1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

101 1,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 691,42 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 1 K33B - GDTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt HÀ NỘI, 2011 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 2 K33B - GDTH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh, làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện cách sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Cùng với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu đặc biệt có ý nghĩa trong việc cung cấp vốn từ phong phú để phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy cho học sinh tiểu học. Ở lớp 3, hình thành năng lực từ ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ. Ở đây năng lực từ ngữ được hiểu bao gồm vốn từ và các kỹ năng vận dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản. Bởi vậy muốn thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3. Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về từ chủ yếu thông qua các bài tập nhưng thực tế cho thấy các bài tập mở rộng vốn từ còn ít, đơn giản, chưa đáp ứng đủ nhu cầu rèn luyện của giáo viên và học sinh. Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trường mang tính pháp lý, cần thiết phải có thêm những cuốn sách tham khảo dưới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhưng chưa thấy một công trình nghiên cứu nào xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ tương đối toàn diện. Nếu xây dựng được hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm sẽ tạo điều kiện cho việc dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh. Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 3 K33B - GDTH Chính vì những lí do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3.” 2. Lịch sử vấn đề Chương trình phân môn Luyện từ và câu tuy mới được thực hiện vài năm gần đây nhưng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phân môn này. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu. * Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb GD, 2004. Trong cuốn sách này tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh phân môn Luyện từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số kiểu bài tập rèn luyện về từ, câu ở lớp 3, kèm theo hướng dẫn cách dạy các kiểu bài đó. Đóng góp của công trình này là đã giải đáp được một số nội dung trong chương trình Tiếng Việt 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc mắc. Tuy nhiên, những bài tập đưa ra làm ví dụ minh họa ở đây đều được lấy ra từ sách giáo khoa Tiếng Việt 3 nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên và học sinh, và chưa có tính hệ thống. * Đăng Mạnh Thường, Nguyễn Thị Hạnh, Luyện từ và câu 3, Nxb GD, 2009 (tái bản lần thứ năm). Cuốn sách này gồm 2 chương: chương 1 trình bày một số điểm cần lưu ý về phần Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3; chương 2 trình bày cách giải bài tập Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung. Ở chương 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung, các tác giả của cuốn sách đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung luyện từ và câu. Chẳng hạn, về mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm được Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 4 K33B - GDTH khoảng 400 đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách giáo khoa, biết nghĩa của một số thành ngữ tục ngữ gắn với chủ điểm, nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến như so sánh, nhân hóa, nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2 … Về mức độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh phải nhận biết được câu trong lời nói và câu trong văn bản dựa trên tính tương đối trọn vẹn về nghĩa, dựa trên dấu hai chấm mở đầu và kết thúc của câu trong văn bản, nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến … Ở chương 2, các tác giả trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách giáo khoa tương đối kĩ càng, bài bản. Hệ thống bài tập bổ sung của cuốn sách cũng phù hợp với nội dung chương trình và trình độ của học sinh. Song hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở những bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò chơi ngôn ngữ để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện trong các giờ ngoại khóa. * Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nxb GD, 2007 (tái bản lần 2). Trong cuốn sách này, tác giả đã xây dựng một hệ thống bài tập trắc nghiệm theo các phân môn của chương trình Tiếng Việt 3: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Hệ thống bài tập này ứng với nội dung bài tập theo tuần. Nội dung các bài tập trắc nghiệm phần lớn bám sát các yêu cầu của từng bài trong sách Tiếng Việt 3. Các hình thức trắc nghiệm của các bài tập khá phong phú. Cuốn sách đưa ra một số dạng bài tập trắc nghiệm như: - Chọn một câu trả lời đúng trong số nhiều câu trả lời. - Chọn những câu trả lời đúng cho một câu hỏi trong số nhiều câu trả lời đã cho. - Bài tập nối cặp đôi. - Bài tập điền vào chỗ trống … Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 5 K33B - GDTH Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và học sinh khi dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình lớp 3. Tuy nhiên hệ thống bài tập được trình bày ở đây chủ yếu mới là kiểu bài tập trắc nghiệm nên đơn điệu. Hơn nữa hệ thống bài tập này cũng chưa được sắp xếp theo chủ điểm nên cũng chưa thuận tiện cho người