Các hình thức và các cấp độ tự học

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 26 - 27)

1.1.3.1. Các hình thức tự học

Xét về mức độ, cách thức biểu hiện sự giao tiếp giữa học sinh với tài liệu học tập, giáo viên, trường học … mà ta có thể có các hình thức tự học cơ bản sau:

Tự học hoàn toàn: Là hình thức học ở mức độ cao nhất, người học không cần đến trường, không cần sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, người học tự quyết định việc chọn lựa mục tiêu học tập, nội dung học, cách học, các hoạt động học tập và các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, từ đó tổ chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức trách nhiệm cao.

Tự học qua phương tiện thông tin và truyền thông: Người học không tiếp xúc trực tiếp với giáo viên mà chủ yếu nghe giáo viên giảng giải và nghiên cứu tài liệu qua phương tiện truyền thông.

Tự học có hướng dẫn qua tài liệu: Người học trực tiếp làm việc với tài liệu hướng dẫn. Trong tài liệu trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kiến thức, chỉ dẫn cách tra cứu để tìm kiếm, bổ sung kiến thức.

Tự học trong một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập: Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh, học bài và làm bài ở nhà theo nhiệm vụ học tập là việc thường xuyên của bất cứ học sinh nào.

Tự học trong quá trình học tập ở trường có hướng dẫn của giáo viên: Biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo của bản thân, hay nói cách khác là quá trình dạy - tự học. Trong luận văn chủ yếu đề cập đến hình thức tự học này.

1.1.3.2. Các cấp độ tự học

Xét về góc độ Tâm lí học, có thể phân hoạt động tự học theo hai cấp độ:

Cấp độ thấp: Nhiều nhà tâm lí cho rằng hoạt động sáng tạo của một nhà bác học bắt nguồn từ nhu cầu bẩm sinh và sinh lí của con người, nhu cầu thúc đẩy bản năng mạnh mẽ của tự nhiên. Theo họ, bản năng sáng tạo hoà nhập với phản xạ hướng về đích. Viện sĩ Pavlop cho rằng: phản xạ hướng về đích là biểu hiện năng lượng sống của mỗi cá nhân. Cấp độ thấp của tự học thể hiện ở cơ chế học có cấu trúc hai thành phần: kích thích ↔ phản ứng. Ở cấp độ này, thì việc tự học của con người là hiện tượng tự nhiên, mang nhiều bản năng.

Cấp độ cao: Cấp độ cao của hoạt động tự học là hoạt động nhận thức thể hiện ở cơ chế học: học kết hợp học cá nhân với học hợp tác. Tự học cấp độ cao gắn liền với kinh nghiệm của người học, gắn liền với sự phát triển sâu sắc ngôn ngữ khoa học của người học. Tự học ở cấp độ cao là cốt lõi của việc học, là "quá trình phát triển nội tại, quá trình kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó chủ thể tự biến đổi mình từ trình độ phát triển hiện tại đến trình độ tiềm tàng" [37, tr. 60].

Cũng có thể chia ra nhiều cấp độ tự học khác: tự học ở cấp độ thấp là bước đầu làm quen để học cách học; cấp độ cao hơn là hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học; cấp độ tiếp theo là ý thức được việc học, biết chủ động việc học; cuối cùng là đam mê tự học.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w