Khảo sát thực trạng tự học của học sinh và hướng dẫn tự học của giáo viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 37 - 45)

giáo viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

1.3.4.1.Mục tiêu

Nhằm đánh giá đúng về nhận thức của học sinh đối với vấn đề tự học; cách thức tổ chức tự học của giáo viên và học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.

1.3.4.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các giáo viên dạy môn Chính trị và học sinh ở trường Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa .Qua điều tra, khảo sát và phỏng vấn chúng tôi thu được ý kiến của 200 học sinh, 04 giáo viên.

1.3.4.3. Nội dung

Tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tự học; các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh.

1.3.4.4. Phương pháp

Để có được thông tin khách quan, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi với các đối tượng là học sinh. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu những tài liệu liên quan đến thực trạng dạy học ở trường Cao đẳng nghề hiện nay.

Chúng tôi đi sâu khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học sinh qua phiếu thăm dò về các vấn đề sau: Nhận thức của học sinh về vấn đề tự học; về tổ chức các hoạt động tự học của học sinh; Thực trạng về kỹ năng tự học môn Chính trị; Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho học sinh; Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh trong học môn Chính trị và thời gian tự học.

1.3.4.5. Kết quả khảo sát được đánh giá từng phần như sau

a. Nhận thức của học sinh về vấn đề tự học

Để đánh giá nhận thức của học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau: Bạn đánh giá thế nào về vai trò của hoạt động tự học. Chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 1 Nhận thức của học sinh về tự học Tự học Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 76% Quan trọng 22,5% Bình thường 1,5% Không quan trọng 0%

Qua kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi nhận thấy rằng đa số học sinh đều có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động tự học. Cụ thể: Có 152 học sinh chiếm 76% cho rằng hoạt động tự học có vai trò rất quan trọng; 45 học sinh chiếm 22,5% cho rằng hoạt động tự học có vai trò quan trọng và chỉ có 03 học sinh chiếm 1,5% là bình thường; 0% là không quan trọng.

Cùng với nhận thức về tự học chưa hiệu quả thì ý thức tự học của học sinh trong tự học môn học Chính trị còn nhiều hạn chế, điều này được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Về ý thức tự học của học sinh khi học môn Chính trị

TT Ý thức tự học của học sinh Học sinh TL (%)

1 Tự học thường xuyên, liên tục 40 20%

2 Chỉ học khi đến kỳ thi 117 58,5%

3 Dành thời gian đọc thêm sách, báo, tạp chí... 15 7,5%

4 Thời gian dành cho môn học (ở mức độ ít và vừa phải) 28 14%

Kết quả cho thấy, việc học sinh có ý thức tự học thường xuyên, liên tục trong học tập môn Chính trị còn ở mức độ thấp. Chỉ có 20 % số học sinh được hỏi cho rằng họ có ý thức tự học thường xuyên, liên tục. Và có tới 58,5 % số học sinh được hỏi cho rằng họ chỉ học khi đến kỳ thi. Do đó, thời gian học sinh dành cho học tập môn Chính trị chủ yếu ở mức độ ít và vừa phải, chiếm 14 %. Ý thức nghiên cứu thêm sách báo, tạp chí trong học sinh chưa được chú trọng, chỉ với 7,5% số học sinh được hỏi thích đọc thêm sách báo, tài liệu.

Bảng 3. Ý nghĩa của tự học

TT Ý nghĩa của tự học Học sinh TL(%)

1 Giúp người học tiếp thu tri thức 24 12%

2 Tự học giúp người học vận dụng những tri thức đã học vào những tình huống cụ thể

14 7%

3 Tự học giúp người học có thêm tri thức để hình thành và phát triển nhân cách của bản thân

24 12%

4 Tự học là để kiểm tra và thi có kết quả cao 132 66%

5 Tự học là để làm phong phú thêm hiểu biết của mình

6 3%

Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Số đông học sinh chưa có nhận thức một cách khá đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động tự học (có 66% số đông học sinh cho rằng tự học là để kiểm tra và thi có kết quả cao. Tuy nhiên, nhận thức về tự học của học sinh giữa các chuyên ngành cũng có sự khác nhau.

Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau đó có thể do rất nhiều nguyên nhân tạo thành, như: Do trình độ học sinh được tuyển đầu vào khác nhau; Do điều kiện học tập và môi trường học tập khác nhau; Do phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức hoạt động dạy học khác nhau của giáo viên.

b. Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi. Khi tự học bạn thường sử dụng những biện pháp nào sau đây?

Bảng 4. Thực trạng về hoạt động tự học của học sinh

TT Hoạt động tự học Học

sinh

TL (%) (%)

1 Đọc qua bài cũ, đọc kĩ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn ngữ nói và viết

51 25,5%

2 Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu

50 25%

3 Tổ chức trao đổi về nội dung nghiên cứu: 7 3,5%

4 So sánh đối chiếu về kết quả nhận thức của mình với bài giảng của thầy

16 8%

5 Vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề khác nhau 19 9,5%

6 Đọc qua bài cũ, đọc và nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng với tổ chức trao đổi về nội dung nghiên cứu

9 4,5%

7 Đọc qua bài cũ, đọc kĩ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn ngữ nói và viết với nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu

19 9,5%

8 Vận dụng phối hợp các biện pháp nói trên 29 14,5%

Bảng 5. Các biện pháp tự học được học sinh áp dụng thường xuyên

TT Biến pháp áp dụng thường xuyên Học

sinh

TL(%) (%)

2 Đọc kĩ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn ngữ nói và viết

34 17%

3 Đọc và nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng 21 10,5%

4 Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu

30 15%

5 Vận dụng phối hợp tất cả các biện pháp nói trên 4 2%

Qua kết quả trên chúng tôi thấy biện pháp tổ chức hoạt động tự học được học sinh áp dụng thường xuyên nhất đó là đọc qua bài cũ, đọc kĩ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn ngữ nói và viết; Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu; Đọc qua bài cũ. Điều này phù hợp với nhận thức của học sinh về vấn đề tự học. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học ít được HS áp dụng nhất đó là các biện pháp tổ chức trao đổi về nội dung nghiên cứu; Vận dụng phối hợp tất cả các biện pháp

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của những tồn tại, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng kỹ năng tự học môn Chính trị, được thể hiện rõ ở bảng 6.

