1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa

110 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 819,5 KB

Nội dung

Nhiều tác giả cũng công bố các bài báo, tài liệu có liên quan đến việc hướngdẫn tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, chẳng hạn trong giáo trình “Lý luận dạy họcĐại học” đã giành một phần

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HỒNG

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ PPDH bé m«n gi¸o dôc

chÝnh trÞ M· sè: 60.14.10

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

Người hướng dẫn khoc học:

TS TRẦN VIẾT QUANG

NGHỆ AN - 2013 LỜI CẢM ƠN

Trang 3

giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô giáophòng Sau đại học cũng như sự động viên chia sẻ của gia đình, bạn bè và nhữngngười thân, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo, sâu sắc của thầy giáo -

TS Trần Viết Quang - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này.Tất cả những tình cảm đó là nguồn động lực tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ

và tiếp thêm sức mạnh cho tôi để tôi hoàn thành Luận văn của mình

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo vàcác em học sinh Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã giúp đỡ vàtạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành tốt Luận vănthạc sĩ của mình

Vinh, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Trần Thị Hồng

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Những đóng gọp mới về mặt khoa học của luận văn 6

8 Cấu trúc của luận văn 6

NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 8

1.1 Lý luận về hướng dẫn học sinh tự học 8

1.2 Sự cần thiết hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng 23

1.3 Thực trạng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa 30

Chương 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 44

TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 44

2.1 Mục đích thực nghiệm 44

2.2 Cơ sở và đối tượng thực nghiệm 44

2.3 Phương pháp thực nghiệm 44

2.4 Nội dung thực nghiệm 45

2.5 Quy trình thực nghiệm 45

2.6 Nội dung thực nghiệm 46

Trang 5

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 70

3.1 Quy trình hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng 703.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa 77

KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Điều 40, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005)trang 32 ghi rõ: "Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phảicoi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiêncứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện chongười học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng"

Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáodục và Đào tạo đã quy định trong hướng dẫn số 11381/BGDĐT- ĐH và SĐHngày 10/10/2006: “Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướngchuyển quá trình dạy ở bậc đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổchức và hỗ trợ tối ưu của giảng viên, ứng dụng mạnh mẽ các phương tiện hỗ trợ

và công nghệ thông tin, chấm dứt tình trạng “đọc-chép” trên giảng đường đại học” Hoạt động tự học của học sinh, sinh viên ở các trường đại học và cao đẳngngày nay được diễn ra trong những điều kiện hết sức mới mẻ Sự hình thành xã hộithông tin trong nền kinh tế tri thức đang tạo điều kiện nhưng đồng thời gây sức éplớn đối với người học, đòi hỏi học sinh, sinh viên phải có sự thay đổi lớn trong việcđịnh hướng, lựa chọn thông tin cũng như phương pháp tiếp nhận, xử lý, lưu trữthông tin Trong hoàn cảnh ấy, tri thức mà học sinh, sinh viên tiếp nhận được thôngqua bài giảng của giảng viên trên lớp trở nên ít ỏi Học sinh, sinh viên đang có xuhướng vượt ra khỏi bài giảng ở lớp để tìm kiếm, mở rộng, đào sâu tri thức từ nhiềunguồn khác nhau Chính vì vậy, tự học ở các trường đại học, cao đẳng trở nên phổbiến và trở thành một tính chất đặc trưng trong dạy học Tự học sẽ trở thành mụctiêu, động lực, phương thức đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để có thểđào tạo ra những con người lao động sáng tạo, năng động, tự chủ, độc lập để có khảnăng học tập liên tục, suốt đời

Quá trình dạy học môn Chính trị là quá trình tương tác (tác động, phốihợp và quy định lẫn nhau) thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy củagiáo viên và hoạt động học của học sinh, sinh viên trong đó giáo viên giữvai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình học tập, kích thích tính tích

Trang 7

cực, chủ động, năng động của người học để phát huy vai trò chủ thể nhậnthức của người học Sinh viên là chủ thể nhận thức trong quá trình học tập.Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa đãtích cực hưởng ứng, thực hiện chủ trương đổi mới trong giáo dục của Đảng, Nhànước và của ngành Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọngthường xuyên của thầy và trò toàn trường Trong đó đòi hỏi nhà giáo phải là tấmgương sáng về tự học, tự đào tạo, vì hơn ai hết họ phải dạy cho học sinh vềphương pháp tự học, tự đào tạo qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo cho chosinh viên Chuyển dần từ cách dạy “tập trung vào người dạy” sang cách dạy “tậptrung vào người học” Hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh trở thành mộtnội dung đổi mới trong nhà trường, nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần đổi mớiphương pháp dạy học ở cao đẳng, đại học hiện nay Nhưng thực tế nó chưa đượcquan tâm đúng mức, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạtđộng tự học, hiệu quả hoạt động tự học của học sinh chưa cao Việc dạy học chủyếu nhằm cung cấp một khối lượng kiến thức lớn trong các giờ lên lớp, chưa có

sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức hoạt động tự học, tự rèn luyện Điều đókhông chỉ dẫn đến sự tụt hậu của người học mà còn làm cho họ không tự cậpnhật, bổ sung, thích ứng với kiến thức mới, học sinh không có khả năng tự họcthường xuyên, tự học suốt đời để đáp ứng những yêu cầu của nghề nghiệp tương lai

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Hướng dẫn học sinh tự học

trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, vấn đề tự học cũng đã có từ xa xưa Thời phong kiến, thầy đồ

dạy học thường kèm cặp một nhóm học nhiều đối tượng có trình độ khác nhau.Các thầy phải chú ý trình độ, đặc điểm tính cách từng đối tượng và có biện pháp dạythích hợp Người học tự học thông qua hình thức có thầy trực tiếp hoặc gián tiếp

Từ những năm 1945 trở về sau này, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng pháttriển giáo dục thường xuyên, các lớp Bổ túc văn hoá, đại học tại chức, vừa làm vừahọc, mở ra chủ yếu dựa vào hình thức tự học là chính Từ sau những năm 1970, với

Trang 8

tinh thần “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, ở các trường Cao đẳng,Đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tăng cường các hoạt động tự họccủa sinh viên Nhiều hội nghị khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, các đề tàinghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học được công bố xoay quanh vấn đề nângcao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học, trong đó vấn đề tự học, tự nghiên cứucủa sinh viên rất được coi trọng Qua các tài liệu đã công bố, chúng ta có thể thấytiêu biểu là: Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng về vấn đề tựhọc Người còn chỉ rõ: “Về việc học tập phải lấy tự học làm cốt”; “Về cách dạythì phải tránh lối dạy nhồi sọ, v.v Về học tập tránh lối học vẹt” Những côngtrình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo đều đã thống nhấtmột trong những tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Người là tự học, tự đào tạo.Người cho rằng “học cốt lõi là tự học”, Người dạy: muốn học suốt đời, làm việcsuốt đời thì phải tự học, muốn tự học có kết quả thì phải có mục đích rõ ràng,lao động nghiêm túc, có các điều kiện cần thíết, tích cực luyện tập và thực hành;

cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Phương pháp dạy học tích cực mộtphương pháp vô cùng quý báu”,

Nhiều tác giả cũng công bố các bài báo, tài liệu có liên quan đến việc hướngdẫn tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, chẳng hạn trong giáo trình “Lý luận dạy họcĐại học” đã giành một phần trình bày về tự học ở đại học [20]; tác giảNguyễn Lương Bằng, trong bài: “Đổi mới phương pháp dạy học lý luận Mác -Lênin ở các trường Đại học hiện nay”, Tạp chí Lý luận, số 7/2002; tác giảĐoàn Minh Duệ, với bài: “Hướng tới việc dạy học môn triết học có hiệu quả hơn”,

Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn triếthọc Mác - Lênin trong các trường Đại học toàn quốc, Hà Nội, 12/ 2002; tác giảTrần Viết Quang: “Đổi mới phương pháp học triết học nhằm trau dồi tư duybiện chứng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 8/ 2007 Để phát huyvai trò của triết học và giảng dạy triết học nhằm trau dồi năng lực tư duy biệnchứng cần có một hệ thống các phương pháp đồng bộ và toàn diện, trong đó đổimới phương pháp học của sinh viên là giải pháp hàng đầu như học một cáchtoàn diện trên tất cả các khâu: nghe giảng, thảo luận, nghiên cứu khoa học, nắm

Trang 9

bắt thông tin; tác giả Bùi Văn Dũng với bài viết: “Tích cực hoá hoạt động họctập của sinh viên khi học môn triết học Mác - Lênin”, Kỷ yếu hội thảo khoa học

về đổi mới phương pháp giảng dạy học tập môn triết học Mác - Lênin trong cáctrường đại học toàn quốc, Hà Nội, 12/ 2002

Trong những năm gần đây có nhiều Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ cũng

đã đề cập tới vấn đề này ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau:

Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Hữu Niềm (năm 2003): “Phương pháphướng dẫn tự học phần cơ sở di truyền học cho học viên tại các trung tâm giáodục thường xuyên”

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tính (2004), “Các biện pháp tổ

chức hoạt động tự học môn giáo dục học cho sinh viên các trường đại học sư phạm”.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Long (2009), “Hướng dẫn sinh viên tự

học chương trình giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An”.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Tuyết Mai (2010), “Hướng dẫn sinh

viên tự học trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Phần I) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An”

-Về mặt lý luận, tự học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo

ra chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Hình thành và phát triển năng lực

tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên chính là khâu then chốt để tạo ra

"nội lực" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Có thể nói, đây lànhững nguồn tư liệu quý giá mà chúng tôi đã kế thừa trực tiếp trong quá trìnhnghiên cứu để hoàn thiện đề tài này Hầu hết các tác giả đã đề cập đến vai trò,tầm quan trọng của hoạt động tự học, các kỹ năng tự học và một số biện pháp tổchức hoạt động tự học cho người học nói chung

Tuy nhiên, thực tế hoạt động tự học của học sinh - sinh viên , đặc biệt làhọc sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa còn nhiều hạn chế Vìvậy, việc nghiên cứu lý luận tự học và đưa ra các giải pháp cơ bản cho việc vận

Trang 10

dụng phương pháp tổ chức hoạt động tự học trong quá trình dạy học môn Chínhtrị cho học sinh Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa trở thành mộtyêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo hiện nay ở cáctrường đại học, cao đẳng.

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học và từthực nghiệm sư phạm ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa, luậnvăn đưa ra quy trình và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướngdẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị

ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Đề xuất quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh

tự học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Chính trị ởtrường Cao đẳng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học mônChính trị

Đối tượng khảo sát: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là học sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp ThanhHóa qua dạy học môn Chính trị

Trang 11

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các quan điểm của Đảng về giáo dục- đào tạo

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng và phối hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu trong đó chủ yếu các phương pháp sau:

+ Phương pháp quan sát, khảo sát, điều tra;

+ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện;

+ Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu;

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm;

+ Phương pháp xin ý kiến các chuyên gia

6 Giả thuyết khoa học

Nếu quan tâm đúng mức và tiến hành hợp lí việc hướng dẫn học sinh tự

học trong khi dạy học môn Chính trị thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực học

tập của học sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hoá

7 Những đóng gọp mới về mặt khoa học của luận văn

Đề tài góp phần làm rõ lý luận về tự học và hướng dẫn tự học cho học sinhtrong dạy học môn Chính trị; đề xuất những giải pháp hướng dẫn học sinh tựhọc trong dạy học môn Chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của họcsinh

Kết quả của đề tài có thể làm Tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy mônmôn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hoá nói riêng vàcác trường Cao đẳng Nghề nói chung

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận vănđược cấu trúc thành 3 chương

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học

trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

Trang 12

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm hướng dẫn học sinh tự học trong dạy họcmôn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa.

Chương 3: Quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn họcsinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệpThanh Hóa

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG

CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

1.1 Lý luận về hướng dẫn học sinh tự học

1.1.1 Khái niệm tự học, vai trò và yêu cầu của hoạt động tự học

1.1.1.1 Tự học

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thường xuyên, cấp thiết nhằm đápứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong nền giáo dục và đào tạo ở mỗi quốcgia Trong những phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh tự học, tựnghiên cứu là một phương pháp đóng vai trò quan trọng Khi nói đến vấn đề tựhọc, trong các giáo trình tài liệu, các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau: Nhà tâm lý học N.ARubakin cho rằng: “Tự tìm lấy kiến thức - có nghĩa là tựhọc” Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thựctiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệmban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức củaloài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của chủ thể [33, tr 12].Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học Người cho rằng:

"Tự học là học một cách tự động" và "Phải biết tự động học tập" [29, tr 32] Theo Người: "Tự động học tập" tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ,

không đợi ai nhắc nhở, không cần ai giao nhiệm vụ, mà tự mình chủ động vạch kếhoạch học tập, rồi tự triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mìnhlàm chủ thời gian học và việc kiểm tra đánh giá quá trình học của mình

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [36, tr 59,60], khả năng tự học là khả năng tựmình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (như quan sát, so sánh,phân tích, tổng hợp, ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng cácphẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan(như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì,

Trang 14

nhẫn nại, say mê khoa học, ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại,biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình Khả năng đó cần phải được rèn luyệnngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường Vì vậy, quá trình dạy học phảibao hàm cả dạy tự học Dạy tự học là quá trình hoạt động có điều khiển ít nhất ởhai cấp độ: quản lý và thực hiện Việc dạy tự học đương nhiên chỉ có thể thựchiện được trong cách dạy học mà người học là chủ thể, tự họ hoạt động để đápứng nhu cầu của xã hội đã chuyển hoá thành nhu cầu của chính bản thân họ Theo tác giả Nguyễn Kỳ: "Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vịtrí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra nhưnhận biết vấn đề, xử lý thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giảiquyết vấn đề xử lý tình huống" [24, tr.19].

Khác với quan điểm trên, khi nói về vấn đề tự học tác giả Lưu Xuân Mớicho rằng: "Tự học là hình thức hoạt động của cá nhân nhằm nắm vững hệ thốngtri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp hoặckhông theo chương trình và sách giáo khoa quy định.Tự học là một hình thứcdạy học cơ bản ở bậc đại học có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân,nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học" [31, tr 276] Ở đây tác giả đặtvấn đề tự học trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của giảngviên, nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động tự học phụ thuộc nhiều vào vai trò củacách thức, phương pháp dạy học của giảng viên Trong quá trình tự học, ngườihọc rất muốn được biết họ nên tự học như thế nào, học những nội dung gì và kếtquả được đánh giá ra sao? Nếu không có sự hướng dẫn của giảng viên thì quátrình tự học của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng tự học là học với sự độc lập vàtích cực, tự giác ở mức độ cao, tự học là quá trình mà trong đó, chủ thể ngườihọc tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác trí tuệhoặc chân tay nhờ cả ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân Tự học

có thể diễn ra ở trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, chẳng hạn như giải bài tập trênlớp, nảy sinh những thắc mắc khi nghe giáo viên giảng bài, tự sắp xếp những lời

Trang 15

giảng của giáo viên để ghi vào vở, tự phân tích, nhận xét câu trả lời của bạntrong quá trình thảo luận…

Theo chúng tôi, tự học là một quá trình, trong đó dưới vai trò chủ đạo của

giáo viên, người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán…) và cả các hoạt động thực hành (khi phải sử dụng các thiết bị đồ dùng học tập) Tự học gắn liền với động cơ, tình cảm và ý chí… của người học để vượt qua chướng ngại vật hay vật cản trong học tập nhằm tích luỹ kiến thức cho bản thân người học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến những kinh nghiệm này thành kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân người học.

Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi tập trung khai thác khía cạnh tổ chứchướng dẫn học sinh tự học với tư cách là một phương pháp dạy học

Nhưng dưới bất cứ góc nhìn nào, tự học đều được xem là sự tự giác, nỗ lựclớn của người học Với hoạt động tự học, học sinh có thể làm phong phú thêmgiá trị của mình bằng các thao tác của trí tuệ và cơ bắp nhờ vào ý chí nghị lực vàlòng đam mê tìm tòi, học hỏi nghiên cứu

Với tất cả những ý nghĩa đó, trong quá trình dạy học ở trường Cao đẳngNghề có thể tiến hành hoạt động học dưới nhiều hình thức khác nhau, trongnhững điều kiện khác nhau:

Một là, hoạt động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều khiển trực

tiếp của giáo viên và những phương tiện kỹ thuật ở trên lớp Trong hình thứcnày học sinh phải tự phát huy những phẩm chất và năng lực của mình như khảnăng chú ý, óc phân tích, năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa,v.v để tiếpthu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà giáo viên định hướng cho học sinh

Hai là, hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra khi không có sự

điều khiển trực tiếp của giáo viên Ở đây học sinh phải tự sắp xếp quỹ thời gian

và điều kiện vật chất để tự ôn tập, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tựhình thành kỹ năng, kỹ xảo ở một lĩnh vực nào đó theo yêu cầu của giáo viên,hoặc quy định chương trình đào tạo của nhà trường

Trang 16

Ba là, hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra nhằm đáp ứng nhu

cầu hiểu biết riêng khi gặp những tình huống có vấn đề, để bổ sung và mở rộngtri thức ngoài chương trình đào tạo và cũng không cần có sự điều khiển trực tiếpcủa giáo viên Bởi muốn học được nhiều thì chủ yếu vẫn là tự học, thầy khôngthể dạy tất cả những điều cần thiết đối với trò Vì mỗi học sinh có một vốn trithức riêng, có tư duy riêng Chỉ có tự học mới có tất cả những gì mình muốnhọc Nhưng nếu có sự hướng dẫn, tổ chức của thầy giáo, cô giáo, tự học sẽ đạtkết quả cao hơn

Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi cho rằng, thực chất của hoạt động tựhọc là quá trình người học cá nhân hoá việc học, nhằm thoả mãn các nhu cầuhọc tập, tự giác tiến hành các hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực,sáng tạo Người học bằng các thao tác tư duy tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo và tiến hành các hoạt động thực hành nhằm tích luỹ kiến thức từkho tàng kiến thức của nhân loại, biến những tri thức và kinh nghiệm của sách

vở thành kinh nghiệm và vốn sống của bản thân người học

Việc nhấn mạnh vai trò của tự học và dạy tự học không phải là phủ nhận bảnchất xã hội của việc học tập Tự học không có nghĩa là cô lập người học khỏi xãhội, không có nghĩa là bao giờ cũng để người học đơn thương độc mã suy nghĩ,tìm tòi từ đầu đến cuối Tự học là người học tự quyết định việc lựa chọn mục tiêuhọc tập, nội dung học tập, cách thức học, các hoạt động học tập và các hình thức,phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp, từ đó tổ chức xây dựng kiểm tra, kiểmsoát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức trách nhiệm Biết tự học cũng cónghĩa là biết kế thừa di sản văn hoá nhân loại, biết khai thác những phương tiện

mà loài người cung cấp cho mình để thực hiện quá trình học tập Ví dụ để tự trảlời một câu hỏi của bộ môn Chính trị, khi mà sự suy nghĩ của cá nhân không thểgiải quyết được vấn đề, học sinh có thể và cần biết đọc sách, tra cứu, để cóđược sự hỗ trợ cần thiết giúp họ trả lời được câu hỏi đó Học sinh cũng cần biếtcách sử dụng các phương tiện hỗ trợ đúng chỗ, đúng lúc và đúng cách sẽ nâng caochất lượng học của mình

Trang 17

1.1.1.2 Vai trò và yêu cầu của hoạt động tự học

Thời đại bùng nổ thông tin ngày nay và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước đòi hỏi giáo dục phổ thông phải hình thành, phát triển ở họcsinh kỹ năng tự học Các nhà giáo dục phải thực hiện “biến quá trình đào tạothành quá trình tự đào tạo” Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đápứng tình hình phát triển mới của đất nước, bộ môn Chính trị cũng như các bộmôn khác ở trường cao đẳng Nghề đã và đang tiến hành đổi mới phương phápdạy học theo hướng phát huy nội lực của học sinh dưới sự hướng dẫn điều khiểncủa giáo viên nhằm bồi dưỡng cho các em các kỹ năng tự học để có khả năng tựhọc suốt đời Song thực tiễn dạy học bộ môn Chính trị ở trường cao đẳng Nghềhiện nay cho thấy vấn đề tự học bộ môn Chính trị và việc rèn luyện kĩ năng tựhọc môn Chính trị cho học sinh còn chưa được quan tâm đúng mực Học sinh íthào hứng học tập bộ môn, “sợ” bộ môn Chính trị, vì chưa biết phương pháp họctập, chưa có kĩ năng tự học

Học tập là một khâu của quá trình dạy học, trong học tập thì “lấy tự họclàm cốt” Tự học là một vấn đề quan trọng Bởi vì, tự học là nhân tố nội lựcquyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy là ngoại lực có tác dụng địnhhướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình học.Sản phẩm của quá trình học chính là con người phát triển toàn diện về cácmặt tri thức, phẩm chất đạo đức và kĩ năng, kĩ xảo Đó cũng là quá trình hướngtới sự phát triển của chủ thể hoạt động học, thông qua các hành động khám phálại và dần dần lĩnh hội được kho tàng tri thức của nhân loại, biến thành tri thứccủa nhân loại, biến thành tri thức của bản thân mình Trên cơ sở đó tự bồi dưỡngphẩm chất, đạo đức rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo Trong quá trình học, hoạtđộng tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Các Mác đã ghi rõ “sự hìnhthành con người không chỉ là kết quả của những tác động bên ngoài mà là mộtquá trình hiện thực khách quan của sự thay đổi, tự chuyển hóa” [28, tr.28] Do

đó, Mác – Ăngghen đã nêu ra yêu cầu con người phải được phát triển toàn diệnbằng hoạt động thực tiễn sinh động

Trang 18

Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắmvững những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, tức là việc “tự chuyển hóa”như Mác nói.

Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải coi trọng phát triển toàn diện họcsinh Người cho rằng mục đích tối thượng của giáo dục là “Nhằm đào tạo nhữngngười kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta” [29, tr.12] vànền giáo dục đó phải phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của học sinh,trong đó có năng lực tự học Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàndiện và khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập, đến tổ chức họctập và phương pháp học tập Cuộc đời của Người chính là tấm gương sáng vềtinh thần vươn lên trong tự học

Để đào tạo những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo

vệ đất nước trong tình hình hiện nay, Đảng ta nhấn mạnh việc đổi mới nội dung,phương pháp dạy học “phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ và sáng tạo của họcsinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…”[2, tr.35] Luật giáo dục cũng khẳng định rõ “phương pháp giáo dục phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡngcho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ýchí vươn lên” [27, tr 9]

Rõ ràng hình thành và phát triển khả năng lực tự học, nhằm tích cực hóahoạt động của học sinh là vô cùng cần thiết Vậy như thế nào là năng lực tự học?

Kĩ năng tự học ? Kĩ năng tự học bộ môn Chính trị ?

Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho conngười khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao, hay “khảnăng làm việc tốt” [42, tr 676] Các nhà tâm lí học nghiên cứu sâu về vấn đềnăng lực cũng khẳng định rằng năng lực không phải là cái có sẵn, mang tínhbẩm sinh, mà bẩm sinh con người chỉ có những tư chất của năng lực Những tưchất này sẽ dần dần hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động Hoạtđộng chính là cơ sở, là điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển năng

Trang 19

lực Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ củanhững yếu tố: tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm, sẵn sàng hoạt động, trách nhiệmđạo đức…Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động, hoạt động làphương thức cơ bản để phát hiện năng lực Nếu không tổ chức hoạt động và conngười khôn lăn mình vào hoạt động thì năng lực không thể bộc lộ và phát triển.Trong học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là người học tự mình lao độngtrí óc để chiếm lĩnh lấy kiến thức Ngay từ thời Xuân Thu chiến quốc, Khổng Tử

đã cho rằng: “Bất phẫn, bất phỉ, bất phát; cử nhất ngung bất dĩ, tam ngung phản,trì bất phục dã”, có nghĩa là: nếu không biết phẫn uất (tha thiết mong học hỏi cáigì) thì không chỉ dẫn cho; nếu không lâm vào thế bí “không tự tìm hiểu được”thì cũng không chỉ bảo cho, chỉ ra cho biết một góc mà không lấy nó để suy ra

ba góc còn lại thì không dạy nữa Khổng Tử đòi hỏi học trò phải biết phát huy trítuệ, thể hiện qua lòng ham muốn hiểu biết, ham muốn học hỏi, tự học, tự tìm tòi

và biết suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới

Tác giả Đặng Vũ Hoạt cho rằng “Tự học là một hình thức hoạt động nhânthức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thânngười học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc không theo chương trình

và sách giáo khoa đã được quy định Tự học có quan hệ chặt chẽ tới quá trìnhdạy học, nhưng có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân”[20, tr.174], Tác giả Thái Duy Tuyên khẳng định rằng “Tự học là hoạt động độclập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…và kinh nghiệm lịch sử xã hội loàingười nói chung và của chính bản thân người học” [40, tr, 302 -303].

Từ nghiên cứu chúng ta có thể hiểu, tự học là một bộ phận của việc học tập,

là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên con đườngchiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại Sự nỗ lực đó của con người bao gồm

cả tư duy, trí tuệ, động cơ tâm lí, thái độ tình cảm Hay nói cách khác tự học làcách học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng cá nhân Kết quả

tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của mỗi con người

Trang 20

Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức:

Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy như tự học của học sinh, sinh viên,thực tập sinh, nghiên cứu sinh;

Tự học không có sự hướng dẫn của thầy – Trường hợp này thường liênquan đến những người đã trưởng thành;

Tự học trong cuộc sống – Thường gặp ở các nhà văn, các nhà văn hóa, cácnhà kinh tế, các nhà chính trị xã hội…[40, tr 302 - 303].

