8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Quy trình dạy học môn Toán theo hướng phân hóa nội tại
Theo Lê Hoàng Hà [3, tr.44], để dạy học theo quan điểm phân hóa, trước hết GV cần phải nắm được các thông tin cơ bản về HS như: Đặc điểm, tính cách, năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình, động cơ học tập và nhu cầu của mỗi em trong lớp.
Sau khi nghiên cứu, nắm vững nội dung và yêu cầu bài học, GV lên kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài giảng sao cho có thể thu hút được tất cả các em trong lớp học tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng HS...
Tổ chức dạy học theo quan điểm DHPH theo các bước như sau:
Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy về nhu cầu,
nguyện vọng, điều kiện học tập, ...
Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc nắm vị trí môn học, mục
tiêu bài học và từ phân tích nhu cầu của HS.
thức lên lớp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, quan tâm đến các đối tượng HS.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy,
tạo nhiều cơ hội để HS thể hiện mình, giúp HS trở thành người tự tin vào chính mình.
Cũng cần phải nói thêm: Trong dạy học theo quan điểm phân hóa, cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để HS cởi mở, tự tin hơn.
Ví dụ 1.1: Ở chương trình lớp 12, trước khi dạy nội dung: Thể tích khối
chóp (mục III – Trong bài: Khái niệm về thể tích khối đa diện), GV có thể xây dựng quy trình DHPH theo hướng nội tại như sau:
Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy.
Đây là bước đầu tiên giúp GV tổng hợp được nhu cầu, kiến thức và thái độ của HS trước khi giảng dạy, qua đó thiết kế bài dạy sao cho HS dễ tiếp thu nhất, đảm bảo nội dung và hiệu quả giảng dạy tối ưu.
a) Nhu cầu, hứng thú, khả năng của HS: Với phần đa HS thì hình học không gian là thật sự khó học, các em rất ngại học, biết rằng nó rất hữu ích, thực tế nhưng tính trừu tượng cao. Các em không có kiến thức căn bản ở lớp dưới, khả năng tượng tượng có hạn. Do đó, với những em học khá, giỏi rất say mê còn các em còn lại chỉ học đơn giản để đối phó.
b) Kiến thức cũ: HS phải có các kiến thức căn bản về hình học phẳng, hình học không gian học ở lớp dưới như: Diện tích các đa giác, các định lý sin, côsin trong tam giác, quan hệ song song, quan hệ vuông góc trong không gian, …
c) Kĩ năng: HS cần phải có các kĩ năng tối thiểu như vẽ hình, “đọc hình vẽ” và khả năng tưởng tượng cao. Chẳng hạn, trong không gian mọi tam giác vuông, cân, đều, tam giác thường đều vẽ tam giác thường và không được chính xác như hình học phẳng nên khó khăn với các em trong chứng minh, tính toán.
d) Tư duy: Trong quá trình học hình học không gian các em phải có khả năng tư duy lôgic, sáng tạo, khả năng liên kết và phát hiện vấn đề.
e) Thái độ học tập: Thái độ học tập phải nghiêm túc, tỉ mỉ.
Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS.
a) Xác định nội dung bài học: Thể tích khối chóp là một nội dung quan trọng trong chương trình cũng như cung cấp kiến thức thiết thực cho HS. Nó là sự tổng hợp kiến thức hình học mà HS học được từ lớp dưới, nắm được nội dung này HS sẽ hiểu rõ hơn về bản chất hình học.
b) Xác định mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: Nắm được khái niệm về thể tích khối chóp; nắm được công thức tính thể tích của khối chóp; biết chia khối chóp thành các khối tứ diện (bằng nhiều cách).
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính thể tích khối chóp để tính được thể tích khối hộp chữ nhật, khối chóp, khối lăng trụ; kĩ năng vẽ hình, chia khối chóp thành các khối đa diện.
- Về tư duy, thái độ: Vận dụng linh hoạt các công thức vào các bài toán
liên quan đến thể tích; phát triển tư duy trừu tượng, kĩ năng vẽ hình. - Chuẩn bị của GV và HS:
+ GV: Chuẩn bị vẽ các hình trên bảng phụ, mô hình, phần mềm Cabri 3D, chuẩn bị 2 phiếu học tập.
