Tự học giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28 - 30)

Năng lực tự học của người học có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng học tập. Năng lực tự học được rèn luyện và dần dần được nâng cao tạo thành năng lực cơ bản để học sinh có thể tự học suốt đời. Trong xã hội hiện đại, tự học suốt đời là một đòi hỏi cơ bản của con người, giúp họ có khả năng thích ứng cao trước mọi tình huống của đời sống bắt nhịp được sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ. Năng lực tự học không chỉ cần thiết cho học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường mà còn trong cả cuộc đời. Hình thành năng lực tự học cho học sinh trở thành một mục tiêu cơ bản của giáo dục nhà trường và quản lý nhà trường phải hướng tới mục tiêu đó.

Trong quá trình dạy học giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt. Đó là quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh. Một người giáo viên có kiến thức vững vàng, cách dạy học cuốn hút mà học sinh không chịu tự học thì việc học tập không đạt kết quả cao được.

Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tự học luôn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình học tập của học sinh, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Trong quá trình học, hoạt động tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Các Mác đã ghi rõ “sự hình thành con người không chỉ là kết quả của những tác động bên ngoài mà là một quá trình hiện thực khách quan của sự thay đổi, tự chuyển hóa” (dẫn theo [21, tr, 151]). Do đó, Mác – Ăngghen đã nêu ra yêu cầu con người phải được phát triển toàn diện bằng hoạt động thực tiễn sinh động.

Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, tức là việc “tự chuyển hóa” như Mác nói.

Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải coi trọng phát triển toàn diện học sinh. Người cho rằng mục đích tối thượng của giáo dục là “Nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta” [29, tr.112] và nền giáo dục đó phải phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của học sinh, trong đó có năng lực tự học. Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàn diện và khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập, đến tổ chức học tập và phương pháp học tập. Cuộc đời của Người chính là tấm gương sáng về tinh thần vươn lên trong tự học.

Theo Người, tự học có một vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thay thế: "Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [30, tr. 273].

Người chỉ rõ: Tự học là học một cách tự động. Như vậy có thể khẳng định rằng, tự động học tập tức là học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ. Tự học chính là tự quản lý việc học tập, tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho chính mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Quan niệm này bao hàm các khái niệm tự học - tự học có hướng dẫn - tự học một mình - tự kiểm tra - tự đánh giá - tự giáo dục theo quan điểm giáo dục hiện nay. Tự học, quá trình tự

mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp và sự quản lý của người dạy, v.v..

Người cũng chỉ rõ rằng: trong quá trình học tập, phải lấy tự học làm cốt và còn phải do chỉ đạo và do thảo luận giúp vào.

Nếu quản lý tốt mà không phát huy nội lực của người học, thì dù bạn bè có tích cực mấy cũng chỉ được một cạnh của hình tam giác. Muốn có cả ba cạnh để thành tam giác, dạy học trước hết phải phát huy nội lực: tự học làm cốt! Rồi người học tranh thủ ý kiến bạn bè (thảo luận giúp vào) và sự lãnh đạo của các cấp giáo dục, nhất là thầy cô (chỉ đạo giúp vào).

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh tự học có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của người học. Mỗi người đều cần tự học để tự khẳng định mình. Các mục tiêu về tự học mà Hồ Chủ tịch đưa ra hoàn toàn phù hợp với mục tiêu học ở thế kỷ XXI, được xem là bốn cột trụ của giáo dục thế giới: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Điều này đòi hỏi giáo dục phải “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Muốn vậy, phải phát huy tiềm năng, nội lực của mỗi người để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua con đường tự học.

Tự học giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu tri thức, mở rộng kiến thức, củng cố, ghi nhớ vững chắc tri thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Hơn nữa tự học giúp học sinh thói quen và phương pháp tự học thường xuyên để bổ sung tri thức cho mình. Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giáo viên giáo viên cần khuyến khích hướng dẫn học sinh tự học một cách hiệu quả. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về tự học, tự sáng tạo.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w