Tự học trong trường Cao đẳng Nghề công nghiệp là tự học có hướngdẫn Vì vậy, hoạt động tự học của học sinh có một số dấu hiệu đặc trưng:

Học sinh phải tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình;

Học sinh tự thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử

lý, tự trình bày, tự bảo vệ sản phẩm của mình, tỏ rõ thái độ của mình trước cáchứng xử của bạn, tập giao tiếp, tập hợp tác với mọi người trong quá trình tìm rakiến thức;

Giáo viên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm ra kiến thức và tựthể hiện mình trong lớp học Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn lớp học hoạtđộng đồng thời cũng là người trọng tài, cố vấn, kết luận trong các cuộc tranhluận đối thoại giữa trò với trò, thầy với trò, để khẳng định kiến thức do trò tự tìm

ra và cũng là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò;

Học sinh tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổihợp tác với bạn và dựa vào kết luận của giáo viên, tự sữa chữa, tự điều chỉnh, tựhoàn thiện, đồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống,cách giải quyết vấn đề của mình

Trong dạy học bộ môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề, đã từng có quanniệm sai lầm cho rằng học sinh chỉ cần nhớ, thuộc lòng không cần tư duy, không

có bài tập thực hành Quan niệm này đã gây ra trở ngại cho việc đặt môn Chínhtrị đúng vị trí của nó, vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học môn Chính trị và làmgiảm chất lượng dạy học của bộ môn này

Ngày này, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, chúng ta tiếp cận dần đếnquan niệm đúng về tự học môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề của học sinh:

Trang 21

Tự học bộ môn Chính trị của học sinh là việc tự nắm kiến thức của bộ mônChính trị một cách chính xác, vững chắc và có thể vận dụng một cách thành thạovào thực tiễn cuôc sống Đó là quá trình đi từ biết đến hiểu và vận dụng kiếnthức của bộ môn Chính trị vào thực tiễn cuộc sống Việc tự học bộ môn Chínhtrị phải được tiến hành với sự say mê, hứng thú, ý thức, trách nhiệm và có tinhthần lao động cần cù Khi có khả năng tự học bộ môn Chính trị học sinh khôngchỉ nắm vững, hiểu sâu kiến thức, các kĩ năng học tập bộ môn mà còn có phẩmchất của người lao động: kiễn nhẫn, tự tin, cần cù và sáng tạo.

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, người được coi là có năng lực tự học trướchết phải có thái độ lao động đúng đắn, luôn bổ sung, hoàn chỉnh thế giới quanriêng của mình trên cơ sở vận dụng linh hoạt, nhanh nhạy và mềm dẻo của tưduy Năng lực đó vừa thể hiện ở dạng tư chất con người vừa là kết quả của quátrình nỗ lực rèn luyện trong lĩnh hội những tri thức khoa học, hay năng lực tựhọc là khả năng tự mình tìm tòi nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huốngmới hoặc tương tự với chất lượng cao

Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể khẳng định, nói đến năng lực tựhọc nói chung, năng lực tự học bộ môn Chính trị nói riêng là nói đến tri thức củangười học về phương pháp tự học, các kỹ năng, kinh nghiệm tự học và thái độ, ýchí, tinh thần trong tự học Chính vì vậy, năng lực tự học được coi là một nguồnnội lực quí giá tiềm ẩn trong bản thân mỗi người Kỹ năng tự học nói chung, kỹnăng tự học bộ môn Chính trị nói riêng là một thành tố quan trọng cấu thànhnăng lực tự học

Theo Từ điển tiếng Việt “kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đãthu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế [42]

Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học người có kĩ năng về một hành độngnào đó là người phải có:

Trí thức về hành động, trong đó bao gồm: mục đích, cách thức thực hiệnhành động, các điều kiện thực hiện hành động;

Thực hiện hành động đúng với yêu cầu của nó;

Đạt được hiệu quả của hành động như mục đích đã đề ra;

Trang 22

Có thể hành động đạt kết quả với những hành động tương tự trong nhữngđiều kiện khác.

Như vậy, có thể hiểu kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào

đó bằng cách vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có để hành độngphù hợp với những điều kiện cho phép

Quá trình hình thành kĩ năng của học sinh, trước hết phải nắm vững các trithức về hành động, rồi thực hiện hành động theo các tri thức đó Để thực hiệnhành động có kết quả, cần phải tập dượt trên cơ sở sự hướng dẫn, điều khiển củagiáo viên Việc tập dượt đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó có sự nỗ lực của người học giữ vai trò quyết định Chính vì vậy, rènluyện kĩ năng tự học môn Chính trị cho học sinh ở trường Cao đẳng nghề có một

vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn và góp phần đào tạonhững người lao động có năng lực thực hành, tự chủ năng động, sáng tạo Rènluyện kĩ năng tự học môn Chính trị cho học sinh là con đường mà người giáoviên thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” để đưa học sinh của mìnhđến với chân lí khoa học bằng chính hoạt động của họ

Rèn luyện kĩ năng tự học môn Chính trị cho học sinh có ý nghĩa quan trọngtrong việc giúp các em đào sâu, củng cố, mở rộng kiến thức, hình thành nhữngphẩm chất đạo đức tốt đẹp và phát triển toàn diện các em Có thể nói, rèn luyện

kỹ năng tự học môn Chính trị nói riêng, năng lực tự học môn Chính trị nóichung là một biện pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ởtrường Cao đẳng nghề

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy tự học có vai trò rất quan trọng đối với họcsinh, đó là:

Phát huy nội lực của người học: Trong việc học thì kiến thức, kỹ năng, cách

học, cách tư duy, nhân cách vừa là mục tiêu cần đạt tới, vừa là công cụ để đạt đếnmục đích Trong quá trình học tập, học sinh lắng nghe giáo viên giảng bài, tự đọcsách, suy ngẫm, lựa chọn, phát huy tiềm năng cá nhân để đạt chất lượng cao tronghọc tập Đó chính là phát huy nội lực ở người học

Trang 23

Nâng cao hiệu quả học tập: Nếu có sự cố gắng tự học bền bỉ, thì dù điều

kiện học chưa được đầy đủ, giá trị gia tăng ở người học do người học mang lạivẫn có thể sẽ hình thành, người học chiếm lĩnh giá trị đó biến thành thực sự củamình và từng bước, từng bước mà có năng lực mới, phẩm chất mới Học tập nhưthế sẽ mang lại hiệu quả thiết thực Nghiên cứu của các nhà tâm lý đã chứng minhđược rằng năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trongquá trình hoạt động và giao lưu Con đường tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để nângcao chất lượng đào tạo và đạt được mục tiêu giáo dục - đào tạo là: Học bằng hoạtđộng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thông qua chính hoạt động tự lực, chiếmlĩnh kiến thức mà hình thành năng lực và thái độ cho học sinh

Giúp học sinh học cách học: Cách học là cách tác động của chủ thể đến đối

tượng học, hay là cách thực hiện hoạt động học Có ba cách học cơ bản: Học cánhân tức là tự nghiên cứu; học thầy, học bạn tức là học tập hợp tác; học từ thôngtin phản hồi tức là cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh Các cách học có quan hệ vớinhau, chẳng hạn như tự học, tự nghiên cứu hỗ trợ cho cách học hợp tác và tự đánhgiá, điều chỉnh, làm tăng khả năng tiếp cận và xử lý thông tin Vì vậy nó giúp chocách học của học sinh có hiệu quả hơn Trong xu thế toàn cầu hoá, học tập suốtđời là yêu cầu để hướng tới xây dựng một xã hội học tập Đồng thời nó cũng làchìa khoá nhằm vượt qua những thách thức của thời đại, với bốn mục tiêu: học để

làm, học để biết, học để chung sống và học để làm người Quan niệm "học tập

suốt đời" sẽ giúp con người đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội thay đổi ngày

một Điều mà "không thể thoả mãn những đòi hỏi đó được, nếu mỗi người không

học cách học" [4, tr 47] Trong đó, học cách học chính là học cách tự học.

Giúp học sinh cách tiếp cận nghiên cứu: Khi hướng dẫn và giúp học sinh tự

học, giáo viên phải yêu cầu học sinh học tập và làm việc với tác phong của mộtngười nghiên cứu (sắp xếp, phân loại, so sánh đối chiếu, phân tích, tự tìm ví dụminh họa, ) với những yêu cầu đó, qua quá trình tự học, tự nghiên cứu và cáchoạt động hợp tác, học sinh học và rèn luyện được nhiều năng lực phẩm chất,giúp họ có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu về sau và tự nghiên cứu suốt đời Từ

Trang 24

đó học sinh có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và đặc biệt là có tác phongcông nghiệp, tư duy độc lập, sáng tạo.

