b Được đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trìnhhọc tập, thực hành, thực tập nghề; được tham gia lao động theo quy định của phápluật;c Được học rút ngắn hoặc kéo
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh - sinh viên ở Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi, các số liệu cónguồn gốc trích dẫn rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được aicông bố trong bất kỳ công trình nào trước đó
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Lê Thị Thúy
Trang 2Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô, cùng các Thầy giáo, Côgiáo trong Hội đồng khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo trong Học viện đã quantâm, tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡtác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy; ban Giám hiệu; các phòng- khoachuyên môn cùng Giảng viên và học sinh sinh viên trường Cao đẳng nghề Côngnghiệp Thanh Hóa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tậpnghiên cứu cũng như đã hợp tác, chia sẻ và cung cấp số liệu để tác giả hoànthành luận văn
Mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện tốt đề tài, song khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Quý Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ LĐTB&XH : Bộ Lao động thương binh và xã hộiCBQL, GV, NV : Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
Trang 5Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, một trong
những mục tiêu đào tạo nhân lực Việt Nam là “có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc”.[23]
Với các mục tiêu cụ thể như thế, trong những năm qua các Trường Dạy nghề
đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quan tâm và tập trung đầu tư nângcấp lên thành Trường Cao đẳng nghề và thành lập mới trên cả nước để đào tạonguồn nhân lực đáp ứng các mục tiêu trên Bên cạnh việc đổi mới chương trình đàotạo, chú trọng kỹ năng nghề thì công tác quản lý học sinh – sinh viên ở các trườngnghề được Bộ LĐTB & XH, địa phương và các Trường đặc biệt quan tâm để đảmbảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳmới
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đào tạo nghề theo 3 cấptrình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề; Bồi dưỡng nâng cao trình
độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và người lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao
Trang 6chất lượng, hiệu quả đào tạo; Tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy địnhcủa pháp luật Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên Liênkết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm Ngoài ratrường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong
và ngoài nước, là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh – sinh viên (HS-SV) hướngtới Bởi vậy, việc đổi mới công tác quản lý HSSV của Trường Cao đẳng nghề Côngnghiệp Thanh Hóa là rất cần thiết Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh - sinh viên ở Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV ở Trường Cao đẳngnghề Công nghiệp Thanh Hóa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HSSV góp phần đápứng yêu cầu phát triển công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới công tác quản lý HSSV ở các Trườngnghề
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý HSSV ở Trường Cao đẳng nghề Côngnghiệp Thanh Hóa
- Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV ở Trường Caođẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HSSV ở các trường nghề
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý HSSV ở Trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Thanh Hóa
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV ở TrườngCao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa mang tính cần thiết và khả thi sẽ góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhàtrường trong giai đoạn hiện nay
Trang 76 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu ở trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
6.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV ở
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
6.3 Khách thể khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát trên các CBQL, GV của
nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tra cứu, so sánh, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu nghiên
cứu về khoa học quản lý, quản lý HSSV, đổi mới quản lý HSSV để xây dựng khung
lí thuyết của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm những phương phápnghiên cứu sau đây:
7.2.1 Phương pháp điều tra: Thông qua phiếu điều tra để khảo sát CBQL,
GV Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm
trong quản lý HSSV, quản lý Nhà trường, quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳngnghề Công nghiệp Thanh Hóa
7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập ý kiến của chuyên gia về
lĩnh vực quản lý và quản lý HSSV
7.2.4 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từphiếu điều tra
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Trang 8Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý học sinh sinh viên ở các
Trường nghề
Chương 2: Thực trạng quản lý học sinh sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Thanh Hóa
Chương 3: Các biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH
– SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG NGHỀ
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đếnvấn đề quản lý con người và quản lý yếu tố con người trong đào tạo nghề nhằm đápứng yêu cầu của xã hội công nghiệp Do đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực- độingũ công nhân kỹ thuật ở mỗi nước là khác nhau nên phương pháp, hình thức, qui
mô đào tạo nghề cũng khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung là đều chú trọng đến
sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp Có thể đề cập đến một sốnghiên cứu như sau:
V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một
số vấn đề quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thông như: phân công nhiệm vụ củaHiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, còn V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự traođổi giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để tìm ra cách quản lý tốt nhất [2, tr.17]
P.V Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo côngtác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạtđộng quản lý của quản lý giáo dục [1, tr.28] Như vậy, các nhà nghiên cứu giáo dục
Xô Viết trước đây thì khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trườngphụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động quản lý, quản lýgiáo dục và quản lý con người
Đối với Việt Nam, ngay từ năm 1945, Bác Hồ đã có chỉ thị: “Sự học tậptrong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và thanh niên làtương lai của nước mình Vì vậy phải biết dạy cho học trò biết yêu nước thươngnòi phải dạy cho họ có ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyếtkhông chịu làm nô lệ” [3, tr.26]
Tư tưởng trên của Bác Hồ gợi ý cho chủ thể quản lý dạy học vấn đề: quản lýdạy học phải gắn liền với thể chế xã hội, nề nếp dạy học, trình độ người dạy, nănglực tự học, tinh thần độc lập suy nghĩ và tính sáng tạo của người học
Trang 10Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, điều này đãđược cụ thể hoá trong Luật Giáo dục: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầunhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[5, tr.3].
Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghềcũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX Lúc đó, một số cácnhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động như:Đặng Danh Ánh, Nguyễn Ngọc Đường, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Bá Dương,… đãchủ động nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tácdạy nghề Một số nhà nghiên cứu khác như Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, NguyễnThị Mỹ Lộc, đã đi sâu nghiên cứu về quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
Về quản lý nhà trường, tác giả Trần Kiểm (2000) đã viết: “Hiệu quả quản lýnhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người Hiệu trưởng sử dụng thông tinkhách quan đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên về chấtlượng kiến thức, mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của học sinh”[16] Ngoàinhững nghiên cứu trên có thể đề cập một số nghiên cứu về quản lý HS,SV tại cáctrường trong hệ thống giáo dục quốc dân như:
Tác giả Trần Văn Phúc (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện phápnâng cao chất lượng quản lý sinh viên nội trú ở trường Đại học sư phạm ĐồngTháp” – Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh
Tác giả Đồng Thị Kim Thoa (2009) đã bảo vệ đề tài “Một số Biện phápnâng cao chất lượng HSSV ở cơ sở đào tạo nghề trường Đại học công nghiệp Thànhphố Hồ Chí Minh tại Tỉnh Thanh Hóa” – Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,Trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả Vũ Thị Việt Thái (2010) thực hiện đề tài “Một số giải pháp nângcao hiệu quả công tác quản lý HSSV ngoại trú trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh”– Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Như vậy, công tác quản lý, quản lý HSSV đã được nhiều nhà khoa học,nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Trong các công
Trang 11trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của quản lý HSSV,trên cơ sở đó cũng đề ra một số biện pháp tổ chức, quản lý HSSV đạt hiệu quả Mặc
dù vậy, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàndiện và sâu sắc về đổi mới công tác quản lý HSSV tại trường cao đẳng nghề (CĐN)
Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ýnghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý HSSV trườngTrung cấp, Cao đẳng, Đại học nói chung và trường Cao đẳng nghề Công nghệThanh Hóa nói riêng
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
- Khái niệm quản lý:
Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năng của những hệ có tổchức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội học, kỹ thuật, nó bảo toàn cấutrúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật kháchquan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển” [2, tr.45]
Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: “quản lý là phương thức tác động cóchủ định của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc
về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trộihợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu” [3, tr.36]
Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đíchđến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạttới mục đích dự kiến” [4, tr.28]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thểquản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [5, tr.55]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xétcho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý Quá trình
“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồmviệc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.[6, tr.78]
Trang 12Tóm lại: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa chung: là những tác động có tínhhướng đích; hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xãhội; quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc quanhững nỗ lực của mọi người trong tổ chức; quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảmbảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm; quản lý
là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổchức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Quốc gia; quản lý là quá trình tác động
có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, thông qua các
cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trườngbiến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định
Khái quát những phân tích trên, có thể xây dựng mô hình quản lý như sau:
Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý [19]
- Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý Quản lý có các chức năng cơ bản, chức năng cụthể với nhiều cách tiếp cận khác nhau Hiện nay, đa số các nhà khoa học và các nhà
Trang 13Kế hoạch
Tổ chức Chỉ đạo
Kiểm tra
quản lý cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:
+ Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trìnhquản lý Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ
có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và cácbiện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học
+ Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xâydựng Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt đượcmục tiêu của kế hoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoahọc thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể
+ Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, làphương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho
hệ vận hành thuận lợi Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kếhoạch thành hiện thực
+ Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý Giaiđoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa,… để thúcđẩy hệ đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điều chỉnh vàchuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo
Ngoài ra, còn chức năng điều chỉnh báo cáo
Sơ đồ 1.2: Các chức năng quản lý
- Phương pháp quản lý: Là tổng thể cách thức tác động với các phương tiệnkhác nhau của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản lý, nhằm đạt mục tiêu quản lý
Trang 14- Biện pháp quản lý: là cách thức quản lý, cách giải quyết những vấn đề liênquan đến quản lý Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp phải đadạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lý Các biện pháp có liênquan chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống các biện pháp, giúp cho nhà quản lýthực hiện tốt các phương pháp quản lý đem lại hiệu quả tối ưu cho công tác quản lý.
1.2.2 Học sinh – sinh viên
Theo Điều 83 của Luật giáo dục 2005 thì người học tại các cơ sở giáo dục phổthông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học thìgọi là Học sinh và người học ở bậc cao đẳng, đại học thì gọi là Sinh viên [19]
Theo Luật Dạy nghề thì người học tại các Cơ sở Dạy nghề ở trình độ Trungcấp nghề được gọi là Học sinh, ở trình độ Cao đẳng thì gọi là Sinh Viên [18] TheoQuy chế Công tác HSSV trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy ban hành kèm theoQuyết định số 26/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ LĐTB & XH thì HSSV có các quyền và nghĩa vụ sau [6]:
- Quyền của học sinh, sinh viên
1 Được vào học theo đúng nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiệntrúng tuyển theo quy định của Bộ LĐTB&XH và của CSDN
2 Được học tập, rèn luyện theo mục tiêu dạy nghề hoặc hợp đồng học nghề
đã giao kết với CSDN
3 Được CSDN tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thôngtin cá nhân về học tập, rèn luyện theo quy định của CSDN; được CSDN phổ biếnnội quy, quy chế về học tập, rèn luyện, về chế độ, chính sách của Nhà nước có liênquan đến HSSV
4 Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị, phương tiện của CSDN phục
vụ các hoạt động học tập, thực hành, thực tập nghề, nghiên cứu khoa học và cáchoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;
Trang 15b) Được đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trìnhhọc tập, thực hành, thực tập nghề; được tham gia lao động theo quy định của phápluật;
c) Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình; đượctạm nghỉ học, tạm ngừng học và bảo lưu kết quả học tập; được nghỉ hè, nghỉ tết,nghỉ lễ theo quy định của pháp luật;
d) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi nghề;
đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong các tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liênhiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động
xã hội có liên quan ở trong và ngoài CSDN theo quy định của pháp luật; các hoạtđộng văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo củaCSDN;
e) Được chăm lo bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước
5 Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị vớiCSDN các giải pháp góp phần xây dựng CSDN; được đề đạt nguyện vọng và khiếunại lên người đứng đầu CSDN giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích
chính đáng của HSSV.
