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhàtrường Chính vì vậy mà HT quản lý được hoạt động TCM thì sẽ nâng cao chất lượngdạy và học trong nhà trường TCM là đầu mối quản lý mà hiệu trưởng dựa vào đó đểquản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhung cơ bản nhất là hoạt động giáo dục,dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên Không những thế TCM còn là nơi tập hợp,đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoànthành tốt nhiệm vụ Như vậy bên cạnh việc quản lý nhân sự về mặt hành chính, hoạtđộng của TCM chủ yếu là quản lý chuyên môn nghiệp vụ
Quản lý của TCM trong trường học gồm những hoạt động cơ bản sau:
Tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn Đảm bảo hoạt động giảng dạy của cácgiáo viên ở trên lớp theo phân phối chương trình, theo các quy định của Bộ giáo dục.Sinh hoạt chuyên môn theo quy định
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập của học sinh khá,giỏi (như ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học) và phụ đạo học sinh yếu kém theo quyđịnh của các cơ quan quản lý
Trang 32Tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp giảng trong đó có nội dung sử dụngthiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học đê nâng cao chất lượng dạy và họctrong nhà trường.
Tổ chức và theo dõi, đánh giá hoạt động tự học, tự bồi dưỡng hoặc chia sẻ, traođổi kinh nghiệm bằng sinh hoạt chuyên môn thường xuyên hoặc định kỳ theo chươngtrình của BGD&ĐT, đồng thời viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy hàng nắm, tổ chứchoạt động ngoại khoá
Ngoài hoạt động TCM các thành viên trong TCM còn tham gia các công tác khácnhư: công tác đoàn thể, công tác chủ nhiệm lớp, cộng tác phối hợp chặt chẽ với cha mẹ
HS, với tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh….0 để giúp đỡ học sinh thamgia các hoạt động tập thể
1.3.2 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng là tác động có mục đích củahiệu trưởng để chỉ đạo, điều khiển tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của tổ nhằmđạt được mục tiêu dạy học và giáo dục theo từng năm học
Muốn quản lý tốt được hoạt động của tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải am hiểutường tận việc giảng dạy, nắm vững nội dung chương trình các môn học, nắm vững đặctrưng phương pháp giảng dạy từng bộ môn Thường xuyên nắm bắt và cập nhật các kiếnthức và thành tựu về đổi mới phương pháp dạy học để chỉ đạo tập thể giáo viên nhàtrường thực hiện Người hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và điều hành để chỉ đạocác tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn từ đónâng cao hoạt động tổ chuyên môn thúc đẩy chất lượng dạy học Hiệu trưởng không trựctiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn mà thông qua tổ trưởng chuyên môn.Tất cả các nhiệm vụ chuyên môn của tổ triển khai đến giáo viên đều thông qua tổtrưởng Có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Q uản lý hoạt động tổ CM ở trường THPT
BAN GIÁM HIỆU
NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
Trang 331.3.2.1 Chỉ đạo lập kế hoạch tổ chuyên môn trong năm học
Việc lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn là khâu vô cùng quan trọng trongquy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn Lập ra kế hoạch hoạt động giúp cho tổ bámsát được mục tiêu nhiệm vụ hàng năm, mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, mục đích cần đạt vàcác chỉ tiêu cần phấn đấu Hơn thế nữa kế hoạch hoạt động vạch ra cho tổ chuyên môncác giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học,mang tính khả thi cao
Hàng năm khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường,hiệu trưởng cần chú trọng đến chỉ đạo các tổ chuyên môn trong trường xây dựng kếhoạch hoạt động tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợpvới khả năng của tổ
Hiệu trưởng cần duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý quátrình thực hiện kế hoạch đó
1.3.2.2 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn
- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội dung, chươngtrình dạy học và giáo dục
+ Về mục đích: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội
dung, chương trình dạy học và giáo dục để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạchthực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của cá nhân đúng hướng, đủ và đúng theo cácquy định Việc tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững mục tiêu giáo dục ở đây là muốnnói đến mục tiêu giáo dục của địa phương, xây dựng phù hợp với tình hình và điều kiệnthực tế
+ Về nội dung: Phổ biến mục tiêu giáo dục của Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng
theo từng năm học; phổ biến nội dung chương trình dạy học và giáo dục của từng môn họccấp học (những chỉ đạo mới của cấp trên); những yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹnăng và các yêu cầu về giáo dục nhân cách học sinh; những thuận lợi và khó khăn của đơn
vị trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp khắc phục
