6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Nghi thức thờ kính tổ tiên trong đám tang và giỗ chạp
2.2.1.1. Nghi thức thờ kính tổ tiên trong đám tang
- Trong giờ hấp hối
Bảng 2: Những nghi thức thường làm khi giáo dân Lai Tê hấp hối (Tính theo phần trăm)
STT Nghi thức Có Không
1 Mời cha xứ đến làm phép xức dầu 97,1 2,9 2 Tập trung đọc kinh cầu nguyện tại gia đình
người đang hấp hối
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
Với con số 97,1% số người Công giáo Lai Tê cho rằng sẽ mời cha xứ đến làm phép xức dầu cho người đang hấp hối; 87,1% số người cho rằng sẽ tập trung đọc kinh cầu nguyện tại gia đình người đang hấp hối, có thể khẳng định rằng việc cử hành nghi thức xức dầu và đọc kinh cầu nguyện cho người đang hấp hối tại họ đạo Lai Tê là một hành vi thường xuyên và đã ăn sâu vào nếp nghĩ của giáo dân Lai Tê.
Theo lời kể của các cụ trong thôn Lai Tê, trước những năm 1980, khi có tín đồ trong họ đạo sắp qua đời, thừa tác viên có chức thánh (linh mục hay phó tế hoặc một trong số những người trong Ban hành giáo) được mời đến làm lễ xức dầu bệnh nhân. Trên đường đến nhà người bệnh, thừa tác viên có chức thánh được hộ tống bằng một cậu bé và một người cầm lọng che dù thời tiết mưa, nắng thế nào. Cậu bé cầm chuông đi theo, lắc chuông kêu cho tới khi đến nhà người hấp hối mới dừng lại. Giáo dân Lai Tê gặp thừa tác viên đi xức dầu bệnh nhân phải quỳ xuống cho tới khi họ đi qua. Việc làm này thể hiện sự sùng kính của giáo dân Lai Tê trước Mình Thánh Chúa khi thừa tác viên rước đến cho “kẻ liệt”.
Ngày nay, thừa tác viên vẫn được mời đến làm lễ xức dầu bệnh nhân khi có tín đồ sắp qua đời. Nhưng cảnh chuông kêu, lọng che như xưa không còn. Việc cử hành xức dầu diễn ra âm thầm hơn so với thời kỳ trước.
Gia đình có người hấp hối sẽ cùng thừa tác viên có chức thánh (linh mục hay phó tế hoặc một trong số những người trong Ban hành giáo) ngoài việc nâng đỡ người đang hấp hối về mặt thể xác còn chuẩn bị một bàn thờ gồm có: tượng chịu nạn, bình nước phép, nến, sách nghi thức để cử hành các nghi thức đã quy định cho người sắp qua đời.
Thân nhân hoặc bà con trong làng khi biết tin người hấp hối đều tập trung lại, đọc kinh cầu nguyện cho người sắp qua đời được “ơn chết lành và
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
được hưởng nhan Chúa”, đồng thời cũng là nâng đỡ về mặt tinh thần cho thân nhân người sắp qua đời và giúp đỡ những công việc có thể.
- Khi tín đồ qua đời
Ngoài việc báo tử với chính quyền thôn, khi giáo dân Lai Tê qua đời, người thân phải báo cho linh mục xứ và Ban hành giáo biết tin. Nhà thờ rung chuông báo tử gọi là chuông sầu hay chuông tử. Chuông này chỉ đánh một hồi, đánh thong thả từng tiếng một, không phân biệt thời gian đêm, ngày. Khi nghe tiếng chuông, các tín đồ Công giáo Lai Tê sẽ biết đó là chuông báo có người trong họ đạo đã mất. Dù không phân biệt được đó là nam hay nữ qua tiếng chuông báo tử, nhưng giáo dân Lai Tê có thể phân biệt được người mất là người già hay người trẻ qua tiếng chuông, bởi nếu người mất là người cao tuổi thì tiếng chuông sầu cuối sẽ rung dài, còn nếu là người trẻ tuổi thì thì tiếng chuông sầu cuối sẽ rung ngắn. Khi nghe tiếng chuông này, tín đồ Công giáo Lai Tê thường hướng về phía nhà thờ và thầm đọc Kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho người mới qua đời. Nếu người qua đời là linh mục thì chuông sầu rung lên cả ngày đêm cho tới khi việc an táng linh mục quá cố kết thúc.