6 Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của CSDN Việc ưu tiênkhi sắp xếp vào ở ký túc xá được thực hiện trên cơ sở chính sách của Nhà nước vàquy định của CSDN
7 Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởngnếu đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện
8 Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước;được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; đượcmiễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quanviện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước
Trang 169 HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng, chứng chỉ tốtnghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ khác có liên quan
và giải quyết các thủ tục hành chính
10 Được hưởng các chế độ khác theo quy định của Luật Dạy nghề và cácquy định khác của pháp luật có liên quan
- Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàcác nội quy, điều lệ, quy chế
2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhautrong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh
3 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đàotạo; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lốisống
4 Đóng học phí đầy đủ, đúng thời hạn quy định; hoàn trả vốn vay quỹ tín
dụng đào tạo (nếu có) theo quy định
5 Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, của cơ sở sản xuất nơi thực hành, thựctập; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường
6 Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường; tuân thủ các quyđịnh về an toàn và vệ sinh lao động
7 Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học vàkhám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà trường
8 Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhànước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nướcngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước Nếu không chấp hành phải bồihoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định
9 Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và cáchoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; kịp thời báocáo với khoa, phòng, bộ phận chức năng, người đứng đầu nhà trường, hoặc cơ quan
Trang 17có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cửhoặc những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế khác của HSSV, cán bộ,giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
10 Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn
xã hội khác
1.2.3 Công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường nghề
Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của việc quản lý nhàtrường Quản lý công tác HSSV có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới và pháttriển bền vững yếu tố con người Do vậy, trường CĐN cần có quy trình quản lýcông tác này bằng cách tuân thủ theo các văn bản pháp quy và căn cứ vào mục tiêugiáo dục – đào tạo, thực trạng HSSV tại Nhà trường Trên cơ sở đó xây dựng nhữngquy chế, quy định riêng, lập các kế hoạch quản lý phù hợp với đặc điểm của HSSV,điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của Nhà trường
Công tác quản lý HSSV trong trường CĐN là những tác độngcủa nhà quản lývào các hoạt động trong đời sống, học tập của HSSV trong thời gian học tập tại Nhàtrường được tiến hành bởi đội ngũ làm công tác HSSV, HSSV và sự hỗ trợ của cáclực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo cụ thể là nângcao chất lượng đào tạo trong trường CĐN
1.3 Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề
1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn Trường Cao đẳng nghề
Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) của Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định vềnhiệm vụ, quyền hạn trường Cao đẳng nghề như sau:
Điều 6 Nhiệm vụ
1 Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức
Trang 18lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ
có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn,đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
2 Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệudạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo
3 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề
4 Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấpbằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội
5 Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về
số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật
6 Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao côngnghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy địnhcủa pháp luật
7 Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề
8 Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp
9 Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghềtrong hoạt động dạy nghề
10 Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia cáchoạt động xã hội
11 Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính
12 Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liênquan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của ViệtNam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
13 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trườngtheo quy định của pháp luật
Trang 1914 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
15 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 7 Quyền hạn
1 Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhàtrường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạnglưới các trường cao đẳng nghề
2 Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy địnhcủa pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề
3 Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đãđược phê duyệt trong Điều lệ của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấptrưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống
4 Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theoquy định của pháp luật
5 Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạtđộng dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạynghề, tổ chức thực tập nghề Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục,nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạynghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động
6 Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcủa trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường
7 Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất;được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng;được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật
8 Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật
1.3.2 Vai trò của công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề
HSSV nói chung và HSSV ở các trường dạy nghề nói riêng là những người
có độ tuổi từ 16-25 Xã hội hiện nay tạo cho họ điều kiện sống tốt hơn về vật chất
và tinh thần, cơ hội học tập cũng tốt hơn do được tiếp cận với nhiều phương tiện
Trang 20giáo dục hiện đại, khoa học Nhìn chung, sự tác động của xã hội đối với độ tuổi này
là có nhiều tích cực song cũng có không ít hạn chế
Mặt tích cực là lòng nhiệt tình, nhạy cảm với các vấn đề xã hội, có ý chívươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, năng động trong các hoạt động, quyếttâm thực hiện được những hoài bão Tuy nhiên, đối lập với những đức tính ấy lại lànhững hạn chế của tuổi trẻ, đó là việc thiếu kinh nghiệm sống, tính bồng bột chủquan, hấp tấp, vội vàng, nhẹ dạ cả tin, thiếu tính kiềm chế, gặp khó khăn dễ hoangmang, dao động, dễ bị kích động, lôi kéo, thiếu tự chủ, thiếu tính kỷ luật
Đối tượng học nghề thường là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ,không có điều kiện học tập ở bậc cao hơn, chỉ có một số ít là yêu thích nghề nghiệp
Do đó công tác quản lý HSSV ở các cơ sở dạy nghề rất cần thiết Để hoàn thành tốtnhiệm vụ đào tạo của Nhà trường, ngoài việc đào tạo người học nghề trở thành nhữngngười công nhân có tay nghề đáp ứng yêu cầu xã hội, thì trường CĐN cần thực hiệntốt công tác quản lý HSSV nhằm giúp HSSV liên tục phấn đấu trong quá trình họctập, rèn luyện tác phong, đạo đức đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu củangười công dân Việt Nam
1.4 Nội dung quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề
1.4.1 Văn bản pháp lý hiện hành về quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề
Công tác HSSV là một bộ phận quan trọng góp phần hình thành nhân cáchcho người học trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học, caođẳng nói chung và trường CĐN nói riêng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tớicông tác HSSV Điều đó được thể hiện ở việc ban hành, điều chỉnh các văn bảnpháp lý về quản lý HSSV trường nghề nói chung và trường CĐN nói riêng như sau:
- Luật Dạy nghề 2006 của Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 10
- Quyết định số: 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Về việc Ban hành quy chế thi, kiểm tra vàcông nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy”
Trang 21- Quyết định số: 26/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Về việc Ban hành quy chế công tác họcsinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề chính quy”
- Quyết định số: 54/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 19/5/2008 của Bộtrưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Về việc Ban hành quy chế đánh giákết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hệ chính quy trong các cơ sở dạy nghề ”
- Quyết định số: 70/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Về việc học bổng khuyến khích dạy nghề”
- Thông tư số: 45/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2012 của của Bộ trưởng BộLao động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng đốivới Học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề”
Trong đó quy định mục tiêu đào tạo trường của trường CĐN là “Dạy nghềtrình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và nănglực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chứclàm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào côngviệc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện chongười học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặctiếp tục học lên trình độ cao hơn [18]
Đây là cơ sở pháp lý để các trường triển khai, chủ động kiện toàn bộ máylàm công tác quản lí HSSV theo hướng tập trung vào một đầu mối trên cơ sở sátnhập các bộ phận làm công tác chính trị, công tác sinh viên thành phòng Công tácchính trị – sinh viên hoặc phòng Công tác HSSV nên thuận tiện cho việc quản lý,theo dõi Hơn nữa đặc thù quản lý HSSV ở các trường dạy nghề là quản lý conngười trực tiếp lao động sản xuất ở các doanh nghiệp Vì vậy, cơ sở pháp lý sẽ là cơ
sở để lãnh đạo các trường nghề xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch quản lýhướng vào mục tiêu đào tạo của các trường nghề nhằm hình thành và phát triểnnhân cách
Trang 221.4.2 Một số nội dung công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề
a) Xây dựng quy chế tổ chức hành chính:
Nhà trường đã chỉ đạo phòng Công tác HSSV xây dựng và triển khai các giảipháp có hiệu quả trong xây dựng quy chế tổ chức hành chính nhằm quản lý HSSVngay từ đầu khóa học đến kết thúc khóa học Xây dựng quy chế tổ chức hành chínhbao gồm:
Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và Nhà trường; sắp xếp, bố trí vào lớp HSSV; chỉ định bancán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làmthẻ cho HSSV
- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú (nếu có)
- Làm thẻ và cấp thê và lưa trũ thẻ cho HSSV
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV bao gồm phân khoa,lớp, khóa học, giới tính
- Tổ chức phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho HSSV Lên kế hoạch về sốHSSV đạt điểm tốt nghiệp, đủ điều kiện tốt nghiệp
Phối hợp với Đoàn Thanh niên, theo dõi hỗ trợ các hoạt động phong trào của Thanhniên HSSV
- Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho HSSV
- Tổ chức tuần sinh hoạt công dân vào đầu năm học hàng năm, yêu cầu HSSVviết thu hoạch và có đánh giá
- Tất cả cán bộ của phòng Công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộmôn, các phòng, khoa, tổ, các tổ chức đoàn thể đều làm công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho HSSV
Ngay từ đầu năm học Nhà trường xây dựng các hoạt động tổ chức tốt các đợtthi đua cho HSSV, có sơ kết đánh giá, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thànhtích cao Đầu năm học triển khai các lớp đăng ký các chỉ tiêu thi đua, ký cam kếtkhông mắc các tệ nạn xã hội, ma tuý, không vi phạm luật lệ giao thông
Trang 23Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Phòng Công tác HSSV, Ban quản lý KTXchỉ đạo cán bộ theo dõi Ký túc xá thường xuyên nắm bắt và báo cáo kịp thời diễnbiến tư tưởng của HSSV.
b) Công tác quản lý hoạt động học tập, và rèn luyện HSSV
Hoạt động học tập và kết quả học tập của HSSV là hoạt động chủ đạo vớimỗi HSSV khi tham gia học tập Công tác quản lý hoạt động học tập, và rèn luyệncủa HSSV trường CĐN có đặc thù riêng Đó là:
Trên cơ sở quán triệt mục tiêu đào tạo toàn diện trong nhà trường, Phòngquản lý HSSV thực hiện theo dõi, đánh giá ý thức học tập của HSSV; phân loại, xếploại HSSV cuối mỗi học kỳ, năm học, khoá học:
Theo dõi, đánh giá ý thức học tập của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuốimỗi học kỳ, năm học, khoá học;
Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSVgiỏi nghề và các hoạt động khuyến khích học tập khác;
Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; tổ chức các hoạtđộng phối hợp giữa Nhà trường với doanh nghiệp nhằm gắn hoạt động học tập vớithực tế sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho HSSV nâng cao kiến thức thực tế, kỹnăng nghề và tiếp cận với thị trường lao động
Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HSSV; xếp loại kết quả rèn luyện củaHSSV theo từng học kỳ, năm học, khoá học
Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp và các cơquan, doanh nghiệp về công tác tuyển dụng, giới thiệu, tư vấn và tìm việc làm choHSSV
Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngcho HSSV; các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hoá, phòng, chống các tệ nạn
xã hội; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HSSV
Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật; phổ biến các chế độ, chính sáchcủa Nhà nước có liên quan đến HSSV, nội quy, quy chế vào đầu năm học, khoáhọc; tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác cho HSSV
Trang 24Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi choHSSV tham gia tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường; phối hợp vớiĐTN cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức chính trị – xãhội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện choHSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.
Phòng công tác HSSV đã tổ chức theo dõi kiểm tra tình hình học tập hàngngày trên lớp của HSSV, nắm bắt số liệu nghỉ học của từng HSSV các lớp để cóbiện pháp nhắc nhở kịp thời
Tổ chức hướng dẫn các lớp HSSV tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề theotừng ngành học, môn học để củng cố và mở rộng kiến thức cho HSSV
d) Quản lý HSSV nội trú
Lên kế hoạch nhập học cho HSSV nội trú: Căn cứ vào nhu cầu của HSSV vàđiều kiện thực tế của Nhà trường về chỗ ở nội trú và thứ tự ưu tiên theo các quyđịnh hiện hành, xem xét, trình người đứng đầu Nhà trường phê duyệt danh sách; bốtrí chỗ ở nội trú cho HSSV
Xây dựng mức độ ưu tiên đối với HSSV được ở nội trú, kết quả xét duyệt đượcniên yết công khai tại KTX
Trực tiếp quản lý ký túc xá; nhận và giải quyết đơn xin nội trú, ngoại trú củaHSSV; kiểm tra việc chấp hành quy chế ký túc xá Xây dựng kiểm tra việc chấphành quy chế ký túc xá Đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong ký túc xá Thựchiện việc đăng ký cho HSSV ở nội trú trong ký túc xá đúng quy định của pháp luật
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho HSSV nội trú; thường xuyên đôn đốc
và định kỳ kiểm tra việc chấp hành nội quy ký túc xá, đảm bảo trật tự trị an, an toàn
và vệ sinh môi trường khu nội trú; tổ chức quản lý nề nếp sinh hoạt, học tập trong
ký túc xá; phối hợp với ĐTN cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam (nếucó) và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao cho HSSVnội trú
Ban quản lý KTX xây dựng cơ chế quản lý phối hợp với giáo viên chủnhiệm, ban tự quản HSSV kiểm tra đôn đốc HSSV thực hiện nội qui, qui chế: sắp
Trang 25xếp phòng ở gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ.Tổ chức lao động vệ sinh khu ký túc xáhàng tuần.
