0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Khái quát về Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA (Trang 34 -34 )

* Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật trực thuộc Ty Công nghiệp - Thủ Công nghiệp Thanh Hoá, được thành lập vào năm 1968 tại thị xã Thanh Hoá nay là thành phố Thanh Hoá. Trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường đã nhiều lần đổi tên cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng với nhu cầu của người học, nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xã hội. Đến năm 2006 trường phát triển thành trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

* Cơ cấu tổ chức của nhà trường. + Các phòng, ban:

 Ban giám hiệu;  Phòng đào tạo;

 Phòng Công tác học sinh - sinh viên;

 Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế;  Phòng tài chính kế hoạch.

+ Các khoa đào tạo:  Khoa Lý thuyết cơ sở;  Khoa học cơ bản;  Khoa Điện - Điện tử;  Khoa Cơ khí;

 Khoa Động lực;

 Khoa Công nghệ thông tin;  Khoa Sư phạm Kĩ thuật;  Khoa Chính trị & Ngoại ngữ.

* Cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường hiện nay: + Điện công nghiệp

+ Điện tử công nghiệp + Điện nước

+ Công nghệ ô tô

+ Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí + Công nghệ hàn

+ Cắt gọt kim loại + Công nghệ thông tin + Kế toán doanh nghiệp.

Tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 201 người, giáo viên có trình độ thạc sĩ 29; có 07 giáo viên đang học cao học; 02 giáo viên đang làm nghiên cứu sinh; trình độ đại học, Sau đại học 123 giáo viên, trong đó có 04 giáo viên dạy môn Chính trị, độ tuổi bình quân cán bộ giáo viên dạy môn Chính trị là 31,97. 100% có trình độ đại học trở lên.

Tính đến năm học 2013 tổng số học sinh - sinh viên của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá là 5250 học sinh - sinh viên.

Về trình độ đầu vào khi các em bắt đầu học Trung cấp nghề hoặc Cao đẳng nghề đều là xét tuyển các môn văn hoá lớp 12 (đạt 15 điểm ba môn toán, lý, hoá lớp 12) chính điểm xuất phát thấp này nên khi các em bước vào học các môn học cơ bản; các môn chuyên về nghề gặp nhiều khó khăn.

- Về cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất để dạy các môn Cơ bản ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá nói riêng đầy đủ và hiện đại, chẳng hạn như các mô hình, máy chiếu, máy tính, phòng học bộ môn,...

Về chất lượng đào tạo:

Nhà trường thường xuyên bổ sung lực lượng giáo viên bằng chính sách thu hút. Đội ngũ giáo viên được tuyển mới ưu tiên những người có trình độ thạc sĩ trở lên và tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi. Đội ngũ nhân viên hành chính, thư viện, v.v.. có trình độ trung cấp trở lên, có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường coi là nhiệm vụ trọng tâm. Nhà trường đã phân bổ ngân sách số lượng đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học; số lượng các bài báo công bố trên các tạp chí

khoa học rất ít, nhất là các tạp chí nước ngoài. Các đề tài có quy mô chủ yếu cấp Trường và có một số ít đề tài cấp Tỉnh, các đề tài về ứng dụng đã được đưa vào sử dụng làm mô hình dạy và học trong nhà trường trong các năm từ 2006 đến 2013, nhà trường đã có 82 đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên, trong đó đề tài cấp Tỉnh là 4 và cấp trường là 78; trường của học sinh - sinh viên. Trường đã in ấn và phát hành 220 giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo, hướng dẫn góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Ngoài ra nhiều giáo viên được bồi dưỡng phương pháp dạy học tích hợp, kiến thức về văn hóa nghề và nhiều các chuyên môn nghiệp vụ khác.

Học sinh - sinh viên còn thụ động trong học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động của nhà trường. Năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành còn hạn chế. Tính tích cực, tự giác trong các hoạt động của một bộ phận học sinh - sinh viên chưa cao. Các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng sống của học sinh - sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua Nhà trường luôn quan tâm tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để học sinh - sinh viên học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếp tục được nâng cấp, bổ sung. Nhiều hoạt động tập thể thường xuyên được tổ chức thu hút sự tham gia tích cực của học sinh - sinh viên, phát huy thế mạnh của trường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh - sinh viên. Công tác thi, kiểm tra đánh giá học sinh - sinh viên được thực hiện công bằng, nghiêm túc, tạo động lực tốt để học sinh - sinh viên phấn đấu trong học tập.

1.3.2.Mục tiêu đào tạo của nhà trường

Mục đích nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,

tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA (Trang 34 -34 )

×