+ Về hình thức: Tổ chức theo hình thức hội nghị cho toàn bộ cán bộ, giáo viêncủa đơn vị; tổ chức dưới hình thức hội nghị, hội thảo để tập hợp các ý kiến tham vấn; tổchức cho đội ngũ giáo viên học tập, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học + Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp
+ Lập kế hoạch cụ thể theo thời gian; tuần, tháng, học kỳ, năm học
Trang 34+ Nội dung thực hành cần xác định một cách cụ thể dựa trên nhu cầu và đòi hỏixuất phát từ thực tiễn của giáo viên, được các tổ nhóm chuyên môn bàn bạc, xây dựngsao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và yêu cầu của chương trình mới
+ Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình hoạtđộng: xác định những yêu cầu đổi mới, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới,lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm
- Tổ chức các đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp theo tinh thần đổi mớiphương pháp dạy học, thường xuyên mời giáo viên giỏi trong cụm hoặc mời các chuyên gia
về dự giờ trao đổi Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phongtrào và chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổimới nói trên thông qua vai trò của tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt thông qua việc tăngcường hoạt động của thanh tra chuyên môn nhà trường Kết hợp giữa đánh giá của cánhân, của tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu về tình hình chất lượng thực hiện đổimới phương pháp dạy học trong tập thể tổ, nhóm và mỗi giáo viên Đồng thời, hiệutrưởng phải kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo định kỳ, từng tháng hoặc độtxuất
1.3.2.3 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn
Một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý là kiểm tra Nhờ có kiểm tra,đánh giá mà quá trình quản lý của hiệu trưởng được khép kín và được điều chỉnh kịpthời Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọng các vấn đề: Tiến độ thựchiện chương trình dạy học, phát hiện các vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh; chất lượnggiáo án và giờ dạy trên lớp; giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra,chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lượng có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạchhay không
Các nội dung kiểm tra: việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáodục; việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; việc thực hiện các chuyên đề của tổ; nềnnếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá
Hình thức kiểm tra: kiểm tra toàn diện: Kiểm tra tất cả các khâu, các hoạt độngcủa giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng của các hoạt động;kiểm tra chuyên đề: kiểm tra một mảng hoạt động nào đó như việc đổi mới phương phápdạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học…
Đánh giá kết quả: Việc đánh giá kết quả phải bám vào các tiêu chuẩn đã được
Trang 35quy định như đánh giá, xếp loại giờ dạy; đánh giá, xếp loại hồ sơ, giáo án; đánh giá, xếploại giáo án điện tử Đánh giá đúng kết quả sẽ giúp cho giáo viên, tổ chuyên môn xácđịnh được chất lượng hoạt động của mình đang ở mức độ nào, thấy rõ được những hạnchế cần khắc phục để điểu chỉnh Mặt khác kiểm tra luôn luôn đi đôi với nhắc nhở rútkinh nghiệm làm cho người được kiểm tra nhận thấy rõ những ưu điểm để tiếp tục pháthuy, những hạn chế cần khắc phục và phương hướng phấn đấu.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đưa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiếnlược
Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, hiệu trưởng cũng cần có trình độ quản lýnhất định Ít nhất hiệu trưởng phải được đào tạo về công tác quản lý chương trình batháng Có trình độ quản lý, hiệu trưởng nắm được quy trình, nội dung quản lý từ đó cụthể hoá được các công việc cần làm trong quá trình quản lý Có trình độ quản lý thì mớithực hiện được một cách có chất lượng công tác quản lý của mình và thể hiện đượcnhững việc đã làm được thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý
Hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị Hiểu và thông suốt đường lối chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tácquản lý Khi hiệu trưởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trườngthực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và
Nhà nước
- Mối quan hệ giữa Ban giám hiệu và các bộ phận chức năng trong nhà trường:Ban giám hiệu và các bộ phận có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vận động tổ chức phongtrào quần chúng cán bộ công chức, học sinh và người lao động trong nhà trường thựchiện tốt các chủ trương, Nghị quyết và đường lối của Đảng, các chính sách , pháp luậtcủa nhà nước Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Sở
Giáo dục & Đào tạo đề ra
Ban giám hiệu và các tổ chức quán triệt đến đội ngũ giáo viên, học sinh các vănbản pháp quy của Nhà nước, động viên và giáo dục đội ngũ nghiêm túc thực hiện, đồng
Trang 36thời giám sát việc thực hiện trong nhà trường Kết hợp khen thưởng, kỷ luật kịp thời.Chế độ làm việc, thông tin báo cáo phải nhanh chính xác và đảm bảo công bằng kháchquan vô tư, không được cửa quyền Từ đó xây dựng một cơ quan đoàn kết, dân chủ.
- Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn là cấptrung gian triển khai thực hiện các nội dung mà hiệu trưởng yêu cầu đến giáo viên trong
tổ Tổ trưởng phải có chuyên môn chắc chắn, có uy tín trong tổ Nếu năng lực
chuyên môn của tổ trưởng không hơn hẳn các thành viên trong tổ thì việc điều hành tổthực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vừa gặp khó khăn vừa không có chất lượng
Năng lực quản lý của tổ trưởng thể hiện thông qua cách thức tổ chức cho tổ thựchiện các hoạt động chuyên môn Có rất nhiều hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thểcao như: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy chuyên đề;xây dựng tham luận chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề; làm đồ dùng dạy học…
Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng đề xuất, tham mưu, tham vấn cho hiệu trưởngkhi xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn Đề xuất các
biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ một cách hợp lý
- Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ giáo viên: Đa số giáo viên có
tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , đạo đức trong sáng, yêu nghề
Tuy nhiên, bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũithương yêu , hết lòng vì học sinh, thì có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh.Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc củamình vẫn còn mốt số giáo viên chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thíc
h ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay V ẫn có một vàithành viên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, như tư tưởng cá nhân vẫn còn lấn
át tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền lợi, thường gắn nhiệm vụ với hưởng thụ , trảcông
- Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm: đây là một tồn tại nhức nhối, là bàitoán nan giải mà mấy năm vừa qua, các nhà trường THPT đã tập trung để giải quyết.Tuy có gặt hái được một số thành tựu nhưng rõ ràng nó chưa đáp ứng được yêu cầu đổimới của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai
Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự phát triểnnhanh về số lượng Về trình độ đào tạo, phải 100% đạt chuẩn Càng về sau số giáo viên(sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu, hạn chế học hỏi
Điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi tỉnh và xếp loại chuyên môn loại khá,giỏi tỉ lệ thấp Qua dự giờ thường kỳ, qua các đợt thao giảng , sinh hoạt chuyên môn các
Trang 37nhà trường THPT đều nhận thấy: Rất nhiều giáo viên nhất là số giáo viên mới vào nghềchất lượng giảng dạy quá thấp, như: lúng túng về phương pháp giảng dạy và giáo dục,
kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng Trongcác buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, giáo viên diễn giải, thuyết trình vu vơ, hời hợt,chiếu lệ Mặc dù phía quản lý, ban giám hiệu đã có kế h oạch, chỉ đạo sát sao, triển khai
cụ thể đầy đủ
Hầu hết giáo viên có hiểu biết về tin học, về máy tính , có thể thiết kế giảng dạybằng giáo án điện tử Nhưng đa số đều ngại thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử vìphải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc bố trí phòng học còn gặp nhiều khó khăn.Ngoài giáo viên ngoại ngữ , số giáo viên còn lại tuy đã được học trong trường đại họcnhưng khả năng về ngoại ngữ rất kém Đặc biệt số giáo viên công tác lâu năm không cóhiểu biết về tiếng Anh Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, quy trình đàotạo Trong lúc đó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương học và nâng cao trì nh độngoại ngữ cho giáo viên, bản thân giáo viên chưa có tinh thần và điều kiện tự học
Thực tế 3 trường THPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đều có truyền thống,nền nếp tốt về mọi mặt Nhưng vẫn còn một số hạn chế về quản lý hoạt động dạy vàhọc, đặc biệt là vấn đề quản lý tổ chuyên môn
1.3.3.2 Các yếu tố khách quan
- Các văn bản quy định về quan hệ, quản lý giữa ban giám hiệu và các tổ
chuyên môn: công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trườngđược thể hiện bằng; các văn bản chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trìnhgiảng dạy các bộ môn; các văn bản chỉ đạo quy định về hồ sơ, giáo án, hồ sơ quản lý tổchuyên môn; chỉ đạo các hoạt động chuyên đề từ cấp trường; tham gia các chuyên đềcấp tỉnh; định hướng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới hình thức vànền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn
- Sự quản lý của cấp trên: sở giáo dục và đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động tổchuyên môn của các nhà trường thông qua hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn và đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn các nhà trường thông quaviệc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của hiệutrưởng Sở giáo dục và đào tạo căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiệnthực tế để ra các văn bản chỉ đạo chung cho các nhà trường Trên cơ sở đó các nhàtrường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạocác tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ
Trang 38- Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn:Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượnghoạt động tổ chuyên môn Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết
bị, đồ dùng dạy học Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần cóthiết bị để khai thác thông tin đa phương tiện Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động
có chất lượng, nhà trường cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu Có phòng hội họp để sinhhoạt tổ chuyên môn định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứngdụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham giahọc tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảngdạy, khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy
Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúcđẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của tổ chuyên môn, tăng thêm
sự tự tin vào thành công của công việc Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trườngphục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn cần chú ý những vấn đề sau: Trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần được kiểm tra thường xuyên về số lượng
và chất lượng Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị mau hỏngđảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động; bố trí phòng hội họp, phònghọc bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho tổ chuyên môn chủ động sinh hoạt,nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởngcho giáo viên, tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bảnliên quan đến vấn đề nghiên cứu và đưa ra các khái niệm công cụ như: quản lý, QLGD,quản lý nhà trường, TCM, hoạt động của TCM, quản lý hoạt động TCM Đây là nhữngvấn đề rất cơ bản và cần thiết cho công tác nghiên cứu về hoạt động chuyên môn trongcác nhà trường THPT để có cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trườngTHPT
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về bản chất là quản lý việc thực hiện mụctiêu, nội dung chương trình, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý sinhhoạt khoa học, đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học, cũng như các giải pháp hỗ trợ
Trang 39THPT có vai trò to lớn trong quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn, thôngqua tổ trưởng và tập thể giáo viên để thúc đẩy các hoạt động nâng cao chất lượng giáodục và dạy học trong nhà trường.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của thành ph ố
Vinh, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Khái quát v ề đ iều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ
An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phíaBắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên
Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh
Trang 401.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208người, gồm 16 phường và 9 xã
Với vai trò là đô thị loại 1 của vùng Bắc Trung Bộ, Vinh đã có bước phát triểnnổi bật, thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá: tổng đầu tư toàn xã hộităng đáng kể, năm 2008: trên 4.500 tỷ đồng, năm 2013: 9752 tỷ đồng GDP bình quânđầu người đạt 2850 USD (59 triệu đồng), tăng trưởng kinh tế 16,4%, nhịp độ tăngtrưởng kinh tế 5 năm: 2008 - 2013: 13,7 %, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6 %, tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp cao 97,3% Đến nay, cơ sở hạ tầng đô thị Vinh đã được cải thiện
rõ nét, hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tương đối tốt, cơ cấu đất đai đô thị phân
bổ hợp lý theo quy chuẩn xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được hoàn chỉnh, nhiềumặt chưa đồng bộ nhưng được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cácngành kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ – du lịch và hỗ trợ tích cực cho kinh
tế nông – ngư; một số lĩnh vực phát triển mạnh, đã khẳng định vị trí trung tâm vùng như:giáo dục - đào tạo, quốc phòng – an ninh, khoa học công nghệ, thương mại – du lịch –dịch vụ
Vinh là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh Nghệ An: GDP thành phố chiếm 22%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 34,8%, du lịch - dịch vụ chiếm 63,5%, thu ngân sách trên địa bàn chiếm 49,8%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35,8% Trong khu vực Bắc Trung bộ, kinh tế Vinh có sự đóng góp với tỷ trọng đáng kể
Trong tương lai, quy mô thành phố Vinh được mở rộng phát triển sang các khu vực có các đô thị trung tâm: thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò nâng quy mô lên 250 km2 và mở rộng thành phố với đường biên phía đông giáp biển sẽ tạo cho Vinh một diện mạo mới, phát huy thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, một khu vực giàu tiềm năng
2.1.2 Khái quát v ề giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo thành phố Vinh không ngừng phát triển cả về sốlượng và chất lượng Cụ thể: năm học 1982-1983, toàn thành phố có 15 trường phổthông cơ sở, 629 lớp với 31 244 học sinh và 976 cán bộ, giáo viên Bậc học THPT có 3trường gồm 69 lớp với 3318 học sinh và 209 giáo viên Đến năm học 2010-2011, thànhphố Vinh đã phát triển đầy đủ các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục.với đầy đủ các bậc học Giáo dục mầm non: 37 trường, 11723 cháu, 1072 cán bộ-giáoviên; Giáo dục tiểu học: 28 trường, 551 lớp với 18008 học sinh, 1336 cán bộ- giáo viên.Giáo dục trung học cơ sở: 24 trường, 405 lớp 15 445 học sinh, 1154 cán bộ-giáo viên;Giáo dục trung học phổ thông: 12 trường trên địa bàn thành phố Vinh, bao gồm 06trường công lập (4 trường không chuyên, 02 trường chuyên) và 06 trường dân lập, tổng
số 320 lớp với 14 145 học sinh, 945 cán bộ- giáo viên Ngoài ra, còn có 2 trung tâm giáo