XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý TRUY NHẬP MẠNG WIFI CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ điện BIÊN

98 547 2
XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý TRUY NHẬP MẠNG WIFI CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ điện BIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRUY NHẬP MẠNG WIFI CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN BIÊN NGUYỄN PHÚ HOÀNG HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRUY NHẬP MẠNG WIFI CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN BIÊN NGUYỄN PHÚ HOÀNG CHUYÊN NGHÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÃ SỐ: 60480201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hoan HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả đạt được trong luận văn: “Xây dựng hệ thống quản lý truy nhập mạng Wifi cho trường Cao đẳng nghề Điện Biên” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang Hoan Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cho lời cam đoan của mình Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Phú Hoàng LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Hoan, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo đồng thời cung cấp các tài liệu quý liên quan trong quá trình em thực hiện luận văn Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã giảng dạy cung cấp kiến thức cho em trong suốt quá trình em học tập tại trường Viện đại học Mở Hà Nội Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TRUY NHẬP MẠNG WIFI 3 1.1 Một số ứng dụng, phần mềm quản lý truy cập Wifi trong nước và trên thế giới 3 1.1.1 Thế giới 3 1.1.2 Trong nước 6 1.2 Khái niệm và lịch sử hình thành mạng WLAN 8 1.3 Các chuẩn mạng thông dụng của WLAN .9 1.3.1 Chuẩn 802.11 .10 1.3.2 Chuẩn 802.11a .10 1.3.3 Chuẩn 802.11b .11 1.3.4 Chuẩn 802.11g .12 1.3.5 Chuẩn 802.11n .12 1.3.6 Một số chuẩn khác .14 1.4 Cấu trúc và một số mô hình mạng WLAN 16 1.4.1 Cấu trúc cơ bản của mạng WLAN 16 1.4.2 Thiết bị 17 1.4.3 Các mô hình mạng WLAN 21 1.4.4 Một số mô hình mạng WLAN khác 23 1.5 Kết luận chương 1 24 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MẠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN BIÊN .25 2.1 Phân tích đặc điểm của hệ thống mạng của trường Cao đẳng nghề Điện Biên 25 2.2 Nhược điểm của hệ thống 27 2.3 Những yêu cầu đổi mới hệ thống mạng .28 2.4 Tổng quan proxy server 30 2.4.1 Khái niệm Proxy và Proxy server 30 2.4.2 Khả năng và lợi ích của Proxy server 30 2.4.3 Cơ chế hoạt động của Proxy server .31 2.4.4 Phân loại Proxy server 33 2.5 Tổng quan về Squid proxy 35 2.5.1 Giới thiệu .35 2.5.2 Tại sao chúng ta cần dùng Squid? .36 2.5.3 Cơ chế hoạt động 36 2.5.4 Cài đặt 38 2.5.5 Cấu hình 40 2.6 Cấu hình rule trong Squid Proxy Server 42 2.6.1 Access Control List .42 2.6.2 Access List Rules 57 2.7 Chứng thực truy cập 60 2.7.1 Chứng thực NCSA .61 2.7.2 Chứng thực thông qua LDAP 62 2.8 Quản lý hệ thống trong SQUID 65 2.8.1 Quản lý log 65 2.8.2 Quản lý Cache trong Squid 67 2.8.3 Xây dựng Transparent Squid Proxy 74 2.8.4 High Availability và Load balancin cho các Squid proxy server 75 2.9 Kết luận chương 2 77 CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG 78 3.1 Triển khai cài đặt, cấu hình Squid proxy server 78 3.1.1 Triển khai cài đặt 78 3.1.2 Cấu hình Squid proxy server .78 3.2 Kết luận chương 3 84 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 BẢNG DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Tiếng Anh A-MPDU Aggregation - MAC Protocol Data Unit AP Access Point DES Data Encryption Standard DSS Spectrum FHSS Frequency Hopping Spread Spectrum FHSS Spectrum IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers ISM Industrial, Scientific and Medical: MAC Media Access Control MIMO Multiple-Input, Multiple-Output OFDM Orthogonal Frequency Division Multiplex PAN Personal Area Network PDA Personal Digital