Nghi thức thờ kính tổ tiên khi gia đình có việc trọng đại

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 55)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.4.Nghi thức thờ kính tổ tiên khi gia đình có việc trọng đại

2.2.4.1. Nghi thức thờ kính tổ tiên dịp cưới xin

Theo quan niệm cổ truyền của người dân Lai Tê, cha mẹ có vai trò đặc biệt trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Với những gia đình nề nếp, gia giáo “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, và gia đình hai bên “môn đăng hộ đối”. Do đó, chuyện hôn nhân giữa hai bên nam nữ chỉ đi đến quyết định cuối cùng khi hai gia đình thỏa thuận và đồng ý. Sau các nghi thức rườm rà giữa hai gia đình là ngày tổ chức hôn lễ. Chính ngày ăn cưới là ngày đưa dâu đón rể. Theo các cụ xưa kể lại: khi cô dâu, chú rể bước đến cổng nhà trai, nhà gái, pháo trong nhà bắt đầu nổ. Cô dâu và chú rể được phù dâu, phù rể đưa tới chiếc chiếu đã trải sẵn trên sân, trong khi đoàn tháp tùng được mời vào trong nhà dùng rượu, thuốc... Cô dâu và chú rể quỳ trên chiếc chiếu đó, lần lượt tiến hành các nghi lễ vái lạy tổ tiên. Trước hết là vái lạy trước bàn thờ tổ tiên, sau đó, vái lạy các cụ cố, ông bà còn sống, chỉ việc ngồi trên chiếu mà lạy. Từ giây phút đó, họ đã được tổ tiên chấp thuận và coi như con cái trong nhà, có nghĩa vụ thảo kính với ông bà tổ tiên bên nhà chồng hoặc bên nhà vợ như với ông bà cha mẹ bên nhà mình.

Ngày nay, việc cưới xin đã có phần rút ngắn những nghi thức rườm rà. Nghi thức vái lạy bàn thờ tổ tiên trong ngày cưới do đó cũng có những thay đổi. Một số đôi nam nữ trong ngày thành hôn vẫn thực hành vái lạy tổ tiên. Nhưng cũng không ít đôi nam nữ đã bỏ qua nghi lễ này do bận bịu khách khứa và những lo lắng trước khi lễ thành hôn diễn ra. Nhưng phần lớn là do chưa ý thức được ý nghĩa của việc thắp hương trước bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ cưới của những người lớn tuổi và bản thân các đôi nam nữ khi kết hôn.

Tuy nhiên, con số 82,9 số giáo dân Công giáo Lai Tê đồng ý với việc cô dâu về nhà chồng, chú rể đến nhà vợ đón cô dâu nên vái lạy tổ tiên cho thấy ý thức sâu sắc của giáo dân Công giáo Lai Tê về ông bà tổ tiên. Chính ý

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

thức về nguồn cội, về ơn nghĩa sinh thành là động lực và là lời răn dạy sâu sắc cho những người bắt đầu bước vào cuộc sống hôn nhân. Từ đó giáo dục cho họ ý thức về nguồn cội của dòng họ, gia đình mình.

2.2.4.2. Nghi thức thờ kính tổ tiên các dịp khác

Ngoài dịp cưới xin, khi gia đình có việc vui mừng như: gia đình có người thi cử đỗ đạt hoặc có người thân đi xa trở về hay trước khi đi xa, họ cũng cử hành những nghi thức thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên. Đó là việc thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, là việc thăm nom, chào hỏi những người lớn tuổi trong họ hàng... Những nghi thức đó không diễn ra long trọng, cầu kỳ nhưng cho thấy niềm tin của người giáo dân Lai Tê về sự tồn tại của ông bà tổ tiên. Đồng thời là dịp để con cháu tìm đến với ông bà tổ tiên sau những vất vả khó khăn của cuộc sống.

