II. Phần tự luận (6 điểm)
2.6.2.1. Đánh giá định tính
Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh. Chúng tôi thu được các nhận xét sau:
Qua các tiết dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy không khí của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng như sau:
Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp với nội dung của từng tiết dạy. Tinh thần thái độ học tập của các em rất tốt biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập. Khi giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập hay theo nhóm với sách Giáo trình để hoàn thành câu hỏi, bài tập hay phiếu học tập thấy các em rất hào hứng, thích thú hoàn thành nhiệm vụ được giao và cũng hồi hộp chờ nhận xét từ phía giáo viên. Điều này cho thấy, phương pháp và biện pháp dạy học rèn luyện năng lực tự học cho học sinh đã rất có hiệu quả trong
việc hấp dẫn lôi cuốn học sinh học tập, làm cho học sinh hứng thú học do đó năng lực học tập tăng lên.
Thực tiễn sư phạm cho thấy, không khí lớp học không sôi nổi, giáo viên chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn học sinh chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép nên không phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Không khí của giờ học trầm, học sinh ít phát biểu xây dựng bài (quá 2/3 thời gian trên lớp thuộc về giáo viên). Học sinh phản ứng chậm với các câu hỏi của giáo viên đưa ra, ít khi các em tự đưa ra các thắc mắc hay ý kiến của cá nhân mình trước tập thể. Các câu hỏi giáo viên đưa ra rất ít học sinh trả lời hoặc các em trả lời chưa đúng trọng tâm câu hỏi.
Các giáo viên cộng tác cũng đưa ra một số tình huống học tập nhưng không tổ chức cho học sinh hoạt động. Giáo viên chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn học sinh chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Không khí của giờ học rất trầm, học sinh ít phát biểu xây dựng bài (quá 2/3 thời gian trên lớp thuộc về giáo viên). Học sinh phản ứng chậm với các câu hỏi của giáo viên đưa ra, ít khi các em tự đưa ra các thắc mắc hay ý kiến của cá nhân mình trước tập thể.
2.6.2.2. Đánh giá định lượng
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng được thể hiện thông qua các bảng thống kê và biểu đồ sau:
Bài kiểm tra số 1:
Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Lớp Số
bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C5D5 - ĐC 46 0 0 2 5 9 9 12 5 4 0
C5H5 - TN 47 0 0 0 3 6 10 13 8 5 2
Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp
Biểu đồ 2. 1
Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp
Bài kiểm tra số 2:
Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra số 2
Lớp Số bài
KT
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điện - ĐC 46 0 2 2 4 10 12 8 6 2 0
Động lực - TN 47 0 0 1 3 9 11 10 8 4 1
Bảng 2. 2
Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp
Đồ thị 2. 2 * Nhận xét sau thực nghiệm:
Qua kết quả kiểm tra của cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm C5H5 Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp đối chứng C5D5 Căn cứ vào những bảng trên ta có nhận xét sau:
Bài kiểm tra cho thấy kết quả đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, nhất là bài đạt khá, giỏi. Như vậy, có thể khẳng định rằng, với những giải pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh khác nhau trên cùng một lớp đối tượng và chất lượng sinh viên tương đương nhau đã cho ta kết quả học tập khác nhau. Thực tế kết quả cho thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tăng dần đã cho thấy nhận thức của người học ngày càng sâu sắc hơn, kỹ năng vận dụng kiến thức, giải quyết tình huống bài học và liên hệ thực tiễn tốt hơn lớp đối chứng. Điều đó cũng có nghĩa là với các giải pháp tổ chức các hoạt động tự học môn Chính trị cho học sinh đã đem lại kết quả cao hơn so với dạy học với những phương pháp cũ, không áp dụng các biện pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động tự học thường xuyên. Có thể khẳng định rằng phương pháp dạy ở lớp thực nghiệm tốt hơn so với phương pháp dạy ở lớp đối chứng tương ứng.
Với các kết quả trên và những phân tích về mặt định lượng và định tính có thể rút ra một số nhận xét sau:
Quá trình thực nghiệm phương pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động tự học cho học sinh trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa cho thấy, việc vận dụng các giải pháp hướng dẫn tự học vào trong quá trình dạy học đã đem lại hiệu quả và tương đối ổn định. Các giải pháp này đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua 2 bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm cho thấy hứng thú học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng và đặc biệt chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng về tất cả các cấp độ: Nhớ, hiểu và vận dụng.
Từ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy hoạt động tự học được tổ chức bằng các giải pháp hướng dẫn học sinh tự học mà đề tài đã đề xuất tạo được khả năng lưu giữ lâu bền và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt chủ động. Kết quả thực nghiệm cho phép kết luận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Quá trình thực nghiệm đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của việc vận dụng các giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động tự học dạy học môn Chính trị trong nhà trường hiện nay.
Chương 3