Quan niệm chung về thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 26)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.Quan niệm chung về thờ kính tổ tiên của người Công giáo Lai Tê

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Đó cũng là một yếu tố văn hóa của người dân thiên về tình cảm hơn là lý trí và suy luận. Đồng thời, thờ cúng tổ tiên được coi như một phong tục truyền thống của dân tộc. Cho dù đó không phải là điều bắt buộc, song lại là thứ “luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Sở dĩ nói như vậy là bởi, thờ cúng tổ tiên chính là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu. Nó bao gồm toàn bộ các hình thức nghi lễ, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ trước đó. Tuy nhiên hiện nay, xung quanh vấn đề thờ cúng tổ tiên còn

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí ngay cả khái niệm thờ cúng tổ tiên cũng còn gây ra nhiều tranh luận bất đồng.

Trong khi các học giả như Toan Ánh trong Nếp cũ, Hoàng Quốc Hải trong Văn hóa phong tục cùng quan điểm cho rằng: Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ tôn giáo mà là lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất, thì Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn lại xem thờ cúng tổ tiên là tôn giáo chính thống của người Việt Nam, cho dù rằng nó không có tổ chức chặt chẽ, nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quan niệm, tiến hành các lễ thức giống nhau, và tâm linh chủ yếu của cả cộng đồng là lực hút các yếu tố ngoại sinh hay là yếu tố gia nhập vào các tôn giáo khác. Khác với những ý kiến trên, Phan Kế Bính lại không xem thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng hay một tôn giáo, cũng không khẳng định như Nguyễn Đình Chiểu rằng nó là một thứ đạo khi viết:

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ.

Ông xem đó như là một tập tục truyền thống mang ý nghĩa giá trị đạo đức, thể hiện lòng thành kính, nghĩa cử của con cháu đối với ông bà tổ tiên và đây cũng là nghĩa vụ của mỗi người.

Như vậy, các cách định nghĩa, đánh giá trên về vấn đề thờ cúng tổ tiên là không có sự thống nhất chung, nếu không muốn nói là rấtkhác nhau. Tuy nhiên, phải hiểu rằng có sự khác nhau đó là do sự khác nhau về góc độ nhìn nhận. Bởi trên thực tế, ta vẫn tìm ra sự đồng nhất trong sự khác biệt của các ý kiến đó, đó là: việc thờ cúng tổ tiên đã đảm nhận vai trò thắt chặt những mối liên hệ gia đình, dòng họ, làm cho những mối quan hệ sống ngày càng bền vững hơn qua những nghi lễ báo hiếu, tôn kính tổ tiên. Và trải qua thời gian tồn tại lâu dài, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời trở thành một phần quan trọng trong

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

đời sống tâm linh của người Việt Nam, những con người trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ... Và đã là người Việt Nam, không phân biệt giai cấp, giới tính, tôn giáo... bất cứ ai cũng đều mang trong mình ý thức về ông bà tổ tiên, về cội nguồn dân tộc.

Tuy nhiên, trên thực tế, có một bộ phận lớn trong dư luận xã hội cho rằng đạo Công giáo cấm việc thờ cúng tổ tiên. Vậy, nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo tại Việt Nam đã kéo theo những ý kiến khác nhau giữa các Thừa sai thuộc các dòng truyền giáo khác nhau khi truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam.

Các Giáo sĩ dòng Tên khi truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam đã nhận thấy việc cúng bái tổ tiên là rất quan trọng với người Việt Nam. Nhiều vị Giáo sĩ đã để cho các tín đồ thực hiện việc cúng bái tổ tiên, coi đó là những nghi lễ dân sự, không mang ý nghĩa tôn giáo. Tức là các vị Giáo sĩ đã chấp nhận và tin rằng tổ tiên có thể hưởng những ơn phúc mà con cháu làm được khi hướng dành cho tổ tiên. Nhưng các vị Giáo sĩ không chấp nhận việc cúng cơm và đốt vàng mã. Linh mục Đắc Lộ đã giải thích: “Song le, cũng phải hay, khi linh hồn đã ra khỏi xác thịt này, chẳng còn có dùng ăn uống hay là mặc các kỳ sự về xác... Lại càng vô phép mà như cười nhạo cha mẹ khi đã sinh thì, mà dùng những giấy mà làm nhà, cùng áo tiền vàng bạc và các kỳ sự vẽ mà cúng cha mẹ, vì chẳng có ai không mà dám cho người nào khi hãy còn sống dẫu rất khó, mà khiến nó dùng bấy giống ấy” [29, 86-87].