Như vậy, có thể nói sau Công đồng Vatican II, đặc biệt là sau Thông cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc thờ kính tổ tiên và các bậc anh

hùng liệt sĩ ngày 14/6/1965, giáo dân Công giáo Lai Tê cùng với giáo dân cả

nước đã có những chuyển biến trong cách nhìn nhận và ứng xử với tín ngưỡng bản địa - tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Bằng những lễ nghi tôn giáo, người Công giáo Lai Tê đã kết hợp khéo léo, dung hòa giữa tín lý của Giáo hội với tín ngưỡng bản địa của dân tộc. Sự kết hợp và dung hòa giữa tín lý Công giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng bản địa của dân tộc nhiều khi gây ra sự hiểu lầm rằng người Công giáo Lai Tê không thực hiện việc thờ kính tổ tiên. Việc phân tích quan niệm và cơ sở của việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê là cơ sở để người viết khái quát những nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê. Qua những nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân Lai Tê có thể rút ra như sau:

+ Với giáo dân Công giáo Lai Tê, tổ tiên vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi gia đình, dòng tộc.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

+ Giáo dân Công giáo Lai Tê đã đưa những nghi lễ của dân tộc như việc thực hiện những nghi lễ giỗ chạp, tang ma, lễ Tết, dâng hương, đặt hoa, đặt bàn thờ... vào trong những nghi thức Công giáo một cách phù hợp. Riêng một số nghi thức như tục đốt vàng mã, cúng cỗ, đặt bài vị không còn tồn tại trong nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân Lai Tê do không phù hợp với niềm tin Công giáo.

+ Có một số nghi thức thờ kính tổ tiên cách đặc biệt mà chúng ta chỉ gặp được nơi giáo dân Công giáo Lai Tê như tập trung cả chi tộc đọc kinh cầu nguyện cho tiền nhân vào tối ngày 30 Tết Nguyên Đán.

+ Việc thờ kính tổ tiên của giáo dân Công giáo Lai Tê không hề đi ngược lại với bản sắc văn hóa dân tộc. Trái lại, nó làm cho nghi thức sinh hoạt tôn giáo của giáo dân Công giáo Lai Tê trở nên phong phú và gần gũi hơn với những cộng đồng làng xóm, quê hương đất nước. Thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê đã góp thêm những nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình của cộng đồng người Công giáo nói chung và giáo dân Công giáo Lai Tê nói riêng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

CHƢƠNG 3

NHỮNG TỒN TẠI VÀ XU HƢỚNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO LAI TÊ

3.1. Những vấn đề tồn tại trong việc thờ kính tổ tiên của ngƣời Công giáo Lai Tê

Thờ kính tổ tiên chỉ thực sự khôi phục và phát triển sau Công đồng Vatican II, nhưng cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong nền văn hóa đương đại Việt Nam. Thờ kính tổ tiên không những giáo dục giáo dân Lai Tê ghi nhớ công ơn của những người đã có công sinh thành dưỡng dục họ, mà đó còn là mối dây liên hệ mật thiết con người với con người, con người với cộng đồng. Hơn nữa, thờ kính tổ tiên trở thành thứ “luật bất thành văn” buộc mọi tín hữu Công giáo Lai Tê phải sống tốt đẹp, phải giữ gìn truyền thống đạo đức của con người. Việc báo hiếu với ông bà cha mẹ, thành kính với các bậc tổ tiên là việc làm đẹp lòng Chúa nên chắc chắn Ngài sẽ ban ân phúc cho những người tôn trọng và có lòng thành kính với ông bà tổ tiên.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, xu hướng chạy theo đồng tiền đã xâm nhập, ảnh hưởng không tốt tới một bộ phận giáo dân Lai Tê. Nguy cơ xuống cấp của đạo đức xã hội đã bắt đầu biểu hiện tại Lai Tê như: sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội, sự đổ vỡ trong đời sống hôn nhân gia đình... Những biểu hiện đó có ít nhiều liên quan đến sự xuống cấp của hệ thống gia đình. Mô hình gia đình truyền thống đang có biểu hiện mất đi tại Lai Tê. Mối liên hệ giữa các thành viên trong một số gia đình Công giáo Lai Tê trở nên lỏng lẻo. Hiện trạng đó do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng một phần do sự thờ ơ, lạnh nhạt với việc báo hiếu ông bà tổ tiên. Và chính những tồn tại đó lại là nguyên nhân khiến cho việc thờ kính

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Xin đưa ra một số vấn đề như sau:

Một bộ phận giáo dân Công giáo Lai Tê hiện nay không xác định được hành vi thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên nằm ở những hành động, biểu hiện nào. Do đó, mặc dù trên thực tế, họ đã tiến hành việc thờ kính tổ tiên, báo hiếu với tổ tiên, nhưng do chưa đề cao vấn đề này nên đã gây ra sự hiểu lầm cho những người không đồng đạo trong khu vực vùng Lương Tài rằng người Công giáo Lai Tê không thực hiện việc tôn kính với người quá cố, với ông bà tổ tiên.

