1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh)

83 739 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ TRANG VẤN ĐỀ THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO HỌ ĐẠO LAI TÊ (LƢƠNG TÀI - BẮC NINH) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI – 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ TRANG VẤN ĐỀ THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO HỌ ĐẠO LAI TÊ (LƢƠNG TÀI - BẮC NINH) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2014 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp Đại học “Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê” được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, người viết cũng nhận được rất nhiều sự đóng góp và giúp đỡ. Nhân đây người viết xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất tới các tập thể và cá nhân đã đóng góp tư liệu và công sức cho khóa luận này. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thị Tính, người đã tận tình hướng dẫn em làm việc đạt hiệu quả cao nhất và dành nhiều công sức để đóng góp cho khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học này. Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn tới linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Hùng, thầy Giuse Hoàng Trọng Hữu, Ban hành giáo họ đạo Lai Tê và các quý vị đã cung cấp thông tin, tư liệu và giúp đỡ con trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài khóa luận này. Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy - cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Trang Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự trùng lặp với bất kì đề tài của tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Trang Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Ep 4, 16 Thư của thánh Phao-lô gửi đoàn Epheso Hc 7, 27-28 Sách huấn ca, chương 7 câu 27 – 28 Hc 3, 6 Sách huấn ca, chương 3 câu 6 HN Hà Nội KHXH Khoa học Xã hội Mt 25, 40 Kinh thánh Mát-thêu, chương 25 câu 40 Nxb Nhà xuất bản TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh St 2, 7 Sách sáng thế, chương 2 câu 7 VHTT Văn hóa Thông tin Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Kết quả đóng góp của khóa luận 6 6. Cấu trúc của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌ ĐẠO LAI TÊ 7 1.1. Nguồn gốc đạo Công giáo tại họ đạo Lai Tê 7 1.1.1. Sơ lược về việc truyền bá đạo Công giáo tại Việt Nam 7 1.1.2. Quá trình truyền bá và phát triển đạo Công giáo tại Lai Tê 8 1.2. Đời sống tôn giáo của giáo dân họ đạo Lai Tê 12 1.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống 12 1.2.2. Các tổ chức, hội đoàn tôn giáo ở họ đạo Lai Tê 14 1.2.3. Sinh hoạt tôn giáo ở họ đạo Lai Tê 16 CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM VÀ CÁC NGHI THỨC CƠ BẢN VỀ VIỆC THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA GIÁO DÂN HỌ ĐẠO LAI TÊ 19 2.1. Các quan niệm và cơ sở về việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 19 2.1.1. Quan niệm chung về thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 19 2.1.2. Quan niệm về cái chết và sự tồn tại linh hồn của giáo dân họ đạo Lai Tê 24 2.1.3. Cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 26 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH 2.2. Các nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân họ đạo Lai Tê 29 2.2.1. Nghi thức thờ kính tổ tiên trong đám tang và giỗ chạp 30 2.2.2. Nghi thức thờ kính tổ tiên tháng Cầu hồn 42 2.2.3. Nghi thức thờ kính tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán 44 2.2.4. Nghi thức thờ kính tổ tiên khi gia đình có việc trọng đại 48 CHƢƠNG 3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ XU HƢỚNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO LAI TÊ 51 3.1. Những vấn đề tồn tại trong việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 51 3.2. Xu hướng thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 55 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của cư dân Việt Nam, nó đã trở thành một nhân tố quan trọng của nền văn hóa bản địa, có một vị trí và vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Tín ngưỡng ấy đã mang trong mình những giá trị to lớn. Nó góp phần duy trì ý thức về cội nguồn, dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa và trở thành một đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình. Được thể hiện bằng nhiều tên gọi, nhiều dạng thức khác nhau, nhưng tựu trung, thờ cúng tổ tiên vẫn là công việc báo hiếu với những người đã khuất. Bất cứ một cá nhân, đoàn thể hay tôn giáo nào tồn tại trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này đều thực hiện việc báo hiếu với tổ tiên, coi đó là những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, cần được lưu giữ và phát huy. Người Công giáo ngày nay cũng cử hành nghi thức thờ kính tổ tiên như những người không Công giáo. Đó là hành vi xuất phát từ tiếng gọi lương tâm