Từ khi tín đồ Công giáo Lai Tê qua đời cho tới khi tiến hành nghi thức an táng tại nhà thờ, họ hàng, bà con làng xóm và các tổ chức, đoàn thể Công giáo lần lượt đến cầu nguyện canh thức bên thi hài người quá cố.
Người ta đặt một bàn nhỏ, trên có nước thánh, hoa quả, một bát hương và hương để sẵn trước linh cữu người quá cố. Giáo dân Công giáo Lai Tê khi đến viếng xác người mới qua đời thường thắp hương và đọc kinh cầu nguyện cho người đã qua đời.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
Trong quy ước làng văn hóa Lai Tê có viết: “Việc tổ chức tang lễ là việc làm tỏ lòng thương nhớ giữa người còn sống với người đã qua đời, do đó lễ tang phải được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, đúng với quy ước lệ làng. Thôn thành lập ban tang lễ, do trưởng thôn là trưởng ban, một đại biểu mặt trận làm phó ban, một đại biểu tôn giáo và một đại biểu của tang gia làm ủy viên để cùng bàn bạc tổ chức việc tang.”
Những quy định trong quy ước làng văn hóa của thôn Lai Tê cho thấy sự biến đổi phù hợp giữa những quy định của xã hội với đời sống tôn giáo. Là một làng toàn tòng Công giáo, những nghi thức tang lễ của người dân nơi đây bị chi phối hoàn toàn bởi những quy định của Giáo hội, trong đó bao gồm cả những nghi thức an táng tại gia đình, nhà thờ và Vườn thánh.
Bảng 3: Địa điểm tổ chức nghi lễ an táng người thân của giáo dân Công giáo Lai Tê (Tính theo phần trăm)
STT Địa điểm thực hành nghi lễ an táng Có Không
1 Ở gia đình 17,1 82,9
2 Tại nhà thờ 90 10
3 Tại Vườn thánh 82,9 17,1
Bảng số liệu trên cho thấy: Ý kiến cho rằng việc cử hành nghi thức an táng tại gia đình chiếm tỉ lệ không nhiều, 17,1%. Trong khi đó, ý kiến cho rằng việc cử hành nghi thức an táng tại nhà thờ là 90%, tại Vườn thánh là 82,9%. Điều này cho thấy việc cử hành nghi lễ an táng tại nhà thờ và Vườn thánh được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Ở họ đạo Lai Tê, người qua đời trong phạm vi 24 giờ được tổ chức an táng, trừ những trường hợp ngoại lệ.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
Khi ngày giờ an táng đã được ấn định, thừa tác viên có chức thánh (linh mục hay phó tế hoặc một trong số những người trong Ban hành giáo) đến gia đình có tang để đón rước thi hài người quá cố đến nhà thờ cử hành thánh lễ an táng. Thừa tác viên đọc lời cầu nguyện và rảy nước thánh lên thi hài người quá cố. Khi đã cầu nguyện xong, người ta kiệu quan tài đến nhà thờ: thánh giá đi đầu và thừa tác viên có chức thánh đi trước quan tài.
+ Tại nhà thờ
Nếu linh mục không đến gia đình có tang thì khi đưa quan tài đến nhà thờ, linh mục sẽ đón tại cửa nhà thờ, rồi rảy nước Thánh lên quan tài và tùy theo điều kiện có thể đọc hoặc không đọc một lời nguyện như khi cử hành tại tang gia. Người quá cố được đưa vào nhà thờ trong tư thế: nếu là giáo dân thì đặt quay mặt về phía bàn thờ, còn đối với người có chức thánh thì đặt quay mặt về phía giáo dân. Chung quanh quan tài thường cắm một số nến hoặc có khi chỉ chỉ là một cây nến phục sinh ở phía đầu quan tài.
Thánh lễ an táng được cử hành theo nghi thức phụng vụ mà Giáo hội quy định. Việc cử hành phụng vụ trong thánh lễ đều mang ý nghĩa cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Những người tham dự thánh lễ đều hướng đến việc xin ơn cầu nguyện cho người quá cố sớm được hưởng nhan Chúa.