Việc trang trí bàn thờ tổ tiên của người Công giáo Lai Tê nhìn chung rất trang trọng. Song cũng có những gia đình chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc thờ kính tổ tiên, từ đó dẫn đến những cách bài trí qua loa đại khái, chưa thể hiện sự trân trọng với ông bà tổ tiên.

Bảng 9: Bàn thờ tổ tiên đặt tạm trên nóc tủ, giá sách theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Tổng Dƣới 30 Từ 31-35 Trên 55 Có Số lượng 2 1 0 3 Tỉ lệ đặt tạm trên nóc tủ, giá sách 66,7% 33,3% 0% 100% Tỉ lệ nhóm tuổi 8,0% 3,1% 0% 4,3% Không Số lượng 23 31 13 67 Tỉ lệ đặt tạm trên nóc tủ, giá sách 34,3% 46,3% 19,4% 100% Tỉ lệ nhóm tuổi 92% 96,9% 100% 95,7%

Số liệu thực tế cho thấy: 4,3% gia đình Công giáo Lai Tê đặt tạm bàn thờ tổ tiên trên nóc tủ hoặc trên giá sách. Trong 4,3% đó, nhóm tuổi có đặt

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạm bàn thờ tổ tiên trên nóc tủ hoặc giá sách chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi dưới 30. Điều này phản ánh một thực trạng là những giáo dân ở độ tuổi dưới 30 là những người không quan tâm nhiều đến vị trí đặt bàn thờ tổ tiên. Đây là một vấn đề cần xem xét, bởi độ tuổi này đã được giáo dục từ các thế hệ đi trước mà chưa có ý thức trong việc đặt bàn thờ tổ tiên. Từ đó, cần xem lại vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc thờ kính tổ tiên.

Hơn thế, mặc dù đã có huấn thị cho phép người Công giáo được phép bày hoa trái, đèn điện trên bàn thờ tổ tiên. Song nhiều tín đồ Công giáo Lai Tê vẫn có tâm lý sợ rằng việc làm đó dẫn đến những hành vi mê tín. Cho nên, bàn thờ của giáo dân Công giáo Lai Tê thường chỉ thấy bày biện hoa tươi, hoa giả, đèn điện hoặc nến... mà ít thấy có trái cây trên bàn thờ. Nhiều người có tâm lý lo sợ rằng việc bày trí hoa quả trên bàn thờ tổ tiên là việc làm của những người ngoại đạo, do đó, dù muốn bày trí hoa quả, nhưng lại sợ làm sai với luật Giáo hội nên đã không dám đặt hoa quả trên bàn thờ. Do đó, việc củng cố niềm tin trong tâm thức giáo dân Lai Tê và việc giúp giáo dân nhận thức được đâu là việc làm mê tín, đâu là việc tôn kính tổ tiên mà không lỗi đạo là việc làm rất cần thiết. Trong đó, linh mục, Ban hành giáo và các tổ chức đoàn thể Công giáo giữ một vị trí quan trọng. Đặc biệt, những người lớn tuổi trong cộng đồng giáo dân Công giáo Lai Tê là những người có tiếng nói nhất trong việc giáo dục con cháu báo hiếu, kính nhớ các vị tiền nhân. Do đó, cần phát huy vai trò của các cụ trong việc giáo dục con cái lòng biết ơn với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

Mặt khác, tâm lý ỷ lại của những người con thứ trong gia đình và tâm lý cho rằng những người phụ nữ khi đi lấy chồng thì không thực hiện việc thờ kính tổ tiên với cha mẹ đẻ, chỉ thực hiện với cha mẹ chồng cũng là vấn đề cần bàn đến. Những người này cho rằng việc thực hành những nghi thức thờ kính tổ tiên không thuộc trách nhiệm của họ hoặc họ không có trách nhiệm phải

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

thực hiên nên quy trách nhiệm đó cho người con trưởng. Tâm lý này dẫn đến việc không lập bàn thờ tổ tiên trong một số gia đình Công giáo Lai Tê. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân giải thích cho 11,4% số giáo dân Công giáo Lai Tê không thực hiện việc đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố, 8,6% số giáo dân Công giáo Lai Tê không xin lễ cầu nguyện cho người quá cố.