và lẽ phải. Giáo lý của giáo hội và những quy tắc đạo đức buộc người tín hữu phải kính nhớ tiền nhân, biểu thị lòng kính nhớ ấy bằng việc làm, sự tưởng nhớ và lời cầu nguyện. Những nghi thức báo hiếu, kính nhớ tổ tiên của người Công giáo chẳng những không ảnh hưởng gì đến niềm tin tôn giáo mà còn làm cho những sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người Công giáo thêm phong phú, đa dạng. Mặt khác, những sinh hoạt đó cũng góp phần tạo nên những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đại học, người viết không thể khảo sát việc thực hành thờ kính tổ tiên của tất cả các giáo họ Công giáo trên khắp cả nước, mà chỉ xin dừng lại ở việc khảo sát vấn đề thờ kính tổ tiên ở một làng Công giáo cụ thể là làng Lai Tê (Bắc Ninh). Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH 2 Làng Lai Tê (hay còn gọi là làng Bùi) hiện nay là một trong những làng toàn tòng Công giáo (tên gọi để chỉ những làng có toàn bộ những người theo đạo Công giáo) có lịch sử lâu đời tại quê hương Kinh Bắc. Trên mảnh đất này, giáo dân đã xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc với những đặc trưng văn hóa của một làng Công giáo. Tuy nhiên, trước sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường, trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, diện mạo và những nét văn hóa truyền thống của làng Lai Tê đang dần biến đổi. Việc thực hành những nghi thức thờ kính tổ tiên có vai trò to lớn trong việc duy trì mô hình gia đình truyền thống, gắn kết các thế hệ với nhau và là chỗ dựa vững chắc cho giáo dân, nay cũng có nguy cơ mai một. Thực trạng đó đặt ra những vấn đề cần được quan tâm nhằm tìm lại những giá trị tốt đẹp của làng Công giáo Lai Tê. Đây là việc làm hết sức cần thiết và là trách nhiệm của giáo dân Lai Tê nói riêng và người Công giáo nói chung. Để làm tốt vấn đề này, việc tìm hiểu cơ sở, quan niệm và nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân Công giáo đóng vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do khoa học, thực tiễn nêu trên, với ý thức lưu giữ một phong tục, tập quán tốt đẹp, tôi xin chọn đề tài: “Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê (Lương Tài- Bắc Ninh)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. Qua công trình này, người viết cũng muốn góp chút ít phần của mình trong công việc đề cao nét đẹp văn hóa của người Công giáo nói chung và của người Công giáo Lai Tê nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Việc thờ kính ông bà tổ tiên đã gây ra những tranh luận sôi nổi trong lịch sử giáo hội Công giáo và cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, chú ý bàn tới. Trong các tác phẩm nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên, các học giả đã nhắc đến vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo. Tác giả Toan Ánh trong Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn SV: Nguyễn Thị Trang Lớp: K36E - VNH 3 Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc 2001; tác giả Nguyễn Đăng Duy trong Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. VHTT, Hà Nội 2001 và tác phẩm Văn hóa tâm linh, Nxb. VHTT, Hà Nội 2002 đã khẳng định người Công giáo có thực hành thờ kính tổ tiên. Tác giả Vũ Mai Thùy trong tác phẩm Phong tục tập quán người Việt, Nxb. VHTT, Hà Nội 2004 cũng có nhắc đến vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo Việt Nam. Trong các tác phẩm viết về Công giáo, các tác giả cũng quan tâm tới vấn đề này. Tác phẩm Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb. KHXH, 2001, tác giả Nguyễn Hồng Dương đã trình bày chi tiết về cách nhìn nhận, ứng xử của Công giáo Việt Nam từ buổi đầu đến Công đồng Vatican II và sau Công đồng Vatican II. Tác giả Hà Huy Tú trong Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo, Nxb. VHTT cũng lược qua những vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo. Nghiên cứu chuyên sâu cũng đã chú ý tới việc người Công giáo thờ kính tổ tiên. Tác giả Trần Đăng Sinh trong luận án Tiến sĩ Triết học: Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay cũng phác họa qua những nét cơ bản của việc thờ kính tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả Lê Đức Hạnh trong đề tài Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng Đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam cũng đã nêu lên sự khác nhau của việc thờ cúng tổ tiên giữa người Công giáo và không Công giáo. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được những nét đặc trưng trong việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng Bắc Bộ - Việt Nam: “Thờ cúng tổ tiên giữa người Công giáo và người không Công giáo có những khác biệt trong hình thức thể hiện. Với quan niệm tổ tiên chỉ hưởng dùng những công phúc, nên trong Công giáo, giỗ chạp thường chú trọng đến việc xin lễ, đọc kinh chung và làm những việc lành để [...]