Xắp xếp nhân sự đảm trách về theo dõi, quản lý, kiểm tra, đánh giá, xử lý các
Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thờithông tin về HSSV ngoại trú; tình hình thực hiện các quy định, nghĩa vụ công dâncủa HSSV nơi cư trú; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh,các hành động gây gổ, kích động, gây rối trật tự – trị an ở nơi cư trú [6]
f) Xây dựng, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và xã hội
Đối với lứa tuổi HSSV là lứa tuổi đẹp nhất bên cạnh hoạt động học tập làchủ đạo thì các hoạt động văn nghệ, thể thao và văn hóa có tác động lớn đến chấtlượng đào tạo Vì vậy tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và xã hội rất cầnthiết với các hoạt động:
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao cho HSSV toàn trường vào các ngày
lễ lớn như Ngày thành lập Đoàn 26-03, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày HSSV 1,
9-Phối hợp với các trường khác và các doanh nghiệp, địa phương tổ chức choHSSV tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trong và ngoài Nhà trường.Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyệnsức khoẻ
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo vệ sứckhoẻ cộng đồng và các hoạt động xã hội khác
Trang 26g) Quản lý y tế, sức khỏe cho HSSV
Công tác quản lý y tế, sức khỏe cho HSSV rất quan trọng để đảm bảo choHSSV có đủ điều kiện sức khỏe tham gia học tập, rèn luyện, các hoạt động ngoạikhóa được Nhà trường tổ chức Công tác quản lý y tế, sức khỏe bao gồm:
Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho HSSVkhi nhập học; chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh và khám sức khoẻ định kỳ choHSSV trong thời gian học tập theo quy định; giải quyết những trường hợp không đủtiêu chuẩn sức khoẻ để học tập; tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản choHSSV
Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV trong trường bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm
Tổ chức tuyên truyền cho HSSV bảo vệ sức khỏe khi có dịch, biết chăm sócsức khỏe và thực hiện chế độ đảm bảo cho từng đối tượng HSSV không đủ sứckhỏe vẫn có thể tham gia học tập tại trường
h) Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách đối với HSSV
Việc thực hiện chế độ chính sách cho HSSV căn cứ vào quy định chế độchính sách của Nhà nước Thực hiện chính sách chế độ cho HSSV tại trường CĐNbao gồm:
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước quy định đối với
HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế
độ khác có liên quan đến HSSV, đảm bảo đúng qui chế và đúng đối tượng
Thực hiện đầy đủ việc miễn giảm học phí đối với HSSV thuộc diện hưởngchính sách xã hội, trong đó có HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách,HSSV có hoàn cảnh khó khăn
i) Công tác quản lý đảm bảo an ninh trật tự, kỷ cương nền nếp, phòng chống
tệ nạn xã hội.
Chỉ đạo Phòng công tác HSSV đã tổ chức phối hợp với địa phương làm tốtcông tác rà soát các đối tượng HSSV cá biệt, lập danh sách HSSV nội trú theo cácphòng ở, tiến hành đăng ký tạm trú với cơ quan công an Đặc biệt có biện pháp
Trang 27quản lý đối với HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV
Tổ chức tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV
Phối hợp với các đơn vị và bộ phận chức năng thực hiện việc tuyên truyềnphòng chống tội phạm, ma túy, các tệ nạn xã hội khác, đề phòng dịch bệnh, tuân thủ
an toàn giao thông và an ninh trật tự trong HSSV nội ngoại trú
Ngoài ra, tổ chức phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường
tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội với nhiều hìnhthức phong phú như: tổ chức cho 100% HSSV ký cam kết không vi phạm pháp luật
và các tệư nạn xã hội, tham gia viết bài tìm hiểu về pháp luật phòng chống ma tuý,thành lập các đội cờ đỏ, xây dựng hòm thư tố giác tội phạm Tổ chức thi tiểu phẩmphòng chống các tệ nạn xã hội Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nhà trường không
* Yếu tố thuộc về nhà quản lý: Để biến quá trình học tập thành mỗi HSSV
hướng vào mục tiêu đào tạo chung của trường nghề và hình thành nhân cách, phẩmchất và năng lực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HSSV Ởlứa tuổi này SV cũng rất dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức, hành vi và dễ
có những suy nghĩ nông nổi nhất thời Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp quản
lý tự học chặt chẽ và khoa học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có
sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý, pháthuy khả năng tự giác, tự ý thức, tự giáo dục của SV một cách đúng đắn nhằm đạtmục tiêu đào tạo nghề trong nhà trường
Trang 28* Yếu tố người học: HSSV – chủ thể của hoạt động học, người chịu trách
nhiệm chính đối với hoạt động học tập Vì thế, các yếu tố bên trong như động cơ,hứng thú học tập, trình độ phát triển trí tuệ, tri thức, kỹ năng được hình thành trước
đó, cả phong cách học, cá tính đều ảnh hưởng đến việc đổi mới công tác quản lýHSSV
HSSV là bộ phận của thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độtri thức vượt trội, là lực lượng đông đảo được quản lý có tổ chức, có vai trò và vị tríquan trọng Bên cạnh những mặt tích cực, do đặc điểm lứa tuổi,HSSV còn nông nổi,thiếu kinh nghiệm, tò mò do đó HSSV đánh giá còn phiến diện về sự kiện xã hội,
sự đánh giá nông cạn làm cho SV có thái độ cực đoan Bên cạnh đó, HSSV dễ bị lôikéo vào các hoạt động phi pháp, văn hóa phẩm đồi trụy, biến tướng Vì vậy, quản
lý HSSV cần tạo môi trường thuận lợi để HSSV học tập và rèn luyện đồng thời giáodục HSSV hướng vào các hoạt động có ích, chân chính
1.5.2 Yếu tố khách quan
* Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề: Nhận thức về đào tạo nghề của
xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, ngườicông nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức laođộng đã được đề cao hơn
* Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Cơ chế, chính
sách của Nhà nước đã được điều chỉnh ngày càng thuận lợi cho người học, sự quantâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề đã ngày càng được quan tâm, trang thiết
bị, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, nội dung chương trình, giáo trình ngàycàng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu người học và yêu cầu của xã hội, phương phápđào tạo của các trường nghề ngày càng linh hoạt…
Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mởcửa, hội nhập với thể giới Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo luôn được
Đảng và Nhà nước xác định “Quốc sách hàng đầu” Đảng và Nhà nước đã đưa ra
các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.v.v có liênquan tới quá trình hoạt động giáo dục và quản lý HSSV Bên cạnh đó, mục tiêu phát
Trang 29triển đất nước (2011-2015) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIcủa Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạpứng yêu cầu CNH – HSSH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước” Vì vậy đổi mớiquản lý HSSV được hỗ trợ từ mọi yếu tố giúp cho quản lý đi theo định hướng, theo
kế hoạch Các chính sách này có thể kể đến như chính sách ưu đãi thuế, đầu tư,miễn giảm học phí, phát triển mạng lưới, thực hiện xã hội hóa giáo dục tạo côngbằng trong giáo dục
* Điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình quản lý, là cơ sở thực hiện các mụctiêu đào tạo Đối với công tác quản lý HSSV thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng.Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt độnghọc tập của HSSV và có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảmbảo cho hoạt động tự học thì sẽ đạt hiệu quả cao
Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinhphí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho hoạtđộng học tập của HSSV và công tác quản lý HSSV theo mục tiêu đã định
Kết luận chương 1
Các nội dung trình bày ở chương 1 là cơ sở quan trọng, định hướng để tiếnhành khảo sát thực trạng đổi mới công tác quản lý HSSV trường Cao đẳng nghềCông nghệp Thanh Hóa ở chương tiếp theo
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH – SINH
VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa tiền thân là trường Công nhân
kỹ thuật- cơ sở dạy nghề đầu tiên tại Thanh Hóa, ra đời ngày 31/8/1961, khai giảngkhóa đầu tiên vào cuối tháng 9 /1961 cho 116 học viên Sau quá trình phát triểnTrường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số1985/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá (thành lậpnăm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là trường đào tạo nghềcung cấp nhân lực trực tiếp cho các công ty, các khu công nghiệp của tỉnh ThanhHóa và khu vực lân cận Trong những năm qua, công tác đào tạo của nhà trườngbước đầu được đổi mới và phát triển, đào tạo chuyển từ hướng “cung” sang hướng
“cầu” đáp ứng nhu cầu xã hội Sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp ngàycàng được đẩy mạnh
Trường được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực đang sửdụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng ADB 4,2triệu USD và vốn ngân sách của tỉnh 75 tỷ VND
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã trở thành một trung tâmđào tạo lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh,sinh viên Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàngnăm Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâmdạy nghề trong và ngoài nước, là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh – sinh viên(HS-SV) hướng tới
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên
Cơ cấu tổ chức
Trang 31- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng.
- Các phòng chuyên môn: toàn trường có 17 đơn vị gồm 07 phòng chức năng
và 10 khoa chuyên môn là Phòng Tài vụ; Thiết bị - Vật tư; Phòng Tổ chức – Hànhchính; Khoa học – kiểm định; Phòng Tuyển sinh & TVGTVL; Phòng Đào tạo;Phòng Công tác HSSV 10 khoa chuyên môn: Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử -Điện lạnh, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Khoa Sư phạm dạy nghề, Lý thuyết Cơ sở,Khoa học cơ bản,Khoa kinh tế; Tổ bộ môn May và Thiết kế thời trang
Đảng bộ nhà trường trực thuộc đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, gồm 11 chi bộvới 91 đảng viên Hội Cựu chiến binh trực thuộc Hội Cựu chiến binh khối các cơquan tỉnh, gồm 16 hội viên Đoàn Thanh niên trực thuộc đoàn khối các cơ quan tỉnhvới 2.156 đoàn viên (tính đến hết tháng 4/2015)
Bảng 2.1 Thống kê cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên
Trang 32- Trung cấp và CNKT bậc cao 4 2.00
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐ nghề công nghiệp Thanh Hóa)
* Về chất lượng đội ngũ: Nhìn chung, đội ngũ CB,GV, NV (cán bộ, giảng
viên, nhân viên) trong Nhà trường có trình độ thạc sĩ và Cử nhân, một số ít nhânviên có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật bậc cao Tuy nhiên số lượng CB,
GV, NV có trình độ trên đại học còn thấp, điều đó cho thấy chất lượng đội ngũtrong Nhà trường chưa được quan tâm đúng mức Trong tình hình thực tế, đội ngũ
có điều kiện phấn đấu đạt được trình độ trên là một điều đáng khích lệ Nhà trườngcần có sự điều chỉnh cần thiết về hướng quy hoạch xây dựng nguồn nhân lực.Trường cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa thông qua việc cử đihọc đúng đối tượng, đúng chuyên môn, và thu hút những người có trình độ, nănglực chuyên môn giỏi
* Theo phòng ban: Tỷ lệ CB, NV làm trong phòng ban chiếm tỷ lệ thấp là
27.0%, trong đó tỷ lệ GV trong các khoa là 32.0% Trong đó số CB,NV làm trongphòng Tổ chức – Hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất và khoa Điện tử - Điện lạnh vàĐiện chiếm tỷ lệ hơn cả