+ HS: Ôn lại kiến thức hình chóp, lăng trụ,... đã học ở lớp 11, đọc trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, dẫn dắt đến công thức, phát vấn gợi mở, xây dựng công thức. Phát huy tính tích cực tự giác của HS.
c) Xác định nội dung kiến thức cần dạy:
- Dạy công thức: Công thức tính thể tích khối chóp: .B.h 3 1
V = trong đó B là diện tích đáy, h là chiều cao của khối chóp. Như vậy, trong công thức này, việc tính diện tích đáy là không khó vì thông thường nó là các đa giác quen thuộc như: Tam giác, tứ giác, hình vuông, chữ nhật… Khó khăn ở đây là làm
sao tính được chiều cao của khối chóp, mà muốn thế phải xác định được đâu là đường cao của khối.
- Dạy cách xác định đường cao của khối chóp: Có thể chia khối chóp làm các dạng cơ bản sau mà ta đễ dàng xác định được đường cao của khối chóp:
Dạng 1: Khối chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy.
Khối chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì đường cao của khối chóp chính là cạnh bên đó.
Dạng 2: Khối chóp có một mặt bên vuông góc với đáy.
Khối chóp có một mặt bên vuông góc với đáy thì đường cao của khối chóp chính là đường cao của mặt bên đó.
Dạng 3: Khối chóp có hai mặt bên vuông góc với đáy.
Khối chóp có hai mặt bên vuông góc với đáy thì đường cao của khối chóp chính là giao tuyến của hai mặt bên đó.
Dạng 4: Khối chóp đều.
Khối chóp đều thì đường cao của khối chóp chính là đường nối giữa đỉnh và tâm của đáy.
Dạng 5: Khối chóp có các cạnh bên nghiêng đều trên đáy.
Ta có bổ đề sau: Cho khối chóp S.A1A2...An (n = 3, 4, 5,…), S là đỉnh,
n 2 1A ...A
A là đa giác đáy thì các mệnh đề sau là tương đương. - Các cạnh bên nghiêng đều trên đáy.
- Các cạnh bên bằng nhau.
- Đáy là đa giác nội tiếp được đường tròn và đường nối giữa đỉnh và tâm đường tròn ngoại tiếp đáy chính là đường cao của khối chóp.
Dạng 6: Khối chóp có các mặt bên nghiêng đều trên đáy:
Ta có bổ đề sau: Cho khối chóp S.A1A2...An (n = 3, 4, 5,…), S là đỉnh, n
2 1A ...A
A là đa giác đáy thì các mệnh đề sau là tương đương. - Các mặt bên nghiêng đều trên đáy.
- Đáy là đa giác ngoại tiếp được đường tròn và đường nối giữa đỉnh và tâm đường tròn nội tiếp đáy chính là đường cao của khối chóp.
Dạng 7: Sử dụng công thức tỉ số diện tích, thể tích:
Ở dạng này thì việc xác định đường cao của khối chóp tương đối khó khăn, do đó việc tính thể tích khối chóp được tính thông qua một khối chóp khác đơn giản hơn bằng cách sử dụng công thức tỉ số diện tích, thể tích.
Bước 3: Trong giờ dạy, GV kết hợp nhiều PPDH, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học:
Với mỗi dạng trên GV chuẩn bị ví dụ kèm theo, sử dụng phần mềm vẽ hình minh họa như Cabri 3D hoặc mô hình minh họa để HS quan sát, theo dõi, như thế các em sẽ dễ tiếp thu kiến thức hơn vì trực quan, sinh động, không phải tưởng tượng.
Trong quá trình dạy thì tùy thuộc vào các đối tượng HS mà GV dạy các dạng khối chóp ở trên cho phù hợp với năng lực, nhận thức của các em: Với HS trung bình và yếu, GV dạy các dạng 1, 2, 3, 4; với HS khá, GV dạy các dạng 1, 2, 3, 4, 5, 6; với HS giỏi, GV dạy đủ 7 dạng.
Bước 4: kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy:
Để kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS, GV ra những bài tập phân hóa cho từng đối tượng HS hoặc bài tập tổng hợp để tùy vào đối tượng HS mà các em giải được một phần bài hoặc cả bài.