Cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 33)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.3.Cơ sở thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê

Cơ sở của việc thực hành thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Lai Tê xuất phát ngay trong giáo lý của họ. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo của họ lại đặt trọn vẹn vào một vị Thần, một đấng tối cao là Thiên Chúa. Thiên Chúa trở thành trung tâm điểm của mọi sự thể hiện, mọi cách diễn đạt. Do đó, tất cả mọi sự lý giải, mọi ngôn từ diễn tả đều nhằm làm nổi bật lên hình ảnh của Chúa Trời. Trong khi đó, việc thờ kính tổ tiên, báo hiếu tổ tiên là những điều thuộc về con người, giáo lý của họ đã đề ra như là những điều luật, buộc mọi người phải giữ, phải chu toàn.

Cơ sở lớn nhất của việc thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê là cuốn sách Kinh thánh - tác phẩm kinh điển được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Bộ sách Kinh thánh gồm 2 phần là: Cựu ước và Tân ước. Hai

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

phần này được xem như là cơ sở nền tảng cho giáo lý và giáo luật của Công giáo nói chung cũng như của giáo dân họ đạo Lai Tê. Con số thống kê cho thấy, 100% số gia đình Công giáo Lai Tê có ít nhất một bộ sách này trở lên. Điều này cho thấy tầm quan trọng của bộ sách này đối với các gia đình Công giáo Lai Tê. Trong cuốn sách này, họ tìm thấy mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, từ đó tìm được cách ứng xử với Thiên Chúa, với con người. Trong đó, mối tương quan, liên hệ giữa cha mẹ và con cái đã tạo cơ sở nền tảng cho việc thờ kính tổ tiên.

Trong “thập giới” hay còn gọi là mười điều răn của Thiên Chúa, sau ba điều răn dạy người ta thờ phượng Thiên Chúa, điều răn thứ tư là điều buộc giáo dân phải “thảo kính cha mẹ”. Điều này cho thấy việc thảo kính cha mẹ là điều rất quan trọng mà mỗi giáo dân Công giáo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện. Điều này chỉ đứng sau những việc tôn thờ Thiên Chúa.

Ngoài “thập giới”, Kinh thánh còn dạy: “Hỡi con, hãy săn sóc cha con lúc tuổi già, lúc sinh thời chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng nể vì, đừng nhục mạ người lúc còn đương sức” [15, Hc 7, 27-28]. Luôn quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa. Người sẽ ghi nhận và chúc phúc cho việc làm đó: “Kẻ quý trọng cha sẽ được dài ngày, người an ủi mẹ sẽ được công ơn nơi Chúa” [15, Hc 3, 6]. Giáo dân Lai Tê tin rằng việc việc hiếu thảo với cha mẹ sẽ được Thiên Chúa ghi nhận. Họ cũng tin rằng việc ruồng rẫy cha mẹ, các bậc tiền nhân sẽ không chỉ lỗi với cha mẹ, các bậc tiền nhân mà còn lỗi phạm với Thiên Chúa. Kinh thánh viết rằng ai làm việc bé mọn nhất “cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” [15, Mt 25, 40]. Điều này đồng nghĩa với việc người Công giáo Lai Tê tin rằng mọi việc lành con người làm cho nhau là làm cho chính Chúa; mọi sự hiện hữu cũng là do Thiên Chúa tạo ra. Ngay cả sự hiện hữu của con người

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

cũng là một hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng. Cha mẹ chỉ có vai trò cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo ra sự sống và duy trì sự sống. Nhưng dù là cộng tác với Thiên Chúa, con cái vẫn luôn phải biết ơn công dưỡng dục sinh thành của cha mẹ không ngoại trừ một lý do nào, bởi đó không chỉ là bổn phận mà còn là việc làm đạo đức con cái dành tặng cha mẹ, cũng là việc tốt đẹp dâng lên Thiên Chúa.

Như vậy, công đức của cha mẹ dành cho con cái luôn được người giáo dân Lai Tê đề cao. Công ơn đó khiến cho cha mẹ luôn có quyền trên con cái, là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Còn con cái có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ, là niềm vinh quang của cha mẹ, “vì Chúa đặt vinh quang của cha là ở trên con cái và để quyền cha mẹ vững chãi lướt hẳn đàn con” [15, Hc 3, 2]. Để nên trọn lành theo gương Chúa Giêsu, thảo kính cha mẹ là tiêu chí đầu tiên mà giáo dân Công giáo phải thực hiện. Kinh thánh công nhận niềm hạnh phúc của một gia đình là cha mẹ biết yêu thương con cái, con cái biết vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ. Và đây chính là cơ sở để người tín hữu nói chung và người Công giáo Lai Tê nói riêng thực hành việc thờ kính tổ tiên. Theo tiêu chí này, thờ kính tổ tiên trước hết là đạo làm người, là lòng thành kính, biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước. Do đó, dù một thời gian dài lãng quên với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bản địa do cách nhìn hạn chế từ phía Giáo hội, nhưng việc thờ kính tổ tiên vẫn tồn tại trong tâm khảm đời sống tâm linh của người Công giáo Lai Tê. Vượt qua những thử thách ngặt nghèo của lịch sử Giáo hội, người Công giáo Lai Tê đã bước đầu tham gia, thực hiện những nghi lễ thờ kính tổ tiên với những cấp bậc, mức độ khác nhau như thờ kính những người trong họ tộc, ông bà, cha mẹ, những người thân thích khi qua đời... Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng: mức độ thực hành thờ kính tổ tiên của giáo dân Lai Tê chưa sâu sắc và phổ biến như những người không theo Công giáo trong khu vực cận kề với họ đạo Lai Tê. Điều này được

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

thể hiện trong các nghi thức thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê ở phần sau của khóa luận.

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 33)