+ Tại Vườn thánh
Sau thánh lễ an táng tại nhà thờ, người quá cố được chôn cất tại Vườn thánh (nghĩa địa). Khu Vườn thánh ở Lai Tê hiện nay được quy hoạch, có tường bao quanh, có cổng vào, khang trang, có người quản lý, trông nom... Ở giữa Vườn thánh xây dựng nhà nguyện, nơi cử hành các nghi thức an táng người quá cố. Chung quanh nhà nguyện là khu đất an táng các linh mục, nam nữ tu sĩ, các cụ cố... nếu có nhu cầu chôn cất tại Vườn thánh của giáo họ. Tất cả giáo dân Lai Tê khi qua đời đều được chôn cất tại Vườn thánh, kể cả
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
những người gốc là giáo dân Lai Tê nhưng nay định cư ở nơi khác, nếu có nhu cầu đều có thể an táng tại Vườn thánh.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
Bảng 4: Hướng xây dựng mộ người quá cố (Tính theo phần trăm)
STT Hƣớng xây dựng Có Không
1 Đắp đất 4,3 95,7
2 Xây đơn giản 14,3 85,7
3 Xây cao, to, đẹp 11,4 88,6
4 Xây dựng theo hình dáng và hướng quy định của ban quản lý Vườn thánh
88,6 11,4
5 Xây theo điều kiện kinh tế gia đình 91,4 8,6
Nhìn qua những số liệu trên đây, thực tế cho thấy: Đa số giáo dân Lai Tê đều cho rằng: việc xây dựng mộ cho người quá cố nên xây dựng theo điều kiện kinh tế của gia đình và theo quy hoạch chung của ban quản lý Vườn thánh. Số người cho rằng nên xây dựng mộ người quá cố cao, to, đẹp là không nhiều, chiếm tỉ lệ 11,4%; trong khi số giáo dân số giáo dân cho rằng nên xây dựng đơn giản cũng không nhiều, chiếm tỉ lệ 14,3%. Điều này cho thấy, trong ý thức của giáo dân Lai Tê, hình thức xây dựng mộ cho người quá cố không quyết định lòng thành kính của họ với ông bà tổ tiên. Nhưng ngược lại, việc xây dựng mộ cho người quá cố cũng không thể bỏ qua, không thể qua loa, đại khái được. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà xây dựng mộ người quá cố cho phù hợp. Đồng thời xây dựng dựa trên cơ sở những quy định chung của ban quản lý Vườn thánh về kích thước, hình dáng, thứ tự... Với những trường hợp lỗi đạo (từ xưa tới nay ở Lai Tê có, nhưng rất ít) thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nghi lễ an táng diễn ra theo cách này cách khác. Nhưng nhìn chung, với tinh thần bác ái, yêu thương, những người lỗi đạo vẫn được an táng tại Vườn thánh như những giáo dân khác, chỉ khác là họ không được tiến hành nghi lễ an táng tại nhà thờ.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
Trong nghi lễ an táng tại Vườn thánh, thông thường, tất cả giáo dân Lai Tê đều tham gia đưa tiễn người quá cố ra Vườn thánh, dù không có quan hệ thân thích với người quá cố. Tại đây, linh mục hoặc thừa tác viên sẽ tiến hành các nghi thức tiễn biệt cuối cùng với người quá cố theo như Giáo hội quy định như: nghi thức làm phép ngôi mộ mới, nghi thức từ biệt trước khi hạ quan tài xuống huyệt... Việc tiễn đưa người quá cố tới nơi an nghỉ cuối cùng của giáo dân họ đạo Lai Tê cho thấy tình thân ái và mối quan hệ xóm làng rất gần gũi giữa những người trong cùng một giáo họ. Mối dây liên kết giữa họ không chỉ là mối dây giữa những người bà con làng xóm mà còn là mối dây liên kết giữa những người anh em đồng đạo, mối dây giữa những người có chung một người Cha là Đức Giêsu. Đó cũng là cơ sở cho những hành vi tôn kính người đã qua đời sau ngày an táng.