Associasion SGI Short Guard Interval USB Universal Serial Bus Wi-Fi Wi-Fi Alliance WiFi5 WiFi cho công nghệ 5Gbps WLAN Wireless Local Area Network Tiếng Việt DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số thông số kỹ thuật của chuẩn 802.11a 11 Bảng 1.2: Một số thông số kỹ thuật của chuẩn 802.11b 12 Bảng 1.3: Một số thông số kỹ thuật của chuẩn 802.11g 12 Bảng 1.4: danh sách ngày viết tắt .51 Bảng 1.5: Cấu hình máy chủ Server 78 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Phần mềm quản lý truy cập Antamedia HotSpot 4 Hình 1.2: Giao diện quản lý của phần mềm Wireless Network Watcher .5 Hình 1.3: Phần mềm Maxidix Wifi Suite 6 Hình 1.4: Phần mềm quản lý phòng máy Gcafe Plus 7 Hình 1.5: Phần mềm quản lý phòng máy CMS 8 Hình 1.6: Hệ thống MIMO NxM 14 Hình 1.7: Cấu trúc cơ bản của một mạng WLAN .16 Hình 1.8: Acces Point TP-Link 17 Hình 1.9: Chế độ Root Mode 18 Hình 1.10: Chế độ Bridge Mode .18 Hình 1.11: Chế độ Repeater Mode 19 Hình 1.12: Card PCI Wireless 20 Hình 1.13: Card PCMCIA Wireless 20 Hình 1.14: Card USB Wireless 20 Hình 1.15: Mô hình mạng AD HOC 21 Hình 1.16: Mô hình mạng cơ sở 22 Hình 1.17: Mô hình mạng mở rộng 22 Hình 1.18: Mô hình Roaming 23 Hình 1.20: Mô hình khuyếch đại tín hiệu 23 Hình 1.21: Mô hình Point to Point 24 Hình 1.22: Mô hình Point to Multipoint 24 Hình 2.1: Mô hình mạng trường Cao đẳng nghề Điện Biên .27 Hình 2.2: Mô hình hoạt động của Forward proxy server 31 Hình 2.3 Mô hình hoạt động của Reverse Proxy Server 32 Hình 2.4: Mô hình hoạt động của Squid proxy server 37 Hình 2.5: Mô hình 2 phòng Acounting và Engineer 44 d Traffic and Resource Counters Hình 2.14: Thống kê về nhưng lưu thông qua proxy server Phần này trình bày thống kê về những lưu thông qua proxy server - Số yêu cầu http; số yêu cầu được trả lời; số yêu cầu bị lỗi; dung lượng vào, ra các kết nối của client và server e Request Forwarding Statistics Hình 2.15: Thống kê HTTP status code Phần này thống kê danh sách các HTTP status code mà proxy server nhận được Nếu yêu cầu của client được proxy server forward đi bị lỗi thì proxy server sẽ thực hiện forward lại cho đến khi thực hiện được 73 f Cache Client List Hình 2.16: Thống kê các client kết nối đến proxy server Thống kê liệt kê các client đang kết nối đến proxy server Với các thống kê về các yêu cầu của client: ICP và HTTP 2.8.3 Xây dựng Transparent Squid Proxy Transparent proxy được gọi là proxy trong suốt, là sự kết hợp một proxy server và một gateway.Đây là phương thức thường được các network admin áp đặt cho client bên trong mạng, client không nhận thức được mình đang truy cập internet thông qua một proxy (cổng giám sát) Yêu cầu truy cập của client được chuyển đến qua địa chỉ gateway, sau đó chuyển sang proxy server xử lý Với lợi ích mà Transparent proxy mang lại, việc cấu hình Squid như một Transparent proxy sẽ đảm bảo client sẽ không biết được rằng họ đang dùng một proxy và chịu kiểm soát bởi proxy này thông qua các chính sách của hệ thống Client chỉ cần thiết lập địa chỉ IP của gateway do admin cung cấp, mà không phải xác lập các thông số proxy trong trình duyệt cũng như các ứng dụng internet khác như Yahoo,… Để Squid chạy như một Transparent proxy, chúng ta cần phải kết hợp squid với Firewall Firewall được triển khai là iptables có sẵn trên hệ điều hành linux Cấu hình iptables sẽ dễ dàng và thuận tiện khi chúng ta cài đặt gói shorewall, sau đó thực hiện cấu hình iptable thông qua shorewall Shorewall là một bộ công cụ mã nguồn mỡ giúp người quản trị làm việc với iptables một cách dễ dàng hơn 74 2.8.4 High Availability và Load balancin cho các Squid proxy server 2.8.4.1 Giới thiệu Với một hệ thống lớn, nhu cầu về khả năng làm việc thông suốt, ổn định cũng như an toàn là vô cùng cao Người quản trị cần thiết phải xây dựng nhiều trạm kiểm soát proxy server trên hệ thống Các proxy server có thể hoạt động song song, có thể