1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại

125 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN VĂN QUỲNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN VĂN QUỲNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 60 14 01 11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRUNG NGHỆ AN, 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Trung đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Toán, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh và phòng Tổ chức Cán bộ, trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Phú, Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Đồng Xoài , Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cùng bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm. Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo và các bạn. Nghệ An, tháng 6 năm 2014 Tác giả Trần Văn Quỳnh DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DHPH Dạy học phân hóa GV Giáo viên GDPT Giáo dục phổ thông HĐ Hoạt động HS Học sinh mp Mặt phẳng Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTTQ Phương trình tổng quát PTTS Phương trình tham số PTCT Phương trình chính tắc SGK Sách giáo khoa TCN Trước công nguyên THPT Trung học phổ thông tr Trang vtcp Vectơ chỉ phương vtpt Vectơ pháp tuyến MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ………………………………… 4. Giả thuyết khoa học ………………………………………………… 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………… 6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………. 7. Đóng góp của luận văn ……………………………………………… 8. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………… Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI …………………………………… 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………. 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ………………………………… 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam …………………………………. 1.1.3. Một số nhận định ……………………………………………… 1.2. Dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông …………… 1.2.1. Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa ……………………… 1.2.2. Những yêu cầu trong dạy học phân hóa ………………………… 1.2.3. Những cấp độ và hình thức dạy học phân hóa ………………… 1.3. Dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại ………………………………………………………. 1.3.1. Dạy học phân hóa nội tại ……………………………………… 1.3.2. Nguyên tắc dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại …… 1.3.3. Quy trình dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại …… 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại ……………………………………………………………… 1 1 2 3 3 3 3 4 4 5 5 5 8 10 12 12 12 16 17 17 21 21 25 28 1.4. Kết luận chương 1 ……………………………………………… Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI ………………………………………………………………. 2.1. Khái quát chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian ở lớp 12 Trung học phổ thông ……………………………………………… 2.1.1. Nội dung chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 Trung học phổ thông ………………………………………………… 2.1.2. Một số khó khăn của học sinh trong học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 trung học phổ thông ……………………… 2.2. Khảo sát thực trạng dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại hiện nay ………………… 2.2.1. Mục tiêu, phương pháp và nội dung khảo sát ………………… 2.2.2. Công cụ khảo sát ……………………………………………… 2.2.3. Tổ chức khảo sát ……………………………………………… 2.2.4. Kết quả khảo sát ………………………………………………… 2.3. Kết luận chương 2 ……………………………………………… Chương 3. DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI …………… 3.1. Định hướng dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại …………………………………………………………… 3.1.1. Định hướng dạy học 3.1.2. Đề xuất cách thức điều hành các hoạt động của học sinh trong giờ dạy học phân hóa ………………………………………………… 3.2. Dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại trong 29 29 29 31 35 35 37 38 38 43 44 44 44 45 47 các tình huống điển hình …………………………………………… 3.2.1. Dạy học khái niệm theo hướng phân hóa nội tại ……………… 3.2.2. Dạy học định lí theo hướng phân hóa nội tại …………………… 3.2.3. Dạy học quy tắc, phương pháp theo hướng phân hóa nội tại …… 3.2.4. Dạy học giải bài tập theo hướng phân hóa nội tại ………………. 3.3. Kết luận chương 3 ……………………………………………… Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM …………………………… 4.1. Mục đích thực nghiệm 4.2. Nội dung thực nghiệm …………………………………………… 4.3. Tổ chức thực nghiệm ……………………………………………. 4.4. Kết quả thực nghiệm …………………………………………… 4.4.1. Đánh giá định tính ………………………………………………. 