Ngoài ra, việc nhận thức về thờ kính tổ tiên của thế hệ trẻ Lai Tê cũng là một trong những nguyên nhân của việc sao nhãng với những nghi thức thờ kính tổ tiên của giáo dân Công giáo Lai Tê. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế và yêu cầu thích ứng với nhịp sống mới đã buộc thế hệ trẻ Lai Tê phải không ngừng học hỏi và phấn đấu hết mình. Nhưng mặt trái của vấn đề ở chỗ, thế hệ trẻ Lai Tê có xu hướng xa rời với những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc, biểu hiện là: Tình trạng không biết, không nhớ và không quan tâm đến ngày giỗ của ông bà, những người sinh ra cha mẹ mình; hay như tình trạng bỏ qua những nghi lễ vái lạy trước bàn thờ gia tiên trong ngày hôn lễ... Những biểu hiện trên khiến cho nhiều người lớn tuổi phàn nàn về sự lơ là của con cháu với tổ tiên và họ cũng lo sợ mai sau khi mình qua đời mình cũng bị rơi vào quên lãng.

Trái ngược với tình trạng sao nhãng thờ kính tổ tiên, lại xuất hiện quan niệm cho rằng càng tổ chức đám tang, giỗ chạp một cách linh đình càng thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên mà không thấy rằng thực chất của việc thờ kính tổ tiên chỉ nhằm báo hiếu các bậc tiền nhân huyết tộc. Điều này giải thích tại sao trong Vườn thánh của người Công giáo Lai Tê vẫn còn tồn tại một số những ngôi mộ được xây dựng cao, to về hình thức.

Ngoài ra, một vấn đề còn tồn tại trong một bộ phận giáo dân Công giáo Lai Tê đó là vấn đề “cửa quyền”, dựa vào uy thế của tổ tiên để áp đặt con cháu, đồng hóa ý muốn của người có quyền trong dòng họ với ý muốn của tổ tiên và bắt con cháu thực hiện những điều đó. Điều này có thể thấy ngay trong

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

việc hôn nhân, cưới xin. Hôn nhân của nhiều bạn trẻ Lai Tê hiện nay vẫn chủ yếu do sự mai mối, sắp đặt của những người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ. Còn tình cảm của những đôi bạn trẻ chưa hẳn là điều quan trọng. Điều này đã gây nên những bất bình ngấm ngầm nơi những thành viên trẻ, gây nên sự mất lòng tin cho con cháu trong họ tộc.

Tóm lại, những vấn đề còn tồn tại trong cộng đồng tín đồ Công giáo Lai Tê còn nhiều và nó đặt ra cho giáo dân Công giáo Lai Tê nhiều suy nghĩ. Dựa trên tình hình thực tiễn vấn đề thờ kính tổ tiên của người giáo dân Lai Tê hiện nay và những gì còn tồn tại, có thể dự đoán xu hướng tiếp theo của việc thờ kính tổ tiên trong cộng đồng giáo dân Lai Tê.

3.2. Xu hƣớng thờ kính tổ tiên của ngƣời Công giáo Lai Tê

Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê sẽ không thay đổi. Nhưng chắc chắn vấn đề này sẽ có những xu hướng biến đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Nói cách khác xu hướng của việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê chẳng qua là sự thích ứng giữa phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc với niềm tin Công giáo và những biến đổi trong đời sống xã hội.

Sự biến đổi của đời sống kinh tế xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi về cách thực hiện mối quan hệ trong gia đình Công giáo Lai Tê. Đa số các thành viên trẻ không thích bị gò bó kìm kẹp mà thích tự do cởi mở và đồng hành. Do

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 55)