2.2.1.2. Nghi thức thờ kính tổ tiên trong giỗ chạp
Như trên đã trình bày, cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê là ở chỗ họ tin vào sự sống đời sau, tin vào sự tồn tại bất tử của linh hồn, tin vào việc chuyển giao công trạng giữa người sống và người chết. Do đó, việc tôn kính người qua đời không chỉ thể hiện qua việc cử hành những nghi lễ an táng. Trong ba ngày sau đó, giáo dân Công giáo Lai Tê vẫn tiếp tục tiến hành những nghi thức tưởng nhớ, thờ kính người mới qua đời. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc tất cả giáo dân Công giáo Lai Tê tiếp tục đến nhà người mới qua đời đọc kinh cầu nguyện trong ba ngày đầu sau khi đã an táng. Gia đình mới có tang thường đặt bàn thờ người quá cố ngay tại gian giữa của ngôi nhà hoặc dưới bàn thờ Chúa, nơi trang nghiêm và mọi người dễ nhận biết. Nếu như bàn thờ người mới qua đời được đặt riêng với bàn thờ Chúa thì phía trên cùng của bàn thờ sẽ đặt một cây thánh giá hoặc một tượng Chúa. Trung tâm của bàn thờ có đặt ảnh của người mới qua đời. Dưới ảnh có đề tên thánh của người đó. Hai bên ảnh thường được đặt hai cây nến, hai ngọn đèn điện và
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
hoa tươi. Chính giữa bàn thờ là một bát hương. Người Công giáo Lai Tê không sử dụng hương vòng mà chỉ sử dụng hương trầm hoặc hương nén trên bàn thờ. Ngoài ra, cạnh bàn thờ của các gia đình Công giáo Lai Tê cũng có treo một bức trướng. Các bức trướng này có thể là của gia đình làm, có thể do dòng họ đứng ra làm hoặc của một tổ chúc, hội đoàn Công giáo nào đó phúng viếng. Trên bức trướng thường trích một câu trong Kinh Thánh và một vài hình ảnh mang ý nghĩa về cuộc sống đời sau như: “Thiên Đàng cực lạc”, hay: “Thiên Chúa là tình yêu”...
Nếu như ba ngày sau ngày mất, giáo dân Công giáo trong họ đạo Lai Tê đều tập trung đọc kinh cầu nguyện cho người mới qua đời thì các ngày sau đó, gia đình và những người thân cận vẫn tiếp tục đọc kinh cầu nguyện tại gia đình người quá cố. Các tổ chức, hội đoàn thì lần lượt thay nhau đến đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố vào các ngày khác nhau trong suốt một tháng sau đó.
Bảng 5: Thờ kính tổ tiên vào các dịp đặc biệt (Tính theo phần trăm)
STT Thời gian thực hiện thờ kính tổ tiên Có Không
1 3 ngày 12,8 87,2
2 49 ngày 10 90
3 100 ngày 7,1 92,9
4 Giỗ đầu 100 0
5 Các giỗ tiếp theo 95,7 4,3
Số liệu thống kê cho thấy: khác với những người không Công giáo, người Công giáo Lai Tê hầu như không tổ chức những nghi lễ như mở cửa mả, gọi hồn, cúng cơm... sau 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày. Thay vào đó là các hình thức kính nhớ đến ông bà tổ tiên như đọc kinh cầu nguyện, xin lễ... bởi theo quan niệm chung của người Công giáo, thánh lễ được xem là công việc
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn
chuyển tải nhiều công phúc nhất. Do đó, ngoài việc đọc kinh cầu nguyện họ cũng xin lễ tại nhà thờ. Những người có công xây dựng, đóng góp với nhà thờ khi còn sống thì linh mục chính xứ cũng làm lễ cầu nguyện cầu nguyện cho họ tại nhà thờ xứ.
Các chu kỳ giỗ, thông thường là mỗi năm một lần vào ngày mà người đó mất, được coi là dịp thực hiện những nghi thức thờ kính tổ tiên quan trọng nhất. Điều này không chỉ đúng với giáo dân Công giáo Lai Tê mà cũng đúng với tất cả người dân Việt Nam nói chung. Trong ngày giỗ đầu tiên, người dân Công giáo Lai Tê xin lễ, đọc kinh, thăm mộ và tổ chức bữa cơm gia đình mà người ta cũng gọi là ăn cỗ. Trước đây, giáo dân Lai Tê tổ chức ăn cỗ trong ngày giỗ khá linh đình, có gia đình coi đây là dịp mời thân bằng quyến thuộc, một dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, gọi là trả nợ miệng. Cỗ giỗ to hay nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu đông hay vắng... mà tiến hành. Nhưng hiện nay, cỗ giỗ không tổ chức rầm rộ như xưa.
Bảng 6: Tổ chức cỗ giỗ (tính theo phần trăm)
STT Cách thức tổ chức Có Không
1 Đơn giản, tiết kiệm 82,9 17,1
2 Làm cỗ mời đông đảo bà con làng xóm 15,7 84,3 3 Làm cỗ mời người thân thích 64,3 35,7
Số liệu thống kê cho thấy: 82,9% giáo dân Lai Tê cho rằng nên đơn giản, tiết kiệm trong việc làm cỗ trong ngày giỗ. Điều này cho thấy, hiện nay giáo dân Công giáo Lai Tê đã thực hiện những chủ trương tiết kiệm, phù hợp