Bảng 6: Thực trạng về kỹ năng tự học môn Chính trị

TT Kĩ năng Học

sinh

TL (%) (%)

1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học 17 8,5%

2 Kỹ năng đọc sách 15 7,5%

4 Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá và xác nhận kết quả tự học của học sinh

13 6,5%

5 Kỹ năng kết hợp nghe giảng - ghi chép - thảo luận và sử dụng giáo trình theo yêu cầu của giáo viên

81 40,5%

6 Liên hệ những kiến thức đã học với cuộc sống 19 9,5%

7 Kỹ năng sắp xếp thời gian tự học 41 20,5%

Qua kết quả trên chúng tôi thấy, biện pháp tự học được học sinh áp dụng thường xuyên nhất là kỹ năng kết hợp nghe giảng - ghi chép - thảo luận và sử dụng giáo trình theo yêu cầu của giáo viên (40,5%). Đa số học sinh chưa chú trọng đến việc kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá và xác nhận kết quả tự học của học sinh (6.5%). Nhiều biện pháp hướng dẫn hoạt động tự học mang tính tích cực còn ít được học sinh sử dụng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học; kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, v.v.. Phần đông học sinh còn ỷ lại vào giáo viên.

Nhìn chung, nhận thức của học sinh về vấn đề tự học bộ môn Chính trị chưa đầy đủ, chưa có thói quen tự học thường xuyên, chưa có phương pháp và kỹ năng tự học, chưa thực sự hiểu đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động tự học. Hơn nữa các giáo viên chưa áp dụng phương pháp hướng dẫn tự học thường xuyên cho học sinh, chưa phát huy hết vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Chính vì vậy mà hoạt động tự học môn Chính trị của học sinh hiện nay chưa được đẩy mạnh, chưa được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Lâu nay phần lớn học sinh học môn học này chủ yếu là để đối phó với việc thi cử, tập trung học dồn dập vào cuối kỳ.

Bảng 7: Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho học sinh

Khi dạy học môn Chính trị, Thầy/Cô đã thực hiện những biện pháp sau như thế nào? (Đánh dấu vào những ô mà Thầy/Cô cho là đúng):

TT Biện pháp Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ

1

Thông báo trước nội dung sắp học cho học sinh trước một tuần

25% 75%

2

Cho học sinh nghiên cứu trước nội dung bài giảng trước khi nghe giảng

75% 25%

3 Thông báo về đề cương và ý

nghĩa bài học 50% 50%

4

Rèn luyện cho học sinh biết sử dụng sách giáo trình môn học chính trị trong học tập ở trên lớp

25% 75%

5

Rèn luyện cho học sinh biết kết hợp sử dụng sách giáo trình với vốn sống thực tế, kiến thức đã học để tự trả lời câu hỏi, bài tập của giáo viên

25% 50% 25%

6

Rèn luyện cho học sinh biết chọn lọc kiến thức để ghi chép theo ý hiểu của bản thân

50% 50%

7

Rèn luyện cho học sinh biết tự điều chỉnh khi nghe giảng để nắm vững kiến thức cơ bản

25% 50% 25%

8 Tổ chức cho học sinh làm

việc theo nhóm, thảo luận 25% 50% 25%

9

Tổ chức thông tin phản hồi nhanh, hướng dẫn học sinh cách tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả tự nghiên cứu

25% 50% 25%

thống hoá tri thức bài học cho học sinh

* Nhận xét sau điều tra: Kết quả thu được ở trên là kết quả thu được qua điều tra đối với 04 giáo viên dạy bộ môn Chính trị. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trò chuyện đối với một số giáo viên của từng chuyên ngành và kết quả thu được cũng tương đối như kết quả trên. Hơn nữa một số cán bộ giáo viên còn cho rằng thực tế hiện nay cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, đổi mới ngay lập tức thì rất khó, hoạt động này phải diễn ra dần dần, theo một trình tự nhất định thì mới đạt kết quả khả quan.

Bảng 8: Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh

Khi dạy học môn Chính trị, Thầy/Cô đã thực hiện những biện pháp sau như thế nào? (Đánh dấu vào những ô mà Thầy/Cô cho là đúng):

TT Biện pháp Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ 1 Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch bài học 25% 50% 25%

2 Hướng dẫn học sinh tự ôn tập 25% 50% 25%

3 Hướng dẫn học sinh biết tự

chuẩn bị cho bài học mới. 50% 50%

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

5

Hướng dẫn, rèn luyện học sinh tự học để nắm vững tài liệu học tập, theo các bước: B1: Nghiên cứu lại vở ghi và sách giáo trình để thống nhất và hiểu sâu kiến thức.

B2: Tái hiện lại những kiến thức đã học trên lớp để củng cố nắm vững kiến thức.

B3: Hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo trình. B4: Tự đọc các tài liệu tham khảo thêm nhằm hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, mở rộng sự hiểu biết.

25% 50% 25%

* Nhận xét sau điều tra:

Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa được hướng dẫn tự học một cách đầy đủ, có bài bản, logic một cách hợp lý và có khoa

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w