Nghi thức thờ kính tổ tiên tháng Cầu hồn

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 49)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Nghi thức thờ kính tổ tiên tháng Cầu hồn

Ngoài những ngày giỗ, niên lịch của Giáo hội cũng có những ngày riêng để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ, đó là ngày lễ Các đẳng hay còn gọi là lễ Cầu hồn vào ngày 2/11 hàng năm. Và tháng 11 dương lịch hằng năm được gọi là tháng Cầu hồn.

Ở Lai Tê, tháng cầu hồn được coi là tháng kính nhớ tổ tiên.

Bảng 8: Việc làm trong tháng Cầu hồn (Tính theo phần trăm)

STT Việc làm Không

1 Thăm nom, tu sửa phần mộ của người quá cố 95,7 4,3 2 Đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố 85,7 14,3

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

3 Xin lễ cầu nguyện cho người quá cố 90,0 10,0 Số liệu thống kê cho thấy: đa số giáo dân thăm nom, tu sửa phần mộ của người quá cố, 85,7% người dân Công giáo Lai Tê đọc kinh cầu nguyện và 90% xin lễ cầu nguyện cho người quá cố trong tháng kính nhớ tổ tiên. Ngoài ra, tất cả những việc lành phúc đức mà giáo dân Công giáo Lai Tê làm trong tháng này đều theo ý chỉ cho các linh hồn, để các vị hưởng nhờ công phúc ấy mà mau chóng được lên Thiên Đàng. Đây cũng là cơ hội để giáo dân Công giáo Lai Tê quan tâm hơn đến ông bà tổ tiên của mình, họ làm nhiều việc đạo đức để cầu cho ông bà tổ tiên của mình trong tháng này.

Trung tâm của tháng Cầu hồn phải kể đến dịp lễ Cầu hồn hay còn gọi là lễ Các đẳng. Giáo dân thường lo tu sửa lại Vườn thánh (nghĩa địa), tu sửa lại phần mộ của các linh mục, tu sĩ nam nữ và những người thân trong gia đình. Buổi chiều ngày 2/11, trước khi thánh lễ diễn ra, dường như tất cả các ngôi mộ đều đã được chỉnh trang, dọn dẹp sạch sẽ, có hoa tươi trồng bên cạnh. Mặc dù với cuộc sống hiện đại, mọi công việc trở nên tất bật hơn nhưng giáo dân Lai Tê không bao giờ trễ nải trong thánh lễ Cầu hồn. Tất cả các hội, đoàn và bà con giáo dân Lai Tê đều tham dự thánh lễ Cầu hồn. Thánh lễ diễn ra long trọng ngay tại Vườn thánh với ý chỉ cầu cho ông bà cha mẹ và các linh hồn đang còn ở luyện ngục. Đây là một điểm đặc biệt của giáo dân Lai Tê nói riêng và của người Công giáo nói chung. Người ta không chỉ cầu cho ông bà cha mẹ mình, mà còn cầu nguyện cho những người khác nữa.

Sau thánh lễ, giáo dân tản ra các ngôi mộ, cắm hoa, thắp hương trên mộ người quá cố trong gia đình. Nhiều người đi làm ăn xa quê hương, nhiều người là dâu, rể mới trong họ tộc thường tề tựu về quê tham dự thánh lễ Cầu hồn, rồi cùng người thân trong gia đình nhận mộ họ hàng tổ tiên.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)