Giúp học sinh nâng cao phẩm chất, rèn luyện tính cách: Hoạt động học tập

của học sinh là quá trình tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa họcbằng hành động của chính mình để đạt được những mục đích nhất định Vì vậy,quá trình dạy học phải làm cho hoạt động học của học sinh thực sự chủ độngtrong học tập, mà cụ thể là tăng cường nhiều hơn quá trình tự học, tự nghiên cứucủa học sinh Hoạt động học tập của học sinh trường Cao đẳng Nghề công nghiệpdiễn ra trong điều kiện có kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, mục tiêu,phương thức đào tạo, thời gian đào tạo đã được xác định trước Do đó học sinhphải đóng vai trò chủ thể nhận thức, chủ động học tập, tích cực huy động mọiphẩm chất tâm lý cá nhân của mình để thực hiện việc tự học từ đó giúp hoạt độnghọc tập đạt hiệu quả cao Hoạt động học nhằm mục tiêu cải tạo, phát triển chínhhọc sinh là hoạt động không ai có thể làm thay Vì thế đòi hỏi học sinh phải tựgiác, tích cực, sáng tạo và phải có năng lực tự học Các nghiên cứu về dạy họcphát triển đã cho kết quả rằng, trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân đều cótính tích cực bên ngoài và tính tích cực bên trong Tính tích cực bên trong dẫn đến

sự độc lập phát triển của mỗi cá nhân học sinh, là cơ sở cho tự học suốt đời Tómlại, tự học là cốt lõi của việc học, là con đường tối ưu để nâng cao tri thức, nhâncách của mỗi con người

1.1.2 Khái niệm hướng dẫn tự học, vai trò và yêu cầu của hướng dẫn học sinh tự học

1.1.2.1 Khái niệm hướng dẫn học sinh tự học

Tự học, tự nghiên cứu là hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinhtrong quá trình học tập Nhưng để nâng cao chất lượng, hiệu quả thật sự, mộtyêu cầu tất yếu đặt ra là hoạt động tự học cần phải được sắp xếp và tổ chức mộtcách khoa học, hay nói cách khác là người giáo viên cần quan tâm tổ chức hoạtđộng tự học cho học sinh

Hướng dẫn hoạt động tự học là một công việc bao gồm sự sắp xếp, thiết kếcác biện pháp tiến hành hoạt động, là việc sử dụng đối tượng và các phương tiện

Trang 25

hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu đề ra Hướng dẫn hoạt động là công việc có vaitrò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt động.

Trong hoạt động dạy - học, hướng dẫn, tổ chức hoạt động là một công việccần thiết ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả học tập Khi quan niệm về tổchức, hướng dẫn quá trình dạy học, có rất nhiều quan niệm khác nhau.I.P.Raptrenco cho rằng: “Hướng dẫn quá trình dạy học là quá trình thực hiệnnhững biện pháp có cơ sở khoa học nhằm đảm bảo hiệu suất cao nhất của quátrình dạy học với điều kiện sử dụng hợp lý thời gian, sức lực, phương tiện củagiáo viên và học sinh” Còn theo V.B.Bololepov thì: “Tổ chức là một sự sắp xếptương hỗ và liên hệ qua lại của các yếu tố trong một phức hợp nào đó Tổ chứckhông phải là nội dung của hoạt động mà là hình thức và phương pháp thực hiện

và hành động của nó” Như vậy, theo các tác giả thì tổ chức, hướng dẫn dạy học

là sự sắp xếp các thao tác, các hành động dạy học

Từ đó ta có thể hiểu tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cho học sinh làcách thiết kế, sắp xếp các biện pháp hoạt động phối hợp chung giữa giáo viên vàhọc sinh trong học tập trên lớp và ở nhà, theo quy chế học tập, dưới sự chỉ đạocủa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động học tập.Vận dụng những quan điểm nêu trên vào việc tổ chức, hướng dẫn hoạt

động tự học cho học sinh , chúng tôi cho rằng: Hướng dẫn hoạt động tự học cho

học sinh là quá trình thiết kế, sắp xếp các biện pháp tổ chức giảng dạy của giáoviên nhằm tiến hành hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo cách tự thiết kế, tự sắp xếpcác biện pháp hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh, giúp học sinh pháthuy tới mức cao nhất năng lực tự học, tự nghiên cứu của mình, thực hiện tốtmục đích và nhiệm vụ học tập đề ra

Bản chất của việc hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh là sắp xếp vàtiến hành các biện pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, tính tự giáccủa người học ở mức độ cao nhất Vì vậy, có thể nói rằng hướng dẫn hoạt động tựhọc cho học sinh là quá trình tiến hành các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạtđộng học tập của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện nghiệp vụ

ở trên lớp, ở nhà

Trang 26

1.1.2.2 Yêu cầu của hướng dẫn sinh viên tự học

a Yêu cầu đối với giáo viên:

Để phát huy được tính tự học của học sinh đạt hiệu quả giáo viên cần:Tạo niềm tin về chuyên môn của bản thân cho học sinh;

Tạo không khí lớp học thoải mái, sinh động, sôi nổi;

Cần động viên và khuyến khích khi các em gặp khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức;

Đưa ra những bài tập phù hợp với năng lực của học sinh;

Nên giao lượng bài tập về nhà vừa đủ (1 đến 2 bài);

Trao đổi với phụ huynh về việc học tập bộ môn ở nhà của học sinh (nếu có điều kiện) để điều chỉnh phương pháp dạy học;

Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi liên quan đến nội dung bài học;

b, Yêu cầu đối với học sinh:

Người học phải thực sự có nhu cầu muốn học;

Tự học chỉ diễn ra khi người học tiến hành giải quyết vấn đề, giải quyếttình huống, giải quyết các nhiệm vụ học tập;

Tự học chỉ được thực hiện thông qua làm việc nghĩa là người học phải cóđược những cơ hội để thể nghiệm những gì mà họ đã tiếp thu được trước đó;

Tự học của học sinh là một mặt hoạt động trong quá trình dạy học nókhông thể tách rời với hoạt động dạy của giáo viên, vì vậy tự học chỉ có thể đạthiệu quả cao khi nó được diễn ra trong mối quan hệ thống nhất biện chứng vớihoạt động dạy của thầy Nghĩa là, tự học có hiệu quả cao khi có sự hướng dẫn tổchức của thầy

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của học sinh đòi hỏingười thầy giáo ngoài chức năng tổ chức, hướng dẫn, truyền đạt cần phải dạycách thao tác với đối tượng, cách chiếm lĩnh đối tượng cho học sinh, hay nóicách khác là hướng dẫn phương pháp học, cách học cho học sinh

Tự học có hiệu quả cao khi tạo được môi trường học tập cho người học, khingười học không ngừng rèn luyện cho mình một hệ thống kĩ năng tự học

Trang 27

Muốn tự học có kết quả cao đòi hỏi chủ thể tự học phải có động cơ và thái

độ học tập đúng đắn, phải có nhu cầu và hứng thú học tập, phải có sự say mêkhoa học, phải nhận thức rõ được mục đích của hoạt động học tập và ý thức mộtcách đầy đủ về việc học của mình Để hoàn thành nội dung học tập đòi hỏi chủthể tự học phải có ý chí vượt khó để vượt qua vật cản hay chướng ngại vật trongquá trình tự học nhằm đạt được các mục tiêu học tập đã đề ra

1.1.3 Các hình thức và các cấp độ tự học

1.1.3.1 Các hình thức tự học

Xét về mức độ, cách thức biểu hiện sự giao tiếp giữa học sinh với tài liệuhọc tập, giáo viên, trường học … mà ta có thể có các hình thức tự học cơ bản sau:

Tự học hoàn toàn: Là hình thức học ở mức độ cao nhất, người học không

cần đến trường, không cần sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, người học tựquyết định việc chọn lựa mục tiêu học tập, nội dung học, cách học, các hoạt độnghọc tập và các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, từ đó tổ chức, xâydựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức trách nhiệmcao

Tự học qua phương tiện thông tin và truyền thông: Người học không tiếp

xúc trực tiếp với giáo viên mà chủ yếu nghe giáo viên giảng giải và nghiên cứu tàiliệu qua phương tiện truyền thông

Tự học có hướng dẫn qua tài liệu: Người học trực tiếp làm việc với tài liệu

hướng dẫn Trong tài liệu trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựngkiến thức, chỉ dẫn cách tra cứu để tìm kiếm, bổ sung kiến thức

Tự học trong một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập: Trong quá

trình dạy học trên lớp, giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh, họcbài và làm bài ở nhà theo nhiệm vụ học tập là việc thường xuyên của bất cứ họcsinh nào

Tự học trong quá trình học tập ở trường có hướng dẫn của giáo viên: Biến

quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo của bản thân, hay nói cách khác làquá trình dạy - tự học Trong luận văn chủ yếu đề cập đến hình thức tự học này

Trang 28

1.1.3.2 Các cấp độ tự học

Xét về góc độ Tâm lí học, có thể phân hoạt động tự học theo hai cấp độ:

Cấp độ thấp: Nhiều nhà tâm lí cho rằng hoạt động sáng tạo của một nhà bác

học bắt nguồn từ nhu cầu bẩm sinh và sinh lí của con người, nhu cầu thúc đẩy bảnnăng mạnh mẽ của tự nhiên Theo họ, bản năng sáng tạo hoà nhập với phản xạhướng về đích Viện sĩ Pavlop cho rằng: phản xạ hướng về đích là biểu hiện nănglượng sống của mỗi cá nhân Cấp độ thấp của tự học thể hiện ở cơ chế học có cấutrúc hai thành phần: kích thích  phản ứng Ở cấp độ này, thì việc tự học củacon người là hiện tượng tự nhiên, mang nhiều bản năng

