Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 78 - 80)

II. Phần tự luận (6 điểm)

3.1.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.1.4.1. Cách thức kiểm tra, đánh giá

Hiện nay khi cách dạy đang chuyển trọng tâm từ truyền đạt tri thức sang hướng dẫn cách học thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng tất yếu phải thay đổi theo hướng này. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.

Đổi mới nội dung kiểm tra, việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện tri thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà chú trọng kiểm tra năng lực độc lập,

sáng tạo, năng lực tự học của học sinh. Nội dung kiểm tra phải đảm bảo toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, khả năng vận dụng kiến thức ...

Ra đề kiểm tra và khi theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, làm cho học sinh có thói quen rèn luyện phong cách tự học đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình học tập ở trên lớp, thông qua hoạt động của cá nhân học sinh. Giáo viên tiến hành cho học sinh đánh giá học sinh hoặc giáo viên đánh giá học sinh.

Khi đánh giá kết quả học tập ngoài tiêu chí kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp tư duy đã xác định như hiện nay, cần coi trọng các tiêu chí sau:

+ Suy nghĩ độc lập, không rập khuôn máy móc theo sách, theo giáo viên; + Giải quyết, trình bày vấn đề sáng tạo;

+ Bộc lộ kiến thức tìm tòi thông qua tự học, trao đổi với giáo viên, với bạn; + Cập nhật những thông tin đọc được, thu thập được trong các tài liệu, các phương tiện truyền thông và trong thực tiễn.

Đổi mới hình thức đánh giá. Để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau:

+ Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, học phần nên kiểm tra thường xuyên vào đầu mỗi tiết học (có tác dụng kích thích tính tích cực học tập của học sinh);

+ Thực hiện các hình thức kiểm tra : Viết, vấn đáp, trắc nghiệm;

+ Đa dạng hóa hình thức đánh giá như: kiểm tra, thi, viết thu hoạch sau khi giao công việc ở lớp, ở nhà.

Đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra lượng giá (tiêu chí), lượng hóa (cho điểm) và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là khi chấm bài, giáo viên chỉ chú trọng đến cho điểm chứ không để ý đến việc cho những lời phê chỉ rõ những ưu khuyết điểm của học sinh khi làm bài.

3.1.4.2. Biện pháp đánh giá

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể sử dụng các biện pháp sau: Kiểm tra thông qua hình thức kiểm tra bài cũ. Hình thức kiểm tra này cần chú ý những câu hỏi buộc học sinh suy nghĩ tích cực. Giáo viên nên ưu tiên

những câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ mà có thể dựa vào đó đặt vấn đề bài học mới.

Kiểm tra trong khi học sinh học nội dung mới, khi ôn tập thông qua hình thức thầy hỏi, trò trả lời hoặc yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình hay nhận xét góp ý bài làm, ý kiến của học sinh khác. Thông qua kiểm tra tăng cường thảo luận, tranh luận trong nhóm hay tập thể lớp.

Kiểm tra khi học sinh tiến hành bài kiểm tra định kỳ. Cần bảo đảm các yêu cầu đã nêu ở trên.

3.1.4.3. Kỹ thuật đánh giá

Thông thường sử dụng câu hỏi. Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi để kiểm tra đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiến thức tối thiểu theo quy định, sát với trình độ học sinh;

Câu hỏi phải được phát biểu chính xác, rõ ràng;

Bên cạnh những câu hỏi hướng vào yêu cầu cơ bản cần chuẩn bị những câu hỏi đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, khuyến khích suy nghĩ tích cực; Việc đánh giá kết quả không đơn thuần chỉ là cho điểm mà kèm theo đó cần có những nhận xét ưu khuyết điểm về nội dung, hình thức trình bày và phương pháp học tập đề xuất được phương hướng bổ cứu và kế hoạch giúp đỡ học sinh khắc phục.

Tóm lại, trong thực tiễn dạy học nếu giáo viên thực hiện một cách đồng bộ các bước: Chuẩn bị giáo án; dạy học trên lớp; kiểm tra đánh giá theo tinh thần trên thì chắc chắn hiệu quả tự học trên lớp sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w