Tự học đối với sự phát triển nhân cách của học sinh

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 32 - 33)

Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thể học hộ người khác. Khi nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lực của người dạy. Trò học, cốt lõi là tự học cách học, cách tư duy; thầy dạy, cốt lõi là dạy cách học, cách tư duy. Tác động dạy của thầy là vô cùng quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ cho học sinh tự phát triển, còn tự học mới là nhân tố quan trọng, là nội lực quyết định sự phát triển của học sinh.

Triết học Mác - Lênin khẳng định tự học trong quá trình giáo dục là yếu tố quan trọng đóng vai trò nguyên nhân bên trong, động lực thực sự của việc học sinh tự giác học tập. Tâm lý học cũng chỉ ra rằng sự phát triển của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giáo dục và hoạt động của cá nhân là quan trọng nhất. Hoạt động của cá nhân là yếu tố đóng vai trò trực tiếp quyết định năng lực và phẩm chất của con người.

Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của tự học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Về cách học tập phải lấy tự học làm cốt”. Quá trình tự học như thế có thể hiểu là sự chuyển hoá quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, là sự

biến đổi bản thân trở nên có thêm giá trị bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lấy giá trị bên ngoài, là một hành trình nội tại được “cắm mốc” bởi kiến thức, phương pháp tư duy và thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình.

Các lý luận trên không có nghĩa là xem nhẹ vai trò giáo viên trong quá trình dạy học mà giáo viên đóng vai trò chủ đạo, kích thích, động viên, dẫn đường cho HS học tập có hiệu quả và đúng cách. Thông qua tự học giúp HS nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghề nghiệp trong tương lai; giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn học trong trường, đồng thời giúp học sinh rèn luyện nhân cách, hình thành nền nếp làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức kiên trì, óc phê phán và hứng thú học tập; không ngừng làm phong phú, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình, giúp họ tránh được lạc hậu trước sự “bùng nổ thông tin” trong thời đại hiện nay.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w