Trong khi đó, các giáo sĩ dòng Đaminh và Thừa sai Paris lại phản đối quyết liệt tín ngưỡng bản địa này vì cho rằng đó là một kiểu thờ “tà thần”, không khác gì những nghi lễ thờ Bụt, thờ Khổng Tử, coi ông bà tổ tiên là những vị thần, có quyền chi phối đời sống sinh hoạt của con người. Chính sự hiểu lầm và suy nghĩ khác biệt của các Thừa sai về tín ngưỡng này đã dẫn đến

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

sự ra đời một số văn bản Công giáo cấm không cho tín đồ bản xứ tổ chức những nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Có thể kể đến là bản nghị quyết của Tòa điều tra được giáo hoàng Clemente XI chấp nhận trong Tông hiến đề ngày 20/11/1704, hay Tông chiếu Exiladie đề ngày 19/3/1715 của giáo hoàng Clemente XI, Tông chiếu Exquo đề ngày 11/7/1742... Với những Tông chiếu này, những nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Công giáo phương Đông nói chung và người Công giáo Việt Nam nói riêng (trong đó có người Công giáo Lai Tê) bị bác bỏ, ai không tuân phục Tòa thánh về những nghi lễ thờ cúng tổ tiên sẽ bị phạt vạ tuyệt thông. Vạ này chỉ có Giáo hoàng mới được tha, trừ trường hợp nguy kịch đến tính mệnh.

Tình trạnh này kéo dài cho đến ngày 8/12/1939, khi Thánh bộ truyền ra huấn thị Plane compertum est thì việc thờ cúng tổ tiên được nới lỏng chút ít. Tiếp đó, giáo hoàng Pie XII ban hành sắc lệnh Summi Portificantus công nhận những nghi lễ thờ cúng tổ tiên không phải những nghi lễ tôn giáo mà chỉ là biểu thị lòng sùng bái chính đáng đối với những bậc tài đức trong nước cũng như lòng hiếu thảo đối với người quá cố.

Vấn đề thờ cúng tổ tiên được tái khẳng định trong Công đồng Vatican II. Công đồng Vatican II nhấn mạnh đến sự hiệp thông với người quá cố như sau: “Tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và lãnh nhận thánh thần, đều họp thành một Giáo hội duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài” (15, Ep 4, 16). Bởi vậy, sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Nhận biết đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn nhiệm thể Chúa Giêsu Kitô ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ dâng lời cầu cho người đã chết,

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

vì “Cầu cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành Thánh” [9, 204].

Ngày 14/6/1965, khi “Thông cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc tôn kính tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sỹ” chính thức ra đời, những tín đồ Công giáo Việt Nam phấn khởi vô cùng khi họ được thực hiện lại những gì trước đây không được thực hiện. Họ cảm nhận sâu sắc hơn chữ hiếu của người Việt Nam, thấy rõ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bản địa là một nét đẹp văn hóa, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Như vậy, sai lầm trong việc cấm không cho tín đồ thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của Giáo hội Công giáo xuất phát từ sự hiểu biết chưa đúng đắn về tín ngưỡng bản địa và mục đích bài trừ mê tín. Kết quả là sau nhiều thế kỷ quen sống với việc không cử hành nghi thức thờ cúng tổ tiên, người Công giáo Việt Nam đã dường như lãng quên nó. Cho nên dù huấn thị của Tòa thánh đã được ban hành, việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo tuy có sự biến đổi, song sự biến đổi này diến ra không lớn lao gì.

Trước những diễn biến của tình hình Công giáo Việt Nam sau Công đồng Vatican II, trong ý thức cũng như trong nghi thức thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo Lai Tê cũng có sự biến đổi. Những biến đổi này không lớn để dễ dàng nhận ra, cũng không phải diễn ra một chốc một lát, mà trải qua thời gian lâu dài. Nhưng xét cho cùng, việc thờ cúng tổ tiên chẳng qua là sự quay trở lại với cái vốn đã có, đã xảy ra trước đó nên không mấy lạc lõng, có chăng chỉ là sự bỡ ngỡ trong việc thích ứng giữa nền văn hóa dân tộc với những nghi thức, nghi lễ Công giáo. Nhưng bản chất của người Công giáo Việt Nam nói chung và người Công giáo Lai Tê nói riêng là bao dung, dễ chấp nhận, nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bản địa nay đã biến đổi trở thành những nghi thức thờ kính tổ tiên rất đáng trân trọng, mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc ở họ đạo Lai Tê. Tuy nhiên, bản chất của

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Ngữ Văn

việc thờ kính tổ tiên của người công giáo Lai Tê vẫn xuất phát từ niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, xuất phát từ những cơ sở cụ thể.

Một phần của tài liệu Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo họ đạo lai tê (lương tài, bắc ninh) (Trang 26)