hoạt động theo mô hình phân cấp và thực hiện hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tiết lưu thông mạng cho hệ thống Với sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi giao thức ICP, các Squid proxy sẽ thực hiện quá trình chia sẻ cache cho nhau nhằm tạo sự ổn định cao băng thông sử dụng cho hệ thống mạng nội bộ Các giao tiếp giữa các Squid proxy đều thông qua ICP port, với giao thức ICP cho phép các Squid proxy server có thể thực hiện cập nhật nội dung mới cho các site đã được lưu trữ nội bộ 2.8.4.2 Xây dựng nhiều proxy server Để các Squid proxy server có thể liên lạc với nhau theo các mô hình có sẵn Trên mỗi Squid proxy server chúng ta cần thêm cấu hình cần thiết Các cấu hình cần thêm trong file cấu hình squid.conf là cache_peer và icp_port - Xác định ICP port sử dụng.Thường dùng port 3130 - Chỉ định địa chỉ IP của proxy server láng giềng - Quan hệ giữa các proxy server, có quan hệ parent và sibling Quan hệ parent là quan hệ phân cấp cha con giữa các proxy server, quan hệ siblling là quan hệ ngang hàng giữa các proxy server - Chỉ định http port và icp port của server sibling 2.8.4.3 Cấu hình High Availability (HA) * Chạy ở chế độ không transparent Khi Squid proxy server chạy ở chế độ không transparent, khi client muốn truy cập đến proxy server bắt buộc phải chỉ rõ địa chỉ IP của proxy server trên trình 75 duyệt web Trong khi đó, hệ thống với nhiều proxy server thì client không thể chỉ định hết IP của các proxy server Chỉ có 1 IP của 1 proxy server được chỉ định và khi proxy server này bị sự cố thì mọi truy cập của client sẽ bị gián đoạn Hiện nay, có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề trên như : Alias DNS; các gói Keep alive, Heart beat,… Tận dụng DNS server nội bộ sẵn có khi xây dựng LDAP server, chúng ta thực * Chạy ở chế độ transparent Với cấu hình chạy ở chế độ transparent, việc truy cập của client sẽ dễ dàng hơn thông qua địa chỉ gateway là IP của proxy server Khi có nhiều proxy server trong hệ thống, để đạt được độ sẵn sàng cao thì trên mỗi client cần chỉ định số lượng địa chỉ defaul gateway tương ứng với các proxy server Ví dụ: - Vào phần thiết lập địa chỉ IP trên máy client Chọn mục advanced , tiến hành thêm các gateway là các ip của các proxy server Hình 2.17: Cài đặt Ip trên máy client trong chế độ transparent 76 - Cấu hình trên cho thấy có 2 địa chỉ gateway tương ứng với 2 proxy server có trong hệ thống Khi 1 trong 2 proxy server bị sự cố thì các yêu cầu của client sẽ tự động tìm đến proxy server còn lại thông qua các địa chỉ gateway 2.8.4.4 Cấu hình Load Balancing Với chỉ một proxy server, các yêu cầu của client sẽ dồn về một proxy server Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về delay, làm chậm trễ việc đáp ứng các yêu cầu bên trong hệ thống mạng Việc lựa chọn một proxy server đơn lẻ có cấu hình cực mạnh để giải quyết vấn đề này sẽ kéo theo chi phí đầu tư rất lớn Giải pháp hiệu quả được đưa ra là sử dụng một nhóm proxy server cùng thực hiện một chức nǎng, hoạt động song song với nhau, chia tải cho nhau dưới sự điều khiển của một công cụ phân phối tải - Giải pháp cân bằng tải 2.9 Kết luận chương 2 Chương 2 đã chỉ rõ ra những vấn đề đặc trưng trong việc thiết kế hệ thống mạng tại trường Cao đẳng nghề Điện Biên, giải pháp cần thiết trong việc thiết kế hệ thống mạng cũng được đề cập trong chương này 77 CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG 3.1 Triển khai cài đặt, cấu hình Squid proxy server 3.1.1 Triển khai cài đặt Hệ thống máy chủ Server Bảng 1.5: Cấu hình máy chủ Server CPU Intel Coro i3-3240 Processor (3M cache, 3.40GHz) MAIN INTEL SERVER BOARD S1200V3RPS RAM RAM SERVER 8GB ECC x4 HDD 1TB BLACK 64MB CACHE HITACHI Enterpriser SSD SSD Kingmax 240GB SATA 3, SSD kinhmax 120GB SATA 3 Corsair CS Series™ CS650M Semi Modular - Single Rail - 80PLUS® POWER GOLD CASE CASE COOLER MASTER ELITE 431 