4.4.2. Đánh giá định lượng …………………………………………… 4.5. Kết luận chương 4 ……………………………………………… KẾT LUẬN …………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… PHỤ LỤC …………………………………………………………… 47 59 68 79 92 93 93 93 95 95 95 97 99 100 101 104 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó xác định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân". Cùng với việc thay đổi về nội dung cần có sự thay đổi căn bản về PPDH. Mục 2, Điều 28, Chương I, Luật Giáo dục đã quy định: “PPDH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS”. Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, DHPH là xu thế tất yếu của giáo dục nước ta. DHPH có bản chất nhân văn, dân chủ, nhằm đạt sự cân bằng trong giáo dục, đáp ứng đặc thù của địa phương, hướng đến môi trường học tập mới, trong đó người học tùy theo năng lực, đặc điểm cá nhân, có được cơ hội lựa chọn để phát triển. Do trong học tập, mỗi HS có một năng lực tiếp nhận và xử lý vấn đề khác nhau. Nhưng thực tiễn ở các trường phổ thông hiện nay, đa số các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi đối tượng HS. GV cung cấp kiến thức dưới dạng có sẵn, thiếu sự phân hóa. Do đó, không phát huy được tối đa năng lực cá nhân của từng HS; chưa kích thích được tính tích cực, chủ động của HS trong việc chiếm lĩnh tri thức, dẫn đến chất lượng không cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Vì vậy, cần 1 phải tổ chức DHPH nhằm tạo động lực thúc đẩy học tập cho mọi đối tượng HS trong cùng một lớp học. Một trong những biện pháp DHPH phổ biến hiện nay là DHPH theo hướng nội tại nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. Trong chương trình môn Toán ở trường THPT, chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian có vai trò quan trọng trong hình thành kiến thức toán phổ thông cho HS. Tuy nhiên, số tiết dạy cho chủ đề này còn ít, hơn nữa tính trừu tượng cao, lượng kiến thức và kĩ năng nhiều vì phải tiếp thu, kế thừa kiến thức hình học phẳng, hình học không gian mà các em đã được học trước đó. HS trong cùng một lớp học tiếp thu kiến thức chủ đề này không đồng đều, do đó việc tổ chức dạy học theo hướng phân hóa nội tại khi dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn Toán lớp 12 THPT. Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu việc tổ chức DHPH trong dạy học toán cho HS với nhiều hướng tiếp cận, chủ đề khác nhau, chẳng hạn: Nguyễn Thụy Phương Trâm [21], Nguyễn Quang Trung [23], Phạm Thị Mộng Tường [25]… Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung đi sâu phân tích nội dung chương trình chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian để tiến hành xây dựng các tình huống điển hình theo hướng phân hóa nội tại cho HS THPT. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo hướng phân hóa nội tại ở trường THPT, trên cơ sở đó đề xuất các tình huống điển hình dạy học theo hướng phân hóa nội tại chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hình học cho HS lớp 12 THPT. 2 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng các tình huống điển hình dạy học theo hướng phân hóa nội tại và phương thức sử dụng trong dạy học môn Toán cho HS THPT hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho HS lớp 12 THPT Việt Nam hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở nội dung chương trình quy định, nếu GV tổ chức dạy học theo hướng phân hóa nội tại chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho HS lớp 12 thì có thể phát huy tính tích cực học tập của các đối tượng HS ở trình độ khác nhau trong cùng lớp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo hướng phân hóa nội tại ở trường THPT. 5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng dạy học theo hướng phân hóa nội tại ở một số trường THPT trên một số địa bàn và tìm nguyên nhân của thực trạng đó. 5.3. Phân tích nội dung chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian, xây dựng các tình huống điển hình dạy học theo hướng phân hóa nội tại cho chủ đề này cho HS THPT. 5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các tình huống đã xây dựng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu về cơ sở lý luận dạy học bộ môn Toán cùng các tài liệu có liên quan đến đề tài như: SGK, sách bài tập, tạp chí khoa học… 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành dự giờ, thăm lớp, khảo sát để đánh giá thực trạng dạy học theo hướng phân hóa nội tại trong dạy học môn Toán ở trường THPT hiện nay. 3 [...]