Tự học, một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30 - 32)

Trên cơ sở tham khảo tài liệu [1], [36] các tác giả đã nêu rõ vai trò của tự học với tư cách là nội lực: Học về cơ bản là tự học. Nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lực của người học. Nội lực của người học bao gồm

các yếu tố: một nền tảng học vấn nhất định; mục đích, động cơ, nhu cầu học, ý chí, nghị lực học tập; cách học hiệu quả; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng; tận dụng những thuận lợi, khó khăn để tự học tốt. Ngoại lực của người học là toàn bộ các yếu tố của các cơ chế, môi trường, điều kiện, phương tiện…có liên quan đến tự học. Ngoại lực là quá trình những chuyển đổi bên ngoài, nội lực là quá trình những chuyển đổi bên trong của người học, hai quá trình này thống nhất và đối lập nhau tạo nên sự phát triển của tự học. Chất lượng đào tạo cao nhất khi dạy học - ngoại lực cộng hưởng với tự học - nội lực, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của người học. .

Các nhà Tâm lý học đã chứng minh rằng năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của con người. Con đường tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được mục tiêu giáo dục – đào tạo là: học bằng hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thông qua chính bằng hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, mà hình thành năng lực và thái độ cho học sinh.

Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI trong báo cáo “Học tập, một kho báu tiềm ẩn” (1996) gửi UNESCO, khẳng định xu thế lớn toàn cầu hóa, kéo theo hành loạt căng thẳng cần phải khắc phục. Báo cáo này đã nêu: Học suốt đời là một trong những chìa khoá nhằm vượt qua những thách thức của thế kỷ XXI, với đề nghị gắn nó với 4 trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người, hướng về xây dựng một xã hội học tập. Quan niệm mới “học tập suốt đời: một động lực xã hội” sẽ giúp con người đáp ứng những yêu cầu thế giới tthay đổi nhanh chóng. Điều này thể hiện những đòi hỏi chẳng những có thật mà còn đang ngày càng mãnh liệt hơn. “Không thể thỏa mãn những đòi hỏi đó được, nếu mỗi con người không học cách học”. Học cách học chính là học cách tự học.

Hoạt động học tập của học sinh là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học, nghề nghiệp bằng hành động của chính mình hướng tới để đạt những mục đích nhất định. Vì vậy, quá trình tổ chức đào tạo phải làm cho hoạt động học của học sinh thực sự chủ động trong học tập, mà cụ thể là tăng cường nhiều hơn quá trình

tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, mục tiêu, phương thức đào tạo, thời gian đào tạo đã được xác định. Trong hình thức dạy học tập trung, người giáo viên trực tiếp tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, còn học sinh đóng vai trò chủ thể nhận thức, tích cực huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân của mình để tiến hành hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng và thái độ. Nếu học sinh thụ động, không có sự vận động tích cực các thao tác tư duy của bản thân, thì không thể chiếm lĩnh được tri thức và không thể hoàn thành nhân cách được. Một thực trạng hiện nay là ở trường đào tạo nghề nói chung và cao đẳng nghề công nghiệp nói riêng, có giáo viên thường làm thay học sinh theo kiểu cầm tay chỉ việc: từ khâu xác định nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội dung tri thức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp vụ,...đến các bước đi, kế hoạch học tập cụ thể. Cách dạy học như vậy tất yếu dẫn đến tính ỷ lại của số đông học sinh, sẽ không phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w