sử dụng. * Bùi Minh Toán, Viết Hùng, Luyện từ và câu Tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, 2005. Cuốn sách này gồm 2 phần: Phần 1 trình bày: những điểm cần lưu ý về Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt lớp 3, Phần 2 trình bày: gợi ý làm bài tập và các bài tập bổ trợ. Đây là cuốn sách tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. Cuốn sách này đã gợi ý được cách giải những bài tập trong chương trình học một cách tương đối rõ ràng dễ hiểu. Đặc biệt cuốn sách này đã đưa thêm được một hệ thống hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể dùng trong giờ dạy, khiến tiết học thêm sinh động và ít lệ thuộc vào sách giáo khoa hơn. Song các bài tập được trình bày cũng chưa thực sự có tính hệ thống. Có thể nói, điểm chung của các công trình này đều hướng tới mục đích là làm thế nào để dạy, học môn Tiếng Việt 3 một cách có hiệu quả, làm thế nào để nâng cao năng lực tiếng Việt của các em. Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng số lượng bài tập còn hạn chế, kiểu loại bài tập chưa phong phú đa dạng. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào xây dựng được hệ thống bài tập theo chủ điểm dưới nhiều kiểu dạng bài tập có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Từ nhu cầu thực tiễn của bản thân – người giáo viên tiểu học tương lai và yêu cầu cung cấp kiến thức về từ cho học sinh lớp 3, chúng tôi mạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 6 K33B - GDTH dạn xây dựng hệ thống bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của người đi trước. Hệ thống bài tập trình bày trong khóa luận sẽ được sắp xếp theo trật tự phù hợp với chương trình học, phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh và đặc biệt phù hợp với phương pháp dạy – học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên thực tế dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 và trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 một cách tương đối toàn diện về hình thức cũng như nội dung để góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ dạy học phân môn này cho cả giáo viên và học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này trong vài năm gần đây. - Tìm hiểu một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập. - Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3. - Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm. Bước đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập trong khoá luận đề xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 7 K33B - GDTH Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm được sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu ở chương trình Tiếng Việt 3. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 bao gồm 15 chủ điểm, được sắp xếp theo trình tự sau: Tập 1 có các chủ điểm: - Chủ điểm Măng non - Chủ điểm Mái ấm - Chủ điểm Tới trường - Chủ điểm Cộng đồng - Chủ điểm Quê hương - Chủ điểm Bắc – Trung – Nam - Chủ điểm Anh em một nhà - Chủ điểm Thành thị và Nông thôn Tập 2 có các chủ điểm: - Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc - Chủ điểm Sáng tạo - Chủ điểm Nghệ thuật - Chủ điểm Lễ hội - Chủ điểm Thể thao - Chủ điểm Ngôi nhà chung - Chủ điểm Bầu trời và mặt đất Do khuôn khổ của khóa luận chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở bảy chủ đểm là: - Chủ điểm Măng non - Chủ điểm Mái ấm Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 8 K33B - GDTH - Chủ điểm Tới trường - Chủ điểm Thành Thị và Nông thôn - Chủ điểm Nghệ thuật - Chủ điểm Lễ hội - Chủ điểm Thể thao Khóa luận sẽ tập trung xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo bảy chủ điểm trên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê – phân loại - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh – đối chiếu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thực nghiệm 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3. - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 9 K33B - GDTH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các vấn đề lý thuyết về từ tiếng Việt 1.1.1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt: - Theo Nguyễn Nguyên Trứ “Từ là đơn vị nguyên ngữ nhỏ nhất, có ý nghĩa và độc lập trong lời nói, được vận dụng một số cách tự do theo quy luật kết hợp của ngữ pháp”. - Tác giả Hồ Lê lại viết: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”. - Theo GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ông đã định nghĩa từ như sau: “Từ là đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập”. Đến năm 1985, khi cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt” của ông xuất bản, ông khẳng định: “Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết lời”. - Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vô ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu”. Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ được hiểu một cách đơn giản như sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lương Thị Lan Hương 10 K33B - GDTH mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [2;16] . Định nghĩa này cho thấy so với từ của tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh…, từ của tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Tính cố định, bất biến về mặt âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp ta nhận diện từ một cách dễ dàng. Song vì tính chất này mà bản thân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ đặc điểm ngữ pháp của chúng. Thực tế là, các từ tiếng Việt ở vị trí nào cũng không biến đổi về hình thái. Nếu như hình thức ngữ âm của tiếng Nga, tiếng Pháp cho biết từ đó thuộc loại nào, giữ chức nào trong câu thì hình thức ngữ âm của tiếng Việt không có một chỉ dẫn nào. Trong tiếng Việt, cùng một hình thức ngữ âm tùy từng trường hợp có thể xếp vào nhóm từ loại khác nhau. Nói cách khác, ở tiếng Việt đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu . Đặc điểm ngữ pháp của từ được tạo ra bởi các yếu tố như: - Khả năng kết hợp của từ với các từ khác. Bởi vì sự kết hợp của từ ở các hoàn cảnh khác nhau làm cho bản chất từ có sự thay đổi. VD: +Cái cày: Cày là danh từ +Cày ruộng: Cày là động từ +Mua muối về muối dưa Từ “muối” thứ nhất là danh từ. Từ “muối” thứ hai là động từ. - Khả năng làm các thành phần trong câu như làm chủ ngữ, vị ngữ. VD: Học sinh đang làm bài tập. C V [...]... trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học 1.2 Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 là chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3, thực trạng dạy và học phân môn này và năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 hiện nay 1.2.1 Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong. .. Tiếng Việt 3 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đã thống kê được 126 bài tập Luyện từ và câu Hệ thống bài tập này được chia làm hai nhóm: - Bài tập luyện từ: 76/126 bài, chiếm  60 ,31 % Trong đó bài tập mở rộng vốn từ chỉ có 18 bài - Bài tập luyện câu: 50/126 bài chiếm  39 ,9% Lương Thị Lan Hương 33 K33B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ưu điểm chính là hệ thống bài tập này đều... sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách Lương Thị Lan Hương 21 K33B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 dễ dàng hơn với môn tri thức mới Luyện từ và câu Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu - Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu - Bồi dưỡng cho học sinh thói... một số từ cho sẵn … 1.1 .3 Chương trình phân môn luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 Môn Tiếng Việt 3 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn Phân môn Luyện từ và câu được dạy mỗi tuần một tiết 1.1 .3. 1 Mục tiêu, vị trí của phân môn Luyện từ và câu Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện... các bài tập 1.1.4 Các loại bài tập mở rộng vốn từ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các loại bài tập từ ngữ khác (khoảng 50%) Trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, loại bài tập này gồm các kiểu sau đây: a Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm Lương Thị Lan Hương 22 K33B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Các từ ngữ cùng chủ điểm. .. vốn từ cho HS tiểu học bao giờ cũng được thực hiện theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm làm phong phú hóa, chính xác hóa và tích cực hóa vốn từ cho học sinh Hay nói cách khác việc mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học luôn đảm bảo tính hệ thống giúp các em tiếp thu từ ngữ một cách khoa học Sau đây là một số kiến thức có liên quan đến vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh a Tính hệ thống của từ ngữ Hệ thống là... nào tới vốn từ của học sinh ở độ tuổi này - Phương pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học Theo Lê Hữu Tỉnh, dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là phải dựa vào quy luật nhận thức của con người nói chung và của trẻ em nói riêng Từ ngữ tích lũy trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn xộn mà tạo thành hệ thống liên tưởng nhất định Theo đó giáo viên có thể mở rộng vốn từ cho các... Việt 3 là: - Mở rộng vốn từ (theo chủ điểm) - Từ loại - Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, một số kiểu câu được phân loại theo mục đích nói - Một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) Tất cả các tiết học Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 không có những bài học dạy riêng kiến thức lý thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức về từ và câu đều được hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh. .. nhà trường và sinh hoạt xã hội đặt ra cho học sinh Mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy – học từ ngữ là hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ ,rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh 1.1.2.1 Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh Có thể nói, mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là rèn luyện năng lực từ ngữ cho các em... quan hệ là một tập hợp từ có tính hệ thống Hai mối quan hệ thường được nhắc đến khi xem xét hệ thống là quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập, dựa vào quan hệ đồng nhất để tập hợp từ thành một hệ thống và dựa vào quan hệ đối lập để xác định giá trị của các yếu tố trong hệ thống Từ các tiêu chí khác nhau có thể nghiên cứu tính hệ thống của từ theo các trường khác nhau b Trường từ ngữ và việc xây dựng bài . được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ tương đối toàn diện. Nếu xây dựng được hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm sẽ tạo điều kiện cho việc dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 đạt hiệu. xây dựng hệ thống bài tập. - Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp. hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3. ” 2. Lịch sử vấn đề Chương trình phân môn Luyện từ và câu tuy mới được thực hiện vài năm gần

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w