8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Mục tiêu, phương pháp và nội dung khảo sát
* Mục tiêu khảo sát:
- Tìm hiểu xem tình hình DHPH và dạy học theo hướng phân hóa nội tại trong dạy học môn Toán ở trường THPT hiện nay ở mức độ nào?
- Tìm hiểu ý kiến của GV và HS về hiệu quả DHPH và dạy học theo hướng phân hóa nội tại trong dạy học toán ở trường phổ thông theo xu hướng đổi mới PPDH của chúng ta hiện nay.
- Bước đầu hoàn chỉnh ý tưởng để viết luận văn.
* Phương pháp khảo sát:
- Xem xét hồ sơ, học bạ của HS.
- Trao đổi, vấn đáp và lấy phiếu thăm dò ý kiến. * Nội dung khảo sát
- Nội dung 1: Các câu hỏi dành cho GV để khảo sát quan điểm của GV về DHPH và dạy học theo hướng phân hóa nội tại cùng hiệu quả của nó.
- Nội dung 2: Các câu hỏi dành cho HS để nắm được hứng thú, trình độ nhận thức, phương pháp học tập và mong muốn của HS từ đó đưa ra các tình huống điển hình về DHPH và dạy học theo hướng phân hóa nội tại.
Nội dung 1: Các câu hỏi dành cho GV
Câu 1. Thầy (Cô) hiểu về DHPH như thế nào?
A. Hiểu rõ. B. Hiểu ít. C. Chưa hiểu. D. Chưa từng nghe tới. Câu 2. Thầy (Cô) có chú trọng đến việc dạy học theo hướng phân hóa nội tại khi dạy học không?
A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Ít khi. D. Không. Câu 3. Theo Thầy (Cô) có nên dạy học theo hướng phân hóa nội tại khi dạy học không?
A. Có. B. Thỉnh thoảng C. Tùy vào từng bài D. Không. Câu 4. Có ý kiến cho rằng: “Chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian có
nhiều tiềm năng để dạy học theo hướng phân hóa nội tại và sẽ đạt hiệu quả cao khi dạy học”. Quý thầy (Cô) có đồng ý với ý kiến trên hay không?
A. Có. B. Không . C. Ý kiến khác: ... Câu 5. Theo Thầy (Cô) những ưu điểm, khuyết điểm nào (nếu có) nếu dạy học theo hướng phân hóa nội tại? (Thầy (Cô) có thể viết suy nghĩ của mình): ...
Nội dung 2: Các câu hỏi dành cho HS
Câu 1. Em suy nghĩ gì về bộ môn Toán?
A. Là môn học trừu tượng, khó tiếp thu, không thích học.
B. Học cho biết, để vượt qua các bài kiểm tra, thi chứ không có hứng thú học. C. Là mộn học có nhiều ứng dụng trong thực tế, có ảnh hưởng đến nhiều môn khoa học khác và nó rất thú vị, hấp dẫn.
D. Ý kiến khác: ... Câu 2. Ý thức của em trong một tiết học Toán là:
A. Chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài. B. Không chú ý nghe giảng.
C. Nghe giảng một cách thụ động.
D. Nghe giảng và không phát biểu xây dựng bài.
Câu 3. Em mong muốn từ một tiết học Toán, từ GV dạy Toán, từ môn Toán là: A. Nhẹ nhàng, không áp lực và đơn giản.
B. Bình thường, dễ hiểu và học những gì liên quan đến kiểm tra, thi lên lớp. C. Sôi động, có áp lực một chút và trừu tượng hơn.
D. Trực quan, sinh động và kiến thức chuyên sâu hơn so với SGK.
Câu 4. Ý thức của em về vấn đề làm bài tập Toán về nhà mà GV yêu cầu là: A. Rất tốt. B. Tốt. C. Bình thường. D. Chưa tốt. Câu 5. Thông thường, em giải quyết được bao nhiêu phần trăm một đề Toán mà GV đưa ra:
A. < 35% B. 35% => 50% C. 50% => 80% D. 80% => 100% Câu 6. Theo em, em tự mình tiếp thu được lượng kiến thức trung bình trong một tiết học được khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. < 35% B. 35% => 50% C. 50% => 80% D. 80% => 100% Câu 7. Phương pháp học tập bộ môn Toán hiện nay của em là:
A. Chỉ học thuộc những gì GV đã dạy.
B. Học những gì GV đã dạy và làm lại những bài có dạng tương tự những bài toán GV đã sửa.
C. Cố gắng làm hết các bài tập trong SGK.
D. Làm hết các bài tập trong SGK và tham khảo thêm tài liệu liên quan đến kiến thức đã học.
Câu 8. Sau khi giải bài tập em có hệ thống lại bài tập để tìm mối liên hệ giữa các bài tập, qua đó tìm ra phương pháp giải tổng quát hoặc tham khảo tài liệu để tìm ra phương pháp giải tổng quát hay không?
A. Có. B. Ít khi. C. Chỉ làm khi có người hướng dẫn D. Không. Câu 9. Theo em thấy, GV bộ môn thường ra bài tập chung cho cả lớp hay chia nhóm và ra đề bài tập theo sức học của các em?
A. Bài tập chung. B. Bài tập riêng. C. Cả A và B. D. Không biết. Câu 10. Khi các em gặp bài tập khó, GV bộ môn có thường thay đổi giả thiết hay phân tích thành các câu hỏi nhỏ để các em có thể hiểu và giải bài tập đó hay không?
A. Thường xuyên. B. Ít khi. C. Không có. D. Không biết. Câu 11. Theo em thì chủ đề “Phương pháp tọa độ trong không gian” là:
A. Dễ học. B. Bình thường. C. Khó học. D. Rất khó học. Câu 12. Em thường gặp những khó khăn nào khi học chủ đề Phương pháp tọa
độ trong không gian? (Các em có thể viết suy nghĩ của mình):