* Cơ cấu theo vị trí việc làm: Đa phần trong trường là GV là nhân lực chủ
lực chiếm 87%; CB, NV chiếm tỷ lệ nhỏ 13%
Để nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường cần nâng cao chất lượngđội ngũ CB, GV đáp ứng được nhiệm vụ quản lý và giảng dạy thì nhà trường cầntăng cường chính sách đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức, phương pháp phùhợp đồng thời kích thích đội ngũ tự học tự bồi dưỡng với đội ngũ này đặc biệt là
Trang 33+ Ký túc xá 3 tầng gồm 45 phòng ở lưu lượng 450 đến 500 học sinh;
+ Khu thư viện gồm: 02 phòng máy tính truy cập mạng; phòng đọc, phòng tracứu tài liệu với trên 5.000 đầu sách phục vụ cán bộ giáo viên và HSSV Trong đó,tổng số đầu sách có trong thư viện: 1.335 đầu sách; Tổng số lượng sách (không kểgiáo trình): 5.676 bản và 1.255 chương trình, giáo trình, sách và các tài liệu trongthư viện điện tử; Số loại sách báo, tạp chí đặt mua hàng năm: 5 loại;
+ Nhà Văn phòng làm việc 3 tầng và 01 hội trường lớn
+ Hệ thống Căng tin, nhà ăn và sân bóng đá, khu vui chơi TDTT (thể dục thểthao) cho học viên, sinh viên
+ Năm 2015, đưa vào sử dụng hai tòa nhà 9 tầng và 5 tầng mới được xâydựng thuộc hợp phần 4 - Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phốThanh Hóa (CSEDP)
Trường được thụ hưởng vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia với tổng vốn
là 8 tỉ đồng Hiện nay, nhà trường đã hoàn thành lắp đặt thiết bị dự án đầu tư từ vốnODA của CHLB Đức trị giá 970.000 Euro, dự án từ vốn ODA Hàn Quốc trị giá 3,0triệu USD, dự án đầu tư không hoàn lại thiết bị nghề Hàn của chính phủ Nhật Bảntrị giá 91.960 USD Năm 2015, hoàn thành dự án CTMT Quốc gia về “Đổi mớithiết bị dạy nghề”
Có thể thấy, trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã đượcđầu tư đáng kể, cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường, nhà
Trang 34xưởng, nhà làm việc và ký túc xá Tuy nhiên hệ thống phòng học, xưởng thực hànhcần được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị dùng cho việc thực hành, thực tập đã lạchậu Hệ thống phòng học chưa phù hợp đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo Thư việncủa Trường chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứukhoa học của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên Kinh phí đầu tư đổi mới trangthiết bị hàng năm còn hạn chế
2.1.4 Quy mô đào tạo
Lưu lượng HSSV bình quân 4.500/năm; tổng số học sinh, sinh viên đangtheo học tại trường (tính đến 12/2014): 4.124 học sinh, sinh viên Hiện nay các hệđào tạo trong Nhà trường bao gồm: Hệ cao đẳng nghề: 2.600, Trung cấp nghề:
1511, Sơ cấp nghề: 413;
Hệ cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo từ 2,5 năm đến 3 năm
Bảng 2.2 Các ngành đào tạo hệ Cao đẳng nghề
1
Công nghiệp thông tin ứng dụng phầnmềm
3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính
4 Điện tử công nghiệp 10 Kế toán doanh nghiệp
6 Công nghệ Ô tô
Hệ trung cấp nghề A với đối tượng tốt nghiệp THPT: Thời gian đào tạo từ 1,5 nămđến 2 năm
Bảng 2.3 Các ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề A
2 Điện tử công nghiệp 9 Công nghệ thông tin ứng dụng
4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính
5 Công nghiệp Hàn 12 May và thiết kế thời trang
6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp
7 Nguội chế tạo, lắp ráp
Trang 35Hệ trung cấp nghề B với đối tượng tốt nghiệp THCS ( Thời gian đào tạo 3,5 nămvừa học văn hóa vừa học nghề)
Bảng 2.4 Các ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề B
2 Điện tử công nghiệp 9 Công nghiệp thông tin ứng dụng
4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính
5 Công nghiệp Hàn 12 May và thiết kế thời trang
6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp
7 Nguội chế tạo, lắp ráp
Đặc biệt, Nhà trường có chính sách đối với đối tượng tốt nghiệp THCS đihọc nghề không học văn hóa thời gian đào tạo từ 1,5 đến 2 năm và không mất họcphí)
Hệ sơ cấp nghề: 24 nghề ( Thời gian đào tạo 3 tháng)
Bảng 2.5 Các ngành đào tạo hệ sơ cấp nghề
1 Hàn công nghệ cao 13 Sữa chữa vận hành động cơ
4 Hàn điện – Hàn hơi 16 Quản lý – Vận hành điện
8 Mài phẳng, mài tròn 20 May công nghiệp
12 Sữa chữa điện Ô tô 24 Tin học ứng dụng
Có thể thấy, Nhà trường có khá nhiều chuyên ngành đào tạo, điều này giúp
SV có thêm nhiều lựa chọn chuyên ngành mà mình yêu thích Trong thời gian vừaqua Nhà trường tích cực chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình đào tạo bám sátkhung chương trình chung do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành, đáp ứngđược nhu cầu của quá trình liên thông giữa các cấp trình độ HSSV tốt nghiệp ratrường đảm bảo về trình độ kiến thức, kĩ năng, có khả năng thích ứng nhanh thị
Trang 36trường lao động Tuy nhiên, ngành nghề đào tạo chưa thực sự đáp ứng được như cầungười học bên cạnh đó một số nghề vốn được coi là truyền thống và thế mạnh củatrường đang gặp rất nhiều khó khăn trong đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh
2.1.5 Số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên
Bảng 2.6: Thống kê số lượng giáo viên và HS-SV tại các Khoa
(Nguồn: Số liệu phòng Công tác HS-SV Trường Cao đẳng nghề công
nghiệp Thanh Hóa)
Qua số liệu trên có thể nhận thấy, trong lĩnh vực Dạy nghề, các nghề Điện –Điện Tử, Công nghiệp ô tô là nghề thu hút đông người học và số lượng sinh viênnhiều nhất trường, đặc biệt đối tượng tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa họcnghề Số lượng HSSV theo học các ngành này luôn chiếm tỷ lệ cao Trong hai nămlại đây nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được người học lựa chọn tăngmột cách đột biến Riêng nghề Kế toán có sự giảm rõ rệt và còn có sự giảm xuống
Trang 37trong những năm tiếp theo, hai nghề Cơ khí và Công nghiệp thông tin không cónhiều thay đổi trong các năm.