Cấp độ cao: Cấp độ cao của hoạt động tự học là hoạt động nhận thức thể

hiện ở cơ chế học: học kết hợp học cá nhân với học hợp tác Tự học cấp độ caogắn liền với kinh nghiệm của người học, gắn liền với sự phát triển sâu sắc ngôn

ngữ khoa học của người học Tự học ở cấp độ cao là cốt lõi của việc học, là "quá

trình phát triển nội tại, quá trình kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó chủ thể tự biến đổi mình từ trình độ phát triển hiện tại đến trình độ tiềm tàng"

[37, tr 60]

Cũng có thể chia ra nhiều cấp độ tự học khác: tự học ở cấp độ thấp là bướcđầu làm quen để học cách học; cấp độ cao hơn là hình thành và rèn luyện kỹnăng tự học; cấp độ tiếp theo là ý thức được việc học, biết chủ động việc học;cuối cùng là đam mê tự học

1.2 Sự cần thiết hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng

1.2.1 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu, nhiệm vụ và là cách thức, conđường của phương pháp dạy học tích cực Không đi theo con đường của cáchdạy học truyền thống, mang tính nhồi nhét tri thức cho người học, mà tiếp cậnvới cách dạy học hiện đại - tự bản thân người học tìm kiếm, khám phá tri thứcthông qua các kênh thông tin đa dạng hóa khác nhau

Trong sự bùng nổ thông tin của khoa học công nghệ và khoa học xã hội, xuthế dạy học truyền thống mang tính áp đặt tri thức từ phía người dạy không còn

Trang 29

phát huy hiệu quả tích cực, thì phương pháp tự học được coi là phương pháp họctập cơ bản Người học là một kênh tự thông báo các thông tin khác nhau,thu nạp

từ nhiều nguồn và bước đầu tự xử lý, chọn lọc các đơn vị tri thức, nhằm phục vụcho mục đích của bản thân

Chúng ta thử tưởng tượng xem, từ 2 đến 3 năm, lượng thông tin khoa họccông nghệ tăng lên 2 lần; còn 3-4 năm, thông tin khoa học xã hội tăng 2 lần.Như vậy, khoảng 3 năm, thông tin về khoa học nói chung tăng gấp 2 lần Khôngphải ngẫu nhiên, xu hướng một số nước tiên tiến trên thế giới giảm thời gian đàotạo bậc đại học xuống còn 3 năm hoặc hơn một chút (thời gian đào tạo tại một sốtrường đại học ở Vương quốc Anh là 3 năm) Những người được đào tạo - sảnphẩm của giáo dục sẽ đáp ứng phù hợp với sự phát triển của xã hội

Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học là tạo cho người học động cơhứng thú học tập, rèn kĩ năng, thói quen ý chí tự học để từ đó khơi dậy nội lựcvốn có trong mỗi người, chất lượng và hiệu quả học tập sẽ được nâng cao

1.2.2 Tự học giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

Năng lực tự học của người học có vai trò rất quan trọng đối với chất lượnghọc tập Năng lực tự học được rèn luyện và dần dần được nâng cao tạo thànhnăng lực cơ bản để học sinh có thể tự học suốt đời Trong xã hội hiện đại, tự họcsuốt đời là một đòi hỏi cơ bản của con người, giúp họ có khả năng thích ứng caotrước mọi tình huống của đời sống bắt nhịp được sự bùng nổ của thông tin, khoahọc và công nghệ Năng lực tự học không chỉ cần thiết cho học sinh khi ngồitrên ghế nhà trường mà còn trong cả cuộc đời Hình thành năng lực tự học chohọc sinh trở thành một mục tiêu cơ bản của giáo dục nhà trường và quản lý nhàtrường phải hướng tới mục tiêu đó

Trong quá trình dạy học giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt

Đó là quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập củahọc sinh Một người giáo viên có kiến thức vững vàng, cách dạy học cuốn hút

mà học sinh không chịu tự học thì việc học tập không đạt kết quả cao được

Trang 30

Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tự học luôn giữ một vị trí quan trọngtrong quá trình học tập của học sinh, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quảđào tạo của nhà trường

Trong quá trình học, hoạt động tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.Các Mác đã ghi rõ “sự hình thành con người không chỉ là kết quả của những tácđộng bên ngoài mà là một quá trình hiện thực khách quan của sự thay đổi, tựchuyển hóa” (dẫn theo [21, tr, 151]) Do đó, Mác – Ăngghen đã nêu ra yêu cầucon người phải được phát triển toàn diện bằng hoạt động thực tiễn sinh động.Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắmvững những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, tức là việc “tự chuyển hóa”như Mác nói

Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải coi trọng phát triển toàn diện họcsinh Người cho rằng mục đích tối thượng của giáo dục là “Nhằm đào tạo nhữngngười kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta” [29, tr.112]

và nền giáo dục đó phải phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của học sinh,trong đó có năng lực tự học Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàndiện và khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập, đến tổ chức họctập và phương pháp học tập Cuộc đời của Người chính là tấm gương sáng vềtinh thần vươn lên trong tự học

Theo Người, tự học có một vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thaythế: "Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [30, tr 273]

Người chỉ rõ: Tự học là học một cách tự động Như vậy có thể khẳng địnhrằng, tự động học tập tức là học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, khôngđợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ Tự học chính là tự quản lý việchọc tập, tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho chính mình, rồi tự mìnhtriển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian đểhọc và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình Quan niệm này bao hàmcác khái niệm tự học - tự học có hướng dẫn - tự học một mình - tự kiểm tra - tựđánh giá - tự giáo dục theo quan điểm giáo dục hiện nay Tự học, quá trình tự

Trang 31

mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành,không có sự hướng dẫn trực tiếp và sự quản lý của người dạy, v.v

Người cũng chỉ rõ rằng: trong quá trình học tập, phải lấy tự học làm cốt vàcòn phải do chỉ đạo và do thảo luận giúp vào

Nếu quản lý tốt mà không phát huy nội lực của người học, thì dù bạn bè cótích cực mấy cũng chỉ được một cạnh của hình tam giác Muốn có cả ba cạnh đểthành tam giác, dạy học trước hết phải phát huy nội lực: tự học làm cốt! Rồingười học tranh thủ ý kiến bạn bè (thảo luận giúp vào) và sự lãnh đạo của cáccấp giáo dục, nhất là thầy cô (chỉ đạo giúp vào)

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh tự học có vai trò quan trọng trong quátrình học tập của người học Mỗi người đều cần tự học để tự khẳng định mình.Các mục tiêu về tự học mà Hồ Chủ tịch đưa ra hoàn toàn phù hợp với mục tiêuhọc ở thế kỷ XXI, được xem là bốn cột trụ của giáo dục thế giới: học để biết, học

để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình Điều này đòi hỏi giáo dụcphải “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” Muốn vậy,phải phát huy tiềm năng, nội lực của mỗi người để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳngđịnh mình Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua con đường tự học

Tự học giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu tri thức, mở rộng kiếnthức, củng cố, ghi nhớ vững chắc tri thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyếtcác nhiệm vụ học tập mới Hơn nữa tự học giúp học sinh thói quen và phươngpháp tự học thường xuyên để bổ sung tri thức cho mình Giúp họ tránh được sựlạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giáo viên giáoviên cần khuyến khích hướng dẫn học sinh tự học một cách hiệu quả Mỗi giáoviên phải là tấm gương sáng về tự học, tự sáng tạo

1.2.3 Tự học, một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo

Trên cơ sở tham khảo tài liệu [1], [36] các tác giả đã nêu rõ vai trò của tựhọc với tư cách là nội lực: Học về cơ bản là tự học Nói đến tự học là nói đến nộilực của người học và ngoại lực của người học Nội lực của người học bao gồm

Trang 32

các yếu tố: một nền tảng học vấn nhất định; mục đích, động cơ, nhu cầu học, ýchí, nghị lực học tập; cách học hiệu quả; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng;tận dụng những thuận lợi, khó khăn để tự học tốt Ngoại lực của người học làtoàn bộ các yếu tố của các cơ chế, môi trường, điều kiện, phương tiện…có liênquan đến tự học Ngoại lực là quá trình những chuyển đổi bên ngoài, nội lực làquá trình những chuyển đổi bên trong của người học, hai quá trình này thốngnhất và đối lập nhau tạo nên sự phát triển của tự học Chất lượng đào tạo caonhất khi dạy học - ngoại lực cộng hưởng với tự học - nội lực, tạo ra năng lực tựhọc sáng tạo của người học .