PLUS(RC-431P) Router sẽ được cắm trực tiếp vào proxy server Từ proxy server sẽ kết nối ra cổng Switch và kết nối ra các bộ phận mạng khác Server này sẽ đặt tại trung tâm quản trị thiết bị tại tầng 1 có nhiệm vụ giám sát việc truy cập mạng của học viên và giáo viên Lắp đặt một wifi ở tầng 2 kết nối đến server Wifi sẽ tắt DHCP cấp ip tự động của wifi và sẽ lấy DHCP của proxy server cấp 3.1.2 Cấu hình Squid proxy server Bước 1: Cài đặt Squid trên Centos Mở terminal trong Centos lấy quyền Root và sử dụng câu lệnh # yum install squid 78 Kết quả sẽ được như sau: Hình 3.1: Cài đặt Squid proxy server Sau đó chọn Y để cài đặt Squid Bước 2: Cấu hình file squid.conf của squid proxy server Mọi hoạt động của Squid được cấu hình qua file squid.conf với đường dẫn # /etc/squid/squid.conf Chúng ta sử dụng câu lệnh vi /etc/squid/squid.conf và thiết lập các thông số như sau: a Thiết lập cổng Port http_port 3128 Dùng để thiết lập cổng port nơi chúng ta muốn Squid lắng nghe yêu cầu của client b Thiết lập địa chỉ Ip sẽ cấp cho các client acl cdndb src 192.168.100.0/24 http_access allow cdndb Chỉ định địa chỉ IP của client Khi nhận 1 yêu cầu từ client, Squid sẽ so sánh địa chỉ IP có trong src ACL với địa chỉ IP của client Sau đó sẽ quyết định đáp ứng hay chặn yêu cầu 79 c Thiết lập file cấm acl filecam urlpath_regex exe$ mp3$ rar$ http_access deny filecam Dùng để thiết lập các file với định dạng mà ở máy client không được phép tải Ví dụ: Khi client tải một file exe thì sẽ thông báo lỗi như sau: Hình 3.2: Minh họa khi tải một file với định dạng bị cấm d Thiết lập các trang web cấm acl webcam url_regex –i “etc/squid/webcam” http_access deny webcam Sẽ lưu trữ một file tên là webcam ở địa chỉ etc/squid/webcam với các trang web mà client không được phép vào như: 24h.com.vn Hình 3.3: Minh họa khi client vào các trang web bị cấm 80 e Thiết lập băng thông Reply_body_max_size 10240000 allow all( Với 10240000 = 8MB do Squid chỉ hiểu bit) Dùng để thiết lập kích cỡ lớn nhất của file khi người dùng download ở đây ví dụ là 8MB Request_body_max_size 10240000 allow all Dùng để thiết lập kích cỡ lớn nhất của file khi người dùng upload ở đây ví dụ là 8MB f Thiết lập người dùng với NCSA Bước 1 Tạo file cơ sở dữ liệu chứa username và password Bước 2 Gán thêm quyền read cơ sở dữ liệu cho other Bước 3 Thêm dữ liệu vào file csdl bằng chương trình htpasswd Bước 4 Chỉ định chương trình chứng thực NCSA trong file cấu hình squid 81 Bước 5 Phân chia quyền trong NCSA, nhóm người dùng là giáo viên, giảng viên ở trong thư mục Anytime còn học viên ở trong thư mực Allowtime tức là trong giờ học sinh viên sẽ không vào được mạng Sau khi khởi động lại Squid thì đăng nhập mạng sẽ có hình như sau: Hình 3.4: Minh họa việc chứng thực thông qua proxy server Nếu học viên trong giờ ra chơi và giáo viên, giảng viên đăng nhập đúng mật khẩu thì sẽ vào mạng bình thường Nếu học viên trong giờ học vào mạng thì sẽ thông báo như sau: 82 Hình 3.5: Minh họa khi học viên vào mạng trong giờ học Cuối cùng chúng ta sẽ dùng câu lệnh service squid start để khởi động Squid proxy server Khi người quản trị muốn kiểm tra xem các tài khoản của các giáo viên, giảng viên có bị sinh viên biết hay không thì chúng ta có thể kiểm tra trong file access.log Hình 3.6: Hình ảnh trong một file access.log Trong một access log được ghi lại, sẽ có nhiều trường thông tin được thể hiện như: thời gian trả lời tính bằng mili giây, địa chỉ IP client, trạng thái yêu cầu và HTTP status code, kích thước của trả lời (bao gồm HTTP header), phương thức yêu cầu (GET, DELETE, POST, PUT, ), url, username(nếu có chứng thực), ip server 83 đích, loại file của trả lời,… Nếu có hơn một máy sử dụng tài khoản của giáo viên, giảng viên thì access.log sẽ cho thấy điều đó  Còn rất nhiều tính năng của Squid đã được trình bày trong cơ sở lý thuyết Nhưng em sẽ trình bày các tính năng cần thiết để phục vụ cho