Cơ cấu đội ngũ quản lý HSSV được thống kê ở bảng dưới đây:
-(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐ nghề công nghiệp Thanh Hóa)
Phân tích số liệu từ bảng trên cho thấy:
* Về số lượng: Số lượng CB, NV trong phòng hiện tại 9 người chiếm tỷ lệ
nhỏ so với quy mô đào tạo cũng như nhân sự các phòng ban khác của trường
* Về giới tính đội ngũ CB, NV: Số lượng đội ngũ nhân lực là nam và nữ
không có sự chênh lệch nhiều Do vậy, trong công tác phát triển nhân lực Nhàtrường cần có chính sách phát triển đồng đuề về giới để tạo điều kiện cho CB, GV
có điều kiện nâng cao trình độ
* Về độ tuổi: Đa số đội ngũ CB,NV có độ tuổi trung bình từ 30 – 50 tuổi Số
CB,NV trẻ chỉ chiếm tỷ trọng lớn, số CB,NV có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng nhỏ.Nhìn chung tỉ lệ này tương đối hợp lý trong môi trường giáo dục Độ tuổi trung bìnhcủa CB,NV là “độ tuổi vàng”, có thể nói đó là độ tuổi lý tưởng năng động, sáng tạo,
có trình độ, dễ tiếp thu kiến thức mới, cầu tiến Số đông có độ tuổi từ 25 - 40, chữngchạc trong nghề nghiệp, tâm lý ổn định Vì vậy lãnh đạo nhà trường cần khơi dậy ýthức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến, động viên khích lệ tạo đều kiện đội ngũ đặc
Trang 38biệt là đội ngũ CB,NV có điều kiện đi học Cao học để nâng cao trình độ Đây chính
là nguồn lực tiềm ẩn thúc đẩy sự phát triển, lớn mạnh trong nhà trường, là điểmmạnh để xây dựng và thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường trước mắt, cũng như
sự phát triển nguồn nhân lực của nhà trường trong tương lai
* Về chất lượng đội ngũ: Đa số CB,NV trong phòng có trình độ đại học.
Trong tình hình thực tế, đội ngũ có điều kiện phấn đấu đạt được trình độ trên là mộtđiều đáng khích lệ Nhà trường cần có sự điều chỉnh cần thiết về hướng quy hoạchxây dựng nguồn nhân lực Trường cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hơnnữa thông qua việc cử đi học đúng đối tượng, đúng chuyên môn, và thu hút nhữngngười có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi
Đánh giá về đội ngũ quản lý học sinh, sinh viên ởTrường Cao đẳng nghề CN Thanh Hóa:
Đa phần đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên được quántriệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Có trình độ chuyênmôn, khiêm tốn, trung thực, gương mẫu trong công tác và lối sống đồng thời cónăng lực quản lý, xây dựng kế hoạch và quan tâm đến công tác quản lý HSSV Bêncạnh đó, đã xây dựng các biện pháp tích cực phối hợp với các đơn vị trong trường,ngoài trường và gia đình HSSV trong công tác HSSV, có tinh thần cầu tiến, tráchnhiệm với nhiệm vụ được phân công và chăm lo cho lợi ích chung của tập thể, củaHSSV Nhờ vậy, nền nếp, tác phong SV có bước chuyển tốt, kỷ cương học đườngđược giữ vững Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong HSSVnhân các ngày lễ lớn được tổ chức thường xuyên Chế độ chính sách cho HSSVđược thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước Công tác hỗ trợ HSSVvay vốn để học tập; Quỹ học bổng của nhà trường thu hút sự quan tâm ủng hộ củacác cơ quan, doanh nghiệp giúp nhiều HSSV vượt khó vươn lên học tốt
Tuy vậy, đội ngũ phòng Công tác HSSV còn bộc lộ những hạn chế như:Trình độ lý luận chính trị, tin học, ngọai ngữ của đội ngũ CBQL còn hạn chế đặcbiệt chưa được bồi dưỡng nhiều về công tác quản lý HSSV Phương pháp làm việcchưa khoa học, xử lý công việc còn chậm, hiệu quả công việc đạt mức độ khá, năng
Trang 39lực thuyết phục quần chúng, quy tụ HSSV còn hạn chế, mối quan hệ với HSSVchưa thật tốt Bên cạnh đó, hiện nay, chỗ ở cho học sinh, sinh viên nội trú còn thiếunhiều (Hiện nay ký túc xá phục vụ được 25 - 30% số học sinh, sinh viên có nhu cầuở) Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất của khu ký túc xá, nơi tập luyện thể chất, vuichơi của học sinh, sinh viên … chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích, hệ thốngánh sáng, quạt, trang thiết bị, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Phòng Côngtác HSSV hiện nay.
2.1.6 Thống kê về học lực của học sinh, sinh viên và tỉ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp
Bảng 2.7 Kết quả học lực của SV Năm học
Tổng số
(Nguồn: Phòng đào tạo, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa)
Kết quả thống kê cho thấy, chất lượng đào tạo ngày càng tăng: Tỷ lệ học sinh,sinh viên khá - giỏi hàng năm: 25 - 30%; nhưng vẫn cho thấy việc rèn luyện củamột số HSSV còn rất hạn chế Sự hạn chế trong việc rèn luyện của HSSV có một sốnguyên nhân chủ yếu sau:
- Ý thức học tập của một số HSSV chưa cao nên kết quả học tập có một sốmôn chưa đạt yêu cầu
- Tác phong, đạo đức chưa chuẩn, có vi phạm nội quy của nhà trường
- Nhà trường chưa có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tậpcủa HSSV
Có thể thấy, số lượng HS-SV đạt học lực giỏi không cao Số lượng HS- SVtrung bình, trung bình yếu và yếu kém trong các kỳ đầu của khóa học cao nhưng đã
Trang 40giảm trong các kỳ tiếp theo Có thể thấy, nguyên nhân do các kỳ đầu khóa học SVchưa nắm rõ quy chế đào tạo, động cơ học tập chưa rõ ràng cũng như phương pháphọc chưa đúng….Vì vậy, Phòng quản lý HS-SV cần tăng cường tổ chức các hoạtđộng, semina về phương pháp học tập, quy chế đào tạo và cách tính điểm theo đàotạo tín chỉ.
Số lượng sinh viên học lực yếu kém còn cao, hầu hết trong số này là cáctrường hợp SV bỏ học Vì vậy, nhà trường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bỏ học của
Bảng 2.8 Số lượng tuyển sinh HS-SV và tỷ lệ HS-SV tốt nghiệp
đó cho thấy công tác quản lý HSSV trong nhà trường chưa tìm ra biện pháp quản lýHSSV tích cực phù hợp với đặc thù đào tạo của Nhà trường
2.2 Khái quát hoạt động khảo sát
Để khảo sát thực trạng biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh - sinhviên ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả đã tổ chức điều tratheo quy trình như sau:
* Mục đích khảo sát: Làm rõ thực trạng đổi mới công tác quản lý học sinh
-sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa từ đó chỉ ra những mặtthuận lợi, khó khăn đồng thời ưu, nhược điểm của thực trạng