... điển hình dạy chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian theo hướng phân hóa nội tại 29 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI 2.1 Khái quát chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian ở lớp 12 Trung học phổ thông 2.1.1 Nội dung chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 Trung học phổ thông a)... luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại Chương 2: Cơ sở thực tiễn dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho HS lớp 12 THPT theo hướng phân hóa nội tại Chương 3: Dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho HS lớp 12 THPT theo hướng phân hóa nội tại Chương 4: Thực nghiệm sư phạm Luận... giao lưu gây tác động qua lại trong những 19 người học Thể hiện ở sơ đồ sau: Ra bài tập phân hóa - Phân bậc - Số lượng phân hóa Hoạt động của học sinh Tác động qua lại giữa các học trò - Thảo luận trong lớp - Học theo cặp - Học theo nhóm Điều khiển phân hóa của thầy giáo - Phân hóa mức độ độc lập hoạt động của trò - Quan tâm cá biệt Sơ đồ 1.1: Pha dạy học phân hóa + Ra bài tập phân hóa: Để những HS... cập, hạn chế trong dạy học theo hướng phân hóa nội tại ở trường THPT hiện nay Đồng thời phát hiện được nguyên nhân của các bất cập, hạn chế đó 7.3 Đề xuất tổ chức dạy học các tình huống điển hình theo hướng phân hóa nội tại chủ để Phương pháp tọa độ trong không gian, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT nói riêng và góp phần thực hiện thành công mô hình DHPH hiện tại và tương lai 8 Cấu... “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá cho ta, chứ không phải là để khoe với người Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình” Theo ông, đã không học thì thôi chứ đã học thì phải: Học cho rộng, học cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức Có điều không học nhưng đã học điều gì thì phải học cho kỳ được Có điều không. .. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 7 Đóng góp của luận văn 7.1 Trên cơ sở lý luận về dạy học theo hướng phân hóa nội tại, luận văn đã cụ thể hóa, làm rõ hơn quan điểm dạy học theo hướng phân hóa nội tại ở trường THPT 7.2 Chỉ ra được những bất cập, hạn chế trong dạy. .. học môn Toán ở trường Trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại 1.3.1 Dạy học phân hóa nội tại a) Quan điểm xuất phát Việc DHPH nội tại xuất phát từ những quan điểm sau: + Yêu cầu xã hội đối với HS vừa có sự giống nhau về những đặc điểm cơ bản của người lao động trong cùng một xã hội, vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng, tài năng + HS trong một lớp học vừa có sự giống nhau,... trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại trường, lớp khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau - DHPH ở cấp độ vi mô (phân hóa nội tại) , là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến đặc điểm cá nhân HS; là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và SGK Hình thức phân hóa này... tác, hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục như hỗ trợ nhà trường trong việc trang bị một số trang thiết bị phục vụ học tập hoặc tạo điều kiện cho con em có thời gian học tập,… Góp phần không nhỏ trong triển khai DHPH 12 1.2 Dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông 1.2.1 Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa Tư tưởng chủ đạo về DHPH đã được Nguyễn Bá Kim [8, tr.256] đề cập như sau: DHPH xuất... nghiệm học tập cả lớp, nhóm và học tập cá nhân f) Là một tổ chức, là những người học có mục đích đơn giản và GV cùng học đồng thời [3, tr.43] 1.3.3 Quy trình dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại Theo Lê Hoàng Hà [3, tr.44], để dạy học theo quan điểm phân hóa, trước hết GV cần phải nắm được các thông tin cơ bản về HS như: Đặc điểm, tính cách, năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình, động cơ học tập . DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI …………… 3.1. Định hướng dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian. Phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 Trung học phổ thông ………………………………………………… 2.1.2. Một số khó khăn của học sinh trong học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 trung học phổ thông. sinh trong giờ dạy học phân hóa ………………………………………………… 3.2. Dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại trong 29 29 29 31 35 35 37 38 38 43 44 44 44 45 47 các

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w