Những yếu tố ảnh hưởng tới dạy học môn Toán theo hướng

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới dạy học môn Toán theo hướng

phân hóa nội tại

a) Các yếu tố chủ quan

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV: Trong nghề dạy học, đối tượng

lao động sư phạm là con người và quá trình lao động sư phạm của GV là đào tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ cao cho xã hội bằng công cụ chính là trình độ và nhân cách của mỗi GV với những yêu cầu nhất định. Xã hội ví von người GV như: “Diễn viên trên sân khấu”, do đó trình độ, năng lực và phẩm chất của GV ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình dạy học.

- Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS: HS học tốt khi các em có động cơ

tốt; nhu cầu học tập, chiếm lĩnh tri thức cao; có phương pháp học tập phù hợp; có một vốn tri thức, kinh nghiệm, năng lực học tập nhất định. Khi đó, các em tham gia chủ động, tích cực vào bài học, hiểu được nội dung chính của bài và biết áp dụng kiến thức mới vừa học vào bài tập, thực hành, thực tế cuộc sống. Vì vậy, phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình DHPH.

b) Các yếu tố khách quan

- Chính sách, chủ trương về DHPH: Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn

quốc đã định hướng, chỉ thị về giáo dục – đào tạo và đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Đối với GDPT, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển năng lực sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

- Chương trình giáo dục: Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12

năm 2000 về đổi mới chương trình GDPT xác định: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình GDPT là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”. Tâm điểm là đổi mới chương trình giáo dục với việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK, triển khai thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên; lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, SGK mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học

2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và SGK mới. Ở THPT có 8 môn học nâng cao là Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.

- Nội dung dạy học, PPDH: Nội dung chương trình phải phù hợp với mục

tiêu đào tạo, gắn kết giữa học đi đôi với hành, đặc biệt là HS có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. GV phải biết cách tổ chức, hướng dẫn HS học tập theo phương pháp thích hợp sẽ phát huy hết khả năng, năng lực học tập của HS, đồng thời qua đó phát triển được khả năng của mình. Ngược lại, nếu người thầy chỉ cung cấp tri thức theo hình thức “thầy đọc, trò ghi” thì không đem lại hiệu quả trong giảng dạy, gây tính thụ động cho HS, không phát huy được năng lực học tập, tư duy sáng tạo ở các em.

- Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường: Điều kiện giảng dạy thực tế

của nhà trường ảnh hưởng ít hay nhiều đến DHPH. Để đảm bảo quá trình dạy tốt thì nhà trường phải có các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu như: Phòng học bộ môn kèm theo các thiết bị đi kèm (ví dụ phòng học tiếng anh phải có thiết bị nghe nhìn, phòng tin học phải được kết nối internet,...); phòng thiết bị (nơi giảng dạy, thực hành các thí nghiệm...); phòng thư viện (cung cấp các tài liệu dạy và học cùng các mô hình trực quan...),...

- Điều kiện của gia đình và địa bàn xã hội: Truyền thống văn hóa, cách

cư xử và điều kiện của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, vùng miền ảnh hưởng rất lớn tới động cơ hứng thú và nhu cầu của người học. Vì vậy, phải tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và chính quyền sở tại cũng như mỗi gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho người học học tập.

- Chất lượng đầu vào và áp lực thi cử: Chất lượng đầu vào cũng là yếu tố

ảnh hưởng đến DHPH. Nếu chất lượng đầu vào tốt thì việc DHPH diễn ra khá suôn sẻ, ngược lại rất khó khăn trong việc triển khai. Áp lực thi cử và “bệnh thành tích trong giáo dục” hiện nay cũng ảnh hưởng lớn đến dạy và học. Tỉ lệ lên lớp, thi tốt nghiệp đè nặng lên vai cán bộ quản lý, GV và HS. Mặt khác, nhu cầu đòi hỏi của xã hội và bản thân mỗi HS trong việc chọn nghề sau khi tốt

nghiệp 12 khiến cho nhà trường, GV phải phấn đấu đáp ứng những chỉ tiêu đặt ra mà không thể đáp ứng nhu cầu của người học, HS thì không được học những thứ mình mong muốn.

1.4. Kết luận chương 1

Qua việc xem xét lịch sử nghiên cứu DHPH cùng các khái niệm, tư tưởng, yêu cầu của DHPH, luận văn đã phân tích rõ: Phân hóa dạy học là con đường nâng cao hiệu quả giáo dục và DHPH là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. Cơ sở lý luận ở chương này là những tiền đề quan trọng để khi vận dụng vào tình huống dạy học cụ thể, GV sẽ xây dựng các tình huống điển hình dạy chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian theo hướng phân hóa nội tại.

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NỘI TẠI

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông theo hướng phân hóa nội tại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w