Kết luận chung về thực trạng trong việc hướng dẫn học sinh tự học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 45)

Như vậy, việc hướng dẫn, tổ chức tốt hoạt động tự học sẽ là những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học môn Chính trị.

Thực tiễn hiện nay cho thấy muốn nâng cao chất lượng học tập thật sự chúng ta phải nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học môn Chính trị theo hướng tích cực hóa hoạt động tự học của người học nhằm phát huy tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên cứu của học sinh.

1.3.5. Kết luận chung về thực trạng trong việc hướng dẫn học sinh tự học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

Đối với học sinh: Nhìn chung, học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, vì thế mà việc sử dụng thời gian và các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh chưa được hợp lý và khoa học. Học sinh tự học không thường xuyên mà mới chỉ tập trung học khi chuẩn bị kiểm tra và thi. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do học sinh chưa có kỹ năng tự học, chưa biết cách học, chưa có đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tự học. Hơn nữa tình trạng học tập thụ động đã hạn chế rất nhiều khả năng và ham muốn tự học của học sinh. Tâm lí coi nhẹ môn Chính trị khiến cho viêc tự học bộ môn Chính trị càng yếu hơn (cả về hình thức, thời gian, mức độ, hiệu quả).

Đối với giáo viên: Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về bản chất, vai trò của tự học; chưa xác định được hệ thống kĩ năng tự học cơ bản và các biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh tự học; một số giáo viên còn dạy học đọc - chép, chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức, ít dạy học sinh cách học và khuyến khích học sinh tự học. Chính vì vậy mà hoạt động tự học của học sinh chưa được đẩy mạnh, chưa được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản lý, những người làm công tác giảng dạy là phải tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, đặc biệt là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học nhằm phát huy tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên cứu của học sinh, để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở các trường đào tạo nghề nói chung nói chung và học sinh trường Cao đẳng Nghề Thanh Hóa nói riêng.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ở chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đổi mới giảng dạy trong nhà trường hiện nay đòi hỏi phải thay đổi cả cách dạy của thầy lẫn cách học của trò, trong đó chú trọng hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm. Bản thân người học phải biết nêu cao tinh thần tự học, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng nghề nghiệp.

Việc hướng dẫn, tổ chức tốt việc hướng dẫn học sinh tự học sẽ là những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học môn Chính trị. Tuy nhiên, nhiều học sinh, giáo viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh tự học và tổ chức hoạt động tự học môn học; chỉ tập trung học để đối phó với thi và kiểm tra.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do học sinh chưa có kỹ năng tự học, chưa biết cách học, chưa có đủ tài liệu, giáo trình và các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tự học. Giáo viên chưa thực sự quan tâm và chưa có được các biện pháp phù hợp nhằm tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh.

Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Chính trị, cần tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh tự học một cách khoa học, hợp lý.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w