... nét đẹp văn hóa của người Công giáo Lai Tê nói riêng và của người Công giáo Việt Nam nói chung CHƢƠNG 2 QUAN NIỆM VÀ CÁC NGHI THỨC CƠ BẢN VỀ VIỆC THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA GIÁO DÂN HỌ ĐẠO LAI TÊ 2.1 Các quan niệm và cơ sở về việc thờ kính tổ tiên của ngƣời Công giáo Lai Tê 2.1.1 Quan niệm chung về thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Đó cũng... luận Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê Khóa luận miêu tả, trình bày những nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê, đồng thời cũng đưa ra những vấn đề còn tồn tại và những dự đoán về xu hướng của việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo nơi đây Từ đó khẳng định giáo dân Công giáo Lai Tê đã, đang và sẽ thực... bản về việc thờ kính tổ tiên của giáo dân họ đạo Lai Tê Chương 3 Những vấn đề tồn tại và xu hướng thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê SV: Nguyễn Thị Trang 6 Lớp: K36E - VNH Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn NỘI DUNG Chƣơng 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌ ĐẠO LAI TÊ 1.1 Nguồn gốc đạo Công giáo tại họ đạo Lai Tê 1.1.1 Sơ lược về việc truyền bá đạo Công giáo tại Việt Nam Công giáo chỉ được... về cái chết và sự tồn tại của linh hồn của giáo dân Công giáo Lai Tê 2.1.3 Cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê Cơ sở của việc thực hành thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê xuất phát ngay trong giáo lý của họ Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo của họ lại đặt trọn vẹn vào một vị Thần, một đấng tối cao là Thiên Chúa Thiên Chúa trở thành trung tâm điểm của mọi sự thể hiện, mọi cách... hiếu tổ tiên của người Công giáo Việt Nam Trên đây là những công trình đã đề cập đến vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo Việt Nam Qua số lượng lớn những công trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy: thờ kính tổ tiên của người Công giáo là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những nét chung nhất trong việc báo hiếu của người Công. .. tôn giáo 1.2.3.1 Nhà thờ xứ Lai Tê Nhà thờ xứ Lai Tê được coi là tâm điểm của họ đạo Lai Tê Ngôi nhà thờ có vai trò hết sức quan trọng, đó không chỉ là nơi giáo dân Lai Tê đến cầu nguyện, xưng tội, làm lễ… mà còn có nhiều vai trò khác đối với làng Công giáo Lai Tê Nhà thờ Lai Tê do linh mục chính xứ, linh mục phó xứ cai quản, chăn dắt đoàn chiên của Chúa Nhà thờ hiện nay của làng Công giáo Lai Tê được... Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn thể hiện trong các nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê ở phần sau của khóa luận 2.2 Các nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân họ đạo Lai Tê Số liệu điều tra thực tế vào tháng 3/2014 là cơ sở chính để người viết khảo sát, tìm hiểu các nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê SV: Nguyễn Thị Trang 29 Lớp: K36E - VNH ... quả của các học giả đi trước, tác giả đi tới việc phác họa một bức tranh chung về việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 3 Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu 3.1 Nhiệm vụ Chỉ ra được cơ sở và những nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê, qua đó thấy được những nét đẹp của các nghi thức thờ kính này và những vấn đề tồn tại xung quanh, từ đó dự đoán xu hướng tiếp theo của vấn đề này... hệ trước Do đó, dù một thời gian dài lãng quên với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bản địa do cách nhìn hạn chế từ phía Giáo hội, nhưng việc thờ kính tổ tiên vẫn tồn tại trong tâm khảm đời sống tâm linh của người Công giáo Lai Tê Vượt qua những thử thách ngặt nghèo của lịch sử Giáo hội, người Công giáo Lai Tê đã bước đầu tham gia, thực hiện những nghi lễ thờ kính tổ tiên với những cấp bậc,... tộc với những nghi thức, nghi lễ Công giáo Nhưng bản chất của người Công giáo Việt Nam nói chung và người Công giáo Lai Tê nói riêng là bao dung, dễ chấp nhận, nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bản địa nay đã biến đổi trở thành những nghi thức thờ kính tổ tiên rất đáng trân trọng, mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc ở họ đạo Lai Tê Tuy nhiên, bản chất của SV: Nguyễn Thị Trang 23 Lớp: . THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO LAI TÊ 51 3.1. Những vấn đề tồn tại trong việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê 51 3.2. Xu hướng thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê. trong đề tài Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng Đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam cũng đã nêu lên sự khác nhau của việc thờ cúng tổ tiên giữa người Công giáo và không Công giáo. Đồng thời,. khoa học, thực tiễn nêu trên, với ý thức lưu giữ một phong tục, tập quán tốt đẹp, tôi xin chọn đề tài: Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê (Lương Tài- Bắc Ninh) làm đề tài

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w