Các nhà Tâm lý học đã chứng minh rằng năng lực của mỗi cá nhân đượchình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của conngười Con đường tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo

và đạt được mục tiêu giáo dục – đào tạo là: học bằng hoạt động tự học, tựnghiên cứu của học sinh, thông qua chính bằng hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiếnthức, mà hình thành năng lực và thái độ cho học sinh

Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI trong báo cáo

“Học tập, một kho báu tiềm ẩn” (1996) gửi UNESCO, khẳng định xu thế lớn toàn

cầu hóa, kéo theo hành loạt căng thẳng cần phải khắc phục Báo cáo này đã nêu:Học suốt đời là một trong những chìa khoá nhằm vượt qua những thách thức của

thế kỷ XXI, với đề nghị gắn nó với 4 trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học

để chung sống và học để làm người, hướng về xây dựng một xã hội học tập Quan

niệm mới “học tập suốt đời: một động lực xã hội” sẽ giúp con người đáp ứngnhững yêu cầu thế giới tthay đổi nhanh chóng Điều này thể hiện những đòi hỏi

chẳng những có thật mà còn đang ngày càng mãnh liệt hơn “Không thể thỏa mãn

những đòi hỏi đó được, nếu mỗi con người không học cách học” Học cách học

chính là học cách tự học

Hoạt động học tập của học sinh là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh trithức khoa học, nghề nghiệp bằng hành động của chính mình hướng tới để đạt nhữngmục đích nhất định Vì vậy, quá trình tổ chức đào tạo phải làm cho hoạt động học củahọc sinh thực sự chủ động trong học tập, mà cụ thể là tăng cường nhiều hơn quá trình

Trang 33

tự học, tự nghiên cứu của học sinh Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong điều

kiện có kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, mục tiêu, phương thức đào tạo, thờigian đào tạo đã được xác định Trong hình thức dạy học tập trung, người giáo viêntrực tiếp tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, còn học sinh đóngvai trò chủ thể nhận thức, tích cực huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân của mình

để tiến hành hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng và thái

độ Nếu học sinh thụ động, không có sự vận động tích cực các thao tác tư duy của bảnthân, thì không thể chiếm lĩnh được tri thức và không thể hoàn thành nhân cách được.Một thực trạng hiện nay là ở trường đào tạo nghề nói chung và cao đẳng nghề côngnghiệp nói riêng, có giáo viên thường làm thay học sinh theo kiểu cầm tay chỉ việc: từkhâu xác định nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội dung tri thức, rèn luyện kĩ năng nghềnghiệp vụ, đến các bước đi, kế hoạch học tập cụ thể Cách dạy học như vậy tất yếudẫn đến tính ỷ lại của số đông học sinh, sẽ không phát triển năng lực tự học cho họcsinh

1.2.4 Tự học đối với sự phát triển nhân cách của học sinh

Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thể học

hộ người khác Khi nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lựccủa người dạy Trò học, cốt lõi là tự học cách học, cách tư duy; thầy dạy, cốt lõi

là dạy cách học, cách tư duy Tác động dạy của thầy là vô cùng quan trọngnhưng vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ cho học sinh tự phát triển, còn tự học mới lànhân tố quan trọng, là nội lực quyết định sự phát triển của học sinh

Triết học Mác - Lênin khẳng định tự học trong quá trình giáo dục là yếu tố

quan trọng đóng vai trò nguyên nhân bên trong, động lực thực sự của việc họcsinh tự giác học tập Tâm lý học cũng chỉ ra rằng sự phát triển của con ngườiphụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giáo dục và hoạt động của cá nhân là quantrọng nhất Hoạt động của cá nhân là yếu tố đóng vai trò trực tiếp quyết địnhnăng lực và phẩm chất của con người

Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của tự học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng dạy: “Về cách học tập phải lấy tự học làm cốt” Quá trình tự học như thế

có thể hiểu là sự chuyển hoá quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, là sự

Trang 34

biến đổi bản thân trở nên có thêm giá trị bằng nỗ lực của chính mình để chiếmlấy giá trị bên ngoài, là một hành trình nội tại được “cắm mốc” bởi kiến thức,phương pháp tư duy và thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình.

Các lý luận trên không có nghĩa là xem nhẹ vai trò giáo viên trong quá trìnhdạy học mà giáo viên đóng vai trò chủ đạo, kích thích, động viên, dẫn đườngcho HS học tập có hiệu quả và đúng cách Thông qua tự học giúp HS nắm vữngtri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghề nghiệp trong tương lai; giúp học sinh khôngngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn học trong trường, đồngthời giúp học sinh rèn luyện nhân cách, hình thành nền nếp làm việc khoa học,rèn luyện ý chí phấn đấu, đức kiên trì, óc phê phán và hứng thú học tập; khôngngừng làm phong phú, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình, giúp họ tránhđược lạc hậu trước sự “bùng nổ thông tin” trong thời đại hiện nay

1.2.5 Xuất phát từ đối tượng người học

Qúa trình dạy học môn Chính trị là quá trình tương tác (tác động, phối hợp

và quy định lẫn nhau) thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên

và hoạt động học trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển quátrình học tập, kích thích tính tích cực chủ động, năng động của người học đểphát huy vai trò chủ thể nhận thức trong quá trình học tập Học sinh là chủ thểnhận thức trong quá trình học tập Hoạt động học tập của học sinh- sinh viêntrường Cao đẳng nghề đều nhằm biến đổi bản thân người học, đòi hỏi sự sángtạo, những tri thức của họ cần lĩnh hội vượt ra ngoài giáo trình bài giảng mà giáoviên cung cấp Người học có động cơ và nhu cầu nhận thức đã được xác địnhmột cách tự giác Trong quá trình dạy học giáo viên với hoạt động dạy có chứcnăng tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, đảm bảo cho người họcthực hiện đầy đủ, có chất lượng những yêu cầu đã được quy định phù hợp vớimục đích dạy học ở trường Cao đẳng nghề Học sinh- sinh viên một mặt là đốitượng của hoạt động dạy Mặt khác, là chủ thể của hoạt động nhận thức có tínhchất rèn nghề Nói cách khác trong quá trình dạy học ở trường Cao đẳng nghềthì người học vừa là khách thể của quá trình dạy vừa là chủ thể của quá trình

Trang 35

học, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quanđến nghề nghiệp tương lai của mình

1.3 Thực trạng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

1.3.1 Khái quát về Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa

* Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, tiền thân là trường Côngnhân kỹ thuật trực thuộc Ty Công nghiệp - Thủ Công nghiệp Thanh Hoá, đượcthành lập vào năm 1968 tại thị xã Thanh Hoá nay là thành phố Thanh Hoá.Trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường đã nhiều lần đổi tên cho phùhợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng với nhu cầu của người học, nhucầu của các công ty, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xã hội Đến năm 2006trường phát triển thành trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá

* Cơ cấu tổ chức của nhà trường

+ Các phòng, ban:

 Ban giám hiệu;

 Phòng đào tạo;

 Phòng Công tác học sinh - sinh viên;

 Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế;

 Phòng tài chính kế hoạch

+ Các khoa đào tạo:

 Khoa Lý thuyết cơ sở;

 Khoa học cơ bản;

 Khoa Điện - Điện tử;

 Khoa Cơ khí;

 Khoa Động lực;

 Khoa Công nghệ thông tin;

 Khoa Sư phạm Kĩ thuật;

 Khoa Chính trị & Ngoại ngữ

* Cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường hiện nay:

+ Điện công nghiệp

Trang 36

+ Điện tử công nghiệp

+ Công nghệ thông tin

+ Kế toán doanh nghiệp

Tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 201 người, giáo viên có trình độthạc sĩ 29; có 07 giáo viên đang học cao học; 02 giáo viên đang làm nghiên cứusinh; trình độ đại học, Sau đại học 123 giáo viên, trong đó có 04 giáo viên dạymôn Chính trị, độ tuổi bình quân cán bộ giáo viên dạy môn Chính trị là 31,97.100% có trình độ đại học trở lên

Tính đến năm học 2013 tổng số học sinh - sinh viên của trường Cao đẳngnghề Công nghiệp Thanh Hoá là 5250 học sinh - sinh viên

Về trình độ đầu vào khi các em bắt đầu học Trung cấp nghề hoặc Cao đẳngnghề đều là xét tuyển các môn văn hoá lớp 12 (đạt 15 điểm ba môn toán, lý, hoálớp 12) chính điểm xuất phát thấp này nên khi các em bước vào học các mônhọc cơ bản; các môn chuyên về nghề gặp nhiều khó khăn

- Về cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất để dạy các môn Cơ bản ởTrường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá nói riêng đầy đủ và hiện đại,chẳng hạn như các mô hình, máy chiếu, máy tính, phòng học bộ môn,

Về chất lượng đào tạo:

Nhà trường thường xuyên bổ sung lực lượng giáo viên bằng chính sách thuhút Đội ngũ giáo viên được tuyển mới ưu tiên những người có trình độ thạc sĩtrở lên và tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi Đội ngũ nhân viên hành chính, thưviện, v.v có trình độ trung cấp trở lên, có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ công tácđào tạo và nghiên cứu khoa học Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trườngcoi là nhiệm vụ trọng tâm Nhà trường đã phân bổ ngân sách số lượng đáng kểcho công tác nghiên cứu khoa học; số lượng các bài báo công bố trên các tạp chí

Trang 37

khoa học rất ít, nhất là các tạp chí nước ngoài Các đề tài có quy mô chủ yếu cấpTrường và có một số ít đề tài cấp Tỉnh, các đề tài về ứng dụng đã được đưa vào

sử dụng làm mô hình dạy và học trong nhà trường trong các năm từ 2006 đến

2013, nhà trường đã có 82 đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên, trong đó đềtài cấp Tỉnh là 4 và cấp trường là 78; trường của học sinh - sinh viên Trường đã

in ấn và phát hành 220 giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo, hướng dẫn gópphần vào nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu Ngoài ra nhiềugiáo viên được bồi dưỡng phương pháp dạy học tích hợp, kiến thức về văn hóanghề và nhiều các chuyên môn nghiệp vụ khác

Học sinh - sinh viên còn thụ động trong học tập, nghiên cứu và tham giacác hoạt động của nhà trường Năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành cònhạn chế Tính tích cực, tự giác trong các hoạt động của một bộ phận học sinh -sinh viên chưa cao Các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ nănglàm việc nhóm, các kỹ năng sống của học sinh - sinh viên chưa đáp ứng đượcyêu cầu

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua Nhà trường luônquan tâm tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để học sinh - sinh viên học tập,nghiên cứu và tham gia các hoạt động Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ học tập,giảng dạy và nghiên cứu tiếp tục được nâng cấp, bổ sung Nhiều hoạt động tậpthể thường xuyên được tổ chức thu hút sự tham gia tích cực của học sinh - sinhviên, phát huy thế mạnh của trường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh - sinh viên Công tác thi, kiểm tra đánh giá học sinh -sinh viên được thực hiện công bằng, nghiêm túc, tạo động lực tốt để học sinh -sinh viên phấn đấu trong học tập

1.3.2.Mục tiêu đào tạo của nhà trường

Mục đích nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và nănglực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổchức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệvào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạođức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,

Trang 38

tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

1.3.3 Mục tiêu đào tạo của môn Chính trị

Môn Chính trị cung cấp môt số hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin,

Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chính Minh, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam, truyền thống quý báu của dân tộc và của giai cấp công nhân ViệtNam

Môn học góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấpcông nhân tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rènluyện học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp vớiyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.4 Khảo sát thực trạng tự học của học sinh và hướng dẫn tự học của giáo viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

1.3.4.1.Mục tiêu

Nhằm đánh giá đúng về nhận thức của học sinh đối với vấn đề tự học; cáchthức tổ chức tự học của giáo viên và học sinh Trên cơ sở đó đề xuất các biệnpháp hướng dẫn học sinh tự học nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạyhọc

1.3.4.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các giáo viên dạy môn Chính trị và học sinh ở trườngTrường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa Qua điều tra, khảo sát vàphỏng vấn chúng tôi thu được ý kiến của 200 học sinh, 04 giáo viên

Trang 39

Chúng tôi đi sâu khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học

sinh qua phiếu thăm dò về các vấn đề sau: Nhận thức của học sinh về vấn đề tự

học; về tổ chức các hoạt động tự học của học sinh; Thực trạng về kỹ năng tự

học môn Chính trị; Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho học sinh; Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh trong học môn

B ng 1 Nh n th c c a h c sinh v t h c ảng 1 Nhận thức của học sinh về tự học ận thức của học sinh về tự học ức của học sinh về tự học ủa học sinh về tự học ọc sinh về tự học ề tự học ự học ọc sinh về tự học

Cùng với nhận thức về tự học chưa hiệu quả thì ý thức tự học của học sinhtrong tự học môn học Chính trị còn nhiều hạn chế, điều này được thể hiện ở Bảng 2

Bảng 2: Về ý thức tự học của học sinh khi học môn Chính trị

1 Tự học thường xuyên, liên tục 40 20%

2 Chỉ học khi đến kỳ thi 117 58,5%

3 Dành thời gian đọc thêm sách, báo, tạp chí 15 7,5%

4 Thời gian dành cho môn học (ở mức độ ít và vừa phải) 28 14%

* Nhận xét kết quả sau điều tra:

Trang 40

Kết quả cho thấy, việc học sinh có ý thức tự học thường xuyên, liên tụctrong học tập môn Chính trị còn ở mức độ thấp Chỉ có 20 % số học sinh đượchỏi cho rằng họ có ý thức tự học thường xuyên, liên tục Và có tới 58,5 % số họcsinh được hỏi cho rằng họ chỉ học khi đến kỳ thi Do đó, thời gian học sinh dànhcho học tập môn Chính trị chủ yếu ở mức độ ít và vừa phải, chiếm 14 % Ý thứcnghiên cứu thêm sách báo, tạp chí trong học sinh chưa được chú trọng, chỉ với7,5% số học sinh được hỏi thích đọc thêm sách báo, tài liệu

Bảng 3 Ý nghĩa của tự học

1 Giúp người học tiếp thu tri thức 24 12%

2 Tự học giúp người học vận dụng những tri thức

đã học vào những tình huống cụ thể

3 Tự học giúp người học có thêm tri thức để hình

thành và phát triển nhân cách của bản thân

24 12%

4 Tự học là để kiểm tra và thi có kết quả cao 132 66%

5 Tự học là để làm phong phú thêm hiểu biết của

mình

Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Số đông học sinh chưa có nhận thức mộtcách khá đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động tự học (có 66% số đông họcsinh cho rằng tự học là để kiểm tra và thi có kết quả cao Tuy nhiên, nhận thức

về tự học của học sinh giữa các chuyên ngành cũng có sự khác nhau

Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau đó có thể do rất nhiều nguyên nhân tạothành, như: Do trình độ học sinh được tuyển đầu vào khác nhau; Do điều kiệnhọc tập và môi trường học tập khác nhau; Do phương pháp giảng dạy và cáchthức tổ chức hoạt động dạy học khác nhau của giáo viên

b Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học sinh chúng tôi sử dụng câuhỏi Khi tự học bạn thường sử dụng những biện pháp nào sau đây?

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Khánh Bằng (1998) Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng tự học - tự đào tạo của học sinh, sinh viên, Tạp chí Đại học và Giáo dục THCN số 7/98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng tự học - tự đào tạo của học sinh, sinh viên
2. Nguyễn Lương Bằng, Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác – Lênin ở các trường đại học hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2002, tr. 86-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Lý luận chính trị
4. Báo cáo của hội đồng quốc tế vế giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO (1997), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập một kho báu tiềm ẩn
Tác giả: Báo cáo của hội đồng quốc tế vế giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
9. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập tập 20
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
10. Carl Rogers (2001), Phương pháp Dạy và Học hiệu quả, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Dạy và Học hiệu quả
Tác giả: Carl Rogers
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Góp phần vào việc dạy triết học Mác – Lênin cho sinh viên ở nước ta hiện nay, Tạp chí triết hoc, số tháng 3/ 2007, tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí triết hoc
15. Phạm Văn Đồng, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – một số phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 271/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu giáo dục
16. Hà Thị Đức, Về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 4/ 1995, tr 16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu giáo dục
17. Trịnh Thanh Hà (2005), Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên Tiếng Anh hệ đào tạo từ xa, Tạp chí giáo dục, số 110, tr.7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí giáo dục
Tác giả: Trịnh Thanh Hà
Năm: 2005
18. Trần Bá Hoành, Phương pháp tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 3/1996, tr. 6 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu giáo dục
19. Trần Bá Hoành, Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, Tạp chí khoa học giáo dục, số 96/ 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học giáo dục
20. Đặng Vụ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vụ Hoạt, Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
21. Hội thảo quốc gia, nghiên cứu giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh (2011), Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia, nghiên cứu giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh
Tác giả: Hội thảo quốc gia, nghiên cứu giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh
Năm: 2011
22. Nguyễn Thành Hưng (2004), Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục, số 78, tr. 25 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thành Hưng
Năm: 2004
23. Nguyễn Thành Hưng (2004), Một số biện pháp tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục, Tạp chí giáo dục, số 92, tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thành Hưng
Năm: 2004
24. Nguyễn Kỳ (1999), Xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hoá tự học, Số chuyên đề về tự học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hoá tự học
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1999
26. Lê Thị Long (2009), Hướng dẫn học sinh tự học chương trình GDCD lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn học sinh tự học chương trình GDCD lớp 12
Tác giả: Lê Thị Long
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
28. Các Mác, Những cơ sở của hệ thống phương pháp dạy học các khoa học xã hội, tài liệu dịch trường Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của hệ thống phương pháp dạy học các khoa học xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w