trường Các tính năng khác khi nào có nhu cầu sẽ được tiếp tục phát triển trong thời gian tới 3.2 Kết luận chương 3 Việc sử dụng máy chủ cài đặt S… hệ thống mạng tại trường… đã an toàn, bảo mật hơn Các học viên khi truy cập Uwifi sẽ được người quản trị phân quyền, mỗi máy khách một tài khoản đảm bảo không thể gây nguy hại cho hệ thống mạng nội bộ, ngăn chặn từ xa việc truy cập trái phép trong giờ học cũng như các trang web bị cấm 84 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI “ Nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý truy cập Wifi cho trường cao đẳng nghề Điện Biên ” là một đề tài mang tính thực tế cao khi mà việc quản lý việc truy cập internet trong trường đang trở thành một vấn đề thiết yếu Tuy nhiên, do sự hạn hẹp cả về thời gian và trình độ nên hệ thống proxy server trong đề tài này chỉ mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, nếu đưa vào thực tế sử dụng thì chắc chắn phải cần nâng cấp, phát triển nhiều hơn nữa Sau thời gian tìm hiểu đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý truy cập mạng Wifi cho trường Cao đẳng nghề Điện Biên ” em đã thu được những kết quả nhất định như sau: - Tìm hiểu được hệ thống mạng của trường và những mặt còn hạn chế của hệ thống đó - Đề xuất được thêm nhưng mô hình mạng mới phù hợp với cơ sở hạ tầng ở trong trường - Tìm hiểu và nghiên cứu được hệ thống proxy server trên nền tảng mã nguồn mở - Xây dựng được hệ thống chính sách truy cập mạng ở trong trường, giúp việc quản lý truy cập mạng của học viên dễ dàng hơn - Một số chức năng cơ bản trong hệ thống proxy server: o Cấm vào một số trang web nhất định o Cấm tải một số file với định dạng nhất định o Cân bản tải băng thông của từng sinh viên o Xây dựng được một bộ tài khoản dành riêng cho giáo viên, giảng viên và học viên o Xây dựng được bộ thời gian truy cập internet 85 - Một số mặt hạn chế khi xây dựng hệ thống proxy server: o Chỉ có thể xây dựng được trên hệ thống mạng nội bộ, chưa có điều kiện để xây dựng trên một hệ thống lớn o Xây dựng bộ chính sách truy cập mạng trong trường vẫn còn nhiều thiếu sót - Hướng phát triển của đề tài: Trong thời gian tới, em sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống trên cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên và phát triển hệ thống cho việc điều khiển tắt mở các thiết bị điện trong trường thông qua hệ thống mạng internet Do thời gian và trình độ có hạn nên việc thực hiện đề tài của em gặp nhiều khó khăn và đề tài còn nhiều hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như các bạn để khắc phục những thiếu sót của đề tài này 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tiếng Việt [1] Hoàng Ngô Định, Võ Minh Hùng, Bùi Văn Nam, Đồ án Tìm hiểu mạng LAN không dây, Cao đẳng công nghệ và quản trị SONADEZI, 2011 [2] Hồng Phúc (2004), Quản trị Hệ thống Unix dành cho người mới bắt đầu, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, [4] Nguyễn Nam Thuận (2010), Thiết kế và các giải pháp mạng không dây, NXB Giao thông Vận tải [5] Nguyễn Hồng Tuấn (2009), Mạng và các ứng dụng không dây, NXB Giao thông Vận tải [6] Trương Hoàng Vỹ (2009), Căn bản về mạng không dây, NXB Hải Phòng B Tiếng Anh [7] Michael Miller (2009), Wireless Networking, Nishant Soni [8] Kulbir Saini, Squid proxy server beginner guide, 2011 C Internet [9] http://forum.itlab.com.vn/threads/tim-hieu-ve-wifi.1253/ truy cập ngày [10] http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-thiet-ke-va-xay-dung-mang-wireless-chodoanh-nghiep-6770/ truy cập ngày [11] http://www.c10mt.com/2012/08/CongNgheMangKhongDay.html truy ngày [12] http://www.antamediacafe.com [13] http://www.nirsoft.net/utils/wireless_network_watcher.html [14] http://nega.vn/quan-net/ved-tiep-tuc-khang-dinh-gcafe-la-hang-chinh-chu/ [15] http://csm.zing.vn/ 87 cập

Ngày đăng: 01/07/2016, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan